您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Namibia vs Cameroon, 20h00 ngày 13/11: Kết quả dễ đoán
NEWS2025-04-27 03:46:01【Kinh doanh】9人已围观
简介 Hư Vân - 13/11/2024 04:35 Nhận định bóng đá g kim tankim tan、、
很赞哦!(91)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4: Nỗ lực vươn lên
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
- Tuyệt đỉnh song ca nhí tập 7: Ngô Kiến Huy, Khả Như rơi nước mắt vì học trò
- Nỗi đau của con gái phải ôm bí mật động trời của mẹ
- Nhận định, soi kèo PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4: Cơ hội của đội khách
- Đột nhập lớp học múa cột ở Hà Nội
- Sách hay 2013
- Sau Tết, mẹ Việt đua nhau khoe tiền lì xì của con
- Nhận định, soi kèo Groningen vs Heracles, 01h00 ngày 24/4: Chia điểm
- Ngoại tình để trả đũa chồng, 1/2 số phụ nữ không hề giấu giếm việc này
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Zorya Luhansk vs Livyi Bereh Kyiv, 22h00 ngày 25/4: Chủ nhà sa sút
NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội NSSK Việt Nam trao kỷ niệm chương cho NSƯT Đặng Ngọc Anh và Phùng Văn Thanh. NNƯT Đặng Ngọc Anh với giá hầu ông Bảy:
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, Trưởng BTC lễ hội nhấn mạnh nghi lễ khai hội Đền Bảo Hà được tổ chức với mong muốn một mùa lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp. “Theo truyền thống, vào tháng 7 âm lịch hằng năm, nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trang trọng tổ chức lễ hội đền Bảo Hà với mong cầu được Đức Thánh Quan Hoàng Bảy độ cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh”, ông Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.Tại lễ khai hội, NNƯT Đặng Ngọc Anh đã thực hành các giá hầu mang nghi thức truyền thống của di sản Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Văn hoá phi vật thể của nhân loại.
NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết, năm nay lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức sau hai năm dịch khó khăn, mọi thứ đóng băng và có nhiều mất mát khiến cho đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt có nhiều sự xáo trộn. “Năm 2022 lễ hội truyền thống được tổ chức trở lại, đền Bảo Hà đã có những đổi thay, lớn nhất là đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng của di tích. Lễ hội truyền thống năm nay cũng được tổ chức rất long trọng, với các nghi lễ được chuẩn bị chu đáo...”, NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết.
Được biết đến là một thanh đồng có nhiều đóng góp cho việc trùng tu tôn tạo tại đền Bảo Hà nói riêng và tại nhiều điểm di tích có thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu trong cả nước nói chung, NNƯT Đặng Ngọc Anh cũng đồng thời là người có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn và thực hành tín ngưỡng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO.
“Các nghệ nhân, thanh đồng hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu luôn nhận thức rõ ràng về những chuẩn mực trong thực hành di sản, nhằm tôn vinh công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc. Với tấm lòng và nhận thức đó, trong những năm qua, cá nhân tôi đã mang tấm lòng “hưng công đạo pháp”, không chỉ hướng về đền Hoàng Bảy, đền Đông Cuông mà còn rất nhiều ngôi đền trên khắp đất nước Việt Nam...”., NNƯT Đặng Ngọc Anh nói.
Cũng là một người luôn trăn trở với việc đẩy lùi những biến tướng, không đúng chuẩn mực trong thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, NNƯT Đặng Ngọc Anh bày tỏ, lề lối hầu đồng hiện tại có những sự khác biệt so với ngày xưa, với nhiều biểu hiện biến tướng, lệch lạc. “Hầu đồng phải đúng lề lối, thông qua thực hành tín ngưỡng để khơi dậy và bảo tồn, truyền lại những giá trị truyền thống cho con cháu mai sau. Bởi vậy, trong thực tế thực hành tín ngưỡng, bản thân tôi cùng các thanh đồng trong cả nước luôn ý thức gìn giữ chuẩn mực, từ trang phục, câu chữ đều phải được đảm bảo tính đúng đắn, trang nghiêm, đẩy lùi những sai lệch”, NNƯT Đặng Ngọc Anh cho biết.
