您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Duhok vs Dhofar, 22h59 ngày 19/2: Không còn động lực
NEWS2025-02-23 03:56:57【Thế giới】0人已围观
简介 Pha lê - 18/02/2025 18:52 Nhận định bóng đá g lịch thi đấu u23 châu álịch thi đấu u23 châu á、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2: An bài
- Đội hình tiêu biểu Đông Nam Á 2019: Xướng tên 4 cầu thủ Việt Nam
- Thầy Park chốt danh sách cho U23 Việt Nam: Hợp lý hay mạo hiểm?
- Quản lý DNNN như…truyện Trạng Quỳnh?
- Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
- U23 Việt Nam loại Đình Trọng: Đòn gió hay cái lý của thầy Park
- Xã viên bị khai trừ 6 năm có được kết nạp lại
- Thủ khoa trường Tự nhiên giành học bổng vào ĐH hàng đầu nước Pháp
- Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Twente, 00h45 ngày 21/2: Ngậm ngùi dừng bước
- Làm 31 năm trợ cấp thôi việc 2 năm đúng hay sai?
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
Mbappe muốn hưởng 100% bản quyền hình ảnh nhưng Real Madrid chỉ chấp nhận cho hưởng 50% Theo nguồn này, Real Madridchỉ chấp nhập để chân sút tuyển Pháp hưởng 50%. Mức chia này của Kền kền cho Mbappe có nghĩa còn kém hơn mức Ronaldo được hưởng lúc còn ở Bernabeu.
Cụ thể, Ronaldo hưởng theo tỷ lệ 6:4, tức 60% giá trị hình ảnh của anh, còn Real Madrid 40% phần còn lại. David Beckham cũng hưởng tương tự mức này khi chơi cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha. Trong lịch sử của mình, Real Madrid chưa từng có tiền lệ để cầu thủ nào toàn quyền hưởng giá trị hình ảnh.
Mbappe vẫn chưa quyết định đến Real Madrid hay ở lại chơi bóng cùng Messi, Neymar Trong khi đó, PSGđược cho sẵn sàng để Kylian Mbappe hưởng 100% bản quyền hình ảnh, tiền thưởng ký gia hạn là 80 triệu euro, hợp đồng 2 năm với mức lương 40 triệu euro năm đầu và 50 triệu euro cho năm thứ 2.
Hợp đồng hiện tại của Mbappe với PSG hết hạn vào cuối tháng 6 tới đây. Real Madrid muốn ký với anh theo dạng chuyển nhượng tự do.
RMC Sport hôm qua cho hay, Mbappe sẽ có cuộc họp với Real Madrid vào tuần tới, nhưng bất kể anh chọn ở lại PSG hay đến Bernabeu chơi bóng đều không được xác nhận cho đến khi hết mùa giải.
L.H
">Mbappe thất vọng Real Madrid vì ưu đãi kém hơn Ronaldo
Xúc động và tự hào là cảm xúc trong mỗi chúng ta lúc này, vừa chứng kiến những phút thi đấu lăn xả của các cô gái vàng bóng đá Việt Nam, trước kình địch quen thuộc – tuyển nữ Thái Lan, để lên ngôi không thể xứng đáng hơn.
Tuyển nữ Việt Nam chiến đấu kiên cường trước kình địch nữ Thái Lan, đối thủ thua các cô gái của chúng ta ở SEA Games trước và tại giải VĐ nữ ĐNÁ 2019 Không phải đến lúc này, khi HLV Mai Đức Chung cùng học trò mang về chiếc HCV cho bóng đá nữ Việt Nam một lần nữa, những tình cảm ấy mới dâng trào lên, mà nó đi theo cùng các cô gái của chúng ta từ lúc quả bóng SEA Games chưa lăn.
