您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 19/2: Dễ dàng sụp đổ
NEWS2025-02-22 06:45:16【Thời sự】7人已围观
简介 Pha lê - 18/02/2025 17:12 Nhận định bóng đá g kết quả bóng đá anhkết quả bóng đá anh、、
很赞哦!(2478)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
- Phụ nữ yêu lâu cũng thấy chán!
- Tâm sự của du học sinh Việt Nam khi Mỹ đối mặt với đại dịch
- Mạng xã hội bất bình vì một nhóm học sinh chế giễu người châu Á
- Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
- Ế vì ...xinh đẹp, giỏi giang
- Danh sách các phường, xã ở Phú Thọ sẽ tiến hành sáp nhập
- Trường ĐH duy nhất ở TP.HCM học lại ngày 9/3 trước dịch virus corona
- Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
- Danh sách tuyển Việt Nam Thái Lan: CLB Hà Nội đông quân nhất
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
Video highlight U18 Việt Nam 0-0 U18 Thái Lan (nguồn: VTVCab, Next Sports):
Đội hình xuất phát:
U18 Việt Nam: Y Eli Nie, Hoàng Phúc, Khắc Lương, Minh Trọng, Tuấn Tài, Xuân Bình, Công Đến (đội trưởng), Nhĩ Khang, Quang Tú, Nguyên Hoàng, Kim Nhật
U18 Thái Lan: Rakyart, Trisat, Daokrajai, Promsrikaev, Promsomboon (đội trưởng), Rungrueang, Todsanit, Rueangtharanot, Phatthaphon, Samahung, Keereerom
Q.C
">Video U18 Việt Nam 0
Lịch Thi Đấu Serie A 2021/2022 Ngày Giờ Đội Tỉ số Đội Vòng Kênh 17/01 17/01 00:00 AS Roma 1:0 Cagliari Calcio Vòng 22 17/01 02:45 Atalanta 0:0 Inter Vòng 22 18/01 18/01 00:30 Bologna FC 0:2 SSC Napoli Vòng 22 On Football 18/01 00:30 AC Milan 1:2 Spezia Calcio Vòng 22 On Sports News ">18/01 02:45 ACF Fiorentina 6:0 Genoa CFC Vòng 22 On Sports News Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/1/2022
Giải U15 Đông Nam Á 2019 được tổ chức tại Thái Lan. U15 Việt Nam nằm ở bảng A cùng với các đội Indonesia, Myanmar, Timor Leste, Singapore và Philippines. Bảng B gồm chủ nhà U15 Thái Lan, U15 Australia và U15 Malaysia.
Lịch thi đấu bán kết U15 Đông Nam Á 2019:
Ngày 7/8 - 15:00: U15 Việt Nam 1-3 U15 Malaysia (Xem video)
Ngày 7/8 - 18:00: U15 Indonesia 0-2 U15 Thái Lan
Lịch thi đấu U15 Đông Nam Á 2019:
Ngày 9/8 - 15:00: U15 Việt Nam 0-0 (pen 3-4) U15 Indonesia (xem video)
Ngày 9/8 - 18:00: U15 Thái Lan 1-2 U15 Malaysia (chung kết)
Q.C
">Lịch thi đấu của U15 Việt Nam tại giải U15 Đông Nam Á 2019
Nhận định, soi kèo Al
- Trên đường về nhà, chị Hương bất ngờ bị một người lạ đâm phải rồi bỏ chạy. Tai nạn khiến chị bị chấn thương sọ não, rơi vào hôn mê sâu, tính mạng gặp hiểm nguy. Ở nhà, hai đứa con thơ của chị cứ liên tục khóc lóc đòi mẹ.
Vợ nén nỗi đau riêng lo cứu chồng nằm viện
Vất vả cả đời, cha chỉ bật khóc vì không cứu được con
Chúng tôi tìm đến nhà chị Vũ Thị Hương (44 tuổi) ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Căn nhà nhỏ chỉ rộng khoảng 30m2 nằm sâu trong ngõ, bao phủ bởi không khí ảm đạm, buồn bã. Thỉnh thoảng lại có tiếng gào khóc của trẻ con, tiếng người già họ sù sụ khiến nhiều người cảm thấy thê lương.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một người phụ nữ chừng 40 tuổi, mặt mũi bẩn thỉu, quần áo lôi thôi đang ngồi bệt dưới sàn nhà, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Trên giường, hai cụ già tóc bạc trắng ôm hai đứa trẻ, ánh mắt ngơ ngác nhìn khách.
