您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
NEWS2025-02-26 04:01:14【Nhận định】8人已围观
简介 Chiểu Sương - 23/02/2025 04:51 Kèo phạt góc atletico madridatletico madrid、、
很赞哦!(783)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự
- Phở tôm hùm, phở mực hút khách tại Mỹ
- 5 giải pháp cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn
- Bạn muốn hẹn hò tập 342: Chàng trai khiếp vía sau tiết mục khoe cơ bắp của cô gái
- Soi kèo phạt góc Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2
- Tâm sự của gái trẻ sau đêm trao thân cho thiếu gia Hà thành
- Người Việt ngày càng quan tâm đến lễ hội Halloween
- ‘Khai bếp’ đầu năm như sao Việt
- Siêu máy tính dự đoán Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
- Đạo làm vợ chồng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’
Thử thách cuối hành trình chinh phục 4 cực và 1 điểm
Fansipan, điểm cuối cùng trong hành trình 4 cực và 1 điểm của bản thân tôi đã hoàn thành xong, nó không quá khó vì ở thời điểm tôi hoàn thành nó, đã có cáp treo lên đến gần đỉnh.
Cũng như 3 cực khác, cực Đông, cực Bắc, và cực Nam, duy chỉ có cực Nam là tôi đi một mình, và ngồi xe lăn vào tận nơi, các điểm còn lại tôi đều sử dụng đầu gối bò lên đỉnh. Lần này cũng vậy, người ta nói Fan có cáp treo để lên tới nóc nhà Đông Dương. Đối với người bình thường thì dễ thật, đi thong thả là tới, nhưng đối với một đứa lết từng bậc cầu thang như tôi thì độ khó ở đây chỉ là “hard” chứ chưa đến mức “very hard” như một màn nào đó trong game.
Sau 15 phút lướt cáp qua 3 tầng mây, bước ra khỏi nhà ga đến cáp treo, muốn lên tới đỉnh, tôi sẽ phải bỏ lại xe lăn và vượt qua quãng đường khoảng hơn 600 bậc đá nữa. 600 bậc đá đó ko phải là bậc đá thấp và dễ đi như ở cực Bắc Lũng Cú, mà chúng cao khoảng 20cm, và sâu vào bên trong chỉ khoảng 15cm. Có đoạn dốc, có đoạn hơi thoai thoải, nhưng hầu hết nếu leo bình thường cũng khá mất sức. Việc làm quen với không khí trên độ cao này cũng là điều mà bạn cần phải bỏ ra 15-20 phút để thích nghi.
Quay trở lại một chút vào những năm 2010-2011, tôi và ông anh, người mà sau này tôi luôn coi anh là anh ruột mình có những kế hoạch điên rồ là sẽ leo Fan bằng hai đầu gối. Đi đường rừng. Tất nhiên, tôi không đi theo kiểu 2 ngày 1 đêm và thuê người cõng cho nhanh, kế hoạch đó một phần có nói đến việc có thể sẽ phải ở trong rừng nhiều ngày, đến khi tôi từ bỏ. Chúng tôi đã vẽ lên một kế hoạch hoàn hảo, nhưng chỉ duy nhất một thứ mà tôi chưa có: Tiền. Vậy là tạm gác lại để lao đầu vào mục tiêu “kiếm tiền để đi 4 cực và 1 điểm” - Tôi bắt đầu làm như điên và cũng tiêu tiền điên cuồng cho những chuyến đi của mình nhiều hơn từ ngày đó…
Chinh phục
Trở lại với Fan, bắt đầu làm quen với cái khí hậu khô và lạnh, người ta sẽ phải thở ít hơn, điều độ hơn chứ ko thể hồng hộc như dưới xuôi được. Tôi mất sức, mất sức ngay ở những bước đầu tiên vì… hăng quá. Băng qua một quảng trường rộng để lên đến những bước tiếp theo, tôi mất sức khá nhiều ở đó. Dồn quá nhiều sức vào những nơi ko cần thiết, tôi thấy mình cần phải điều chỉnh lại bước đi và nhịp thở, nhớ lại lời ông anh đã từng nói “hít vào, thở ra từ từ, cố gắng để tim đập ổn định, mệt là nghỉ ngay, không cố” - Từng bước, từng bước một bằng hai đầu gối đã chai sạn từ lâu. Tôi nhớ ở Cực Đông đã suýt nữa phải vào viện vì rách da, ở Cực Bắc đau và mỏi rã rời sau khi lên tới nơi…
Sau khi ổn định lại nhịp thở, tôi cũng không tưởng tượng được 600 bậc lên đỉnh lại quá dài như vậy, những tưởng nó chỉ như Lũng Cú, nhưng ko, nó hơn, hơn hẳn một bậc so với Lũng Cú, mất sức nhiều hơn, cổ họng đau rát và ho liên tục do hơi lạnh. Cô người yêu đi cùng cũng thấy xót xa, cứ lặng lẽ theo bên cạnh cổ vũ, giọng nhỏ nhẹ, nửa động viên, nửa than thở: “Em thương anh lắm!”. Thế là điều gì đó lại càng thúc đẩy tính sĩ gái trong thằng đàn ông: “Em yên tâm đi, nhằm nhò gì, anh làm được”, sau đó nhoẻn miệng cười một nụ cười đầy mê hoặc.
