您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Nafta vs Radomlje, 23h30 ngày 7/2: Dồn toàn lực
NEWS2025-02-08 13:29:35【Giải trí】9人已围观
简介 Pha lê - 06/02/2025 17:23 Nhận định bóng đá g vàng nhẫn hôm nayvàng nhẫn hôm nay、、
很赞哦!(1571)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Persepolis, 01h00 ngày 5/2: Bệ phóng sân nhà
- Người mắc cúm lây bệnh mạnh nhất khoảng thời gian nào?
- iPhone 12 sẽ tạo cú hích lớn cho 5G và viễn thông Mỹ
- Tay cầm chơi game mới cho iPhone có gì
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Brisbane Roar, 11h00 ngày 6/2: Lịch sử gọi tên
- Bán nhà trong quy hoạch: Khách đột ngột bỏ cọc, chủ đứng, ngồi không yên
- Hơn 12.300 ô tô đăng ký trong ngày đầu giảm 50% phí trước bạ
- VNPT đảm nhận vai trò kết nối tại kỳ họp Đại hội đồng AIPA – 41
- Soi kèo góc Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2
- Độ độc hiếm của chiếc Mercedes
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2: Chia điểm
Theo đó, Nghị định 148 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43 ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó bổ sung quy định giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý.
Tuy nhiên, để được giao đất, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý được, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chí sau: Thuộc quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đất chưa giao, đất chưa cho thuê hoặc đất đang giao quản lý theo quy định; Có diện tích, hình dạng không đủ tiêu chuẩn diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nghị định 148 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng trăm dự án bất động sản đang phải “chùm mền” vì vướng đất xen kẹt Đồng thời thửa đất được giao, cho thuê không thuộc khu vực đất thực hiện các dự án, công trình đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai; không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm nhưng đã có văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị định nêu rõ nguyên tắc giao đất cho thuê đất ưu tiên sử dụng các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý vào mục đích công cộng. Trường hợp không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề.
Trong trường hợp thửa đất nhỏ hẹp có từ hai người sử dụng đất liền kề trở lên có nhu cầu sử dụng, phải tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất và chỉ giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp chỉ có một người có nhu cầu sử dụng đất.
Việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp cho người sử dụng đất liền kề được thực hiện sau khi UBND các cấp đã tổ chức rà soát, công bố công khai và lấy ý kiến của người dân nơi có đất. Đồng thời phải căn cứ vào đơn đề nghị giao đất, cho thuê đất của người sử dụng liền kề và phải được thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ. Sau khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, người sử dụng đất liền kề phải thực hiện thủ tục hợp thửa đất theo quy định.
Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp được xác định thống nhất với thời hạn sử dụng của thửa đất mà người sử dụng đất liền kề đang sử dụng. Trường hợp giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 của Luật Đất đai.
Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 114 của luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
UBND cấp tỉnh có vai trò quy định chi tiết việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý, lấy ý kiến người dân và công khai việc giao, cho thuê đất tại địa phương để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc cho người sử dụng đất liền kề.
Hàng trăm dự án đứng hình được “giải cứu”
Nghị định 148 trên sẽ có hiệu lực từ ngày 8/2/2021. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng trăm dự án bất động sản đang phải “chùm mền” vì vướng đất xen kẹt.
Việc dự án có quỹ đất công xen cài rải rác đang là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản ở TPHCM. Từ năm 2019, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản kiến nghị về vướng mắc tại nhiều dự án bất động sản nhưng có quỹ đất rạch, bờ đất, đường xen cài rải rác, bất định hình bên trong thuộc diện nhà nước quản lý. Tổng diện tích các thửa đất nhỏ hẹp này thường chiếm tỷ lệ trên dưới 10% diện tích dự án. Các diện tích đất công này không tập trung mà nằm rải rác trong các thửa đất của dự án bao gồm đất có nguồn gốc từ rạch, đất thu hồi để mở đường giao thông khu vực và đất lưu không... Có dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp, mặc dù chỉ vướng 1 mét đất công nhưng vẫn phải dừng cả dự án.
