您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Stade Tunisien vs Etoile du Sahel, 20h00 ngày 19/2: Khách ‘ghi điểm’
NEWS2025-02-22 06:35:34【Thời sự】7人已围观
简介 Hư Vân - 19/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g bảng xếp hạng bóng đá c1bảng xếp hạng bóng đá c1、、
很赞哦!(58)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
- Vợ thay lòng vì chồng thích ngủ riêng
- Trường học bỏ bài tập về nhà được phụ huynh, học sinh ủng hộ
- Du khách ra vịnh Hạ Long như 'mất tích' vì không có sóng điện thoại
- Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Semen Padang, 15h30 ngày 21/2: Tiếp tục bét bảng
- Khánh thành trường quốc tế mới nhất tại Hà Nội
- Apple vá lỗ hổng nghiêm trọng trên iPhone, iPad, Mac
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề ở huyện Thanh Trì cao
- Nhận định, soi kèo Racing d'Abidjan vs ISCA, 22h30 ngày 20/2: Khó cho cửa trên
- Han Ga In: U40 sống hạnh phúc bên chồng diễn viên
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
Chị Lucy và cậu con trai Felix, 17 tuổi - người đã tự sát trên đường ray tàu vì bị bạn bè bắt nạt trong nhiều năm Bà mẹ đau khổ này đã viết một bức thư cho những kẻ đã bắt nạt con trai mình – những kẻ khiến cậu bé phải tự sát.
Felix Alexander, 17 tuổi, đã chết dưới bánh xe của một chiếc xe lửa hồi đầu năm nay sau 7 năm bị bắt nạt, tờ The Sun cho hay. Một cuộc điều tra kết luận Felix đã tự tử sau khi bị bắt nạt trong nhiều năm, đầu tiên là trong các sân chơi thể thao và sau đó là bị chế giễu trên mạng.
Sự việc bắt đầu khi Felix, 10 tuổi. Cậu bị bạn cùng lớp chế giễu khi thừa nhận rằng đã bị cha mẹ cấm chơi trò Call of Duty (một loại game bắn súng). Không thể chịu đựng được cảnh bị cô lập và trêu chọc, Felix chuyển đến trường trung học Pershore hồi tháng 9 năm ngoái nhưng tình trạng bị bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi cậu bé không thể chịu đựng được nữa.
Chị Lucy – mẹ của Felix đã viết một bức thư gửi những kẻ bắt nạt con trai mình, các trường và các vị phụ huynh, giải thích cơn ác mộng mà Felix đã phải chịu đựng.
Dưới đây là toàn bộ bức thư:
Vào ngày 27/4/2016, chúng tôi mất đi đứa con trai 17 tuổi của mình. Nó đã quyết định làm điều đó bởi vì không thể tìm thấy lối đi nào hạnh phúc hơn.
Sự tự tin và lòng tự trọng của thằng bé đã bị xói mòn suốt một thời gian dài do những hành vi bắt nạt trong quãng thời gian ở trường trung học.
Ban đầu là sự thiếu tử tế và cô lập, và trong những năm qua, với sự ra đời của mạng xã hội, sự thiếu tử tế trở nên tàn nhẫn và áp đảo.
Những người chưa từng gặp Felix đã lạm dụng thằng bé thông qua các mạng xã hội và Felix nhận ra rằng mình không thể kết bạn và duy trì các mối quan hệ bạn bè bởi vì thật khó để làm bạn với cậu bé “bị ghét” nhất trường.
Việc đến trường với thằng bé là một cuộc đấu tranh thường nhật.
Con trai chúng tôi đã chuyển trường – một điều mà thằng bé chẳng hề mong đợi, bởi vì mặc dù rất đau khổ nhưng thằng bé cũng cảm thấy rất kinh khủng về những người mà mình không quen. Vì thằng bé tin rằng mình vô dụng nên một ngôi trường khác cũng chẳng có gì khác biệt.
Con trai chúng tôi đã có những người bạn ở ngôi trường mới và có những thầy cô giáo nhìn thấy thằng bé là một người thông minh, tốt bụng và chu đáo.
