您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
NEWS2025-02-26 03:52:11【Kinh doanh】6人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 23/02/2025 05:43 Pháp thể thao 24h/7thể thao 24h/7、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2: Khách hoan ca
- Ronaldo xấu xí nhổ nước bọt vào đàn em Elanga MU 1
- Dàn sao Man City ‘đốt mắt’ fan nữ trước trận đấu với Barca
- Tinh giản từ 5
- Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
- Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố tiêu chuẩn mở cửa lại trường học
- Tổng cục TDTT lên tiếng về sự cố CĐV đổ máu do pháo sáng ở Hàng Đẫy
- Thái Lan vs Việt Nam: Báo Thái ức thầy Park, làm nóng derby ĐNA
- Nhận định, soi kèo Barito Putera vs Bali United, 19h00 ngày 24/2: Lịch sử gọi tên
- Indonesia hoãn kỳ thi quốc gia, xem xét hình thức thi trực tuyến
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại
Trước đó, hoàn cảnh của cụ Trần Thị Tua (83 tuổi) và con gái là chị Trịnh Thị Veo (56 tuổi) ở thôn Hùng Trì, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) khiến nhiều bạn đọc xúc động.
Ngoài 80 tuổi, sức khỏe cụ Tua đã suy yếu, đôi tay, đôi chân gầy rộc chỉ còn da bọc xương. Vậy mà bất kể nắng mưa, hằng ngày cụ vẫn gắng gượng chăm sóc người con gái mắc bệnh sỏi mật.
Bạn đọc giúp đỡ cụ Trần Thị Tua số tiền 6.300.000 đồng Năm chị Veo lên 9 tuổi thì bố qua đời vì bạo bệnh. Hai mẹ con rau cháo nương tựa lẫn nhau. Mọi chi tiêu sinh hoạt trong gia đình chỉ trông vào khoản trợ cấp người cao tuổi 270.000 đồng/tháng của cụ Tua.
Cách đây không lâu, chị Veo bỗng nhiên đổ bệnh phải nằm liệt giường suốt 2 tháng. Thuốc thang mãi mà tình trạng cứ ngày một nặng. Đến lúc tưởng không trụ nổi nữa, hàng xóm láng giềng giúp cụ một tay đưa chị đi bệnh viện cấp cứu.
Hiện tại, tình trạng chức năng cơ thể của chị Veo rất kém, tiểu cầu giảm, nguy cơ xuất huyết cao nên để đảm bảo an toàn trước khi mổ, chị cần đáp ứng đủ các chỉ số an toàn.
Đón nhận những tấm lòng thơm thảo của bạn đọc báo VietNamNet, cụ Tua run run xúc động: “Nhiều nhà hảo tâm đã đến tận nhà để động viên, chia sẻ, cụ thấy mình được an ủi rất nhiều. Cụ rất biết ơn và ghi nhớ những tấm lòng của mọi người đã ra tay giúp đỡ”.
Phạm Bắc
Xót xa mẹ già 83 tuổi vẫn còng lưng chăm con bị sỏi mật
Khuôn mặt khô héo, chân tay run rẩy, ở tuổi 83, thay vì được nghỉ ngơi thì hàng ngày, cụ Tua vẫn cặm cụi chăm sóc con gái bị sỏi mật đang nằm cấp cứu trong bệnh viện.
">Bạn đọc ủng hộ chị Trịnh Thị Veo bị sỏi mật
Dàn sao The Blueskéo nhau đi ăn mừng hoành tráng ở London sau khi đội vô địch FIFA Club World Cup với chiến thắng 2-1 trước Palmeiras ở UAE.
Các cầu thủ Chelsea kéo nhau đi ăn mừng ở London sau chiến tích vô địch FIFA Club World Cup Với chiếc cúp này, Chelsea do tỷ phú người Nga, Roman Abramovich mua vào năm 2003, chính thức sưu tập đủ mọi danh hiệu cấp CLB. Họ là CLB thức 5 trên thế giới làm được điều này, sau Ajax, MU, Bayern Munich và Juventus.