Mất khoảng hơn một tiếng để tôi hoàn thành mục tiêu - Bò lên đỉnh Fansipan trong tiếng vỗ tay và hò hét của những du khách đi cùng. Họ trầm trồ thán phục, họ chụp ảnh cùng, họ bắt tay chúc mừng, nhưng tôi không còn nhìn thấy gì nữa, tai ù đi và mắt nhòe cay. Tôi hướng về phía “cục inox” mà mình vẫn ước mơ chạm đến từ bấy lâu. Nhìn nó thách thức theo kiểu “Anh mày lên được rồi đó nha!”.
Sau khi ghi lại vài tấm hình kỷ niệm, ngắm non sông cho thật đã, và thả trôi những xúc động, hạnh phúc đang trào dâng trong lòng - ghi nhớ chúng, tôi đi xuống. Nhiệm vụ, à không, chuyến đi lần này thành công, nhưng tôi chưa thoả mãn vì có cái gì đó ở Fansipan, ở Hoàng Liên thôi thúc tôi muốn được quay trở lại…
Đọc đến đây, anh em sẽ nghĩ là, đi kiểu như tôi ai chả đi được. Đúng vậy, với một người ngồi xe lăn, đi được đến đâu thì người bình thường sẽ đi được đến đó, nhưng cái quan trọng ở đây tôi muốn gửi tới mọi người là ý chí, tôi không mong mình mang lại cho các bạn cái gì, nhưng tôi chỉ mong muốn những ai đang đọc được những dòng này “đừng ngại một cái gì cả, nếu cố gắng, thì các bạn có thể sẽ làm được”…
Những hành trình trải nghiệm từ bao giờ đã thực sự trở thành một phần trong cuộc sống của tôi, của một người “điên điên chập chập”. Thật may sao, tôi có những người bạn đồng hành. Quả thật thế, đi - không nhất thiết phải để chinh phục một cái gì đó, mà tôi đi để “khoe”, tôi đi để cho mọi người biết được rằng, “À anh chàng xương thủy tinh ấy - vẫn ngon lành lắm đấy!”.
Vũ Ngọc Anh
">Chàng trai xương thủy tinh đã chinh phục đỉnh Fansipan thế nào?
Đưa cho cụ già đi qua đường một nắm kẹo và nhận lại nụ cười hạnh phúc, anh chàng khiến dân mạng "tan chảy" vì hành động tử tế.
Bé gái Tây giúp mẹ nói chuyện tiếng Việt với tài xế taxi
Xúc động trước hoàn cảnh của cô gái đẹp trong 'Bạn muốn hẹn hò'
Nhan sắc nóng bỏng của hot girl sắp cưới Vlogger Huy Cung
Video:
Đưa cho cụ già đi qua đường một nắm kẹo và nhận lại nụ cười hạnh phúc, anh chàng khiến dân mạng "tan chảy" vì hành động tử tế.
Chàng trai khiến dân mạng cảm động khi cho kẹo cụ già đi qua đường Hành động đẹp của Nguyễn Văn Quân (24 tuổi, Thanh Hóa) khi bốc kẹo trong đám cưới cho cụ già đi qua nhận được nhiều lời khen từ dân mạng.