Tuy nhiên, Felix bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi sự lạm dụng, cô lập và sự độc ác đã từng phải chịu đựng, đến mức thằng bé không thể thấy được rằng có rất nhiều người đang thực sự quan tâm tới mình.
Tôi viết bức thư này không phải để cầu xin lòng thương hại, mà bởi vì còn nhiều đứa trẻ khác cũng giống như Felix - những người đang phải đấu tranh và chúng ta cần thức tỉnh trước thế giới độc ác mà chúng ta đang sống.
Tôi kêu gọi những đứa trẻ hãy luôn sống tử tế, và đừng bao giờ ngó lơ những hành vi bắt nạt.
Hãy là người sẵn sàng đứng lên chống lại cái ác. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi làm một người bạn tốt.
Tôi từng đọc được rằng “mọi người thường nói những điều vô nghĩa trên mạng xã hội”. Sự độc ác được coi như một “trò đùa”, và bởi vì họ không nhìn thấy hậu quả của những lời nói đó nên họ không tin rằng nó đang gây ảnh hưởng.
Đó là một câu nói mà tôi thấy trên Facebook mới đây và tôi cho rằng nó rất đáng để suy nghĩ, suy nghĩ trước khi đăng tải bất cứ điều gì lên mạng xã hội. Nó có thật không? Có cần thiết không? Có tử tế không?
Con cái chúng ta cần hiểu rằng mỗi hành động đều gây hậu quả và đều khiến ai đó tổn thương, đôi khi là chết người bởi những kẻ được gọi là “anh hùng bàn phím”.
Không phải mọi đứa trẻ đều tham gia vào việc bắt nạt trên mạng, nhưng chúng có thể có tội khi tạo điều kiện cho người khác làm điều đó.
Chúng có tội khi biết mà không nói, khi không giúp đỡ hoặc kết bạn với những đứa trẻ bị bắt nạt.
Tôi kêu gọi các giáo viên hãy nhận ra những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ đang gặp khó khăn. Điểm thấp hay những hành vi xấu có thể là dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang cầu xin sự giúp đỡ.
Hãy lắng nghe những vị phụ huynh khi họ nói về những rắc rối và giám sát các tương tác xã hội của trẻ.
Liệu chúng có đang ngồi một mình trong giờ giải lao hay trong giờ ăn trưa?
Chúng có trầm tĩnh hay ồn ào quá mức?
Tôi không kỳ vọng các giáo viên phải là những nhà tâm lý học nhưng họ có một cái nhìn tổng quan riêng về cuộc sống của bọn trẻ và họ có thể sớm nhận ra một vài khó khăn và có cách giúp đỡ.
Giáo dục là một phần thiết yếu của sự thay đổi. Trẻ em cần thấy được sự tử tế giữa người với người ngay từ khi còn nhỏ.
Hãy kết hợp những bài học giá trị này vào các chương trình PSHE trong những năm đầu tiên đến trường.
Tất cả bọn trẻ đều có điện thoại thông minh từ rất nhỏ và điều quan trọng là chúng cần được hướng dẫn về cách sử dụng một cách có trách nhiệm và tử tế.
Cuối cùng, tôi kêu gọi các bậc phụ huynh. Hãy quan tâm đến những gì con bạn đang làm trên mạng.
Hãy tìm hiểu về ngôn từ mà chúng đang sử dụng trên mạng xã hội và chắc chắn rằng nó phù hợp và tử tế.
Chúng ta đều không muốn nghĩ rằng những đứa trẻ của chúng ta phải chịu trách nhiệm vì đã tàn nhẫn với một đứa trẻ khác, nhưng tôi đã sốc khi những đứa trẻ “tốt” phải chịu trách nhiệm một phần cho nỗi thống khổ của Felix.
Ngay cả khi chúng chỉ nó điều gì đó thật khủng khiếp dù chỉ một lần, và không phải là người duy nhất nói điều gì đó trong tuần đó.
Qúa đơn giản khi nói rằng “Tại sao bạn không ‘block’ chúng? Bạn không cần phải đọc nó!”. Đây là cách mà những người trẻ giao tiếp ngày nay và nhiều đứa trẻ đang thực sự mất khả năng giao tiếp trực tiếp một cách hiệu quả.