Chiến thắng tại Abu Dhabi vào cuối tuần qua mang về cho Chelsea khoản tiền thưởng 3,6 triệu bảng từ FIFA.
Trước đó, họ cũng “bỏ túi” 3,7 triệu bảng khi giành Siêu Cúp châu Âu hồi đầu mùa sau khi thắng Villarreal trên loạt đấu súng.
Tổng cộng, Chelsea nhận 7,3 triệu bảng tiền thưởng cho 2 danh hiệu đạt được gần đây. Tuy nhiên, thầy trò Thomas Tuchelkhông nhận được một đồng nào từ khoản thưởng trên.
Tuy nhiên, cả đội không ai được thưởng đồng nào từ khoản thưởng 7,3 triệu bảng Chelsea nhận được cho 2 danh hiệu gần nhất Theo Sportmail, tất cả là do vào đầu mùa giải, không có đàm phán bổ sung nào về khoản thưởng cho 2 danh hiệu trên.Do vậy, Chelsea vẫn chỉ theo thường lệ, cầu thủ chỉ được thưởng nếu vô địch Premier League, Champions League, FA Cup hoặc League Cup.
Dù vậy, điều này cũng không khiến các sao The Blues bận tâm lắm bởi hầu hết đều có lương cao. Và các khoản thưởng thường được các sao đội 1 ‘tặng’ lại cho các đồng đội có lương thấp hơn, hoặc các tài năng trẻ.
Ở chiến dịch hiện tại, Chelsea không còn cơ hội đua vô địch ở Premier League, nhưng đã có vé chung kết League Cup và vẫn còn góp mặt ở FA Cup và Champions League.
L.H
Ralf Rangnick tuyển quân cho MU, Pogba dễ ở lại
Ralf Ragnick kết 4 sao cho MU, Paul Pogba dễ ở lại Old Trafford, Rudiger đánh tiếng Chelsea là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 16/2.
">Chelsea ẵm 7,3 triệu bảng tiền thưởng cầu thủ không được đồng nào
Sau trận gặp Thái Lan, HLV Park Hang Seo tiếp tục không gọi tiền đạo Văn Quyết lên tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận gặp Malaysia và Indonesia, tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi bởi Văn Quyết đang có phong độ rất cao ở CLB, góp công lớn giúp Hà Nội vào chung kết liên khu vực AFC Cup 2019 cũng như vô địch V-League sớm trước hai vòng đấu.
Lý giải về việc không gọi Văn Quyết, thầy Park cho biết: "Có nhiều người hỏi trước đây về trường hợp của Văn Quyết. Quyết là cầu thủ tài năng, nhưng chiến thuật ở CLB và ĐTQG có khác nhau. Tất nhiên cơ hội luôn luôn có, nhưng với một cầu thủ chơi tốt ở CLB không có nghĩa chơi tốt ở ĐTQG.
Văn Quyết tiếp tục không được thầy Park gọi lên tuyển Hiện có một số cầu thủ đang ghi nhiều bàn thắng (tại V-League) nhưng không lên tuyển. Tiêu chí tuyển chọn có nhiều nhưng khả năng tiếp nhận chiến thuật mới là rất quan trọng. Cầu thủ tấn công cũng phải tham gia phòng ngự và ngược lại.
Tiền đạo có nhiệm vụ ghi bàn, nhưng cũng phải tham gia nhiều nhiệm vụ khác. Không nên đặt vấn đề tôi và Văn Quyết có điều gì đó về chuyện cá nhân. Tôi tôn trọng, thừa nhận tài năng, đánh giá Quyết là cầu thủ tốt. Nhưng lý do tôi không gọi chỉ là ở trên thôi".