Sau khi nhận thông tin Nghị định 148 được ban hành, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đã gửi thư điện tử báo tin mừng đến các doanh nghiệp trong HoREA. Theo ông Châu, Nghị định 148 sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc về pháp lý bấy lâu nay. Đặc biệt là có cơ chế hợp lý để giải quyết các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án bất động sản, giúp khai thông bế tắc cho các dự án nhà ở trong cả nước.
Tại TP.HCM, quy định mới của Chính phủ sẽ giúp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các phần đất do Nhà nước quản lý, nằm xen kẽ trong 126 dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp. Các dự án này hầu hết đang bị ngừng triển khai, có thể tái khởi động, tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Thuận Phong
Cả dự án "đứng hình" vì một mét vuông đất công
- Trong hàng trăm dự án nhà ở thương mại đang bị ách tắc về thủ tục pháp lý tại TP.HCM, không ít dự án có đất công nằm xen cài. Gỡ vướng cho những dự án này sẽ giải quyết được bài toán nguồn cung nhà ở.
">Gỡ nút thắt đất công xen kẹt hàng trăm dự án nhà ở được giải cứu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng hoa cho các thành viên tham gia Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử tại lễ khởi động Chương trình. Việc tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử đã được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để xây dựng Chính phủ điện tử. Để triển khai tốt nội dung này, Bộ TT&TT nhận thấy, việc đào tạo các chuyên gia, các hạt nhân về Chính phủ điện tử trong mỗi bộ, ngành, địa phương. Từ đó lan tỏa tri thức ra các cơ quan, đơn vị là biện pháp thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Hiện thực hóa sáng kiến của Bộ TT&TT, “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” đã được chính thức khởi động vào cuối tháng 12/2019, trong khuôn khổ hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT, có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chương trình nhằm đào tạo các cán bộ CNTT trở thành lực lượng nòng cốt, là các hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương.
Theo kế hoạch, “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” tổ chức đào tạo cho mỗi bộ, ngành, địa phương một chuyên gia làm hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử. 100 chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo này, dưới vai trò chủ trì của Bộ TT&TT sẽ hình thành một lực lượng chuyên gia Chính phủ điện tử từ trung ương đến địa phương, hợp lực để đề xuất giải pháp cho các vấn đề lớn trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số ở Việt Nam.
Qua các hoạt động và diễn đàn trên mạng của Chương trình để trao đổi, chia sẻ cách làm hay, giải pháp tốt, các học viên sẽ kết nối với nhau thành một mạng lưới chuyên gia Chính phủ điện tử, làm lực lượng nòng cốt cho quá trình triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Đây chính là lợi ích lớn do Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử đem lại.
Là đơn vị được Bộ TT&TT giao chủ trì triển khai việc đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử, thời gian vừa qua, do tình hình dịch bệnh, Cục Tin học hóa đã tổ chức các khóa học trực tuyến cho học viên của Chương trình thông qua hệ thống đào tạo từ xa.
Khóa đào tạo trực tiếp đầu tiên vừa được khai giảng sẽ kéo dài trong 2 ngày 11-12/6/2020, với sự tham gia của 100 học viên là Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành và các Sở TT&TT trong cả nước.
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại lễ khai giảng khóa đào tạo. Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố nhân lực, con người trong xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Theo ông Dũng, với đội ngũ nhân lực làm CNTT, trong bối cảnh công nghệ luôn thay đổi, việc có kiến thức bao nhiêu cũng là không đủ. Cũng chính vì thế, cần phải có cơ chế để thường xuyên chia sẻ, cập nhật kiến thức.
Với tinh thần đó, người đứng đầu Cục Tin học hóa cho rằng, chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là một chương trình đã khởi đầu nhưng sẽ không có điểm kết thúc. Việc đào tạo, chia sẻ và cập nhật kiến thức sẽ được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Đồng thời kết hợp các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, học elearning và tham quan, khảo sát thực tế.
“Các chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử cũng là những hạt nhân đầu tiên được gắn kết với nhau theo một cách mới, được tương tác, trao đổi cũng như được chia sẻ, cập nhật các kiến thức”, ông Dũng chia sẻ.