Trong một số trường hợp, chúng tôi đã ngăn Felix tiếp xúc với tất cả các mạng xã hội bởi vì nó gây ra quá nhiều đau khổ, nhưng điều đó chỉ làm thằng bé thêm cô độc và cảm thấy rằng đó là một sự trừng phạt chứ không phải là sự bảo vệ.
Hãy nhìn vào Twitter, Instagram, Snapchat, Googlechat và Facebook của con bạn.
Hãy giúp trẻ hiểu rằng nếu chúng đang viết hoặc đăng tải một cái gì đó mà chúng không muốn cho bạn đọc thì nghĩa là chúng không nên làm điều đó. Hãy giúp trẻ tự chỉnh sửa trước khi đăng tải.
Con bạn đang xem thứ gì trên mạng khi nằm trong phòng ngủ? Bọn trẻ đang chứng kiến một hình thức biến dạng của thực tại khi bạo lực và khiêu dâm đang được “bình thường hóa” nhờ sự dễ dàng truy cập.
Chúng ta có trách nhiệm chung trong việc cứu rỗi cuộc đời của những đứa trẻ do hành vi bắt nạt và sự tàn nhẫn.
Bạn có thể thấy rằng có một từ mà tôi đã nhiều lần sử dụng trong bức thư này và tôi không thấy có lỗi khi làm thế.
Từ đó là sự tự tế. Tôi nói điều này trong lễ tang của con trai tôi. Làm ơn hãy luôn tử tế, vì bạn không bao giờ biết được điều gì đang ở trong tim hay trong tâm trí của ai đó.
Cuộc sống của chúng tôi đã bị hủy hoại sau khi mất đi đứa con trai tuyệt vời của mình. Xin đừng để nó xảy ra với bất cứ gia đình nào nữa.
- Nguyễn Thảo(Theo News)
Bức thư thức tỉnh xã hội của người mẹ có con tự sát
Cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) xử lý hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Ảnh: ĐÌNH KHẢI Để đạt được kết quả trên, từ tháng 7/2022, Phòng QLXNC đã thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho các trường hợp đủ điều kiện qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an tại địa chỉ https://dichvucong.bocongan.gov.vn. Công dân đăng nhập bằng tài khoản VNeID hoặc tài khoản dịch vụ công đăng ký bằng thuê bao di động. Cuối năm 2022, tỷ lệ người dân đăng ký trực tuyến chỉ đạt dưới 20%.
Để nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến qua dịch vụ công, Phòng QLXNC đã triển khai mô hình “Cán bộ, chiến sĩ Phòng QLXNC đồng hành cùng nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến”, xây dựng và phát hơn 3.000 tờ rơi hướng dẫn cụ thể từng thao tác để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện việc nộp hồ sơ. Đồng thời, bố trí cán bộ trực tiếp hướng dẫn những người gặp khó khăn khi thao tác nộp hồ sơ trực tuyến; viết bài tuyên truyền, hướng dẫn trên trang thông tin điện tử công an tỉnh...
Bên cạnh đó, Phòng QLXNC tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ công như triển khai Bộ mã QR hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập cảnh. Cán bộ, chiến sĩ Phòng QLXNC tích cực tuyên truyền người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao điện thoại di động và đăng ký định danh điện tử (VNeID mức 2) đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an để nộp hồ sơ trực tuyến.
Đại tá Võ Tất Thành nhấn mạnh, việc triển khai cấp hộ chiếu trực tuyến cho người dân trên Cổng Dịch vụ công là một trong những giải pháp tạo bước đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, công sức đi làm thủ tục hành chính của công dân. Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến luôn đảm bảo 100%.
Dự kiến, từ ngày 1/7/2024, công dân chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Phòng QLXNC khuyến cáo công dân sớm đăng ký định danh điện tử mức độ 2 để có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an được nhanh chóng, thuận tiện.