Không gọi Văn Quyết, nhưng HLV Park Hang Seo đã trao cơ hội cho nhiều gương mặt "mới mà cũ", trong đó phải kể đến tiền vệ Võ Huy Toàn của SHB Đà Nẵng. Cầu thủ này từng là trò cưng dưới thời HLV Miura, mới trở lại sau chấn thương.
Huy Toàn là gương mặt "mới mà cũ" "Tôi biết rõ lai lịch của cầu thu này. Đó là cầu thủ tham gia tốt ở SEA Games, rất tài năng. Tôi đã nghe sự tham vấn từ các trợ lý cũng như bộ phận chuyên môn VFF. Toàn mới phục hồi chấn thương. Tôi thấy đó là cầu thủ có năng lực. Cánh cửa đội tuyển luôn bình đẳng, mở rộng với mọi người. Tất nhiên không phải cầu thủ ngày xưa thi đấu tốt mà phải lựa chọn. Một cầu thủ có tài năng ở V-League thì cánh cửa luôn mở", HLV Park Hang Seo nói.
Còn về trường hợp của tiền đạo Việt kiều Mạc Hồng Quân, thầy Park nói: "Tôi có nghe trước đây cầu thủ đó là một tiền đạo. Nếu cầu thủ đó lên ĐTQG đá với sơ đồ 3-4-3 thì Hồng Quân cũng không đá được tiền vệ. Cầu thủ này chưa phù hợp khi chơi ở vị trí tiền vệ.
Tôi thấy Hồng Quân đá ở vị trí tiền đạo cắm, nên tôi thử xem sao. Tôi sợ nói ra các tiền đạo khác sẽ căng thẳng. Nhưng Hồng Quân sẽ đá ở vị trí tiền đạo".
Về tiêu chí tuyển chọn cầu thủ, HLV Park Hang Seo nhấn mạnh: "Mỗi HLV có tiêu chuẩn, tiêu chí riêng về việc huấn luyện cầu thủ. Tôi khó có thể nói hết các tiêu chí tuyển chọn. Tôi có lẽ có trên dưới 10 tiêu chí, ngoài chiến thuật, còn là tâm lý, thể lực...
HLV Park Hang Seo có nhiều tiêu chí tuyển chọn cầu thủ. Ảnh S.N Nói gì thì nói yếu tố quan trọng đầu tiên là năng lực cầu thủ, tiếp theo là năng lực vận hành chiến thuật, tiếp theo là khả năng tiếp nhận, hiểu về chiến thuật. Sau đó là thể lực. Thể lực tuỳ vị trí mà yêu cầu với cầu thủ đó khác nhau. Và tất nhiên còn có sức mạnh về tinh thần nữa.
Tinh thần có những yếu tố như khả năng hoà hợp với đội. Hiện nay do V-League đang diễn ra nên đây là dịp để chúng ta biết cầu thủ phong độ ở giai đoạn nào. Đó là lý do mà chúng tôi phải xem tất cả các trận đấu.
ĐTQG đấu với sơ đồ 3-4-3, nên các cầu thủ phải hiểu, sơ đồ này khác nhiều với sơ đồ khác, và cần phải có nhiều thời gian để có sự nhuần nhuyễn. Với các vị trí chiến lược ở sơ đồ này thì vấn đề tuyển chọn cần thời gian.
Còn với các cầu thủ mới, do đợt tập trung này dài nên tôi trao cơ hội cho họ, còn cứ tập trung 3-4 ngày thì rất khó".
Huy Phong
">Tuyển Việt Nam: Thầy Park lý giải gạt Văn Quyết, gọi Mạc Hồng Quân
Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
Áp dụng công nghệ dạy học thời chống dịch
Cứ 3 buổi mỗi tuần vào lúc 8h tối, cô Trần Thị Thanh Thủy chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An) lại gửi đường link phòng học Zoom qua tin nhắn Facebook và Zalo cho phụ huynh.
Trải qua 4 buổi học, giáo viên này cho biết, nhiều phụ huynh và học sinh tỏ ra rất hào hứng khi tham gia hình thức học này.