Cha mẹ chị Hương bên trong căn nhà cũ kỹ của gia đình Một lúc sau, tiếng xe đạp cọt kẹt từ ngoài ngõ đi vào, đó là ông Vũ Văn Tiếp, anh trai của chị Hương. Ông cho biết, gia đình mình có 7 anh chị em, trong đó chị Hương là con út. Nhà vốn có truyền thống làm ruộng, sau khi các anh chị lần lượt lập gia đình ở xa và điều kiện cũng không có, chị Hương trở thành trụ cột nuôi cha mẹ cùng một người chị gái bị tâm thần.
Không lập gia đình, chị Hương đi xin con. Các cháu Vũ Phạm Uyên (12 tuổi) và Vũ Phạm Cường (5 tuổi) là niềm an ủi duy nhất của người phụ nữ quá lứa lỡ thì. Hàng ngày, chị làm ruộng rồi ai thuê gì làm nấy kiếm tiền lo cơm nước, cho các con ăn học. Thế nhưng số phận bất hạnh vẫn chưa buông tha cho chị.
Chị Hương đang cấp cứu, tính mạng vẫn bị đe dọa "Sự việc xảy ra vào chiều tối ngày 25/11. Do bị đau dây thần kinh cổ nên hằng ngày em nó vẫn đi tiêm rồi về nhà sớm để cơm nước. Đến khoảng 6h tối, có người gọi thông báo em tôi bị tai nạn, may mắn được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng người gây tai nạn đã bỏ trốn”, ông Tiếp nói.
Do tình trạng nguy kịch nên ngay trong đêm, chị Hương được phẫu thuật sọ não gấp. Các bác sĩ ở bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hưng Yên xác định ca cấp cứu rất nghiêm trọng: chấn thương sọ não, một phần sọ phải gửi lên Bệnh viện Đại học Y nuôi cấy.
Cha mẹ già cả, không giúp được gì, mọi chi phí chạy chữa của chị phải nhờ đến anh em Được biết, chi phí điều trị mỗi ngày cho chị cần cả triệu đồng. Đến nay tổng số tiền phải trả đã lên đến con số trăm triệu. Thương hoàn cảnh của chị Hương, hàng xóm láng giềng cũng giúp đỡ người dăm chục, vài trăm.. Còn lại, anh em trong nhà đi khắp nơi hỏi vay mượn, xoay sở để cứu lấy tính mạng em mình. Càng vay càng rơi vào bế tắc bởi ai nấy đều khó khăn.
Chị Hương còn nuôi một người chị bị tâm thần, dù tính tình hiền lành không quấy phá nhưng cũng không biết làm gì giúp đỡ, chỉ ngồi một chỗ Ngồi nói chuyện đến xế chiều, bữa cơm cuối ngày được dọn ra. Trên mâm vỏn vẹn bát canh, bát trứng nhỏ dành cho 4 người. Hai đứa trẻ vừa xúc cơm cho ông bà, vừa rón rén ăn, ánh mắt ngước nhìn người lạ như muốn hỏi hàng trăm câu về mẹ. Thiếu vắng đi bàn tay chăm sóc thân thương của mẹ, chúng như những con chim non bơ vơ. Mẹ nằm viện lâu một ngày, tương lai các con càng thêm mờ mịt.
Mâm cơm đạm bạc của cha mẹ và các con chị Điều quan trọng nhất bây giờ là tính mạng của chị Hương cần được cứu giúp. Người thân trong nhà đang luân phiên nhau chăm sóc chị Hương trong bệnh viện và cha mẹ già ở quê. Với chi phí tốn kém cứ ngày một tăng dần, hoàn cảnh của chị đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ.
Phạm Bắc
">Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Vũ Văn Tiếp, thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. SĐT 0389501163
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.294 (chị Vũ Thị Hương)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Gặp tai nạn nguy kịch, mẹ đơn thân rất cần được giúp đỡ
Bốn điều không thể bỏ qua
Thứ nhất, để có thể giáo dục con cái thì bản thân phụ huynh phải nắm được thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh như cách lây nhiễm, cách phòng tránh… qua các kênh thông tin chính thống như của Bộ Y tế, trung tâm vệ sinh dịch tễ TW, Thông tin Chính phủ, các tờ báo lớn… Phụ huynh tránh đọc thông tin từ những nguồn không được xác minh, nâng cao nhận thức về tin giả, về những đồn đoán trên mạng xã hội.
