您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Al Fahaheel vs Al
NEWS2025-02-22 07:07:43【Giải trí】1人已围观
简介 Pha lê - 19/02/2025 16:39 Nhận định bóng đá g vàng sjc hôm nayvàng sjc hôm nay、、
很赞哦!(39)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Mes Rafsanjan, 19h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Nàng dâu tung chiêu độc 'trị' mẹ chồng đáo để
- Cách bảo quản giầy da : Bí quyết bảo quản giầy da ngày nồm ẩm
- 'Thần đồng piano' 5 tuổi gốc Việt được dạy dỗ thế nào?
- Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
- Tài xế xe ôm là cháu nội vua Thành Thái giờ ra sao?
- Hot girl Tú Linh rạng rỡ bên bạn trai doanh nhân trong lễ ăn hỏi
- Tài xế xe buýt đột quỵ khi chờ đèn đỏ ở TPHCM
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2: Khách đi tiếp
- Dạy con bằng roi làm bé 3 tuổi tử vong
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Al
- 1 năm sau ngày mẹ chồng đến ở cùng để chăm cháu, chồng tôi đánh tôi 3 lần. Tôi phải vào viện tâm thần vì quá bức xúc...
Quê chồng tôi ở một tỉnh miền Trung, vợ chồng tôi tay trắng lập nghiệp ở Hà Nội. Tôi làm văn thư ở một trường tiểu học, chồng tôi thuê cửa hàng nhỏ sửa chữa điện thoại. Cửa hàng gần trường Đại học nên khá đông khách.
Tôi cũng luôn chú ý chăm chút gia đình, bữa cơm nào tôi cũng nấu nướng thật ngon để chồng vui. Chúng tôi đã có những ngày tháng bên nhau thật hạnh phúc, bữa cơm luôn tràn ngập tiếng cười..
Cưới nhau được 2 năm thì tôi sinh con. Chúng tôi đã mua được gian nhà cấp 4 và sửa sang thành 2 phòng ngủ. Khi con tôi được 6 tháng, chúng tôi đón mẹ chồng lên ở cùng, nhờ bà chăm cháu cho vợ chồng tôi yên tâm đi làm.
Mẹ chồng tôi chỉ vui vẻ được chừng nửa tháng. Sau đó, bà rất hay cáu gắt với tôi. Lúc thì bà chê tôi sữa không tốt nên thằng bé còi cọc chậm lớn. Lúc thì bà bảo tôi không biết đường đi chợ, ngày nào cũng xách cả đống hoa quả, thịt cá về, quá tốn kém.
Tôi nhẹ nhàng giải thích là tôi đang nuôi con nhỏ, cần ăn uống đủ chất thì mới đủ sữa cho con bú. Thế là mẹ chồng tôi hầm hầm nói tôi không biết thương chồng cặm cụi đêm hôm, chỉ biết ăn chơi cho sướng cái thân.
Bà bảo, hồi bà nuôi con chỉ cần ăn 4 bát cơm với 2 quả trứng luộc dầm nước mắm mà lúc nào sữa cũng chảy ướt áo, con bú no nê chứ đâu như tôi, ăn hết thứ này thứ kia mà ngực lép kẹp, con lúc nào cũng khát sữa. Tôi ức quá, bế con về phòng nằm khóc.
Tôi bảo "Em mệt mỏi thì em ít nói chuyện, sao mẹ lại nghĩ oan cho em thế". Mẹ chồng tôi chạy sang mắng tôi té tát, bà bảo tôi là loại con dâu láo toét, đi làm lương chỉ đủ váy áo, cái nhà này toàn tiền con trai bà làm ra, thế mà còn sinh sự coi thường mẹ chồng. Bữa cơm tối, tôi mời mẹ ăn cơm rồi chỉ im lặng ngồi ăn cho xong bữa. Ăn xong, tôi dọn dẹp và vào phòng với con. Đang chơi đùa với con thì chồng tôi xông vào quát: "Cô làm gì mà để mẹ tôi bảo rằng con dâu khinh mẹ chồng, bữa cơm cạy mồm không nói nửa lời thế hả?".