Học viên tham gia chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là các Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương. Trong 2 ngày diễn ra khóa đào tạo trực tiếp, 100 học viên sẽ được nghe các chuyên đề về: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030; Giới thiệu Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và Hướng dẫn các bước xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Cùng với đó, các học viên cũng được hướng dẫn: triển khai về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; triển khai quy định về lập đề cương dự toán chi tiết với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; triển khai về chi phí thuê dịch vụ; triển khai nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP); và đảm bảo an ninh an toàn hạ tầng nền tảng Chính phủ số ứng dụng điện toán đám mây.
Cũng trong khóa đào tạo này, các học viên sẽ được tham quan khảo sát thực tế tại Trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của CMC Telecom.
Khóa đào tạo sẽ mang lại cho các thành viên tham gia Chương trình những kiến thức chuyên sâu và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai Chính phủ điện tử ở bộ, ngành, địa phương mình.
Các học viên tham gia “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” sẽ nỗ lực góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ đã đề ra là: “Phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025”.
Vân Anh
Bộ TT&TT lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển Chính phủ số đến năm 2025
Bộ TT&TT đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây sẽ là chiến lược phát triển Chính phủ số Việt Nam giai đoạn tới.
">Đào tạo 100 hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương
Với chip máy chủ mới, Google sẽ cạnh tranh với các đối thủ Alibaba, Amazon và Microsoft. Ảnh: Google Tại sự kiện Cloud Next tổ chức ngày 9/4, Google đã giới thiệu chip máy chủ mới, dự kiến lên kệ cuối năm nay. Với con chip này, hãng tìm kiếm đang đi theo dấu chân của các đối thủ như Amazon và Microsoft. Các “ông lớn” đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hạ tầng đám mây, nơi các tổ chức đi thuê tài nguyên ở các trung tâm dữ liệu xa xôi và trả tiền dựa trên mức độ sử dụng.
3/4 doanh thu Alphabet, công ty mẹ của Google, đến từ quảng cáo, nhưng mảng kinh doanh đám mây đang phát triển nhanh hơn và hiện chiếm gần 11% doanh thu của công ty. Google nắm giữ 7,5% thị trường hạ tầng đám mây vào năm 2022, trong khi Amazon và Microsoft cùng kiểm soát khoảng 62%, theo ước tính của Gartner.
Amazon Web Services (AWS) – đơn vị dẫn đầu thị trường - đã giới thiệu chip Graviton Arm vào năm 2018. "Hầu như tất cả các dịch vụ của họ đã được chuyển và tối ưu hóa trên hệ sinh thái Arm", Chirag Dekate, chuyên gia phân tích của Gartner, chia sẻ với CNBC.
Trong khi đó, Alibaba ra mắt bộ xử lý Arm năm 2021 và Microsoft làm điều tương tự vào tháng 11/2023.
Google không xa lại với Arm. Năm 2022, công ty bắt đầu bán quyền truy cập máy ảo (VM), sử dụng chip dựa trên Arm của startup Ampere. Việc chuyển các ứng dụng sang Arm là hợp lý khi các tổ chức đang tìm cách giảm chi tiêu cho điện toán đám mây. Amazon tuyên bố Graviton đạt hiệu suất giá tốt hơn 40% so với các máy chủ tương đương như mô hình x86 trong các bộ xử lý AMD và Intel.
Google đã dùng máy chủ dựa trên Arm cho mục đích nội bộ: chạy quảng cáo YouTube, cơ sở dữ liệu BigTable và Spanner, công cụ phân tích dữ liệu BigQuery. Công ty sẽ dần chuyển chúng lên đám mây Axion.
Trên blog, Giám đốc đám mây Google Thomas Kurian cho biết việc sử dụng các con chip dùng kiến trúc Arm có thể dẫn tới giảm khí thải carbon đối với một số khối lượng công việc nhất định. Ngoài ra, chip cũng có thể tăng tốc ứng dụng.
(Theo CNBC)
">Google gia nhập cuộc chiến chip cùng Amazon và Microsoft
Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 7/2: Khó tin chủ nhà
Tại Hội nghị đối thoại Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC đã đại diện cho các doanh nghiệp ngành ICT đóng góp tham luận hiến kế phục hồi kinh tế.
