您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
NEWS2025-02-22 06:14:52【Nhận định】2人已围观
简介 Linh Lê - 16/02/2025 22:23 Nhận định bóng đá lich premier leaguelich premier league、、
很赞哦!(997)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Viktoria Plzen vs Ferencvarosi, 03h00 ngày 21/2: Tin vào chủ nhà
- Cô gái 23 tuổi giảm 32kg không cần ăn kiêng, tập luyện
- Thách thức danh hài: ‘Hotboy trà sữa’ Lê Tấn Lợi thắng 150 triệu
- Kỳ thi đánh giá năng lực Bộ Công an năm 2024
- Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Twente, 00h45 ngày 21/2: Ngậm ngùi dừng bước
- Mẹ chồng trách móc 'ăn bám thì đừng đòi hỏi'
- YouTuber đổ 200 quả trứng lên đầu mẹ để ăn mừng đạt 20.000 theo dõi
- Xe chở người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bỏ chạy khi thấy cảnh sát
- Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2
- Cặp đôi lên đỉnh đèo Hải Vân chụp ảnh cưới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
Và 8 kiểu con gái được nhắc đến là: hay chửi bậy, thích lợi dụng người yêu, thích kiểm soát, hám của, tự sướng, chơi bời quá mức, nói nhiều và xinh nhưng không thông minh.
Với lối diễn xuất tự nhiên và hóm hỉnh, clip đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và chia sẻ của cư dân mạng.
Phần 1:
Play">
Clip hot: 8 kiểu con gái không nên hẹn hò
Ngày 4/2, Sở VHTT Hà Nội có Công văn hoả tốc số 269/SVHTT-NSVH gửi UBND các quận, huyện, thị xã; các phòng, đơn vị thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội về việc triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong hoạt động lễ hội năm 2020.
Sở Hà Nội nêu rõ, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội. Theo đó, dừng tổ chức tất cả các lễ hội theo đúng hướng dẫn.
Văn Miếu Quốc Tử Giám tạm dừng đón khách từ 15h chiều nay (4/2). Sở cũng đề nghị tạm dừng đón khách tham quan và tổ chức các hoạt động văn hoá tại các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp theo nhiệm vụ phân công) để tránh tâp trung đông người. Tuyên truyền, giải thích cho nhân dân và du khách biết, thực hiện, đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch.
Các UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ VHTT&DL, UBND TP. Hà Nội về phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền các bệnh pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra (nCoV) đồng thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của TP theo số điện thoại 086.9295538; báo cáo bằng văn bản về Sở VH&TT Hà Nội trước 15h hàng ngày thứ ba và thứ sáu hằng tuần.Cùng ngày, Thanh tra Sở VHTT Hà Nội cũng đã lên kế hoạch kiểm tra công tác thực hiện việc dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hoá tại di tích, danh lam thắng cảnh để phòng, chống dịch, bệnh.
Trong chiều nay, hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Thủ đô như: Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn… đã có thông báo về việc tạm dừng phục vụ khách tham quan.
Chùa Phúc Khánh trước đó cũng ra thông bạch với nội dung: "Dịch Corona - viêm phổi cấp đang diễn biến phức tạp trên thế giới và ở nước ta. Để đảm bảo sức khỏe nhân dân, phật tử, tránh sự lan truyền xấu đối với mọi người, nhà chùa xin khuyến cáo khi ra đường người dân nên đeo khẩu trang, hạn chế xuất hiện nơi đông người. Các phật tử đã đăng ký lễ cầu an tại Tổ đình Phúc Khánh, nhà chùa sẽ cử hành khóa lễ đúng giờ, đúng ngày, đúng số lượng, trang nghiêm và thành kính, kể cả các phật tử vắng mặt vì Phật tại tâm".
Tình Lê
Dừng khai hội Xuân Yên Tử và các lễ hội vì đại dịch Corona
Bộ VHTTDL vừa ra công điện về việc tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
">Dừng đón khách tại các di tích, thắng cảnh vì Corona
Chị Lưu Thị Mai, người đàn bà lấy vợ hai cho chồng.
Mọi người khuyên anh chị nên ở lại điều trị để tiến hành phẫu thuật thông ống dẫn trứng, điều hòa kinh nguyệt. Hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng đành dắt nhau về.
Sau khi về nhà, nghe ở đâu có thầy lang giỏi, vợ chồng lại dắt nhau lên đường, dù có xa xôi đến mấy. “Mỗi lần nghe người ta mách, anh ấy lại chở tôi đi, dù cách nhà mấy trăm cây số”, chị Mai nhớ lại.