Tôi ôm con khóc, tôi chỉ biết xin lỗi mẹ chồng nếu tôi làm gì khiến bà tức giận. Mẹ chồng nhìn tôi bằng ánh mắt căm hờn và nói: "Nhà tôi vô phúc mới rước phải cô con dâu bất tài vô dụng như chị".
Tôi nghĩ mà đau thấu tâm can nhưng vẫn cố nhịn. Khi nhịn không được, tôi đóng cửa phòng và đập phá mọi thứ. Tôi không kiểm soát được bản thân vì cơn giận giữ lên đến đỉnh điểm.
Mẹ chồng tôi thấy vậy loan tin tôi bị tâm thần và bắt chồng tôi đưa tôi đi viện. Tôi bị trầm cảm và phải uống thuốc một thời gian. Tuy nhiên sau đó, giữa tôi và mẹ chồng lại mâu thuẫn.
Mùa đông rét mướt kéo dài, bà cứ sợ cháu ho, ốm nên nửa tháng trời không tắm cho cháu. Đêm ngủ, con trai tôi quấy khóc, bứt rứt không yên. Một hôm nghỉ cuối tuần, tôi để con ngủ xong giấc trưa thì bế con đi tắm. Tối đó, con ngủ rất ngon giấc.
Tôi phấn khởi nên buột miệng nói: "Tại bà để cháu bẩn quá nên nó ngứa ngáy khó ngủ". Thế mà mẹ chồng tôi bỏ cơm tối, trùm chăn nằm khóc. Chồng tôi phải nịnh mãi, bà mới chịu ăn lưng cơm lót dạ.
Tôi vô tư không biết mình gây ra lỗi lầm gì nên cứ vô tư ăn cơm, trò chuyện với chồng. Đợi chúng tôi ăn xong, mẹ chồng tôi khóc lóc kể rằng bà đã phải bỏ quê, bỏ nhà lên chăm cháu mà con dâu không tôn trọng, chê bà chăm cháu bẩn, bà không còn muốn ở đây thêm 1 ngày nào nữa. Bà tuyên bố, sớm mai bà sẽ bắt xe khách về quê.
Bà còn than vãn rằng, bà từng một mình chăm nuôi 4 đứa con khi chồng công tác xa nhà, đứa nào lớn lên cũng mạnh khỏe giỏi giang thế mà giờ lại bị con dâu coi khinh. Chồng tôi tức quá, xông vào tát tôi mấy cái liền
Anh ấy hét lên: "Sao cô có ăn có học mà dám hỗn láo với mẹ tôi như thế?". Tôi cũng tức tối cãi nhau với chồng vài câu rồi bế con sang hàng xóm chơi, không xuống nước xin lỗi mẹ chồng như lần trước.
Hôm sau, chồng tôi chở mẹ ra bến xe. Tôi lặng lẽ chào bà và không nói thêm nửa lời khi bà sụt sùi hôn thằng cháu. Mấy hôm sau, chị chồng tôi điện thẳng cho tôi nói rằng không ngờ tôi là người sống thất đức như thế, cố tình gây sự để đuổi mẹ chồng về quê. Chị ấy còn bảo tôi đừng vội đắc ý, gieo nhân nào gặp quả ấy. Tôi chỉ vâng dạ chứ tuyệt nhiên không thanh minh điều gì.
Từ đó, tôi phải gửi con nhờ bà hàng xóm bên cạnh trông, tiền công trả bà 2 triệu, hết nửa lương đi làm nhưng tôi không còn phải áy náy, bức bối đến nghẹt thở như khi nhờ vả mẹ chồng nữa. Giờ con trai 3 tuổi, tôi gửi con đi mẫu giáo, con rất ngoan ngoãn, kháu khỉnh.