Mới đây, trên diễn đàn mạng, nhiều người bày tỏ sự yêu mến đối với hành động đẹp của chàng trai khi cho kẹo cụ già qua đường.
Trong clip, chàng trai đang ngồi trong đám cưới của bạn, nhìn thấy cụ già đứng ngoài đường nhìn vào, anh liền bốc một nắm kẹo đưa qua khe cửa cho cụ.
Cụ già đón lấy và nở nụ cười vui vẻ. Chỉ là hành động giản đơn nhưng niềm hạnh phúc của cả người cho và người nhận khiến cộng đồng mạng cảm động.
Bốc cho cụ già đi qua một nắm kẹo, chàng trai 9X được mọi người yêu mến vì hành động đẹp. Ảnh cắt từ clip. Bài đăng nhanh chóng nhận được nhiều lượt yêu thích, chia sẻ và "cơn mưa" lời khen từ mọi người.
Thông tin về chàng trai cũng được dân mạng tìm ra. Anh là Nguyễn Văn Quân, 24 tuổi, quê Thanh Hóa. Câu chuyện diễn ra trong đám cưới của bạn Quân vào ngày 27/11 vừa qua.
Chàng trai Văn Quân ngoài đời Quân chia sẻ với Zing.vn anh rất bất ngờ khi nhận được nhiều sự quan tâm.
"Hôm đám cưới bạn, mình có tình cờ nhìn thấy cụ già đứng bên ngoài, nhìn cụ đáng thương nên động lòng. Cụ ấy chỉ là người đi qua đường thôi. Lúc đó bạn mình đang quay clip đám cưới nên vô tình quay lại cảnh đó", anh cho hay.
Nhiều người nhận xét điều cảm động không chỉ là việc làm của chàng trai, mà chính là nụ cười của ông cụ.
Tài khoản Thanh Nam Nguyen bình luận: "Nhận kẹo và gửi lại nụ cười. Chàng trai lời quá rồi nhé, ở xã hội bây giờ nhận được nụ cười chân tình như vậy không phải dễ".
Dân mạng dành nhiều lời khen cho hành động của chàng trai tốt bụng. Ảnh: FBNV, chụp màn hình. Không chỉ có những lời khen, nhiều cô nàng đã "đổ" trước anh chàng đẹp trai, tốt bụng, bình luận vui muốn về làm dâu nhà anh.
Thảo Phương Phạm nhận xét: "Những bạn nam như thế này có sức hút hơn hẳn những anh đẹp trai mà khinh khỉnh, hay nghĩ mình thượng đẳng".
Bên cạnh ý kiến ủng hộ, một số người lại cho rằng không phải ngẫu nhiên Nguyễn Văn Quân lại đăng lên mạng, thực ra anh chỉ đang "làm màu" để sống ảo.
Trước bình luận tiêu cực, Quân không quan tâm và nói rằng việc làm đó xuất phát từ tấm lòng, còn suy nghĩ của từng người sẽ khác nhau mà anh không thể bắt họ nghĩ như mình được.
Cô dâu, chú rể thót tim trong đám cưới chạy bão ở Vũng Tàu
Thời điểm diễn ra đám cưới đúng vào cơn bão số 9, cô dâu thấp thỏm đứng ngồi không yên, lo lắng đến phát khóc trước đám cưới trọng đại nhất cuộc đời của mình.
">Dân mạng cảm động với 9X bốc kẹo đám cưới cho cụ già nghèo qua đường
Công đoàn Thanh tra Chính phủ, Công đoàn Báo Thanh tra cùng nhóm thiện nguyện Cầu Giấy yêu thương vừa tổ chức lễ bàn giao điểm trường mầm non La Ú Cò, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Đặt camera trong phòng ngủ con trai, mẹ trẻ chứng kiến cảnh giật mình
Cô dâu, chú rể thót tim trong đám cưới chạy bão ở Vũng Tàu
Nam bác sĩ bắt vợ cũ sống chung với vợ mới
Công trình có quy mô gồm 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 phòng bếp, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng gần 500m2 đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của 45 trẻ em trong bản.