“Tuy nhiên, bài học từ đại dịch Covid-19 có thể tạo ra nhận thức mới cho toàn xã hội, biến thách thức thành cơ hội, đặc biệt là ngành CNTT nếu biết tận dụng. Thời điểm này, vai trò của CNTT được bộc lộ rõ nét và nổi bật hơn khi nó trở thành phương thức giúp xã hội thoát khỏi khó khăn do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ TT&TT, đã có hàng ngàn doanh nghiệp CNTT tham gia vào công tác phòng chống dịch: ứng dụng CNTT giúp giảm thời gian truy vết các cá nhân liên quan đến ca bệnh Covid-19. Ví dụ như Viettel phối hợp cùng Bộ Y Tế ứng dụng giải pháp CNTT trong triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả; VNPT giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến; VTV hỗ trợ dạy học qua truyền hình cho học sinh; VNPost mới đây ra mắt nền tảng Mã địa chỉ bưu chính số - Vpostcode nhằm giúp cho thương mại điện tử phát triển; CMC cùng Microsoft trợ giúp các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức làm việc từ xa, làm việc tại nhà – Work from Home, các cuộc hội họp theo hình thức online, giải quyết được khó khăn cho các cơ quan và doanh nghiệp khi thực hiện cách ly xã hội; các doanh nghiệp CNTT đã cung cấp nhân lực, các sản phẩm giải pháp CNTT cũng như miễn giảm hàng chục ngàn tỷ đồng thông qua các chương trình hỗ trợ miễn giảm giá dịch vụ Viễn thông và CNTT cho khách hàng. Việt Nam là một trong số ít nước tự chủ xây dựng được nhiều ứng dụng CNTT phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19”, ông Chính nhận định.
Trên cơ sở đó, ông Chính có 8 đề xuất kiến nghị lên Thủ Tướng, Chính phủ, cụ thể như cần đầu tư mạnh về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số. Theo các chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học - Công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO), chuyển đổi số sẽ đem lại 1,1% tăng trưởng GDP mỗi năm, giúp Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng do ảnh hưởng của dịch Covid.
Chủ tịch CMC cho rằng, Chính phủ cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến, triển khai nhanh cấp phép Mobile Money, đẩy nhanh sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số quốc gia: Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử; kinh tế số chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội. Để làm được việc đó, Chính phủ, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần phối hợp xây dựng hạ tầng số mạnh mẽ cho quốc gia, gồm: Hạ tầng cứng như 5G, kết nối, lưu trữ dữ liệu: Hạ tầng mềm như cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu mở và Hạ tầng thể chế, chính sách phù hợp với xã hội số.
"Chúng ta phải thúc đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công, ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số trên tinh thần là giải ngân hết số vốn còn lại của năm 2019 và vốn kế hoạch năm 2020, không để dồn vào cuối năm. Điều này chúng tôi đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận trong buổi làm việc của doanh nghiệp CNTT với Bộ. Chính phủ đóng vai trò tạo chính sách kích cầu thông qua việc Chính phủ đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ CNTT cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Nguyễn Trung Chính nói.
Chủ tịch CMC đề nghị giảm 25% các loại thuế phí, trong đó có thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động nhằm kích cầu nhu cầu mua sắm đầu tư của người dân và doanh nghiệp. Miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số. Ông Chính bày tỏ tin tưởng Chính phủ sẽ tăng được nguồn thu thông qua chính sách cắt giảm này. Chính phủ cần cải cách triệt để các thủ tục hành chính như đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm thời gian giải quyết, làm sao đúng như tinh thần chống dịch: nhanh, quyết liệt và hiệu quả. Chính phủ cũng quyết liệt thực hiện đưa mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT, là trung tâm dịch vụ số Digital HUB của khu vực Châu Á Thái Bình Dương - APAC.
“Có thể nói, đại dịch Covid-19 đang tạo ra một “cú hích” cho chúng ta khởi tạo Cuộc sống số. Đây là thời cơ vàng cho ngành CNTT phát triển sâu rộng, tận dụng công nghệ số để tạo ra đột phá cho kinh tế số nói riêng và nền kinh tế nói chung”, ông Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh.