Hàng chục năm ròng như vậy, kinh tế gia đình đã khó khăn nay càng trở nên eo hẹp hơn, anh sinh ra rượu chè, suốt ngày đánh chửi vợ. “Nhiều khi nghĩ tủi phận, bạn bè cùng lứa đều có con lớn rồi mà vợ chồng vẫn không có nổi một mụn con nên anh ấy đâm ra chán nản”, chị nhớ lại. Nhiều lúc say, anh còn đuổi vợ về nhà, mắng chị là “thứ vô dụng, không được việc”.
Năm 1993, trong lúc quá tuyệt vọng về đường con cái, chị Mai ngậm ngùi làm cái việc khó người đàn bà nào dám làm: Lấy vợ hai cho chồng, những mong gia đình sớm có cháu để nối dõi tông đường.
Mặc dù không muốn vợ khổ nhưng nghĩ cảnh bố mẹ già yếu chưa được bế đứa cháu nội nên anh Bằng cũng đành chấp nhận. Sau khi tìm hiểu, thấy trong thôn có chị Phạm Thị Thành dù đã đến tuổi 40 mà vẫn chưa có đám nào hỏi thăm đến, chị Mai xuống nhà ngỏ ý, xin cưới chị này cho chồng mình.
Mặc dù có “bà hai” nhưng anh Bằng vẫn không quên nghĩa tình với chị Mai, hai người sống với nhau vẫn rất hòa thuận. Người vợ hai về sống với anh Bằng chưa được bao lâu thì chị có thai và sinh được một bé gái kháu khỉnh. Nghĩ gia đình chồng đã có cháu bồng bế, nên vợ cả không thuốc thang thường xuyên nữa.
Hạnh phúc đến muộn
Những tưởng đường con cái của chị Mai dừng lại khi chị quyết định lấy vợ hai cho chồng. “Mình đã quyết định lấy vợ cho anh ấy thì làm gì còn hy vọng là sẽ có con nữa đâu. Thuốc thang cũng dừng lại luôn từ năm 1993”, chị Mai kể lại.
Tuy nhiên, đến đầu năm 1998, chị Mai thấy trong người khó ở, lại hay thèm của chua nên quyết định đi khám xem “biết đâu lại có tin vui”. Đúng như linh tính, sau khi đi khám các bác sĩ bảo chị đã có thai được hơn 3 tháng.
Sau khi bà cả sinh con, người chồng đưa mẹ con bà hai sang sống riêng ở một căn nhà gần đó, hàng ngày hai mẹ con cần gì anh chạy sang giúp hoặc thi thoảng sang chăm sóc con; còn lại dành thời gian chăm sóc mẹ con bà cả. “Tôi nợ mẹ con Mai rất nhiều nên muốn dành thời gian chăm sóc hai mẹ con cô ấy”, anh Bằng xúc động.
Sau khi con đầu được 8 tuổi, chị Mai sinh bé thứ hai vào năm 2006. Đại gia đình chị Mai sống rất hạnh phúc với nhau. Các cháu đã lớn nên cuộc sống cũng đỡ vất vả.
Có điều lạ là dù sống cảnh chồng chung nhưng hai người đàn bà chưa bao giờ to tiếng với nhau, mà sống rất hòa thuận. Một hàng xóm chia sẻ: “Ở sát vách với nhà anh Bằng, chưa bao giờ tôi nghe thấy hai cô vợ họ to tiếng vì chuyện chung chạ chồng, chắc họ cũng thông cảm cho nhau mà sống cho hòa thuận”.
(Theo Baophapluat)
">Người đàn bà 'vô sinh' và tình huống khó xử sau ngày cưới vợ hai cho chồng
Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn
“Không phải mẹ đâu. Mẹ ơi!"
Sau cánh cửa sắt khép hờ, 4 đứa trẻ lặng lẽ bắc nồi, luộc bó rau cúng mẹ. Nhà nghèo, bữa cơm cúng người đã khuất cũng sơ sài. Trên bàn thờ tạm, ngoài di ảnh người quá cố chỉ có đĩa rau luộc, chén cơm trắng cùng ít trái cây tươi.
Thấy các con loay hoay cúng mẹ, ông Võ Văn Đức (62 tuổi, tạm trú TP.Thủ Đức, TP.HCM) giấu nước mắt, hướng mặt ra xa lộ Hà Nội thở dài. Vợ mất, gánh nặng nuôi 4 đứa con ăn học đè nặng tấm thân đã trải qua 2 lần tai biến khiến ông lo lắng.
Vợ chồng ông Đức từ Đồng Nai lên TP.Thủ Đức thuê trọ, bán nước cùng “mấy thứ linh tinh” ở vỉa hè để nuôi 4 đứa con ăn học. Sau 2 lần tai biến, sức khỏe ông suy giảm rõ rệt. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, không làm được việc nặng.