Mẹ chồng ghét tôi như xúc đất đổ đi nên bà không thèm ra thăm cháu lần nào. Tôi cũng không gọi điện gì về hỏi thăm ông bà nội cu Bin. Tết nhất cũng chỉ có chồng tôi đưa con về quê, tôi dứt khoát không về cùng anh.
Những lời mẹ chồng chửi rủa tôi, cả đời tôi không quên... Tôi cũng không quên được những trận đòn mà anh đã vì mẹ mà giáng lên đầu tôi.
Ngặt nỗi, thấy tôi thờ ơ với mẹ, chồng tôi cũng tỏ vẻ khó chịu ra mặt. Anh cũng cư xử lại như vậy với gia đình tôi. Thành ra, cả tháng chúng tôi chẳng nói chuyện với nhau.
Anh nói với chị gái của tôi rằng, khi nào tôi về quê và quỳ xuống xin lỗi mẹ anh thì anh ấy mới nhìn mặt tôi. Tôi cảm thấy rất phẫn nộ. Có lẽ chúng tôi sẽ ly hôn…Mong mọi người hãy tư vấn giúp.
Vội kết hôn, cô gái gặp quả đắng khi chồng biến thành 'cơn ác mộng'
Vội vã kết hôn, Linh cay đắng nhận ra mình lấy phải kẻ vũ phu và nghiện ma túy.
">Tâm sự: Nhập viện tâm thần sau cuộc trò chuyện với mẹ chồng
- Yêu 3 năm, cô gái chưa một lần được nhận quà. Họ cũng không có phòng cưới, không gian riêng tư duy nhất nằm trọn trong chiếc giường ở góc nhà, ngăn cách bằng tấm ri-đô mỏng manh. Thế nhưng hơn 30 năm cuộc hôn nhân của họ vẫn đầy ắp tiếng cười …
Kể về chuyện tình yêu của mình, ông Nguyễn Đăng Việt (SN 1958, Hàng Cót, Hà Nội) luôn nói rằng, tình yêu ngày xưa vô cùng giản dị.
Ông Việt kể, sau khi đi bộ đội về, ông được người trong làng giới thiệu và làm quen với cô gái tên Nguyễn Thị Thu (SN 1963, người vợ hiện tại của ông) ở phố Khâm Thiên, Hà Nội.
“Được họ hàng, làng xóm giới thiệu, chúng tôi gặp nhau. Sau khi gặp nhau thì tình yêu chớm nở. Từ đó, mỗi ngày, sau khi hoàn thành công việc cơ khí điện ở công ty Công viên (Hà Nội), tôi lại đạp xe đến phố Khâm Thiên.
Chúng tôi yêu nhau được 3 năm thì làm đám cưới. Tuy nhiên, tình yêu ngày đó giản dị lắm, suốt 3 năm yêu nhau, gặp nhau chúng tôi cũng chỉ dám đứng bên hành lang trò chuyện.
Chúng tôi không có chuyện đi ăn, đi uống cà phê hay xem phim… như lớp trẻ bây giờ. Tôi cũng chưa bao giờ biết tặng quà vì thời đó không có tiền. Lương của tôi mỗi tháng được 5 đồng. Lĩnh lương xong, tôi mua gạo, muối, dầu ăn… cũng vừa hết”, ông kể.
Tuy nhiên, ông Việt cũng phải công nhận rằng, con gái thời xưa rất ngoan hiền. Họ không được người yêu tặng quà nhưng không bao giờ đòi hỏi.
Hình ảnh trong lễ ăn hỏi của ông Việt. Ảnh: NVCC Ông Việt kể tiếp: “Năm 1983, chúng tôi làm đám cưới. Đám cưới thời bao cấp nên mọi thứ đều đơn giản.
Hai vợ chồng phải đi đăng ký kết hôn trước, sau đó cầm tờ giấy kết hôn đi mua thì người ta mới bán cho một cái màn, một vỏ chăn, hai chiếc gối, một cây thuốc lá và một chiếc giường.