Với việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại lễ khai hội Đền Bảo Hà này, NNƯT Đặng Ngọc Anh mong muốn rằng các đệ tự bốn phương của mình thấy được việc thực hành như thế nào là chuẩn mực từ đó noi theo.
"Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Tín ngưỡng thờ Mẫu thường được biết đến nhiều với những hình ảnh hầu đồng. Thực chất, hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, một loại hình âm nhạc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu dặt dìu cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm... từ đó đưa con người (thanh đồng) vào trạng thái thăng hoa. Hầu đồng có tất cả 36 vở diễn xướng, tục gọi là 36 giá đồng, mỗi giá nói về huyền tích của một vị thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền.
Trải qua thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu, mà tiêu biểu là nghi lễ hầu đồng đang dần bị đổi thay, bị thương mại hóa. Nhu cầu hầu đồng của người dân ngày một tăng, dẫn đến hiện tượng quá tải trong việc tổ chức hầu đồng ở các đền phủ, đặc biệt là các đền phủ lớn. Số tiền mà thanh đồng bỏ ra có thể lên đến hàng chục triệu, thậm chí là cả trăm triệu đồng. Nhiều gia đình và cá nhân cũng lập điện thờ ngay trong nhà để hoạt động tín ngưỡng hầu đồng. Tuy nhiên, không phải ai thực hành nghi lễ này cũng đúng mà nó đang bị biến tướng. Với trách nhiệm của một thanh đồng - Phó Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa Việt Nam tôi cần phải thực hành nghi lễ này nhiều hơn nữa để thế hệ thanh đồng sau biết rõ lề lối nghi lê hầu đầu mà noi theo", NNƯT Đặng Ngọc Anh.
Sau khi xem xong phần nghi lễ hầu đầu của NNƯT Đặng Ngọc Anh, TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Trưởng Phòng Di sản Văn hóa phi vật thể, Cục Di sản (Bộ VHTTDL) phát biểu: “Với cách thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã cho thấy di sản được ứng xử chuẩn mực, đúng đắn, góp phần giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống của di sản. Mong rằng các nghệ nhân thực hành tín ngưỡng tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn, hướng dẫn thực hành tín ngưỡng một cách chính xác, chuẩn mực, tôn vinh niềm tự hào, giữ gìn bản sắc của di sản. Cộng đồng thực hành sẽ oi gương các nghệ nhân để cùng các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ di sản”.Lễ hội đền Bảo Hà 2022 là sự kiện văn hoá quan trọng nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc; giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch, thu hút khách đến Bảo Yên góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của huyện trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Di tích đền Bảo Hà được xây dựng bên chân Đồi Cấm phía tả ngạn Sông Hồng, phong cảnh hữu tình kết hợp với kiến trúc tuyền thống, là nơi thờ Thần vệ quốc Hoàng Bảy có công đánh đuổi giặc phương Bắc bảo vệ biên cương bờ cõi, khẩn điền khai mỏ, chăm lo đời sống, bình an cho dân lành. Đền Bảo Hà được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1997; Lễ hội đền Bảo Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Khu văn hóa tâm linh đền Bảo Hà đã và đang được đầu tư, tôn tạo và trở thành một trung tâm du lịch tâm linh, thu hút nhân dân các dân tộc trong vùng và du khách thập phương đến chiêm bái. ">
Chương trình Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 gồm chuỗi các hoạt động như: Lễ rước kiệu; khai mạc lễ hội; lễ dâng hương; Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022; Hội diễn văn nghệ quần chúng; Hội chợ thương mại, Lễ hội quế; Hội thảo kết nối phát triển du lịch tâm linh các di tích trên địa bàn huyện Bảo Yên; Lễ cầu an, thả đèn hoa đăng; Hội thi “mâm lễ dâng Ông”; Lễ cúng khao quân; khánh thành mộ ông Hoàng Bảy; thi đấu thể thao; các trò chơi dân gian…NNƯT Đặng Ngọc Anh thực hành nghi thức hầu đồng khai hội đền Bảo Hà 2022
Đến nay, NSƯT Thành Lộc luôn hãnh diện khi được lớn lên trong môi trường kịch nói miền Nam phát triển mạnh mẽ, phong phú với nhiều đoàn kịch lớn nhỏ, đặc biệt là hai đoàn kịch lớn nhất một thuở gồm đoàn kịch nói Kim Cương và đoàn kịch nói Bông Hồng của Thẩm Thúy Hằng.