TheoBá Sơn - Đình Khải(Báo Quảng Ngãi)
">Tiện ích từ việc cấp hộ chiếu phổ thông trực tuyến
Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thời gian qua các nhà trường đã chú trọng xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. Các trường từ mầm non đến phổ thông, đại học đều đã xây dựng quy tắc ứng xử ở mức độ khác nhau, cũng như đã cố gắng để hoàn thành, xây dựng cảnh quan, khuôn viên nhà trường, đặc biệt là hệ thống khẩu hiệu. Có những đáp ứng yêu cầu, thể hiện tôn chỉ mục đích của nhà trường, trách nhiệm của nhà trường… Tuy nhiên, nhìn tổng thể còn rất nhiều vấn đề bất cập, trong đó nổi bật lên là vấn đề về khẩu hiệu.
Bà Vũ Thị Thủy (Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trong những lần đi dự giờ các trường học, nhiều trường treo khẩu hiệu đẹp mắt và đáp ứng đúng yêu cầu, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. Tuy nhiên, một số trường còn treo khẩu hiệu tràn lan, phản cảm.Một đại diện đến từ Sở GD&ĐT Lào Cai cũng cho hay, mỗi năm ngành giáo dục ở đây có một khẩu hiệu. Năm học sau đó, khẩu hiệu này lại thay đổi để phù hợp với nhiệm vụ của năm học đó. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, đại diện Sở GD&ĐT Lào Cai cũng thẳng thắn thừa nhận, cần thay đổi cách thức truyền thông để khẩu hiệu tác động mạnh mẽ hơn nữa tới phụ huynh học sinh. Chẳng hạn, đưa khẩu hiệu vào thời khóa biểu khi phát cho học sinh mang về nhà, nên đưa lên các website hoặc đơn giản là tuyên truyền bằng các MV ca nhạc cũng cực kì kiệu quả.
">
Dẫn chứng một số khẩu hiệu cơ bản, hiện vẫn đang được các trường học sử dụng, một đại diện ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay, “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu khẩu hiệu có từ thời xưa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường treo câu này - nhất là trường tiểu học, mà tôi tin chắc rằng, các em học sinh lớp 1, lớp hai chắc chắn không hiểu “tiên” là gì, “hậu” là gì. “Khẩu hiệu mà còn phải giải thích thì chưa phù hợp nên phải xem xét lại”, đại diện này khẳng định. Cũng theo một số đại biểu, không chỉ trong trường học, nhiều thư viện treo khẩu hiệu rất cao siêu, chưa phù hợp với độ tuổi học sinh, nhất là ở các trường tiểu học.
Đồng tình với điều này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, một số trường tiểu học treo khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” thì học sinh có hiểu là gì không? Khẩu hiệu phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng. Với khẩu hiệu này, có thể cấp THPT các em hiểu được đầu tiên phải là lễ nghĩa, đạo đức, sau đó mới đến là văn hóa. Nhưng đối với các em ở tiểu học khó mà hiểu được. Cho nên khẩu hiệu phải phù hợp với từng độ tuổi, từng cấp học.
“Tôi từng đến một trường THPT chuyên nhưng chỉ thấy có rất ít khẩu hiệu. Trong số rất ít khẩu hiệu ấy lại treo cả khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, tôi thấy đây là khẩu hiệu dành cho tiểu học chứ sao lại THPT”, Thứ trưởng nói.
Khẩu hiệu nên dễ hiểu, không sính ngoại
Tại hội thảo “Xây dựng môi trường văn hóa trường học” do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, các đại biểu đến từ các sở, trường đã tập trung thảo luận, bàn việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Trong đó, thông qua các khẩu hiệu, quy định để giúp học sinh có ứng xử có văn hóa tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện.
Giới thiệu cách làm của trường mình, TS Lâm Thanh Minh, Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho hay, nhà trường đã chọn phương thức truyền thông rất thực tế qua việc sản xuất một MV ca nhạc để tuyên truyền nếp sống văn minh, văn hóa trong trường học, ban hành cẩm nang sinh viên và xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường. Nhờ đó, học sinh ý thức được việc đeo thẻ, xếp hàng chờ vào thang máy, bảo vệ cây xanh, giữ nếp sống thanh lịch khi nói năng, ăn uống, tắt vòi nước khi không còn sử dụng...