Là những khó khăn tuyển nữ Việt Nam gặp phải khi sang tranh tài trên đất Philippines, mà điều cơ bản nhất – bữa ăn cũng có phần còn thiếu hụt…
Tuy bóng đá nữ không được hâm mộ cuồng nhiệt như một nửa còn lại của thế giới, tuy nhiên có thể thấy người hâm mộ vẫn sát cánh cùng các nữ tuyển thủ Việt Nam. Là những ‘tiếp sức’ tinh thần lẫn vật chất – đồ ăn gửi đến cho thầy trò HLV Mai Đức Chung. Rồi U22 Việt Nam cũng cùng chia sẻ,…
Người hâm mộ tiếp sức các cô gái trên khán đài Tuyển nữ Việt Nam càng mạnh hơn từ những tấm lòng, sự quan tâm ấy. Và các cô gái của chúng ta chưa bao giờ làm mọi người thất vọng, trong đó tinh thần là thứ vũ khí buộc đối phương phải khuất phục.
Tương tự như tuyển nam, đụng độ Thái Lan luôn là khó khăn. Trận vòng bảng hòa 1-1 nói thay thêm điều đó. Chưa kể, người Thái muốn phục thù, đổi màu huy chương.
Nhưng cho dù tinh thần của nữ Thái Lan có quyết tâm đến đâu, có thể lực dồi dào hơn thì rốt cuộc họ cũng phải nhường bước trước sắc đỏ Việt Nam kiên cường.
Thầy Park cùng BHL U22 Việt Nam cũng đến tiếp sức cho tuyển nữ Việt Nam... Với một thế trận tốt hơn, tuyển nữ Việt Nam đã làm được điều thiết yếu ở ngay phút thứ 2 của hiệp phụ đầu tiên: bàn thắng với pha bật lên đánh đầu mạnh mẽ của Hải Yến...
Có được bàn thắng đã khó, để bảo vệ thành quả ấy còn gian nan hơn, nhất là khi các cô gái của chúng ta gặp bất lợi về thể lực, liên tục bị chuột rút phải nằm trên sân, đối thủ chơi rát...
Ngay cả như thế, các học trò HLV Mai Đức Chung vẫn chơi lăn xả, chiến đấu cho đến khi tiếng còi tan cuộc của trọng tài vang lên, để rồi vỡ òa trong niềm vui...Cảm ơn Hải Yến, cảm ơn các cô gái vàng bóng đá Việt Nam Tuyển nữ Việt Nam một lần nữa lên ngôi, bảo vệ thành công ngôi hậu SEA Games, trong một ngày mà thuyền trưởng Park Hang Seo cùng các thành viên BHL U22 Việt Nam, đã có mặt trên khán đài để cổ vũ cho thầy trò HLV Mai Đức Chung.
Sự có mặt ấy vừa như khích lệ, nhưng cũng là để U22 Việt Nam tối 10/12 tiếp bước thành công của tuyển nữ Việt Nam, gặt Vàng SEA Games, hơn nữa là lần đầu tiên trong 60 năm!
Xin được chúc mừng thầy trò HLV Mai Đức Chung, chưa bao giờ làm người hâm mộ thất vọng Cảm ơn những cô gái Vàng bóng đá Việt Nam, cảm ơn HLV Mai Đức Chung luôn thật mát tay với bóng đá nữ. Cảm ơn các thầy trò vì những hi sinh, những nhọc nhằn trải qua ở môn thể thao này, vốn ngay từ đầu đã… thiệt thòi hơn so với phái mạnh. Lời cảm ơn để thấy những gì tuyển nữ Việt Nam đạt được cho bóng đá nước nhà là đáng giá biết chừng nào.
Mừng các cô gái vàng Việt Nam, mừng bóng đá nữ Việt Nam gặt HCV lần thứ 6 tại SEA Games!
Mai Nguyễn
">Tuyển nữ Việt Nam thắng Thái Lan lấy Vàng SEA Games: Quả cảm!
Lịch Thi Đấu Giải vô địch U23 Châu Á 2020 Ngày Giờ Đội Tỉ số Đội Vòng Kênh 08/01 08/01 17:15 Iraq 1:1 Úc A Xem video ">08/01 20:15 Thái Lan 5:0 Bahrain A Xem video Kết quả U23 châu Á 2020 hôm nay 8
Nhận định, soi kèo Al Fahaheel vs Al
"Em chỉ muốn thi xong để ngủ một giấc thật sâu"
Bước ra khỏi phòng sau môn thi Toán vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Hoàng Minh (học sinh một trường dân lập ở Hà Nội) “thở phào” như trút được một phần áp lực. Đây là ngôi trường thứ 2 Minh đăng ký thi, sau Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.