"Không phải kịch sĩ nào cũng tỏa sáng lấn át cả diễn viên điện ảnh như chị Thẩm Thúy Hằng. Những người từng tiếp xúc Thẩm Thúy Hằng, không ai là không thích chị bởi chị hiền lành, dễ thương, nếu không muốn nói là quá đơn giản. Một người lộng lẫy đến chói lóa tưởng chừng rất kiêu kỳ, thực chất lại vô cùng lành và hồn hậu. Tôi luôn muốn truyền lại tinh thần, lối sống ấy đến thế hệ nghệ sĩ sau này", Thành Lộc nói.
Kỷ niệm Thành Lộc nhớ mãi là lần đang trong hậu trường Sân khấu kịch 5B chờ ra diễn thì thì Thẩm Thúy Hằng gọi đến. Hóa ra, bà xin số anh từ diễn viên Chánh Tín.
"Lúc ấy, tôi có tiếng rồi nhưng trần đời ai mà dám nghĩ được Thẩm Thúy Hằng gọi điện rủ đi diễn, lại ngồi sẵn trên xe chờ đưa đón chứ? Chỉ tiếc lúc ấy tôi đang kẹt một vở kịch dài, lại đóng vai chính. Nếu chỉ vào vai nhỏ, có khi tôi đã trốn đi diễn với chị Hằng", NSƯT cho hay.
Thành Lộc hóm hỉnh nói, Thẩm Thúy Hằng là nghệ sĩ duy nhất khiến anh "thấy sang bắt quàng làm họ". Anh cười lớn: "Chị Hằng đóng rất nhiều phim nhưng không biết có tôi đóng chung không ít trong số đó. Lúc ấy tôi còn nhỏ, chuyên được mời các vai thiếu nhi. Gặp ai, tôi cũng khoe được đóng chung với đại minh tinh Thẩm Thúy Hằng".
Mộng Tuyền: 7 - 8 năm nay, tôi chỉ được nghe giọng Thẩm Thúy Hằng
Nghệ sĩ Mộng Tuyền - một trong bộ 5 "Kỳ nữ" cùng với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kim Cương và Kiều Chinh - đến chào đàn chị lần cuối. Bà biết Thẩm Thúy Hằng từ năm 1961, đến năm 1963 mới trở nên thân tình.
Cụ thể, năm ấy, Mộng Tuyền đoạt huy chương vàng giải thưởng Thanh Tâm, được Thẩm Thúy Hằng tìm đến chúc mừng trong hậu trường. Hai người làm quen, trò chuyện vui vẻ rồi cho nhau địa chỉ nhà.
Càng quen thân, Mộng Tuyền càng mê, dành tình cảm đặc biệt cho Thẩm Thúy Hằng. Với bà, Thẩm Thúy Hằng như một người chị dễ thương, tốt bụng. Hai người thường hẹn hò đi ăn, đi uống khi có thời gian rảnh.