Tuyền Định thắp nén nhang tưởng nhớ người mẹ quá cố. Để có tiền ăn, đóng tiền nhà trọ, tiền học, gia đình 6 thành viên đều phải làm việc. Ông nói: “Bốn đứa con tôi, Nguyên Định (lớp 11), Tuyền Định (lớp 10), Như Định (lớp 9) Tấn Định (lớp 6) dù ít tuổi nhưng đã biết thương cha, giúp mẹ”.
“Lúc vợ tôi còn sống, Tuyền Định và bà ấy đi làm thuê trong một quán ăn để lo tiền nhà. Tuyền Định đi làm buổi sáng, trưa lại về, chiều vợ tôi đi thay. Lương của hai mẹ con đủ để đóng tiền nhà hàng tháng. Tôi ở nhà bán nước, hủ tiếu, cháo lòng, bún bò… lo tiền cho ăn đi học”, ông kể thêm.
Để có thêm thu nhập, Như Định cũng theo mẹ đến làm ở quán ăn vào buổi sáng. Em làm đến 11h trưa thì về để đi học. Trong khi đó, sau một ngày học ở trường, tối đến, Nguyên Định lại đem sách vở ra hàng trước nhà vừa học vừa trông quán thay ông Đức tranh thủ chợp mắt để chuẩn bị bán xuyên đêm.
Cuộc sống chật vật nhưng đầy ắp tiếng cười của vợ chồng ông Đức trôi qua trong niềm tự hào có 4 đứa con chăm ngoan, học giỏi. Thế rồi dịch bệnh bỗng chốc ập đến khiến ông mất vợ, 4 đứa trẻ hóa cảnh mồ côi trong ngỡ ngàng.
Đến lúc này, 4 anh chị em Nguyên Định vẫn chưa chấp nhận được sự thật mình vừa mồ côi mẹ. Ông Đức kể, nửa đêm 13/7, vợ ông than mệt, khó thở phải nhập viện điều trị. Xét nghiệm nhanh, bác sĩ phát hiện bà dương tính với Sars-Cov-2. Ngày 14/7, nhân viên y tế đưa ông Đức và Nguyên Định, Như Định, Tấn Định đi cách ly.
“Tuyền Định được đưa đi cách ly ở chỗ khác. Chúng tôi chỉ có thể liên lạc qua điện thoại với nhau. Ngày 29/7, tôi về nhà. Sáng hôm sau, tôi lên bệnh viện Thủ Đức để xem vợ thế nào thì được thông báo vợ tôi, L.T.T.D. mất rồi”, ông Đức kể.
Ôm hũ tro cốt mẹ trên tay, các con ông Đức không tin đó là những gì còn lại của mẹ mình. Các em òa khóc nức nở, không tin đó là sự thật. “Lúc đó, em vẫn nghĩ mẹ chưa chết. Em vẫn nghĩ các bác sĩ nhầm lẫn mẹ với ai đó. Trước đó, có bác sĩ nói mẹ em rất khỏe rồi. Em nghĩ mẹ của em chưa có chết. Bà nào đó chứ không phải mẹ đâu. Mẹ ơi!”, Tuyền Định khóc nức nở.
"Thôi thì cùng khóc, chứ biết phải làm sao"
Chuẩn bị xong mâm cúng sơ sài, Tuyền Định gọi các em và anh trai xuống thắp nhang mời mẹ về ăn cơm. 4 anh chị em xếp hàng, nâng nén nhang mời mẹ trong nước mắt lưng tròng. Tuyền định nói, những ngày đầu mất mẹ, mấy cha con cứ khóc cùng nhau.
Ông Đức nghẹn ngào trước sự ra đi quá sớm của người vợ xấu số. Sau này, người thân khuyên nếu khóc nhiều, mẹ đi không yên lòng nên mấy anh chị em Tuyền Định không khóc nữa. Ông Đức vì muốn các con sớm ổn định tinh thần cũng cố nén đau thương, nuốt nước mắt vào lòng.
Tuyền Định nói, em và bé Như Định thường ngày vẫn ngủ cùng mẹ nên bây giờ cả hai thấy trống vắng, lạnh lẽo khi phải ngủ một mình. Nhiều đêm nhớ mẹ, hai chị em ôm nhau mà khóc đến hết đêm.
“Có những lúc, em nghĩ sao khi mẹ còn sống, em không ôm mẹ nhiều hơn, không hôn mẹ nhiều hơn... Chưa bao giờ em hỏi mẹ có mơ ước gì không… Em hối tiếc lắm, em không bao giờ hỏi mẹ được nữa rồi...”, cô bé nói thêm.