Thí sinh dự thi lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) Dự thi vào lớp chuyên Anh với tỉ lệ chọi lên tới 1/29,25, Minh xác định phải cạnh tranh với hàng ngàn bạn khác để giành một suất vào ngôi trường này.
Việc đăng ký thi vào 4 trường khác nhau (Chuyên Ngoại ngữ, Chuyên Sư phạm, Chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Nguyễn Tất Thành) khiến nam sinh này phải liên tục thi ròng rã trong hơn nửa tháng.
“Với mỗi trường, cách ôn luyện và chiến thuật làm bài cũng khác. Vì vậy, em dành mỗi ngày “cày” một môn, mỗi môn lại ôn luyện đề của từng trường. Em gần như không có khoảng nghỉ trong giai đoạn này”.
“Áp lực, mệt mỏi” là những từ được nam sinh đề cập nhiều nhất. “Em học thêm kín tuần, có khi phải thức cả đêm để ôn tập. Con đường đi này gập ghềnh hơn bình thường, nhưng đã chọn nên em vẫn phải cố gắng hoàn thành nốt”.
Còn V.N.H. (Hoàng Mai, Hà Nội) từng bị stress khi thi thử vào Chuyên Ngoại ngữ nhưng kết quả không cao.
“Khi đó em đã rất sợ và muốn từ bỏ. Nhưng may mắn, mẹ luôn ở bên động viên “Thi đỗ vào đâu cũng được, miễn con làm hết sức”. Điều đó đã tiếp thêm động lực cho em”.
Giai đoạn gần thi, nữ sinh chỉ ngủ 5 tiếng/ngày. Có những hôm, H. thức đến 2h sáng để ôn tập, đến 6h đã thức giấc, ăn sáng rồi lại đến trường. Ngày nào em cũng học thêm 1 – 2 ca vào chiều tối.
"Kỳ thi vào Chuyên Ngoại ngữ vừa qua em làm khá ổn nên bước vào bài thi của trường Chuyên ĐH Sư phạm, em thấy thoải mái hơn nhiều”. H cho biết sẽ tiếp tục tham dự kỳ thi vào lớp 10 của Hà nội vào cuối tuần.
Cũng giống như Minh, P.Đ.V (Long Biên, Hà Nội) cũng cảm thấy áp lực khi phải tham gia 4 kỳ thi liên tục. Ngoài Chuyên Ngoại ngữ, Chuyên Sư phạm, trường Nguyễn Tất Thành, mục tiêu lớn nhất của V là vào được lớp chuyên Anh của trường Chuyên Nguyễn Huệ.
Quyết định thi vào trường chuyên là gợi ý của mẹ V. khi cậu bước vào kỳ I năm lớp 7. “Mẹ thấy em học tốt môn Tiếng Anh nên mong muốn em sẽ đỗ vào lớp chuyên Anh”.
Cũng kể từ đó, nam sinh dần quen với lịch học thêm tối thiểu 5 buổi/ tuần. Riêng với môn Toán không phải thế mạnh, V. học thêm 2 thầy. “Mẹ em nói như vậy cho chắc chắn. Ban đầu em thấy hơi loạn nhưng sau cũng dần bắt nhịp được”. Với môn chuyên, V. học thêm 3 thầy cô cùng lúc.
“Kể từ năm lớp 9, em gần như không còn thời gian nghỉ ngơi. Ngoài môn chuyên, em còn phải đi học thêm cả Văn lẫn Toán. Em chỉ cần đỗ cấp 3 là vui rồi. Nhưng bố mẹ đã đầu tư rất nhiều cho em đi luyện thi từ đầu cấp 2, nếu không đỗ, em cũng cảm thấy thật có lỗi”, V. nói.
Điều chàng trai mong muốn nhất lúc này là được ngủ một giấc thật sâu ngay sau khi kết thúc bài thi cuối cùng.
Mong tiến xa hơn
Đăng ký dự thi vào Chuyên Ngoại ngữ, Chuyên Sư phạm và Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Quang Kiệt (Trường THCS Thực Nghiệm, Hà Nội) cho biết bản thân quyết định lựa chọn vào trường chuyên bởi “em nghĩ đó là tiền đề để mình tiến xa hơn”, giúp tăng thêm cơ hội đi du học.