Thông báo cô trò ở Trường Tiểu học Đội Cung đến với phụ huynh cùng đồng hành với cô trò chuẩn bị trang thiết bị, tải phần mềm trước lúc học trực tuyến vào buổi tối Cô Thủy đánh giá, phần mềm học trực tuyến Zoom có nhiều chức năng hữu ích, trong lúc học cô và trò có thể tương tác, nói chuyện. Ngoài ra, thông qua giáo án điện tử, giáo viên có thể ra bài tập và học sinh trả bài ngay trong lúc học.
“Học qua Zoom chất lượng hình ảnh nét, âm thanh rõ ràng hơn gọi nhóm qua Facebook. Thông qua phần mềm học sinh có thể tương tác, nhận và trả bài tập. Qua đó giúp giáo viên nắm rõ hơn được mức độ tiếp thu và cách làm bài của các em” cô Thủy cho biết.
Bên cạnh những ưu điểm, việc học trực tuyến cũng có nhiều khó khăn nhất định. Trải qua 4 buổi học, lớp của cô Thủy chỉ có 3/4 học sinh tham gia học.
Theo nữ giáo viên, cái khó của dạy trực tuyến là các em bậc tiểu học còn nhỏ, chưa có điện thoại hay máy tính nên việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phụ huynh. Trong khi đó, một số gia đình khó khăn không có điện thoại để con học.
“Ngoài việc ngồi kèm cặp các con, phụ huynh còn phải tìm hiểu các chức năng trong phần mềm mới có thể tương tác với giáo viên. Bên cạnh đó, đường truyền internet yếu và không ổn định khiến hình ảnh giật, chất lượng buổi học giảm sút” cô Thủy chia sẻ.
Giáo viên Trường Tiểu học Trung Đô tập huấn công nghệ dạy học trực tuyến Một buổi học trực tuyến của cô Thủy và học trò Phụ huynh Nguyễn Văn Cường (trú TP Vinh) cho rằng, mặc dù không tốt như dạy trực tiếp, nhưng học trực tuyến là cần thiết trong bối cảnh học sinh nghỉ học dài ngày.
“Hằng tuần cô giáo gửi bài tập qua Gmail, sau đó tôi in ra để cháu làm. Do cháu còn nhỏ nên bắt buộc bố mẹ phải kèm cặp, lúc học trực tuyến cũng cần ngồi bên cạnh. Sau buổi học trực tuyến tôi có hỏi lại thì cháu nói cô giáo bài giải dễ hiểu, làm bài tập đúng nên tôi cũng yên tâm” - anh Cường nói.
Khó khăn dạy học trực tuyến
Cô Phan Thị Hồng Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Đô cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học, nhà trường đã sử dụng nhiều phương pháp để bổ sung, ôn tập kiến thức cho các em.
Ngoài dạy trực tuyến tại nhà, giáo viên còn sưu tầm bài giảng, bài tập gửi qua Gmail, Zalo, Facebook… cho phụ huynh, hướng dẫn các em học và làm bài tập.
“Điểm khó khăn nhất trong việc dạy học trực tuyến là các em bậc tiểu học còn quá non nớt, không có kỹ năng sử dụng phần mềm để tương tác với giáo viên. Quá trình học yêu cầu phải có phụ huynh kèm cặp, hướng dẫn. Ngoài ra, do chưa được đào tạo bài bản nên soạn giáo án điện tử gây khó khăn cho giáo viên” - cô Mai nhận định.
Cô Lại Thị Thái Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Cung (TP Vinh) cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, việc dạy học trực tuyến giúp học sinh nắm bắt được kiến thức cần học, ôn bài tập giúp củng cố kiến thức.
Tuy nhiên, cô Hà cho rằng việc dạy và học trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn như một số giáo viên không giỏi công nghệ thông tin do mới tập huấn trong thời gian ngắn. Giáo viên còn ngại vì mất thời gian làm lại giáo án.