PGS.TS Nguyễn Dục Quang, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng, khẩu hiệu trong trường học rất cần thiết và cấp bách. Hiện, có nhiều trường sử dụng nhiều kiểu khác nhau, rất phong phú, vừa thẩm mỹ, vừa tác động dễ dàng đến nhận thức. Tuy nhiên, cần chọn khẩu hiệu cho phù hợp lứa tuổi mầm non, phổ thông và đại học.
Tuy nhiên, để khẩu hiệu bớt tràn lan và phản cảm như hiện nay, bà Vũ Thị Thủy đề xuất ý kiến cần có kiểm tra ngược. Nghĩa là Bộ kiểm tra Sở GD&ĐT, Sở kiểm tra Phòng Giáo dục và Phòng kiểm tra đến các trường. “Việc kiểm tra từng cấp sẽ giám sát được tình hình treo khẩu hiệu tràn lan, phản cảm hiện nay”, bà Thủy cho hay.
TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) cho hay, không nên soạn một bộ quy tắc ứng xử cho các trường. Bộ GD&ĐT nên đưa ra chủ trương, định hướng để các trường thực hiện sao cho phù hợp từng vùng miền. Khẩu hiệu cũng phải dễ hiểu, không cần sính ngoại.
Mặc dù vậy, theo một số đại biểu, để xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học không hề dễ dàng. Đại diện Phòng Giáo dục Phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho hay, đơn vị này đã tiến hành xây dựng bộ quy tắc ứng xử từ năm 2014. Đơn vị này đã mời nhiều giáo sư, nhà giáo có uy tín tham gia đóng ý kiến và xây dựng. “Hai năm rồi, trải qua mười mấy cuộc họp nhưng chúng tôi vẫn chưa ra bộ quy tắc ứng xử trong trường học. Riêng về khẩu hiệu trường học, chúng tôi chỉ rút lại 3 nội dung nhưng hai năm qua vẫn chưa xây dựng xong. Thậm chí, khi có một vụ bạo hành học đường, quy trình xử lý như thế nào? Riêng việc này cũng phải tốn đến 6-7 hội thảo. Đó là thí dụ rất nhỏ trong việc khó khăn khi xây dựng bộ chuẩn quy tắc ứng xử trong trường học”, đại diện này khẳng định.
Theo Mỹ Hà (Dân Trí)Nên bỏ khẩu hiệu 'tiên học lễ, hậu học văn' khỏi trường tiểu học?
Nhận định, soi kèo Stade Tunisien vs Etoile du Sahel, 20h00 ngày 19/2: Khách ‘ghi điểm’
Cô chủ quán bánh cuốn ở Hà Khẩu, Trung Quốc mô tả lại hành vi ném đĩa bừa bãi của vợ chồng Mai Anh. Nguồn: TikTok @trinh_ha_tuyen. Sau khi clip được đăng tải, một số người vào ủng hộ và khẳng định họ từng tiếp xúc với người chủ quán trên, cho rằng cô là người thân thiện, dễ mến, bán hàng chiều lòng khách. Ngoài ra, một số ý kiến của khán giả trên mạng xã hội cho rằng đi 8 người nhưng chỉ gọi hai suất thì nên sử dụng ít bát chấm vì nếu đồ dùng một lần cũng phải mất tiền mua, còn nếu bát dùng nhiều lần thì mất công dọn rửa.
Mặt khác, cũng có khán giả cho rằng cô chủ quán nên thông cảm cho tâm lý người đi du lịch muốn thưởng thức được nhiều món ăn hơn nên không muốn gọi nhiều. Bên cạnh đó, người làm dịch vụ cần có thái độ niềm nở với bất kỳ kiểu khách hàng nào.