Nguyễn Quang Kiệt (bên phải) cùng cậu bạn thân Nguyễn Xuân Khải sau buổi thi môn Toán vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm
Để không bị áp lực, Kiệt quyết định không xem tỉ lệ chọi của các trường vì sợ điều ấy sẽ khiến em hoang mang. “Em chỉ đặt mục tiêu đạt điểm tốt nhất, còn những thứ khác không quan tâm để tránh sự dao động”.
Kể từ một năm nay, nam sinh tạm gác những sở thích cá nhân để tập trung cho việc ôn luyện. “Môn Anh là thế mạnh nên em không mất quá nhiều thời gian, chỉ học thêm 2 cô giáo. Riêng với môn Toán, em học thêm 3 thầy, cô để không bỏ lỡ những kiến thức quan trọng”, Kiệt cho biết.
Cùng lớp với Kiệt, Nguyễn Xuân Khải đăng ký dự thi vào Chuyên Sư phạm và Chuyên Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, nam sinh này cho hay không đi học thêm ở bất kỳ đâu.
“Tất cả các môn em đều có thể tự học được, còn việc học thêm em nghĩ chỉ là một lựa chọn giúp mình có thêm một người để hướng dẫn. Thay vì mất thời gian đi đi, lại lại giữa các lớp học thêm, em dành nhiều thời gian cho việc học qua mạng. Khi đã nắm chắc các kiến thức cơ bản, em tìm đề để luyện tập nhằm phát triển nâng cao”, Khải nói.
Thi nhiều môn chuyên để thêm cơ hội
Có học lực khá tốt ở hai môn Toán và Tiếng Anh, L.V.K (học sinh Trường THCS Trưng Vương) quyết định đăng ký thi vào chuyên Anh của trường Chuyên Ngoại ngữ, chuyên Toán của trường Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội, Chuyên Hà Nội - Amsterdam và chuyên Tin của Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Lý giải về những lựa chọn này, K. cho biết, vì kỳ thi vào Chuyên Ngoại ngữ cách các trường khác khoảng 10 ngày nên cậu quyết định đăng ký thi để tăng thêm cơ hội đỗ.
Thi cả Toán lẫn Anh khiến K. phải chật vật hơn trong quá trình ôn luyện.
“Em đi học thêm tương đối nhiều, gần như là kín tuần. Có những ngày hơn 10 giờ tối em mới ngồi vào bàn ăn. Dù mệt mỏi nhưng em vẫn phải tự động viên rằng, đỗ vào chuyên sẽ mở ra cho mình nhiều cơ hội hơn trong tương lai”, K. nói.
Cũng theo K., chuyện thi 2,3 chuyên không phải là chuyện hiếm, bởi nhiều bạn bè của em ở trường và các lớp học thêm cũng đăng ký thi 2,3 môn chuyên để thử sức, cũng như tăng cơ hội trúng tuyển.
Năm nay, kỳ thi vào lớp 10 của các trường chuyên tại Hà Nội diễn ra sát nhau. Nhiều thí sinh sẽ phải thi liên tiếp ở 3-4 trường trong 2 tuần.
Sau khi kết thúc kỳ thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 12-13/7, đến ngày 14-15/7 là kỳ thi vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm.
Ngay sau đó, thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tham gia kỳ thi chung vào các trường THPT thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội vào ngày 17-19/7.
Thúy Nga
Phụ huynh cầm ô che nắng cho con thi chuyên ở Hà Nội
Chiều nay 14/7, hơn 4.800 thí sinh đã bắt đầu môn thi đầu tiên vào lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm.
">Áp lực của sĩ tử thi liên tiếp 3 trường chuyên ở Hà Nội
Anh Lê Bá Hữu, cha của bé Lê Hoàng Hảo cho biết, con gái của anh bị phát bệnh từ lúc 2 tuổi. Dấu hiệu ban đầu là con không đi lại bình thường như những đứa trẻ khác mà hay lê chân, về sau thì bò lết. Nhưng khi ấy, trong gia đình chẳng ai nghĩ đến con sẽ gặp phải căn bệnh tử thần như ung thư não.