Tại buổi lễ, các đơn vị tài trợ đã trao tặng đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt cho học sinh và nhà trường gồm: Bàn ghế, dụng cụ học tập, sách vở, đồ chơi, bồn chứa nước, áo ấm... Tổng giá trị tài trợ khoảng 500 triệu.
Đây là hoạt động thường niên của Công đoàn Thanh tra Chính phủ và Công đoàn Báo Thanh tra nhằm chia sẻ và giảm bớt những khó khăn của bà con vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.
Công trình có quy mô gồm 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 phòng bếp, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng gần 500m2 đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của 45 trẻ em trong bản. Ka Lăng là xã vùng biên đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè, Lai Châu. Nơi đây, chủ yếu là bà con các dân tộc Lã Ú, Hà Nhì, sinh sống. Do địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, nên các điểm trường cho học sinh chủ yếu được dựng từ tranh tre, nứa lá tạm bợ.
Đợt mưa lũ tháng 7/2018 vừa qua, huyện Mường Tè thiệt hại hàng chục tỷ đồng, khiến 1 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương, ngoài ra, các công trình hạ tầng bị sạt lở nghiêm trọng.
Với tấm lòng tương thân, tương ái, Công đoàn Thanh tra Chính phủ, Báo Thanh tra và Nhóm Cầu Giấy yêu thương đồng hành cùng huyện Ka Lăng xây dựng điểm trường cho các em thuộc khối mầm non, tiểu học.
Qua đó, góp phần giúp các em có điều kiện được học tập trong những điểm trường đảm bảo an toàn trong mọi thời tiết. Ông Vũ Hồng Khánh, Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ gửi lời cảm các nhà hảo tâm và đặc biệt nhóm thiện nguyện Cầu Giấy yêu thương đã đồng hành cùng Công đoàn Báo Thanh tra trong chương trình này.
Việc đưa điểm Trường Mầm non La Ú Cò đi vào hoạt động vừa giúp trẻ em trong bản có điều kiện tới lớp, tới trường. Việc đưa điểm Trường Mầm non La Ú Cò đi vào hoạt động vừa giúp trẻ em trong bản có điều kiện tới lớp, tới trường, vừa giảm bớt khó khăn, thiếu thốn về vật chất cho nhà trường ở vùng khó khăn.
Chuyện nhói lòng phía sau bọc tiền bỏ quên ở nhà vệ sinh công cộng
2 năm trôi qua nhưng nữ nhân viên vẫn nhớ như in câu chuyện nhói lòng phía sau cọc tiền 20 triệu đồng bị bỏ quên ở nhà vệ sinh công cộng do mình quản lý.
">Khánh thành điểm trường ở xã vùng biên Ka Lăng
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
Từng là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng Nhật Bản vào thập niên 60 của thế kỷ trước trên đảo Hachijojima, nhưng hiện khách sạn Hachijo Royal chỉ là nơi hoang tàn, không bóng người.
Lạc về quá khứ tại những thành phố bên sông đẹp như tranh vẽ
Nữ tiếp viên hàng không cho con của hành khách bú ngay trên máy bay
Khám phá 10 nhà hàng sang trọng nhất thế giới
Vào những năm 1960, người dân Nhật Bản gặp khó khăn trong việc được cấp hộ chiếu du lịch nước ngoài. Khi ấy, họ đổ xô tới hòn đảo Hachijojima (Honshu, Nhật Bản) nghỉ ngơi, thư giãn. Nhằm phục vụ nhu cầu của tầng lớp trung lưu xứ Phù Tang thời bấy giờ, năm 1963, khách sạn Hachijo Royal đã được xây dựng. Tọa trên một ngọn đồi với thế tựa núi hướng biển, khách sạn Hachijo Royal từng được người Nhật ví như hòn ngọc của đảo Hachijojima. Quang cảnh xung quanh cũng được người dân ví như Hawaii