Mộng Tuyền khóc, ôm lấy linh cữu Thẩm Thúy Hằng. "Khán giả thường nghĩ các ngôi sao "bằng mặt không bằng lòng" nhưng hai chị em tôi chưa bao giờ cãi nhau, giận hờn. Chị Thẩm Thúy Hằng hội tụ tài sắc lẫn đức độ. Trong đó, tôi ngưỡng mộ nhất đạo đức và nhân cách của chị. Thời chị làm trưởng đoàn kịch, ít ai nhìn thấy sự nhân ái của chị. Dù khó khăn, chị vẫn dang tay đón rất nhiều người vào đoàn kịch, giúp đỡ họ", nghệ sĩ nói.
Những năm sau này, hai người luôn giữ liên lạc, hễ Mộng Tuyền về nước là gọi điện thoại, hẹn hò Thẩm Thúy Hằng. Đến khoảng năm 2015, Mộng Tuyền chỉ có thể gọi điện thoại cho Thẩm Thúy Hằng, không gặp được bà nữa. Minh tinh nói: "Em cứ nghĩ rằng em gọi cho chị đã là chị em gặp nhau rồi, đâu cần gặp mặt chi nữa", Mộng Tuyền đành nghe theo.
Mỗi lần gọi cho Thẩm Thúy Hằng, bà thường nghe kỹ giọng nói đàn chị để đoán biết tình hình. Minh tinh phải xác nhận mình khỏe, sống vui, bà mới yên lòng. Vì thế, sự ra đi đột ngột của Thẩm Thúy Hằng khiến Mộng Tuyền hụt hẫng nhiều.
Trịnh Kim Chi: Cô Thẩm Thúy Hằng mãi mãi là mỹ nhân
Tại lễ viếng Thẩm Thúy Hằng, NSƯT Trịnh Kim Chi là thành viên ban tang lễ (với tư cách Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM), cũng đồng thời là một hậu bối rất ái mộ minh tinh.
Năm 20 tuổi khi còn là sinh viên trường sân khấu, Trịnh Kim Chi từng có dịp xem trọn vẹn minh tinh Thẩm Thúy Hằng diễn trong vở kịch Lôi vũ.
"Nếu như với những diễn viên khác, tôi cùng lắm đồng cảm với vai diễn của họ. Song với cô Hằng, đến tận bây giờ, vẻ đẹp và diễn xuất của cô vẫn in đậm, rõ nét trong tâm trí của tôi.
Đó là vẻ đẹp sang cả, đài các lấn lướt người khác, một thân hình gọn gàng, gợi cảmdù tuổi đã ngoài 50. Cô diễn xuất vô cùng nhẹ nhàng, thanh tao, không ai có thể rời mắt", NSƯT nói.
Giọng Trịnh Kim Chi chùng xuống khi nhắc đến chuyện người đời bàn tán không hay về ngoại hình của minh tinh Thẩm Thúy Hằng quãng cuối đời.
Là nghệ sĩ cũng là phụ nữ, chị cho hay: "Tôi chưa bao giờ quan tâm những lời nói không hay đó. Cô Hằng đẹp vì tài năng, con người, bình phẩm về ngoại hình là rất sai với cô. Với tôi, cô Thẩm Thúy Hằng mãi mãi là người đẹp, hình ảnh của Phồn Y năm đó vẫn nguyên vẹn như vậy".
Con trai tiết lộ ngày cuối đời và lý do Thẩm Thuý Hằng không định cư nước ngoài
"Có lẽ nhờ ăn chay trường, mẹ tôi sức khỏe tốt, không đau bệnh gì kể cả bệnh tuổi già. Bà ra đi do lớn tuổi", con trai minh tinh Thẩm Thúy Hằng chia sẻ với VietNamNet.">Một Thẩm Thúy Hằng ít người biết trong Mộng Tuyền, Thành Lộc, Trịnh Kim Chi
Mẹo hay để giảm bớt bụi bẩn trong nhà
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Hebar Pazardzhik, 21h30 ngày 25/4: Bảo vệ ngôi đầu
NSƯT Xuân Bắc chia sẻ, khi nhận lời mời nhân dịp từ Ban tổ chức chương trình Tinh hoa áo dài Việt nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, anh đã có một quyết định táo bạo, đó là lần đầu tiên đưa áo dài vào sân khấu kịch nói, cùng các nghệ sĩ và các nhà thiết kế tạo nên vở kịch Giấc mơ đầy cảm động.