Chữa trị khoảng một năm ở quê, một phần vì gia đình khó khăn quá, một phần nữa là đưa con đi khám ở địa phương, kết quả chỉ đơn giản là do con hiếu động, bị ngã nên chấn thương hoặc con bị còi xương. Chỉ đến khi bàn tay cầm muỗng của con run run, vợ chồng anh Hữu quyết định đưa con xuống TP. HCM khám mới phát hiện bệnh.
Bé Hoàng Hảo vẫn chưa quen với không khí ngột ngạt của bệnh viện. Con sợ người lạ, đặc biệt là những người mặc áo màu trắng, vì sợ bị tiêm. “Lúc đầu mới hay bệnh của con, gia đình tôi đều suy sụp, cả hai vợ chồng đều khóc miết. Bởi con được phát hiện bệnh muộn nên bệnh đã trở nặng. Có lúc bác sĩ khuyên gia đình đưa con về, nhưng nhìn con đau đớn như vậy, cha mẹ nào đành lòng. Thôi thì xin bác sĩ điều trị cho con, còn nước còn tát”, anh Hữu chia sẻ.
Bé Hoàng Hảo 3 tuổi. Con còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Mỗi lần vô hóa chất đau đớn, khó chịu, con lại giật bỏ kim truyền. Vì vậy, một người không thể chăm, cả hai vợ chồng anh Hữu đều theo con đã 3 tháng nay. Hiện tại, Hoàng Hảo đã vô 2 toa thuốc, tóc của con đang lơ thơ rụng dần. Chị Hằng tâm sự: “Nhìn mái tóc tơ của con cứ rụng từng nhúm, vợ chồng tôi lặng lẽ nén chịu nỗi đau đớn vì thương con”.
Vợ chồng anh Hữu ở quê chỉ quanh quẩn với 2 sào ruộng. Thời gian rỗi, anh Hữu đi làm phụ hồ cho các công trình đổ bê tông, hết công trình thì anh lên núi kiếm củi, đốt than, bán cho các quán ăn trong vùng. Có những tháng mưa lớn, anh Hữu phải nghỉ ở nhà, vợ anh lại thay phiên, xuống chợ phụ bán hàng cho người ta.
Với 2 sào ruộng trồng lúa, năm nào mưa thuận gió hòa thì may ra đủ gạo ăn cho cả nhà. Còn nếu không may gặp gió lớn hay bị chuột cắn thì năm đó, nhà anh còn phải lo tiền để mua gạo ăn. Tiền đi làm mướn cũng chỉ đủ chi tiêu hằng ngày. Một năm bé Hoàng Hảo điều trị ở quê cũng tốn một khoản kha khá. Tính đến thời điểm trước khi con phát hiện bị ung thư, vợ chồng anh không có một khoản dành dụm nào.
Để đưa con xuống TP. HCM để khám bệnh, vợ chồng anh Hữu phải bán chiếc xe máy cũ mua lại từ người ta, cùng với đàn gà nuôi để bán vào dịp Tết, tổng số tiền chưa đầy 9 triệu đồng. Về sau phải gọi điện về nhờ vay mượn của người thân, họ hàng, xóm giềng để có tiền đóng viện phí cho con.
Mái tóc tơ của con đang lơ thơ rụng khiến chị Hằng đau đớn, thương con gái nhỏ dại Anh Hữu buồn rầu kể: “Có thời điểm con cần chụp xét nghiệm MRI, nhưng do quá nhỏ, con chưa biết hợp tác với bác sĩ nên phải chuyển sang phòng khám Hòa Hảo. Khi nghe số tiền hơn 5 triệu đồng, vợ chồng tôi phải đưa con về chờ. Sau đó gọi điện về quê nhờ vay mượn giúp”.
Ở quê, gia đình anh sống trong căn nhà dựng tạm trên mảnh đất của cha mẹ. Cả hai ông bà năm nay đều gần 70 tuổi, quanh năm đau nhức xương khớp, phải uống thuốc nam triền miên. Dưới anh Hữu còn 2 người em trai, do điều kiện gia đình khó khăn, đến nay, đều đã ngoài 30 tuổi nhưng chưa lập gia đình. Khi cháu gái bị bệnh, các chú gom góp mỗi người 1 triệu đồng hỗ trợ. Cuộc sống cũng không khá giả gì, nên vợ chồng anh Hữu không dám đòi hỏi thêm.
