您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Hà Nội FC thay 'Sếp lớn' trước trận gặp Sanna Khánh Hòa
NEWS2025-02-22 03:18:17【Thời sự】3人已围观
简介àNộiFCthaySếplớntrướctrậngặpSannaKhánhHòreal vs Lộc Sơn - 13/07/2019 06:2real vsreal vs、、
很赞哦!(8835)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Stade Tunisien vs Etoile du Sahel, 20h00 ngày 19/2: Khách ‘ghi điểm’
- Thấy cô gái Việt hỏi mua rau, cụ ông người Nhật làm chuyện không ngờ
- Xăng có phải là hàng xa xỉ?
- Cất bằng cử nhân, lao động trẻ chọn làm việc chân tay "kiếm nhiều tiền hơn"
- Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Muangthong United, 19h00 ngày 20/2: Ngược dòng?
- 5 trường hợp có quyền "đòi lại" đất đã bán bằng giấy viết tay
- Cách tự tay biến căn nhà thành khu nghỉ dưỡng dành riêng cho bạn
- Dự án khu dân cư "ngâm" 300 sổ đỏ của dân có nhiều sai phạm
- Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
- Các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất dịp cuối năm
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
Anh Hà Văn Hải mua thân cỏ về nhân giống để bán (Ảnh: Quang Dũng).
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, anh Hải xin làm việc ở TPHCM nhưng lương thấp, không đủ sống nên quyết định về quê khởi nghiệp. Nhờ có 2ha đất đồi của bố mẹ, anh Hải về quê nuôi dê.
Ban đầu, anh nuôi 50 con dê thịt. Sau lứa nuôi đầu tiên thành công, anh Hải quyết định vay thêm vốn ngân hàng để tăng đàn lên gấp đôi. Sau khi nhập 100 con giống về nuôi, dê bị bệnh nhiều, gầy gò, chết yểu. Anh Hải phải bán tháo, lâm cảnh nợ nần.
"Khi đi học đại học, tôi làm thêm đủ thứ vẫn không đủ sống. Ra trường tưởng cuộc sống tốt hơn nhưng lại thất bại ngay lúc đầu khởi nghiệp, chán nản lắm", anh Hải tâm sự.
Sau cú sốc, anh Hải quyết định ra Bắc Ninh làm công nhân để có tiền trả lãi ngân hàng và tiếp tục ước mơ khởi nghiệp. Nhiều đêm, anh Hải trằn trọc về nguyên nhân thất bại nên đã mua thêm tài liệu, sách vở để nghiên cứu.
Qua tìm hiểu, anh Hải phát hiện cỏ tại một trang trại trên địa bàn là loại cỏ được trồng bằng hạt giống lấy từ Isreal, khác biệt với cỏ bản địa là không có lông.
Anh Hải nghi ngờ nguyên nhân dê bị bệnh và chết là do giống cỏ bản địa không phù hợp để chăn nuôi dê.
Năm 2016, sau thời gian nghiên cứu, học cách trồng cỏ, anh Hải quyết định ra Thái Nguyên học hỏi và mua giống cỏ sữa NLT-01 về trồng.
Cách trồng đơn giản, chỉ cần cắm thân xuống đất và tưới nước cho cỏ nảy mầm. Nhờ chất đất, khí hậu phù hợp nên cỏ sữa phát triển nhanh. Từ đó, anh Hải tự nhân giống và nghiên cứu cách phòng bệnh cho cỏ. Chỉ sau 2 năm, 2ha đất đồi của gia đình anh Hải đã trở thành một đồi cỏ mênh mông.
Anh Hải hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ (Ảnh: Quang Dũng).
Sau khi trồng cỏ sữa thành công, anh Hải bắt đầu bán nhưng ít người mua. Anh quyết định đi học thêm lớp truyền thông và quản trị để bán hàng.
Trong thời gian học ở Bắc Ninh, anh Hải lập nhóm bán hàng trên Facebook, Zalo, TikTok và Youtube. Khoảng 1 năm, các kênh bán hàng của anh được nhiều người theo dõi.
"Tôi cũng tìm đủ cách để quảng cáo, bán hàng. Ban đầu tôi bán theo cân thì ít người đặt mua. Sau đó tôi thử bán theo hom (từng khúc thân cỏ), mỗi khúc 1.000 đồng, nhiều người đặt mua hơn. Từ đó, tôi bán theo hom và ngày càng đông khách hàng, giờ bán khắp cả nước rồi", anh Hải chia sẻ.