của Nhật Bản. Vào thập niên 60, người Nhật gặp khó khăn trong việc du lịch tới các nước châu Á. Chính vì vậy, họ đã lựa chọn những điểm đến thuộc phạm vi Nhật Bản nhưng nằm ở các vùng biển xa xôi. Khu nghỉ dưỡng Hachijo Royal thuộc hòn đảo núi lửa vùng cận nhiệt đới là điểm đến mới mẻ, thu hút rất đông du khách xứ Phù Tang tới hàng năm. Ngày nay, mọi đồ đạc của khách sạn vẫn giữ nguyên vị trí, thậm chí nhiều thiết bị nội thất còn khá mới. Khách sạn này được thiết kế theo lối kiến trúc Baroque (Pháp). Nội thất mang đậm phong cách châu Âu, đặc biệt là kiến trúc Hy Lạp. Khuôn viên khu nghỉ dưỡng được trồng nhiều loại cây nhiệt đới, phát triển tươi tốt vì nằm ở vùng đất núi lửa. Năm 2006, khách sạn chính thức đóng cửa không rõ nguyên nhân. Ngày nay, khu vực này không bóng người qua lại. Chỉ có những nhiếp ảnh gia hoặc khách du lịch tò mò mới tới đây để chụp hình. Nhiếp ảnh gia Sobanska (Ba Lan), người đam mê khám phá những địa điểm bị bỏ hoang, đã tới khách sạn Hachijo Royal và chia sẻ rằng nơi này không đáng sợ như các nơi vắng bóng người khác. Khách sạn mang vẻ yên tĩnh, không gian xanh mát, nếu được cải tạo lại chắc chắn sẽ là công trình kiến trúc đẹp mắt, hấp dẫn. Khuôn viên rộng rãi, hoành tráng của khách sạn cho thấy nơi đây từng là địa điểm nổi bật của hòn đảo. Những hình ảnh quy mô của khu vực này khiến nhiều người tiếc nuối khi một khu nghỉ dưỡng có vị trí đẹp lại bị bỏ hoang một cách lãng phí. Bên trong các phòng ngủ bốc mùi ẩm thấp. Nội thất gồm giường, đệm, đèn ngủ... vẫn còn nguyên vẹn nhưng bị rêu bám đầy, thậm chí cây dại mọc đầy xung quanh. Một số hình ảnh khác của khách sạn này:
Trang Lạ hưởng kỳ nghỉ ở quê chồng bên Pháp
Trong chuyến về thăm quê chồng ở Pháp, siêu mẫu Trang Lạ đã lưu lại bộ ảnh mùa thu Paris đầy ngọt ngào.
">Bên trong khách sạn bỏ hoang từng là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng Nhật Bản
Để tiết kiệm chi phí, gần 30 cửu vạn, gồm cả nam và nữ, chấp nhận sống chung trong một phòng trọ nhỏ.
Kỳ 1: Bí mật ở con đường ‘bán sức’ kiếm tiền triệu mỗi đêm
Kỳ 2: Bất ngờ vùng biên: Sở hữu tiền tỷ, biệt thự nhờ bán sức thâu đêm
“Mọi thứ đều phải đánh đổi”, một cửu vạn chia sẻ khi chúng tôi đề cập đến mức thù lao không hề nhỏ từ việc họ bán sức lao động ở vùng biên.
Sự đánh đổi là họ kiếm được bạc triệu mỗi ngày nhưng chấp nhận sống trong những căn phòng trọ chật hẹp, thiếu thốn đủ bề để dành tiền gửi về cho gia đình.
Họ cũng phải đối mặt với tai nạn, bệnh tật bởi công việc quá nặng nhọc.
Xóm trọ của những cửu vạn vùng biên Bên cạnh đó, không ít cửu vạn chia sẻ, việc kiếm tiền không hề dễ dàng. Những người muốn đến đây làm đều phải có sự giới thiệu, có được sự tin tưởng của chủ hàng, đồng nghĩa với việc không phải ai cũng có được thu nhập lớn trong công việc này.
Vì vậy, nhiều cửu vạn mang khát vọng đổi đời nhưng đã phải chấp nhận ra về khi không tìm được việc làm, không chịu được sự nặng nhọc sau từng cung đường.
Xóm trọ vùng biên
Cơn mưa rả rích cuối năm càng khiến cho xóm trọ của các cửu vạn ở vùng biên Tân Thanh, Lạng Sơn thêm hiu hắt. Tại một dãy trọ gồm khoảng 10 phòng, anh Hà (Bắc Giang) đang ngồi co ro trong tấm chăn cũ. Anh cho biết hôm nay trời mưa, chưa có hàng nên họ mới có thời gian nghỉ ngơi.