TK
">'Ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số để phục hồi kinh tế'
Mẫu xe Hyundai Santa Fe Phía TC Motor cho biết, kết quả này có được nhờ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của chính phủ đã đạt những hiệu quả đáng kể, nhiều tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp thúc đẩy kinh tế. Đồng thời, nhu cầu mua và sử dụng xe ô tô của người dân nhằm có được phương tiện di chuyển an toàn trong mùa dịch được đáp ứng.
Hyundai Accent tiếp tục có số lượng bán hàng tốt nhất với 3.346 xe đến tay khách hàng trong tháng 10. Hai mẫu SUV Hyundai Tucson và Santa Fe đứng ở vị trí tiếp theo với lần lượt 1.420 và 1.278 xe bán ra.
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến hết tháng 10, Hyundai bán ra tổng số 53.182 xe. Trong đó, Hyundai Accent là mẫu xe bán chạy nhất với 16.382 xe. Tucson và Santa Fe cũng đạt lượng xe cộng dồn lần lượt đạt 6.165 và 8.675 xe bán ra.
Toyota Việt Nam cũng đạt nhiều tín hiệu tích cực trong kết quả kinh doanh tháng 10. Cụ thể, theo công bố tổng doanh số bán hàng trong tháng 10/2021 đạt 7.274 xe (bao gồm xe Lexus). Trong đó, xe lắp ráp trong nước của Toyota Việt Nam đạt 2.637 xe, chiếm 37% lượng xe bán ra của Toyota Việt Nam, còn các mẫu xe nhập khẩu đạt 4.439 xe.
Đáng chú ý nhất trong tháng 10 đó là sự vươn lên của Corolla Cross với 2.402 xe bán ra, vượt qua cả lượng xe của mẫu sedan hạng B ăn khách nhất là Vios với 1.746 xe.
Một hãng xe Nhật khác là Honda ghi nhậnmức tăng trưởng 123,4% so với tháng trước với 1.318 xe bán ra. Trong đó, City với 691 xe bán ra, chiếm 52,4% tổng lượng xe ô tô đã tiêu thụ của Honda Việt Nam.
Trong các tháng cuối năm. thị trường ô tô sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực bởi nhu cầu khách hàng sẽ tăng cao sau một thời gian dồn nén. Ngoài ra, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ nếu được thực hiện sẽ giúp thị trường có thể bước vào giai đoạn bùng nổ.
Phúc Vinh
Những dòng xe nào được hưởng lợi nếu giảm 50% lệ phí trước bạ?
Nhiều mẫu xe của Kia, Mazda, Hyundai, Toyota, VinFast... đang lắp ráp trong nước sẽ có ưu thế vượt lên vào thời điểm mua sắm cuối năm, nếu chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ sớm được phê duyệt.
">Doanh số VinFast, Toyota, Hyundai tăng mạnh
Về phần "căn hộ di động", dù tiện nghi có đầy đủ bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh nhưng lại thiếu mất phòng tắm. Để giải quyết bất cập này, cặp đôi thường đến các chi nhánh phòng tắm hơi gần nhất của Planet Fitness mỗi khi họ cần tắm rửa.
"Ngôi nhà di động" có đẩy đủ phòng ngủ , tủ bếp... nhưng không có phòng tắm. Ben, 29 tuổi, cho biết: “Chúng tôi đang sống cuộc sống tốt nhất của mình. Nhưng nó chắc chắn không dành cho tất cả mọi người - một số người cần những tiện nghi nhất định trong cuộc sống."
Ben và Malory đã kết hôn trong một đám cưới nhỏ thân thiện với COVID vào tháng 4 năm ngoái. Malory nói rằng đại dịch đã mang lại cho họ động lực để họ bỏ việc và căn hộ rộng gần 100 m2 để có được một cuộc sống phiêu bạt khắp nước Mỹ trên ngôi nhà di động mới này.
Hoàng Anh (theo Newsflare)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhóm người Việt sắp tổ chức hành trình siêu xe tại Mỹ
Được tổ chức bởi một số thành viên của Gia Lai Team, hành trình sắp tới quy tụ khoảng 22 siêu xe.
">Cặp vợ chồng trẻ chi gần 3 trăm triệu cải tạo xe van thành nhà di động