Các giáo viên Trường Tiểu học Đội Cung tập huấn dạy online Riêng học sinh bậc tiểu học còn nhỏ nên mỗi lần ngồi học cần có cả phụ huynh bên cạnh. Việc tương tác giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh gặp khó khăn hơn so với trực tiếp trên lớp.
Ngoài ra, khi dạy học online, học sinh không tương tác với bạn học chung lớp nên kỹ năng khó phát triển. Trong quá trình dạy học giáo viên không biết được học sinh có tập trung vào bài giảng hay không.
“Nhiều gia đình chưa có điều kiện để mua máy tính, điện thoại thông minh giúp con mình ngồi học trực tuyến. Một số gia đình khó khăn vì trong công việc, khoảng cách địa lý nên không thể cùng con đồng hành trong việc học trực tuyến với giáo viên” - cô Hà tâm sự.
TS Chu Cẩm Thơ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thì khuyến nghị rằng trẻ em (dưới 10 tuổi) không nên tiếp xúc với máy tính, màn hình tivi, điện thoại quá 2 tiếng/ngày. "Ngay cả với con gái lớn của tôi, cháu đã 12 tuổi, nhưng những ngày qua cháu học liên tục (vì trường cháu áp dụng mô hình này) khiến cho sức khỏe của cháu cũng có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Tôi sợ nhất là các cháu sẽ bị hại về mắt, chức năng vận động, bệnh cột sống…" - TS Thơ nhận định.
Chưa nhiều địa phương mặn mà
Sở GD-ĐT TP.HCM mới đây đã ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến ở bậc tiểu học. Đây là địa phương đầu tiên có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Theo đó, Sở yêu cầu các trường tiểu học xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến đối với những môn học Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ (khối lớp 1, 2, 3). Riêng khối lớp 4, 5 có thêm môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Số tiết dạy học trực tuyến sẽ căn cứ theo đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường. Đối với các địa phương, khối lớp còn khó khăn thì có thể thiết kế qua tin nhắn, thư điện tử... hoặc in sao trên giấy và gửi đến cho cha mẹ học sinh.
Ngoài học trực tuyến, giáo viên còn gửi bài giảng, bài tập qua Gmail, Zalo cho phụ huynh in ra để học sinh tự học và làm bài Đầu tuần này, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã công bố sẽ triển khai dạy học trực tuyến thí điểm tại 8 trường THPT và THCS, sau một tháng sẽ tổng kết, nhân rộng. Tuy nhiên, ở bậc Tiểu học, trao đổi với VietNamNet, ông Tạ Hồng Lựu, Trưởng phòng GD-ĐT TP Thanh Hóa cho biết Phòng đã thông tin cho các trường về việc hỗ trợ của mạng Viettel và VNPT để các cô có thể triển khai dạy trực tuyến cho các em học sinh.
“Nhưng việc này rất bất cập bởi học sinh tiểu học không có các phương tiện như máy tính, điện thoại thông minh, bên cạnh đó còn liên quan tới vấn đề phụ huynh có cho dùng điện thoại hay không… nên rất khó, không thể đồng bộ được.
Nếu như có phương án dạy trên truyền hình cho học sinh tiểu học, thì nhà ai cũng có ti vi, sẽ khả thi hơn” - ông Lựu nhận xét.
Trong khi đó, là địa phương nơi đã có các trường tiểu học triển khai dạy trực tuyến, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, vẫn cho biết hiện Sở chưa có chủ trương dạy học trực tuyến cho học sinh bậc Tiểu học mà đang tập trung dạy trực tuyến qua truyền hình cho các học sinh lớp 9 và lớp 12.
“Để dạy được 1 tiết học trực tuyến không đơn giản. Có trường dạy trực tuyến đầu tư 3 máy quay rất tốn kém, nếu không thận trọng các trường sẽ chạy đua theo hình thức nên Sở không khuyến khích. Trước mắt, các trường nên gửi bài tập cho học sinh qua Fabook, Zalo…” - ông Hoàn cho biết.