Giải nhất nông dân ứng dụng khoa học
Sau khi trồng và bán thành công loại cỏ sữa NLT-01, anh Hải bắt đầu mở rộng nghiên cứu các giống cỏ khác để phù hợp đất, khí hậu của từng địa phương. Đến nay, cơ sở của anh Hải đã có hơn 20 giống cỏ, trong đó có 5 giống được nhập khẩu hạt từ Thái Lan.
Các giống cỏ của anh Hải được bán qua mạng, vận chuyển bằng đường bưu điện, có hướng dẫn kỹ thuật trồng. Giá bán rẻ, giống tốt, dễ trồng nên hiện nay, các giống cỏ của anh Hải khá được ưa chuộng.
Cơ sở của anh Hải giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương 5-7 triệu đồng/tháng/người; giải quyết việc làm cho hàng trăm người là cộng tác viên bán hàng và người dân trồng cỏ trong xã.
Anh Hải kiểm tra sâu bệnh trên đồi cỏ của gia đình (Ảnh: Quang Dũng).
Khởi nghiệp lần thứ 2 thành công, có vốn, anh Hải bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực sơn nhà. Hiện tại, anh cùng vài người bạn nhận thầu sơn nhà và làm đại lý cho một hãng sơn.
Chưa dừng lại ở đó, anh Hải còn thuê thêm đất, xây dựng một trung tâm chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động.
Đến nay, vợ chồng anh Hải có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình anh vừa xây xong ngôi nhà mới hơn 2 tỷ đồng và có trong tay một số vốn lớn để tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ông Trương Công Thuyên, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, chia sẻ: "Anh Hải khởi nghiệp rất thành công. Mới đây, anh giành được giải nhất nông dân ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Hiện cả xã có gần 10ha đất trồng cỏ theo mô hình và kỹ thuật của anh Hải, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Các công tác xã hội khác, anh cũng rất năng nổ, nhất là ủng hộ người nghèo ăn Tết và xóa nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo…".
">Bị cả làng cười vì trồng cỏ, chàng trai chờ 3 năm để đáp trả "cực gắt"
Gợi ý căn hộ thiết kế theo phong cách Nhật Bản (Ảnh minh họa: TT).
Kamachi là không gian đa năng và được thiết kế cao hơn bậc sàn 20-35cm. Phía dưới là không gian lưu trữ giúp ngôi nhà luôn trong trạng thái gọn gàng, sạch sẽ. Khu vực này được sử dụng khá nhiều, là nơi để tiếp khách, xem tivi, uống trà. Nếu bỏ bàn trà ra khỏi bậc, đây có thể trở thành khu vực vui chơi cho trẻ em.
Kiến trúc sư Quốc Việt cho biết đặc điểm trong phong cách thiết kế nội thất kiểu Nhật là sự tinh khiết, cần thiết và khoảng trống giữa mọi vật.
Tư tưởng của người Nhật được thể hiện trong cách bố trí khi cố ý thiết kế để tạo ra những khoảng không gian trống. Không gian này tạo sự kích thích, khám phá và được lấp đầy bằng những trải nghiệm trong nó.
Người Nhật không thiên về các kỹ năng trang trí bề mặt, mà thiên về tính hiệu quả thiết kế. Vật liệu mà họ sử dụng khá đa dạng, chủ yếu là các vật liệu tự nhiên - bản địa, đề cao tính thô mộc và chất cảm của chúng.
Nếu gia đình hay có khách ghé chơi, có thể bố trí thêm phòng ngủ phía sau không gian Kamachi. Ngoài ra, đây có thể sử dụng làm phòng đọc sách.
Trong không gian sinh hoạt chung, khu vực bếp sẽ có tông màu chủ đạo giống tông của cả ngôi nhà.
Khu vực bếp có tông màu chủ đạo trùng với cả ngôi nhà (Ảnh minh họa: TT).
Không gian đa năng Kamachi cũng được áp dụng trong phòng ngủ. Hệ Kamachi sẽ giúp phòng ngủ trở nên gọn gàng hơn.
Điểm cộng lớn nhất của phong cách thiết kế Nhật Bản là tận dụng tối đa không gian trống để đáp ứng công năng, nhu cầu sử dụng của toàn bộ thành viên trong gia đình.
Với những căn hộ có diện tích từ 60m2 đến 120m2, chi phí thiết kế, thi công căn hộ dao động từ 250 triệu đồng đến 550 triệu đồng. Đây được coi là mức chi phí phù hợp với người trẻ.
Khu vực Kamachi ở phòng khách (Ảnh minh họa: TT).
Phong cách thiết kế kiểu Nhật Bản là phong cách chú trọng đến không gian trống và sự tối giản. Số lượng đồ đạc được hạn chế đến mức tối thiểu, nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt sống đời thường.