Sau khi đoạn video nam ca sĩ JayKii có thái độ cộc cằn với cô chủ quán được lan truyền chóng mặt, anh đã lên tiếng giải thích rằng gia đình anh có chuyến du lịch trải nghiệm theo tour. Khi vào nhà hàng bánh cuốn, vì không đồng tình với thái độ của người bán hàng, vợ chồng anh đã thanh toán tiền và rời đi. Tuy nhiên chủ cửa hàng vẫn đi theo la mắng, đồng thời tác động lên Mai Anh khiến JayKii không giữ được bình tĩnh, có hành động bộc phát như trên video.
Vợ chồng JayKii vướng lùm xùm hành xử thiếu lịch sự khi đi du lịch.
JayKii tên thật là Trần Anh Quân, sinh năm 1993. Anh được biết đến khi tham gia Vietnam Idol 2013.Một số ca khúc gây tiếng vang của nam ca sĩ có thể kể đến Đừng như thói quen, Sao em nỡ, Chiều hôm ấy…
Trương Hoàng Mai Anh từng là mẫu chụp lookbook quen mặt ở Hà Nội, xuất hiện trong các bộ phim như Tuổi thanh xuân, Ma làng 2… Mai Anh có nhiều vụ việc gây tranh cãi về thái độ trong quá khứ. Năm 2018, cô bị chỉ trích vì “dạy dỗ” khách hàng cách hỏi mua quần áo.
Mai Anh và JayKii nên duyên từ show hẹn hò Tỏ tình hoàn mỹ,đón con đầu lòng năm 2021. Đến năm 2023, cả hai mới thông báo kết hôn.
(Theo Tiền Phong)
">Chủ quán bánh cuốn nói Mai Anh
Nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao tự sát tại nhà riêng ở quận Tamsui, thành phố Tân Bắc vào ngày 4/12. Bà qua đời ở tuổi 86, khiến công chúng bàng hoàng. Gia đình đã tổ chức lễ tiễn biệt riêng tư tại nhà tang lễ ở Đài Bắc vào lúc 7h, ngày 11/12.
Tuy nhiên, theo di chúc, Quỳnh Dao không muốn lễ tưởng niệm công khai, mà chỉ có buổi lễ đơn giản gồm gia đình và những bạn bè thân thiết nhất.
Theo China Times, lễ tưởng niệm được đóng cửa kín, bố trí nhiều bảo vệ khắp lối ra vào. Người thân của Quỳnh Dao khi đến buổi lễ được nhân viên che kín bằng ô màu đen. Di ảnh của cố nhà văn được phủ bởi hoa trắng. Nhiều nghệ sĩ cũng gửi vòng hoa viếng Quỳnh Dao.
Stheadlineđưa tin nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao đã qua đời ở nhà riêng thuộc quận Đạm Thủy, Đài Loan vào ngày 4/12. Khoảng giữa trưa, thư ký của Quỳnh Dao được bà dặn tới nhà riêng xử lý công việc. Tới nơi, thư ký phát hiện sự việc và lập tức gọi cấp cứu. Tại hiện trường, đội cứu thương phát hiện Quỳnh Dao không còn thở, không còn nhịp tim. Nữ nhà văn đã qua đời trước khi được đưa đến bệnh viện, thọ 86 tuổi.
Tờ 163đưa tin, hiện tại, vấn đề phân chia tài sản thừa kế của Quỳnh Dao là chủ đề được quan tâm nhất. Trần Trung Duy là con ruột duy nhất của Quỳnh Dao. Vào chiều 4/12, Trần Trung Duy cùng vợ và thư ký của Quỳnh Dao đã đến phòng tang lễ để nhận thi thể mẹ. Ba người con riêng của chồng Quỳnh Dao không tới bởi từ năm 2017 họ đã nảy sinh mâu thuẫn.
Một số nghệ sĩ từng hợp tác với Quỳnh Dao đã tới tiễn đưa bà về nơi an nghỉ, chẳng hạn Lâm Tâm Như, Lưu Tuyết Hoa, Tưởng Cần Cần, Trương Gia Nghê... Lâm Tâm Như nhanh chóng di chuyển tới địa điểm tổ chức lễ tưởng niệm mà không trả lời truyền thông. Cô mặc trang phục đen, đeo khẩu trang che kín mặt.