Phòng trọ của anh khoảng 15m2 dành cho 5 người ở. Đó là một căn phòng được xây tạm bợ, phía trên có lợp mái tôn. Phòng không có giường, các cửu vạn dùng những tấm phản kê trên mặt đất, trải tấm chiếu cũ lên để làm giường.
Cuối phòng trọ được sử dụng làm chỗ đun nấu. Khu vực bếp này gồm một chiếc bếp ga đơn và vài chiếc xoong. “Bình thường chúng tôi ăn cơm bụi khoảng 30 nghìn đồng/bữa.
Bếp này chỉ dùng để nấu mì tôm những lúc đi làm về đói bụng và đun nước nóng tắm rửa qua loa những ngày quá rét”, anh Hà nói.
Một góc phòng khác được tận dụng làm nơi treo quần áo. Phía dưới là nơi xếp ngổn ngang 4, 5 đôi giày màu xanh - giày chuyên dụng của các cửu vạn để vượt dốc, đèo. Căn phòng này được xem là “hạng sang” khi có một nhà vệ sinh trong phòng dù nhà vệ sinh này không có cửa.
Anh Hà chia sẻ thêm: “Phòng của chúng tôi có giá 1 triệu đồng/tháng. Tiền điện nước khoảng 300 nghìn/tháng. Chúng tôi ở thế cũng tương đối "sang" khi chỉ có 4 - 5 người, trong khi có những phòng khác ở đến vài chục người”.
Theo sự chỉ dẫn của anh Hà chúng tôi đến một xóm trọ gần đó. Đúng như lời anh Hà chia sẻ, căn phòng này rộng hơn với diện tích khoảng 30m2. Tuy nhiên ở đây khoảng hơn 20 con người đang sinh hoạt.
Được biết, vào thời gian cao điểm, phòng này là nơi ăn ở của khoảng 30 người gồm cả nam và nữ. Họ đều là những người cùng quê Sơn La vì quen biết nhau từ trước nên thuê chung phòng để tiết kiệm tiền.
Chị Triệu Thị Ngân Tại đây, vài phụ nữ đang rửa bát đĩa sau bữa cơm trưa tại một vòi nước dùng sinh hoạt chung phía trước cửa phòng.
Trong phòng, những người còn lại chia làm hai nhóm. Một nhóm đàn ông đang tranh thủ ngày mưa, ít việc để đánh bài. Nhóm phụ nữ còn lại trải chăn ngả lưng xuống giường tìm giấc ngủ trưa. Giường ở đây cũng là những tấm phản được xếp cạnh nhau thành dãy dài trên nền nhà.
Không có không gian riêng, họ chia căn phòng làm 2 nửa, một bên dành cho nam, một bên dành cho nữ ngủ.
Một nữ cửu vạn chia sẻ ở đây có 4 cặp là vợ chồng. Vì không có tiền nên họ chấp nhận cảnh sinh hoạt chung. "Nếu vợ chồng có nhu cầu thân mật, chúng tôi đành rủ nhau ra nhà nghỉ bình dân gần đó”, người này nhỏ giọng cho biết.
Ở một phòng trọ khác, nơi sinh hoạt của 5 người. Trong đó, một cửu vạn có vợ đi cùng. Các cửu vạn nam khác trải phản để ngủ dưới đất, cặp vợ chồng này may mắn được dành riêng một chiếc giường.
Giường ở đây cũng là những tấm phản nhưng được kê cao hơn các “giường” khác nhờ những viên gạch. Họ dùng một tấm vải che lại để có được sự riêng tư. Đây được xem là không gian hạnh phúc của cặp đôi.
Bỏ cuộc
Chị Triệu Thị Ngân (SN 1977, Phù Yên, Sơn La) theo chồng xuống đây làm cửu vạn mới hơn 1 tháng. Chị kể: “Năm vừa rồi Sơn La bị lũ lụt, hoa màu của gia đình tôi mất sạch.
Trong khi đó, một người họ hàng từng làm ở đây cho biết hàng tháng họ kiếm được ít nhất 10 triệu nhờ công việc bốc vác nên rủ chúng tôi xuống cùng”.