Ưu điểm của phong cách thiết kế kiểu Nhật là kích thước nhỏ gọn, không có nhiều chi tiết họa tiết hoa văn cầu kỳ, nên dễ lau chùi, vệ sinh.
Nhược điểm của phong cách thiết kế kiểu Nhật nằm ở gu thẩm mỹ của người sử dụng. Với người Việt, phong cách này chưa thực sự phổ biến bởi có nhiều nét của văn hóa Nhật. Bên cạnh đó, phong cách Nhật hướng đến không gian sử dụng chung nên hạn chế khu vực riêng tư cho gia chủ.
">Gợi ý phong cách thiết kế phù hợp với nhà có diện tích nhỏ
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).
Trân trọng người lao động Việt
Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: "Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua".
Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.
Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).
Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.
"Đặt hàng" nhân lực
Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam - Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội, lao động - việc làm…
Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.
Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.
Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.
Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức - một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.
Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.
Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.
"Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
">Nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực
Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/2: Khách thất thế
Ông Trump gặp gỡ ông Zelensky tại New York, Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters).
"Các nghị sĩ thân Ukraine ở cả hai đảng đang gấp rút thông qua các điều khoản quan trọng liên quan đến việc Mỹ hỗ trợ Kiev thành luật vào tháng 1/2025, trước khi ông Trump nhậm chức, nhằm bảo vệ nguồn viện trợ đang gặp rủi ro này", The Hillnêu rõ.
Và nếu luật được thông qua, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine sau khi lên nắm quyền.
Đối với ông Trump, đây có thể trở thành một trong những đòn bẩy gây áp lực lên Tổng thống Volodymyr Zelensky nhằm buộc nhà lãnh đạo Ukraine phải đàm phán với Moscow để chấm dứt xung đột, điều mà ông Trump đã nhiều lần tuyên bố trong chiến dịch tranh cử.
Một số thành viên của Quốc hội cũng muốn biến các điều khoản của dự luật thành các sửa đổi đối với Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia, một quan chức Hạ viện cho biết. Tuy nhiên, các nghị sĩ vẫn chia rẽ về hình thức những sửa đổi đó sẽ như thế nào dù chỉ còn 3 tuần làm việc nữa trước khi nghỉ lễ Giáng sinh.
Vì vậy, việc thông qua các sửa đổi, ngay cả khi đủ điều kiện, rất có thể sẽ diễn ra sau lễ nhậm chức của ông Trump. Trong trường hợp đó, ông Trump, người ở thời điểm đó đã chính thức trở thành Tổng thống Mỹ và nổi tiếng là không cho phép bất kỳ áp lực hay cưỡng ép nào tác động, có thể phủ quyết.
Việc để dự luật này được thông qua tại Quốc hội trong bối cảnh đảng Cộng hòa nắm thế đa số ở cả hai viện, sẽ gần như không thể.
">Quốc hội Mỹ muốn sửa luật ủng hộ Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức?
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, các thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng thiếu những mảng xanh của thiên nhiên. Việc mất không gian xanh, khí thải gia tăng, nhiệt độ tăng cao, ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống tại các đô thị.
Dự án văn phòng này được thiết kế bởi kiến trúc sư Phạm Hữu Sơn, triển khai tại tỉnh Khánh Hòa, hướng tới mục tiêu xanh hóa trong kiến trúc đô thị tại Việt Nam.
Chủ đầu tư dự án đưa ra yêu cầu quy hoạch văn phòng thành 2 khu vực.
Một là khu vực làm việc linh hoạt cho nhân viên và nơi tiếp khách. Hai là khu vực nhà mẫu cho khách hàng trải nghiệm với đầy đủ tiện nghi từ phòng ngủ, bếp cho đến phòng tắm.
Ngăn cách giữa 2 khu vực là một cây xoài lớn. Cây xoài này có sẵn trên khu đất và yêu cầu được bảo tồn nguyên hiện trạng.
Các kiến trúc sư bố trí một bể chứa nước ngầm để dự trữ nước mưa chảy từ mái nhà xuống. Hệ thống gom nước mưa cũng được nối với bể cá ở sân trước.
Nước từ bể cá được lọc và bơm tự động cấp nước cho các chậu cây xanh trên mái nhà, khu vườn xung quanh. Vòng tuần hoàn giúp bảo tồn tài nguyên nước.
Điểm nhấn của dự án này là cây xanh được bố trí khắp không gian. Đặc biệt mái nhà được phủ xanh tạo bầu không khí mát mẻ cho không gian phía dưới.
Với ưu tiên xanh hóa, đội ngũ kiến trúc sư bố trí nhiều khe thông gió và cửa kính lớn giúp tản nhiệt cho căn nhà, không cần sử dụng điều hòa kể cả trong những ngày nắng nóng.