Còn Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy trực tuyến cho các em học sinh theo các nhóm, phân theo trình độ. Cũng như phối hợp với Đài truyền hình Vĩnh Long khung giờ phát sóng để ôn tập cho các em học sinh lớp 9.
Vẫn theo người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long, riêng đối với các em học sinh tiểu học, các giáo viên vẫn chỉ áp dụng hình thức giao bài tập nhẹ nhàng cho các em làm và kiểm tra qua hệ thống trường học kết nối.
“Sau này khi vào lớp sẽ kiểm tra, củng cố kiến thức lại từ từ, chứ không để các em quên kiến thức” - bà Thanh nói.
Quốc Huy – Phạm Tâm - Hoài Thanh – Lê Anh – Ngân Anh
Thu tiền học online: "Phụ huynh và nhà trường tự thoả thuận"
- Trong mùa dịch Covid-19, nhiều trường đang tổ chức việc dạy học trực tuyến đến các học sinh. Nhiều phụ huynh băn khoăn có phải đóng học phí và nếu có thì mức bao nhiêu là đủ.
">Cô trò tiểu học với học trực tuyến trong khi nghỉ phòng dịch Covid
- Có thể xin hủy bỏ “giấy đỏ” của người anh vợ và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng hoa màu sang đất thổ cư được không?
TIN BÀI KHÁC
">Chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục thế nào?
Để xây dựng một “kịch bản” cho ngành giáo dục trong thời điểm này thật không dễ dàng chút nào bởi dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh thành của cả nước.
Rất nhiều “phân cảnh” khác nhau đang diễn ra ở các địa phương sẽ khó cho lãnh đạo Bộ GD-ĐT có một kịch bản hoàn hảo để tất cả các địa phương đều có thể thực hiện tốt trong thời điểm này.
Vì thế, những phong trào, hội thi, những hoạt động giáo dục nào có thể giảm được, bỏ được thì ngành giáo dục nên làm, để toàn ngành có thể tập trung vào những công việc trọng điểm nhất, mà theo tôi đó là các kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào lớp 10.
Những khó khăn phải đối mặt
Tính đến thời điểm hiện nay, học sinh từ mầm non đến THCS đã được các địa phương cho nghỉ học đến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Ở bậc THPT, hơn 30 tỉnh vẫn tiếp tục cho đi học bình thường và còn gần 30 tỉnh thì nghỉ học. Như vậy, chúng ta đã thấy có sự chênh lệch về lịch học của bậc THPT.
Thực tế, học sinh từ lớp 11 trở xuống không quá lo vì các khối học này không có kỳ thi chung trong cả nước, các địa phương có thể chủ động trong kế hoạch học tập của mình. Chỉ học sinh lớp 9 là có kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chung nhưng do Sở tổ chức nên cũng không quá lo lắng, vì lịch học gần như giống nhau giữa các địa bàn trong tỉnh. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 12 thì lại hoàn toàn khác vì các em có 1 kỳ thi chung nên việc học chênh lệch về thời gian sẽ có nhiều bất cập xảy ra.
Rất nhiều khó khăn, công việc đang chờ đợi các nhà trường ở phía trước Những địa phương đang cho học sinh nghỉ học đã và đang tổ chức dạy qua truyền hình và dạy trực tuyến. Song, nhìn từ thực tế thì hiệu quả của cách học này chưa cao vì nó còn liên quan đến phương thức tổ chức, cách truyền thụ, động lực và điều kiện học tập của mỗi học trò.
Chính vì thế, dù học sinh lớp 9 hay lớp 12, dù các em đang đi học hay đang nghỉ ở nhà thì đều đang gặp nhiều khó khăn trong quãng thời gian còn lại của năm học này. Giảm áp lực thi cử cho học trò cuối cấp mà vẫn đảm bảo được mục tiêu, tiêu chí của việc tốt nghiệp, tuyển sinh là điều mà ngành giáo dục cần phải tính tới.