Thứ hai, cần đưa thông tin đơn giản nhưng đảm bảo tính chính xác. Trẻ chưa hiểu được những thông tin có hàm lượng kiến thức khoa học cao, vì thế chỉ nên trao đổi với con những kiến thức đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
Bức tranh "kỳ nghỉ vui vẻ" của bé Ngô Thanh Hằng, 9 tuổi (Hà Nội) ghi lại những khoảnh khắc bên gia đình. Thứ ba, cần tập trung vào những thông tin tích cực. Điều này giúp tránh tâm lý hoang mang, lo lắng cho trẻ, để giữ được tinh thần tích cực vui vẻ chống lại dịch bệnh.
Thứ tư, cần làm mẫu cho con. Những hành động đơn giản nhưng hiệu quả như rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh môi trường xung quanh, không nên chỉ cho con xem duy nhất video hướng dẫn… Khi làm mẫu, con cái sẽ nhìn vào cha mẹ và làm theo, học tập một cách trực quan và hiệu quả nhất. Cha mẹ cũng có thể kiểm tra xem con đã thực hành đúng chưa để đảm bảo an toàn.
Chiến thuật giao tiếp thông tin với trẻ nhỏ
Khi phụ huynh trao đổi với con cái về bệnh dịch, để trẻ nhớ hơn, có một số chiến thuật giao tiếp thông tin:
Lựa chọn một địa điểm an toàn, thoải mái vào khung thời gian trong ngày, khi mà cha mẹ và con có thể tập trung hoàn toàn cho cuộc nói chuyện. Cả cha mẹ và con cái khi đó đều cần phải tỉnh táo, không mệt mỏi, không đói, không vội việc gì. Nên tránh nói chuyện vào buổi tối, vì sẽ đem lại cảm giác sự việc nghiêm trọng và tồi tệ, ám ảnh với con trẻ. Những chi tiết này tuy nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc nói chuyện.
Tông giọng và thần thái của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến cách trẻ tiếp nhận thông tin và cảm xúc của trẻ. Vì thế, khi nói chuyện cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, tông giọng chắc chắn, đảm bảo.
Nên mở đầu cuộc nói chuyện bằng 1 câu hỏi mở về những gì con cái biết và cảm giác của con đối với chủ đề bệnh dịch này.
Xác nhận những lo lắng, bất an của con, thay vì bỏ qua hoặc coi nhẹ chúng – điều này khiến trẻ sẽ cởi mở nói chuyện với cha mẹ.
Từ đó xác nhận với trẻ tình hình hiện tại, đưa ra một vài số liệu thực tế để trẻ hiểu rõ hơn, hoặc bác bỏ những thông tin sai lệch.
Để câu chuyện diễn ra tự nhiên, cha mẹ nên để trẻ dẫn truyện còn mình thì đoán trước các câu hỏi khó mà trẻ sẽ hỏi, nhưng không nên trả lời quá nhiều thông tin cùng lúc, khiến trẻ bị choáng ngợp và khó tiếp thu được hết.
Nên nói chuyện với trẻ càng sớm càng tốt, vì như vậy thì cha mẹ sẽ là nguồn thông tin tin cậy của con cái. Tránh để các thông tin đến với trẻ từ nguồn khác trước.
Nên chia nhỏ cuộc nói chuyện thành nhiều lần, thay vì dồn vào 1 lần.
Chia sẻ với con ở khía cạnh tâm lý
Trong tình hình bệnh dịch hiện nay, bên cạnh trang bị kiến thức phòng chống, cha mẹ cũng nên chia sẻ về khía cạnh tâm lý với con về tinh thần. Cụ thể ở đây là về sự thấu cảm.
Với các em học sinh nhỏ (mầm non và tiểu học), nhận thức về thế giới xung quanh vẫn còn hạn chế, thì đây là cơ hội để cha mẹ giải thích cho con cái hiểu về những khó khăn mà moi người xung quanh trải qua, những đảo lộn trong cuộc sống do bệnh dịch mà các con chưa hiểu rõ nguyên nhân.
Vì các con còn nhỏ nên đây có thể là lần đầu tiên thấy những thay đổi lớn như vậy trong cuộc sống. Tâm lý trẻ nhỏ như tấm gương phản chiếu, nếu trẻ thấy được sự lo âu, căng thẳng liên tục của những người lớn xung quanh thì điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Với các em học sinh lớn hơn (bậc THCS và THPT), ở độ tuổi tâm sinh lý đang phát triển và thay đổi do hormone tăng trưởng, rất nhiều em cảm thấy bức bách khó chịu khi không được ra ngoài giao tiếp với bạn bè, tham gia các hoạt động. Việc bị dồn nén tâm lý như vậy ở lứa tuổi dậy thì có thể sẽ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Vì vậy, bố mẹ càng cần kiên nhẫn hơn để giải thích một cách kiên trì. Bởi tuổi này các em bắt đầu cần hiểu về trách nhiệm xã hội của bản thân mình.