Bằng việc dùng kính lợp xen kẽ trên mái, khu vực phía dưới không cần sử dụng điện chiếu sáng vào ban ngày.
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt phía trên mái của nhà mẫu, cung cấp năng lượng sạch cho toàn bộ văn phòng, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng.
Vật liệu sử dụng trong dự án là gạch không nung vốn thân thiện với môi trường.
Ảnh: ArchDaily
">Văn phòng công ty mọc giữa rừng cây, thân thiện môi trường tại Khánh Hòa
Tướng Valery Zaluzhny, cựu Tổng tư lệnh quân đội Ukraine (Ảnh: Getty).
Hôm 21/11, ông Valery Zaluzhny, Đại sứ Ukraine tại Anh và cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tin rằng với "sự tham gia trực tiếp của các đồng minh của Nga" vào cuộc chiến ở Ukraine, có thể coi như Thế chiến III đã bắt đầu.
"Tôi tin rằng, trong năm 2024, chúng ta hoàn toàn có thể xem là Thế chiến III đã nổ ra. Lý do là vào năm 2024, Ukraine không còn chỉ đối mặt với Nga, mà còn là binh sĩ từ Triều Tiên. Hãy thực tế", ông nhận định.
Ông Zaluzhny nhấn mạnh, hầu hết các sĩ quan quân đội đều đồng ý rằng tất cả những yếu tố này cho thấy một cuộc chiến tranh thế giới đã bắt đầu và toàn cầu nên chuẩn bị cho nó.
Sau đó ít ngày, hôm 24/11, trong cuộc phỏng vấn với Ukrainska Pravda, ông Zaluzhny tin rằng các nước châu Âu chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lâu dài với Nga.
Ông nói: "Nếu chúng ta nói về các hành động quân sự ngắn hạn, thì rất có thể các nước châu Âu đã sẵn sàng. Nhưng bản chất của câu hỏi là liệu họ có sẵn sàng cho một cuộc chiến "tiêu hao" hay không. Chúng ta hãy cùng đếm. Hãy xem, vào tháng 10, tôi nghĩ Ukraine đã bị 1.643 UAV và khoảng 200 tên lửa Nga tập kích vào các cơ sở năng lượng. Và xu hướng sẽ chỉ tăng lên. Riêng trong tháng này, nếu chúng ta tính số lượng UAV và tên lửa nã xuống các cơ sở dân sự, thì con số đó đã lên tới 3.000. Và tháng này vẫn chưa kết thúc".
"Vì vậy, số lượng mục tiêu trên không đang tăng lên và số lượng phương tiện chiến đấu bị hạn chế và quá đắt đỏ. Ngay cả theo chỉ số này, tôi tin rằng cả Anh và các nước châu Âu đều sẽ không sẵn sàng (cho các hành động quân sự có thể xảy ra chống lại Nga). Mặc dù có đủ số lượng máy bay F-16, có khả năng phòng không, nhưng trong vòng 2-3 tháng, hệ thống phòng không có thể bị cạn kiệt hoàn toàn. Khó có thể nói liệu họ có đang nghiên cứu các biện pháp và phương tiện thay thế để học cách chống lại các mục tiêu trên không hay không. Nhiều khả năng là không", ông nhấn mạnh.
Cựu Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine cũng lưu ý rằng "vào tháng 10 và tháng 9, tiền tuyến đã bị ném khoảng 4.500 quả bom dẫn đường". Ông nhấn mạnh rằng bom KAB có trọng lượng 500kg, để so sánh - trọng lượng đầu đạn của tên lửa Iskander là 480kg.
"Liệu một quốc gia châu Âu hay thậm chí là Anh ngày nay có ít nhất 5.000 tên lửa để hệ thống Patriot bắn hạ bom dẫn đường không? Tôi phần nào nghi ngờ điều đó. Bởi vì chúng rất đắt và do đó, không thể có nhiều, vì việc sản xuất chúng là vấn đề. Do đó, xét về thành phần quân sự này, chúng ta có thể nói rằng họ rõ ràng chưa sẵn sàng", Đại sứ Ukraine tại Anh tin tưởng.
Ông Zaluzhny nói thêm rằng, ngoài các hành động quân sự, người Nga còn sử dụng thông tin và các hoạt động tâm lý trong chiến lược "hủy diệt" của họ.
"Châu Âu đang trong một môi trường ấm áp và không muốn rời khỏi đó ngay bây giờ. Do đó, theo ý kiến cá nhân của tôi, nếu họ sẵn sàng cho một cuộc chiến như vậy trong điều kiện "hủy diệt", thì có lẽ, với những hạn chế rất lớn", ông nói.
">Quan chức Ukraine: Châu Âu chưa sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài với Nga