Tuy nhiên chị Ngân cùng chồng có khả năng phải về quê bởi họ không kiếm được việc. Nữ cửu vạn này chia sẻ, muốn làm được phải có người quen dẫn mối với cai cửu hoặc chủ hàng.
Các chủ hàng không dám giao hàng cho người lạ bởi họ sợ mất cắp và nhiều nguy cơ khác.
“Ít người gọi vác hàng trong khi đó, tiền nhà trọ, tiền ăn và các khoản chi phí... vẫn phải lo. Chúng tôi sẽ cố làm thêm vài tháng nữa, nếu không có việc đành phải về nhà”.
Cùng hoàn cảnh trên, bà Lợi (60 tuổi, dân tộc Dao, quê Sơn La) cho biết, việc cõng hàng tùy thuộc sức khỏe của phu khuân vác. Các cửu vạn phải tranh giành hàng, chen lấn, xô đẩy mới 'cướp'' được nhiều.
Sức khỏe yếu nên bà không tranh được, đành đứng đợi ở ngoài. Còn thùng hàng nào chưa có người vác, bà nhận làm. Bà cho hay, lần đầu cõng hàng, chân run lẩy bẩy, không đi được nhưng bà vẫn cố gắng. Chuyến đó bà kiếm được 100 nghìn đồng, nghỉ 2 ngày vì ốm nên bà tiêu sạch.
Anh Thành (SN 1974, Thanh Hóa) cũng chia sẻ, cửu vạn không tránh khỏi tai nạn trên các cung đường. “Một đồng hương của tôi từng gặp sự cố khi vác hàng. Bao hàng đó rất nặng dù kích thước không lớn.
Người này chủ quan, nằng nặc đòi vác. Hai người khác khiêng lên và người này ghé vai vào. Khi người bạn buông tay, người này bị túi hàng đè ngã sụp xuống. Anh ấy bị trật khớp vai, nghỉ mất một thời gian”.
Bên cạnh đó nhiều cửu vạn cũng chia sẻ, họ bị suy giảm sức khỏe, bị các bệnh về xương khớp, cột sống sau nhiều năm bốc vác hàng.
"Một cái giá không hề rẻ", một cửu vạn nói với chúng tôi về nghề này.
* Tên các nhân vật đã được thay đổi
(Còn nữa)
Bất ngờ vùng biên: Sở hữu tiền tỷ, biệt thự nhờ bán sức thâu đêm
Đối mặt nhiều nguy hiểm khi vác hàng qua các cung đường mòn, đội ngũ cửu vạn có thể bỏ túi tiền triệu mỗi đêm. Từ đây nhiều người đổi đời, sở hữu tiền tỷ và biệt thư ở quê nhà.
">Cảnh khó tin về ‘giường hạnh phúc’ trong phòng trọ tập thể của cửu vạn
Sáng kiến về trò chơi dân gian “kiểu công nghệ” được trình bày tại FPT Educamp 2018 hứa hẹn đem đến những trải nghiệm mới cho cả HS, phụ huynh và những người làm giáo dục nói chung nếu được đưa vào thực tế.
Ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây… là những trò chơi dân gian gắn bó với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Nhưng khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, đặc biệt khi máy tính, điện thoại di động, Internet phát triển với tốc độ như vũ bão, lan tỏa khắp thành thị đến nông thôn, những trò chơi này dần vắng bóng trong cuộc sống thường ngày của trẻ em.
Thực tế này được TS. Trần Thế Trung (Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT) tìm hiểu khi đến nhiều trường học và chia sẻ lại trong một hội thảo giáo dục mới được tổ chức tại FPT Education. Cũng theo TS. Trần Thế Trung, cuộc sống hiện đại với các thiết bị số một phần phục vụ tốt nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em nhưng mặt trái của nó là những vấn đề mà nhiều học sinh và cả gia đình các em hiện đang phải đối mặt: béo phì, cận thị, giảm năng động, ngại giao tiếp…
TS Trần Thế Trung chia sẻ thực tế: nhiều trẻ em hiện nay ham mê các thiết bị công nghệ Với góc nhìn của một người nghiên cứu công nghệ, anh Trung băn khoăn: “Tại sao không thử đưa yếu tố công nghệ mới lạ vào các trò chơi dân gian quen thuộc?” Công nghệ, điện thoại hay máy tính bảng - những thứ vốn có sức hấp dẫn với trẻ em nếu tích hợp thành công vào trò chơi dân gian có lẽ cũng tạo nên khía cạnh mới lạ, thu hút cho những trò chơi có tuổi đời dễ đến cả trăm năm này.