Và cha mẹ có thể giúp các con thấy việc đóng góp vào nỗ lực chung chống dịch là một điều các con có thể tự hào.
Ngô Huy Tâm
Bộ Giáo dục đã có tính toán trường hợp học sinh nghỉ dài vì Covid-19
- Trong trường hợp bất khả kháng khi học sinh tiếp tục nghỉ dài hơn vì Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán việc tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học và cả mốc thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp.
">“Chiến thuật” trao đổi thông tin về dịch bệnh với con cái
Tại buổi nói chuyện, bà Phạm Việt Hà (người sáng lập OEA Vietnam với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục) kể một câu chuyện từng diễn ra mà nhân vật chính là những người trong gia đình mình.
Bố của bà là một kỹ sư cơ khí nhưng sau trải nghiệm nghề nghiệp, ông không muốn con trai mình theo học kỹ thuật.
Em trai bà dù thích và đỗ vào 2 trường kỹ thuật nhưng vì thương bố, đành quyết định theo học kinh tế. Cậu học rất giỏi và sau tốt nghiệp được giữ lại làm giảng viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Sau đó sang Úc và học tiếp về ngành Tài chính ứng dụng và rồi làm việc cho một trong những tổ chức thuộc Big Four, rồi chuyển làm sếp của một quỹ đầu tư,...
“Mặc dù xét về năng lực, nó rất giỏi với nghề nghiệp đó, xét về mức độ thành công, cũng có thể được gọi là thành công. Nhưng, em trai tôi chưa bao giờ hạnh phúc với những nghề đó. Chưa bao giờ em tôi yêu các công việc đó và luôn trong đầu có ý nghĩ bỏ việc và bỏ việc. Điều đau lòng nhất của tôi là đã không giúp được em mình ở thời điểm ra quyết định chọn nghề nghiệp”, bà Hà chia sẻ.
Bà Phạm Việt Hà Đứng ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Hải Yến, phụ trách Marketing của công ty Tek Experts chia sẻ thực tế công ty cũng có rất nhiều trường hợp nhân sự sau một khoảng thời gian vào thì nhận thấy bản thân chưa thực sự phù hợp với môi trường.
Theo bà Yến, câu chuyện này cũng không chỉ ở công ty mình mà xảy ra ở rất nhiều công ty khác nhau.
“Do đó trước khi nộp hồ sơ, các bạn trẻ cần phải nghiên cứu môi trường công việc đó ra sao, công việc thực tế mà mình sẽ làm là gì để không bị ảo tưởng về công việc. Bởi chính những sự thất vọng về công việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn. Đó không chỉ là tổn thất với công ty mà phía các bạn trẻ cũng sẽ mất đi một chặng đường dài”.
Còn Nguyễn Đức Anh (một cựu học sinh chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Amsterdam- Hà Nội, hiện đang là Youtuber và là người sáng lập nên ứng dụng đọc sách Nano Book) chia sẻ hiện anh đang cảm thấy rất thoải mái và hài lòng với những công việc mình đang làm. Đơn giản nó phù hợp với sở thích được quay phim, nghe nhạc, và đi du lịch của bản thân.
Song trước đó, Đức Anh cũng nếm trải nghiệm chuyện phụ huynh phản đối nghề nghiệp mà mình mơ ước. “Nhưng để thuyết phục cha mẹ thì có thể bạn phải tự mình hành động thực tế, và tốt hơn thì chứng tỏ được cho cha mẹ thấy mình tự lo được cho bản thân”.
Theo bà Phạm Việt Hà, hiện nay mức độ tự quyết của giới trẻ đã thay đổi rất nhiều. “Vì vậy, tôi có lời khuyên nếu các bạn là người trẻ hãy trò chuyện với bố mẹ để nói lên những suy nghĩ và nguyện vọng của mình. Bởi dù thành công hay thất bại thì đó cũng là cuộc đời của các bạn. Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng nên suy nghĩ về những tư vấn của bố mẹ, không phải họ sai cả đâu. Điều quan trọng là hãy ra quyết định một cách có trách nhiệm với bản thân và cả những người yêu thương mình. Bởi thành công và thất bại của bản thân sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn”.