Trước đó, khi hay tin Quỳnh Dao qua đời, Lâm Tâm Như cho biết cô rất bàng hoàng. Theo Lâm Tâm Như, Quỳnh Dao là ân nhân đầu tiên trong đời cô. Vai diễn trong Hoàn châu cách cáchđã giúp bà xã Hoắc Kiến Hoa đổi đời. Nữ diễn viên tiết lộ mỗi dịp năm mới hay sinh nhật, cô đều gọi điện chúc mừng nữ sĩ hoặc gửi hoa tặng.
Cuốn sách hay về sức khỏe con người
Khi hơi thở hóa thinh không là tác phẩm ấn tượng nhất của Paul Kalanithi. Ông là bác sĩ tài năng nhưng đáng tiếc lại mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 36. Khó có câu từ nào diễn tả được những cảm xúc của tác giả khi nghe được tin xấu ấy. Tuy nhiên, trong tác phẩm của mình, bác sĩ người Mỹ lại cho độc giả thấy những góc rất khác của con người khi phải đối mặt cái chết. Bạn đọc thấy được sự can đảm, niềm tin trong quá trình chống lại căn bệnh ung thư của Paul. Quan trọng hơn, đó còn là những trăn trở về cái chết dưới góc nhìn của một bác sĩ.
">Lâm Tâm Như tiễn đưa nhà văn Quỳnh Dao
Hoa khôi Nam Em. Trong bài viết đăng tải trên trang cá nhân, Nam Em bày tỏ: "Tôi cũng mong phía cơ quan chức năng có thẩm quyền có hình phạt xử lý nghiêm minh cho những cá nhân, tổ chức đã và sẽ gây nguy hại đến thế hệ trẻ mai sau vì hành vi cổ xuý cho việc dùng mạng xã hội để công kích, quấy rối gây ảnh hưởng đến cá nhân, tập thể... Trong thời gian chờ đợi sự xem xét của phía cơ quan có thẩm quyền, tôi xin chân thành cảm ơn".
Những ngày qua, Nam Em liên tiếp phát livestream trên mạng xã hội thu hút đông người theo dõi. Cô gây bàn tán khi gợi lại chuyện tình cảm ồn ào trong quá khứ, không ngại tiết lộ góc khuất trong giới showbiz và 'bóc phốt' vài người nổi tiếng.
Cụ thể, trong các buổi livestream, Nam Em lần lượt tiết lộ chuyện tình cảm với một nam nghệ sĩ hiện đã có vợ con. Ở video khác, cô kể về một nghệ sĩ mang danh “ngọc nữ" nhưng thường xuyên dùng chất kích thích...
Ngày 17/2, Nam Em cũng có chia sẻ gây tranh cãi: "Thử khui hết showbiz đi, có người nào không cặp đại gia tôi đi bằng đầu. Ai cũng cặp đại gia hết, chẳng qua là không bị khui thôi. Khui ra là không ai đứng được hết. Quần quần áo áo hàng hiệu ở đâu ra? Showbiz trả tiền đâu có cao đâu mà quần quần áo áo, đồ hiệu".
Dù Nam Em không chỉ đích danh ai nhưng động thái này của cô khiến cư dân mạng bàn tán, đồn đoán về các nhân vật được đề cập.
Doanh nhân Hữu Cường - chồng sắp cưới của Nam Em - bênh vực người đẹp và đồng thời có phát ngôn gây sốc. Ở một livestream, nhân vật này khẳng định sẽ cùng Nam Em “phá nát showbiz”.
Bên cạnh việc tò mò về tính xác thực của câu chuyện, phần lớn khán giả tỏ ra ngán ngẩm, bức xúc trước những phát ngôn ồn ào của Nam Em và chồng sắp cưới. Cả hai được cho là đang đi quá giới hạn và làm tổn hại danh dự người khác.
Diệu Anh
Người đẹp Nam Em xin lỗi vẫn có thể bị xử phạt như thườngXoay quanh vấn đề Nam Em, Quế Vân livestream gây náo loạn showbiz, nhiều luật sư khẳng định có căn cứ xử phạt những người đẹp này.">Nam Em xin lỗi vì livestream gây ồn ào mạng xã hội