Cần linh hoạt trong xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 và tuyển sinh lớp 10
Như phần trên đã đề cập, thời điểm hiện nay không có kịch bản nào hoàn hảo mà chỉ có thể vận dụng một “kịch bản” phù hợp, khả thi và thuận lợi cho ngành, cho người dạy và người học mà thôi.
Trong tất cả các cấp học, các hội thi, kỳ thi còn lại của ngành giáo dục trong năm nay, tôi cho rằng kỳ thi THPT quốc gia là quan trọng nhất. Theo Luật hiện hành thì kỳ thi này không bỏ được nhưng có thể điều chỉnh để giảm áp lực cho xã hội, cho ngành mà vẫn có thể đảm bảo được các yêu cầu.
Tôi cho rằng, với tình hình thực tế dịch bệnh như hiện nay thì việc công nhận tốt nghiệp cho những học sinh lớp 12 khi đã hoàn thành chương trình mà không có nguyện vọng học đại học, cao đẳng là điều hoàn toàn phù hợp. Ngành giáo dục chỉ nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cho những em học sinh lớp 12 có nguyện vọng xét tuyển đại học mà thôi.
Quỹ thời gian không còn nhiều, nên với học sinh lớp 12 chỉ có nguyện vọng được công nhận tốt nghiệp thì việc tham gia kỳ thi THPT quốc gia vào cuối tháng 7 tới chẳng giải quyết được vấn đề gì mà lại tốn kém, áp lực lại tăng thêm cho ngành giáo dục và bản thân các em.
Nếu thực hiện được thì hàng trăm nghìn học sinh (kỳ thi năm 2019 có tới 279.001, chiếm khoảng 27,8% thí sinh không tham gia xét tuyển đại học) không phải tham gia kỳ thi sẽ làm lợi cho Nhà nước một nguồn kinh phí rất lớn. Điều quan trọng là với thời gian ngắn ngủi của mùa hè năm nay thì việc này sẽ giảm được rất nhiều nhân lực, vật lực cho kỳ thi.
Ngoài việc công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 không có nguyện vọng xét tuyển đại học, nếu đủ điều kiện thì kỳ thi vào lớp 10 cũng nên xét tuyển bằng học bạ đối với những trường, những địa phương ít thí sinh tham dự.
Bởi vì, đa phần học sinh lớp 9 đến hết tháng 3 này đã có 2,5 tháng liên tục nghỉ học. Thời gian kết thúc năm học lại liền kề với kỳ thi THPT quốc gia nên các địa phương sẽ rất cập rập khi tổ chức. Điều quan trọng là chỉ tiêu đã được phân bổ cụ thể rồi thì thi hay xét cũng ngần đấy em vào được khối trường công lập mà thôi.
Hơn nữa, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng ta cũng chưa thể khẳng định được hết tháng 3 này thì học sinh lớp 9 đã đi học lại chưa. Vì thế, hình thức xét tuyển đối với những trường có tỉ lệ chọi thấp cũng cần phải được tính đến.
Ngoài ra, đối với các hội thi, kỳ thi nào không quan trọng, hình thức thì nên cắt giảm đi cho thầy và trò tập trung vào việc học chính khóa.
Nếu toàn ngành đồng bộ thực hiện thì vẫn đảm bảo được nội dung cơ bản của chương trình học. Điều quan trọng là giảm được áp lực học tập, thi cử cho học trò, giảm được chi phí của Nhà nước và nhân dân trong một bối cảnh rất đặc biệt như năm nay cũng là điều cần thiết.
Thầy giáo Nguyễn Đăng
Thủ tướng yêu cầu giảm nhẹ chương trình, rút ngắn thời gian học
- Đó là một trong những nội dung thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.
">Kịch bản nào cho thời gian còn lại của năm học sau khi nghỉ phòng dịch Covid