Ngày cưới, tôi thuê được một chiếc xe ca. Đi đón dâu, tất cả hai họ nhà trai, nhà gái, cô dâu chú rể cùng ngồi trên chiếc xe đó. Cô dâu mặc áo dài trắng, ôm bó hoa lay ơn và đi đôi guốc mộc chứ không cầu kỳ váy áo như bây giờ".
Ông Việt cũng cho biết, lễ ăn hỏi của một gia đình hạng trung như gia đình gia đình của ông thời đó cũng khá đơn giản. Đó là gồm 3 tráp (quả) với 2 kg chè, 2 kg mứt sen, thuốc lá và 1 buồng cau.
Cỗ cưới ở nhà trai có gần 30 mâm, nhưng không có mâm cao cỗ đầy mà tuân thủ quy tắc: “2 rối, một lòng, một xương”. Tức là 2 đĩa thịt, một đĩa lòng lợn, một bát canh xương.
Người dân Hà Nội thời xưa đi đám cưới cũng không quá quan trọng chuyện tiền mừng, quà cáp. Họ quan niệm, đám cưới mời nhau đến dự là vui. Nhiều người cầu kỳ hơn thì mang tặng cô dâu chú rể những đồ dùng trong gia đình như chậu, phích, xoong, nồi…
Hầu hết họ chỉ tới dự, ăn bữa cơm và nói lời chúc mừng nhau. Thế nhưng tiếng nói, tiếng cười vẫn cứ rộn rã chân tình.
Ảnh cưới năm 1983 của ông Việt và vợ. Ảnh: NVCC “Điều không thể chối cãi là ngày xưa nghèo, cái gì cũng thiếu thốn, cô dâu cũng vì thế mà vất vả hơn bây giờ rất nhiều.
Tôi nhớ, đám cưới xong, quan khách ra về, vợ tôi lập tức phải thay quần áo rồi ngồi rửa bát, sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa chứ không hề được ngồi nghỉ ngơi. Nhà tôi lại đông anh em nên sau đám cưới, cuộc sống cũng có phần vất vả.
Bố mẹ tôi sinh được 11 người con. Trước đám cưới của tôi, 2 người anh đã lập gia đình. Tất cả đều sống chung trong căn hộ 30m2 tại phố hàng Cót. Hai vợ chồng tôi cưới nhau, cả nhà phải nhường cho chúng tôi chiếc giường duy nhất.
Chiếc giường đó có ri-đô, đặt ở góc phòng. Còn lại, tất cả các thành viên (gần 20 người) trong gia đình bao gồm bố mẹ, 10 anh chị em ruột thịt và dâu con nằm trên những tấm phản trải dài trong nhà”, ông Nguyễn Đăng Việt kể tiếp.
Tuy nhiên, theo lời ông Việt, cuộc sống chật chội như vậy không phải là cá biệt ở Hà Nội. “Ở đây, còn có những nhà rộng chưa đầy chục mét vuông có đến 3 đôi vợ chồng chung sống. Vì thế mới có những chuyện bi hài …”, người đàn ông ở phố cổ cho biết.
Vợ chồng ông Việt hiện tại. Ông Việt cho biết thêm: “Vì không có điều kiện ra ở riêng nên 3 cặp vợ chồng ấy phải chung sống trong một căn phòng chật hẹp. Căn phòng không hề có giường, cũng không có chỗ để quây ri đô.
Tối đến, cả 3 cặp vợ chồng nằm dài trên sàn nhà. Thế rồi một lần, người anh trai đi uống rượu về khuya, trong lúc men say nhập nhoạng, người anh nằm nhầm chỗ và quàng tay ôm nhầm em dâu.
Chuyện đó làm cả nhà được phen tóa hỏa. Sáng ra, cô em dâu và anh trai thì đỏ mặt tía tai vì ngượng …”.
(còn nữa)