Tại FPT Educamp vừa diễn ra ngày 25/11/2018, TS Trần Thế Trung chia sẻ ý tưởng tích hợp công nghệ vào trò chơi dân gian Việt Nam và thế giới như đưa camera và hệ thống nhận diện QR code vào trò chơi bịt mắt bắt dê, lập trình “rồng ảo”, “thầy thuốc ảo” vào trò rồng rắn lên mây…
Trẻ em có thể chơi những trò chơi dân gian có yếu tố công nghệ này ngay tại trường trong lúc chờ bố mẹ đến đón, chơi tại nhà cùng bạn bè và bố mẹ qua một chiếc laptop, chơi ở ngoài trời qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh. Ngoài ra, công nghệ cho phép lưu lại hình ảnh khi chơi để các em “khoe” với bạn bè, bố mẹ hoặc mở rộng thêm tính năng đố vui xung quanh trò chơi dân gian để trẻ nhỏ vừa học, vừa chơi, vận động cả thể chất và trí tuệ.
Khá đông người quan tâm đến chủ đề đưa yếu tố công nghệ vào trò chơi dân gian mà TS. Trần Thế Trung chia sẻ TS. Trần Thế Trung cho rằng ý tưởng này rất “sáng” để áp dụng trong trường học, đặc biệt ở bậc tiểu học. Theo TS Trung, phụ huynh của một trường nơi anh từng chia sẻ ý tưởng đưa công nghệ vào trò chơi dân gian, sẵn sàng trả 100.000 đồng/ giờ để con mình được trải nghiệm những trò chơi tưởng cũ mà mới này.
Một số ý kiến tỏ ra băn khoăn về kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ và đào tạo giáo viên để hướng dẫn học sinh chơi các trò chơi này. TS. Trần Thế Trung cho rằng các thiết bị như laptop, điện thoại di động hiện nay khá phổ biến trong môi trường giáo dục. Khi thương mại hóa trong tương lai, phần mềm trò chơi cũng sẽ được bán với giá thành hợp lý. Ngoài ra, yếu tố công nghệ được tích hợp không làm thay đổi luật chơi cơ bản nên cả giáo viên và học sinh đều dễ dàng nắm được qua một vài lần chơi thử.
Ý tưởng mới, hoàn toàn có thể triển khai nhưng TS Trần Thế Trung cũng thừa nhận quá trình này còn dài bởi làm ra trò chơi dân gian có yếu tố công nghệ không khó nhưng được học sinh, giáo viên và phụ huynh đón nhận là điều không dễ. Đặc biệt, trong thời đại 4.0, khi công nghệ thay đổi mọi thứ, có thể biến những trò chơi dân gian trở nên hấp dẫn nhưng hoàn toàn cũng có thể khiến trẻ em lãng quên sự tồn tại của những món ăn tinh thần một thời này.
FPT EduCamp là hội thảo mở được Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) tổ chức hàng năm để kết nối các giảng viên, cán bộ, chuyên gia quản lí giáo dục và đào tạo, các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Tại hội thảo, người tham dự có thể chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm, tri thức và ý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung và của FPT Edu nói riêng.
Năm thứ 5 được tổ chức, FPT EduCamp 2018 chọn chủ đề chính là ‘Trường học 4.0’, hướng đến các chia sẻ và thảo luận xung quanh những nhóm tiêu đề như: Hoạt động Dạy và Học; Nghiên cứu Khoa học; Hợp tác Quốc tế; Đảm bảo chất lượng; Thiết kế chương trình; Tuyển sinh; Các dịch vụ trong trường học: Công tác sinh viên, Quan hệ doanh nghiệp, Tư vấn tâm lý, Phát triển cá nhân (PDP), Tổ chức và Quản lý đào tạo...; Vận hành trường học; Kinh nghiệm triển khai Giáo dục trong thời đại 4.0.
Ngọc Trâm
">Sáng kiến công nghệ hoá trò chơi dân gian cho trường học 4.0