Đến nay, mải lo lắng, chăm sóc cho con, anh Hữu cũng không biết số tiền vay mượn ở quê đã lên đến bao nhiêu. Hằng ngày, hai vợ chồng thay phiên xếp hàng xin cơm từ thiện để đỡ chi phí, dành dụm từng đồng tiền để chữa bệnh cho con.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ xin liên hệ phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Ung Bướu để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí cho bé Lê Hoàng Hảo (2017, Khánh Hòa). Hoặc gửi trực tiếp cho anh Lê Bá Hữu, địa chỉ: Tân Phước Tây, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; số điện thoại: 0352808818.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.060 (Ủng hộ bé Hoàng Hảo)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.">Bố lên núi kiếm củi, đốt than, thương con thơ rụng dần từng mảng tóc
Trang chủ LĐBĐ châu Á (AFC) đăng tải bài viết hoành tráng trên trang nhất: "Việt Nam chấm dứt 60 năm mòn mỏi chờ đợi với tấm HCV SEA Games quý giá".
Văn Hậu là người hùng của U22 Việt Nam Họ miêu tả: "U22 Việt Nam thể hiện ưu thế rõ rệt trong trận chung kết khi Đoàn Văn Hậu mở tỷ số. Sang hiệp 2, Hùng Dũng và vẫn là Văn Hậu tiếp tục xát muối vào vết thương của người Indonesia.
Những chiến binh Rồng Vàng đã làm nên lịch sử với tấm HCV môn bóng đá nam đầu tiên ở SEA Games kể từ sau khi đất nước giải phóng.
Từng 7 lần lên ngôi Á quân suốt 60 năm qua, U22 Việt Nam khởi đầu chắc chắn và hiệu quả. Họ đưa các cầu thủ U22 Indonesia vào mê hồn trận phòng ngự phản công.
Ưu thế về thể hình giúp Văn Hậu mở tỷ số. Bàn nhân đôi cách biệt của Hùng Dũng chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối của các cầu thủ Việt Nam. U22 Indonesia sau đó vỡ trận là điều dễ hiểu."
Tờ Tân Hoa Xã phiên bản tiếng Anh giật dòng tít: "U22 Việt Nam đoạt HCV SEA Games sau khi thổi bay Indonesia".
Những mảng miếng dàn xếp đá phạt lợi hại mà thầy trò HLV Park Hang Seo thực hiện đã gây ấn tượng mạnh: "Trong thế trận chặt chẽ, việc biết cách giải quyết các tình huống cố định đã mang đến lợi thế cho U22 Việt Nam.
Niềm vui sướng tột đỉnh của các cầu thủ Việt Nam Đầu tiên là cú đá phạt của Hùng Dũng tạo điều kiện để Văn Hậu đánh đầu mở tỷ số. Ở bàn thắng quyết định, Hoàng Đức cũng vẽ đường cong khó chịu buộc thủ môn Nadeo đẩy ra và Văn Hậu dễ dàng hoàn tất cú đúp cho riêng mình.
Đoàn quân U22 Việt Nam đã cho thấy bản lĩnh nhà vô địch và hiệu quả trong lối chơi. Xuyên suốt cả trận, họ chỉ tung ra 5 cú dứt điểm, với 4 lần trúng đích và có được 3 bàn thắng."
AFP cũng ca ngợi chiến tích của thầy trò Park Hang Seo: "Bước vào trận chung kết với tư cách cửa trên, nhưng U22 Việt Nam thi đấu điềm tĩnh, nhún mình chờ đợi cơ hội từ những sơ hở của đối phương.
Rốt cuộc đội bóng già dơ, thi đấu khôn ngoan hơn đã giành chiến thắng nhờ 3 bàn thắng đẳng cấp của Văn Hậu (2) và Hùng Dũng".
Xem video bàn thắng U22 Việt Nam 3-0 U22 Indonesia
* Đăng Khôi
">Truyền thông quốc tế: U22 Việt Nam đỉnh nhất SEA Games 30