Bà Hà cho rằng để có thể được định hướng nghề nghiệp, bạn trẻ cần phải trả lời 5 câu hỏi: Thứ nhất là bạn thích gì? Thứ hai là bạn thuộc nhóm tính cách nào? Thứ ba, bạn có năng lực làm tốt nhất việc gì trong số những nghề bạn thích và phù hợp với tính cách của bạn? Thứ tư, trong số những việc đó, thị trường cần cái gì? Và cuối cùng trong số những thứ bạn thích, giỏi và phù hợp, thị trường cần ấy thì sự so sánh về mức trả, giữa chi phí và lợi ích ra sao.
Để từ đó, đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Có lãng phí thời gian khi bỏ những công việc cũ?
Trước câu hỏi này của các bạn trẻ, anh Trần Trung Hiếu, CEO TopCV - một đơn vị hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp tuyển dụng ở Việt Nam chia sẻ: Công ty chúng tôi gồm 100 người với 60-70% là các bạn trẻ vừa mới ra trường. Trong số đó, có những bạn đã làm được 1-2 năm và làm rất tốt ở vị trí của mình nhưng vẫn luôn đặt câu hỏi là không biết có hợp với nghề này không và có nên chuyển nghề.
Anh Trần Trung Hiếu. "Tuy nhiên, điều các bạn trẻ cần lưu ý là khi bắt đầu với một công việc nào đó thì không quan trọng các bạn làm nó trong bao lâu mà quan trọng nhất là tại thời điểm làm việc đó thì bạn cần phải tập trung hết sức, để có thể khám phá thực sự mình có hợp nó hay không.
Các bạn cần trả lời được câu hỏi tôi đã làm việc hết sức hay chưa? Có thực sự phù hợp với nó hay không? Và nếu thấy không hợp thì lúc đó mới tính chuyển sang một công việc khác. Đó là cách để các bạn đỡ lãng phí về mặt thời gian”, anh Hiếu đưa lời khuyên.
Là “dân chuyên Anh”, Youtuber Nguyễn Đức Anh cho hay bản thân từng thích nhiều thứ và những khoảng thời gian tập trung chuyên vào những điều đó cũng tạo ra giá trị cho công việc hiện tại mà anh đang làm. “Làm Youtuber không chỉ đòi hỏi biết quay phim mà còn phải biết chọn nhạc. Một video hay cần phải biết cách quay, cách chọn nhạc hay và hiểu nhạc,... nhưng điều này không gây khó cho mình bởi trước đó mình từng thời gian thích nhạc”.
Chính vì vậy, Đức Anh cho rằng, việc “nhảy” nghề là hoàn toàn bình thường. Nhưng trước khi các bạn trẻ đưa ra quyết định chuyển nghề, theo Đức Anh, hãy cố làm hết mình với công việc hiện tại. Anh cho rằng nên cố gắng đến mức “cảm giác mình không thể học thêm được nữa” trước khi sang một lĩnh vực mới.
Thực tế với công việc hiện tại, khi ra những ý tưởng mới, chàng trai trẻ này có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học được ở những công việc trước để hỗ trợ một cách hiệu quả.
“Sau này khi đối diện với một thử thách mới thì những kinh nghiệm cũ dù ở bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ hỗ trợ cho nhau và mang lại hiệu quả không ngờ”, Đức Anh tâm sự.
Bà Phạm Việt Hà, chia sẻ đã từng thử sức qua nhiều nghề, từ gia sư, maketing cho một tập đoàn của Đài Loan, rồi phụ trách phòng tổng hợp tin thị trường của một tập đoàn Ấn Độ, hay giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong suốt 17 năm.
Chia sẻ lý do cho những lần nhảy việc, bà cho hay bởi không thấy mình tốt lên, có những kỹ năng, học được những điều mới và cần phải chuyển sang một môi trường mới. Song, kinh nghiệm của các công việc từng kinh qua đều giúp ích cho chặng đường phía sau.
Những trao đổi trên được chia sẻ tại buổi talkshow ra mắt sách “Người trong muôn nghề” do Spiderum và Top CV tổ chức. Cuốn sách nhằm mang đến cho các bạn trẻ và cả các phụ huynh những trải nghiệm hướng nghiệp từ những câu chuyện mang những góc nhìn chân thật nhất từ những người đi trước theo những nhóm ngành nghề khác nhau.
“Những câu chuyện giúp chúng ta có niềm tin hơn với bức tranh nghề nghiệp rõ ràng chứ không phải chỉ góc nhìn bản thân tôi nghĩ hay mọi người nghĩ. Quyển sách giúp các bạn thêm góc nhìn chứ không đưa ra cho các bạn quyết định cụ thể”, anh Trần Trung Hiếu chia sẻ.
Hải Nguyên
Làm gì để thuyết phục bố mẹ chọn nghề mình thích?