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam trên sân khấu kịch. Câu chuyện kịch kể về một cô bé khuyết tật đầy thiệt thòi, con gái của một người mẹ khó khăn vẫn không ngừng yêu thương bản thân và những người xung quanh – bởi vì cô bé có ước mơ, một ước mơ thật giản dị nhưng cũng thật đẹp đẽ đó là được tự tin đứng trước mọi người - với hình ảnh mặc áo dài làm vedete.
Cuối vở kịch, những xung đột giữa mẹ con người lao công và những người mẫu đang “phấn đấu” trở thành vedette cuối cùng đã kết thúc hoàn hảo với tính nhân văn sâu sắc. NTK đã tự mình tạo nên một thiết kế áo dài đặc biệt nhất, có một không hai cho cô gái nhỏ. Và áo dài trở nên dịu dàng, thân thương hơn bao giờ hết khi không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của những “người đẹp” có ngoại hình, mà còn đẹp hơn với bất kỳ ai có trái tim ấm áp, biết yêu thương và cho đi.
Không còn là một NTK đứng sau những bộ dài lộng lẫy, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam đã trở thành nhân vật chính trong một câu chuyện cảm động về vẻ đẹp áo dài Việt. Cùng với biên kịch, các diễn viên, nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Việt Nam cũng như NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam và các NTK là học trò của anh, Tổng đạo diễn Xuân Bắc đã thực sự tạo nên một câu chuyện khác biệt, đầy tính nghệ thuật và nhân văn.
Các người mẫu trình diễn trong chương trình thời trang Tinh hoa áo dài Việt. "Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực thiết kế thời trang, vô số những BST áo dài xuất sắc được vinh danh trên các sàn diễn thế giới, tôi nghĩ không ai có thể thể hiện tốt hơn tân lý, tình cảm và góc nhìn của NTK như Đỗ Trịnh Hoài Nam", NSƯT Xuân Bắc chia sẻ.
">Đỗ Trịnh Hoài Nam diễn kịch về áo dài
"Chém" đĩa thịt gà 1,2kg giá 600 nghìn; 1,5 triệu đồng cho 1 kg tôm sú; 200 nghìn đồng cho một bát phở bình dân, 300 nghìn đồng cho một bát phở gà ... các nhà hàng này đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc.
Đĩa thịt gà giá 600 nghìn ở Sầm Sơn
Ngày 29-6/2015, một thành viên có tên Facbook là Thai Nguyen đã chia sẻ việc phải trả 600.000 đồng cho 1 con gà luộc khi đi ăn nhà hàng tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Anh Thai Nguyen viết: “Sau nhiều ngày ăn hải sản ngao ngán, cả đoàn chọn 1 nhà hàng cách xa bãi biển để ăn những món dân dã. Ăn xong gọi thanh toán thì thấy trên hóa đơn có nhiều món ăn với giá cắt cổ như 1 con gà luộc giá 600.000 đồng, 1 đĩa bò xào lèo tèo vài miếng giá 250.000 đồng, thịt rang 150.000 đồng... có lẽ lần này là lần đi du lịch Sầm Sơn cuối cùng của tôi”.
Hóa đơn một con gà luộc có giá 600.000 đồng
Sau khi thanh toán xong, vị du khách này đã điện đến đường dây nóng của UBND thị xã Sầm Sơn để phản ánh sự việc. Đến ngày 30-6, ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn đã xác nhận thông tin trên là có thật.
Tuy nhiên ông Huy Triều cho rằng, theo như báo cáo của chủ nhà hàng, nếu giá trên thị trường khoảng 150 nghìn/kg (kg hơi) thì một con gà 2,4 kg (loại ngon) có giá 600.000 đồng sau khi chế biến cùng phí dịch vụ thì cũng... bình thường.
Không đồng tình với lý giải này, anh Thái cho rằng, sự thật đã bị bóp méo. Một con gà được mang ra bé tí, chỉ khoảng 1,2kg chứ không phải 2,4 kg như chủ nhà hàng giải thích với cơ quan chức năng.
Anh Thái kể: “Khi đĩa thịt gà được mang ra, anh Thái mới chột dạ vì không hỏi giá trước, bèn dùng điện thoại chụp ảnh.
Đến khi tính tiền, hóa đơn ghi tổng cộng hết 1.380.000 đồng, riêng con gà luộc hết 600 nghìn đồng. Mọi người thấy con gà bé tí, chỉ khoảng 1,2kg, bèn thắc mắc sao đắt thế? Chủ quán bảo: “Nhập đắt, nên bán đắt. Con gà này anh chỉ lãi có 80 nghìn đồng thôi”.
Anh Thái lắc đầu: “Khiếp, bác chém nó vừa thôi” thì chủ quán thủng thẳng đáp lại: “Chém gì mà chém, ở đây chỗ nào cũng vậy. Nếu chém thì đã đi viện rồi” (?!).
Gần 1,5 triệu đồng cho một cân tôm sú
Ngày 1/7/2015, trên trang facebook cá nhân nickname Hoang Yen Lee cũng chia sẻ tờ hóa đơn và cho rằng, nhà hàng đã “chặt chém” không thương tiếc những người bạn ngoại quốc của cô.
Tờ hóa đơn Hoang Yen Lee đưa lên ghi rõ giá tôm sú là 1,4 triệu đồng/kg, tu hài giá 850.000 đồng/kg, bò húc, coca giá 30.000 đồng/lon... Tổng hóa đơn hết trên 8 triệu đồng.
Theo đó, chị cho biết: ngày 5/6, bạn của chị là ông Phong, kiến trúc sư đến từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) cùng 4 người nước ngoài sau khi sang Việt Nam công tác đã tìm về quán Bình Hạ, tại số 24 Trần Hưng Đạo, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) ăn uống.
Bữa ăn rất ngon, nhưng đến khi thanh toán cả đoàn giật mình vì số tiền lên tới 8.070.000 đồng, trong đó giá tôm sú được chủ nhà hàng lấy gần 1,4 triệu đồng/kg, tu hài 850.000 đồng/kg. Do không biết tiếng Việt, ông Phong đành thanh toán và sau đó đã phàn nàn với chị Lê, cung cấp cả hóa đơn bữa ăn. Sau đó bất bình thay cho bạn, chị Lê đã chụp ảnh hóa đơn và đăng lên Facebook.
Được biết, nhà hàng Bình Hạ nằm trên đường Trần Hưng Đạo, giữa trung tâm thành phố Hải Phòng. Phía nhà hàng cho biết giá tôm sú loại một lạng một con giá khoảng một triệu/kg; loại to hơn giá hơn một triệu đồng. Trong khi đó tôm sú được bán tại chợ hải sản Cố Đạo, cách nhà hàng Bình Hạ khoảng 200 m, giá 450.000 đồng/kg loại dưới một lạng con; loại to hơn giá 700.000 đồng/kg.
200 nghìn cho một đĩa cơm hộp ở Đà Nẵng
Chiều 10/02/2016 (Tức mùng 3 Tết), chị Nguyễn Thị Diệp Thy (ngụ TP HCM) cũng vô cùng bức xúc khi cùng bạn ghé vào quán ăn bình dân Đỉnh Khôi Khôi (vòng xoay đường Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để mua 2 hộp cơm xào hải sản và bị tính tiền với giá 400.000 đồng.