Ngồi nhìn di ảnh của mẹ dưới ánh đèn thờ, đôi mắt cậu bé Tấn Định lại ướt nhòe. Em nhớ những buổi trưa trời nóng, mấy mẹ con trải chiếu ngủ dưới nền nhà. Những lúc như thế, Tấn Định sẽ tìm cách chọc phá mẹ để mẹ la, mẹ đuổi đánh rồi ngoảnh đầu lại cười vì biết chẳng bao giờ bà đánh em một đòn nào.
Mỗi lúc anh chị nhắc đến mẹ, Như Định đều cố gắng kìm nén cảm xúc để không bật khóc. Bây giờ, em chẳng biết chọc phá ai, cũng chẳng ai la mắng, đuổi đánh rồi mỗi khi bắt được lại ôm vào lòng xoa đầu, chùi mặt, lau mũi cho nữa. Nghĩ đến mẹ, Tấn Định lại sùi sụt, bật khóc thành lời. Nghe em khóc, Nguyên Định ôm đứa em trai vào lòng, an ủi.
Nguyên Định nói, mẹ thương bé út nhất nhà nên khi mẹ mất, Tấn Định khóc, đòi mẹ hoài. Thương em, Nguyên Định chỉ biết khóc cùng em cho vơi bớt nỗi đau thương mồ côi mẹ. “Em nói: Em cũng nhớ mẹ, cũng khóc. Thương mẹ quá làm sao mà không khóc cho được. Thôi thì cùng khóc, khóc cho thỏa chứ biết phải làm sao”.
“Trước đây, mẹ dặn: Nhà có 4 anh em, cha mẹ già mà mất đi thì nhớ chăm lo nhau, đừng cãi nhau”. Em không nghĩ ngày đó đến đột ngột như vậy. Đến bây giờ, em vẫn không tin được rằng mẹ em đã mất”, Nguyên Định chia sẻ.
Nghe anh trai nhắc đến mẹ, bé Như Định òa khóc, nói: “Mẹ mất rồi… Mẹ ơi!”.
Như Định nói rằng, còn mẹ vui lắm, cơm mẹ nấu rất ngon, tay mẹ rất ấm nữa. Đã nhiều ngày trôi qua nhưng em vẫn chưa thể quen được cảm giác trống vắng khi không được được mẹ ôm khi ngủ.
Thương em, Tuyền Định cố an ủi và động viên em mạnh mẽ để mẹ yên lòng.
Ông Đức nói sẽ cùng các con cố gắng để không ai phải bỏ học. Em nói: “Lúc nào, mẹ cũng nghĩ cho các em. Mẹ tiết kiệm lắm. Mẹ không mua bất cứ thứ gì cho bản thân mà chỉ chăm lo cho 4 anh chị em em thôi. Quần áo rách, mẹ vá lại mặc, quần áo chúng em mặc cũ, mẹ lại gom góp mua mới”.
“Nhà nghèo, mẹ luôn dạy chúng em phải cố gắng. Chúng em sẽ đi làm để phụ ba và hi vọng không ai phải bỏ học giữa chừng”, Tuyền Định chia sẻ.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Võ Văn Đức, địa chỉ 160B đường Quốc lộ 1A, phường Tân Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM (Gia đình ông Võ Văn Đức chưa có số tài khoản ngân hàng).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.264 (4 chị em mồ côi)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Mái ấm cho trẻ mồ côi
Nhìn thấy cuộc gọi video của mẹ, bốn chị em Yến Nhi túm lại. Màn hình bên kia mở lên, Nhi thấy mẹ thở rít từng hồi...
">Bốn chị em đi cách ly về, bàng hoàng nhận hũ tro cốt của mẹ
Biểu cảm tuyệt vời của chàng trai đồng tính người H'Mông
- Làm nghề sửa xe trong một con hẻm, mỗi ngày anh Út còn đun dăm chục líttrà đá giúp người nghèo qua đường giải khát hoàn toàn miễn phí.
Buổi trưa, trời nắng gắt. Cái nóng nung người của Sài Gòn không làm chậm bước mưu sinh của những người cùng khổ. Chị bán vé số ăn mặc kín người với túi xách nhỏ trên vai dừng lại trước trụ điện - nơi đặt một bình nước với tấm biển ''nước uống miễn phí''. Một tay cầm xấp vé số, tay còn lại chị với lấy chiếc ly đưa vào vòi nước ấn mạnh. Dòng nước mát chảy đầy vào ly.
Chị bán vé số và ly nước nghĩa tình.
Nghĩa tình… ly trà đá
''Mỗi sáng, em ra khỏi nhà từ lúc 8 giờ. Làm một vòng từ Phan Xích Long qua bờ kè Nhiêu Lộc đến chợ Tân Định đôi chân muốn rã rời, cổ họng khô rát. Muốn uống một ly nước dù trà đá cũng phải mất 2.000đ. Thôi thì cố lết về đây với thùng trà đá của anh Út cơn khát sẽ dịu đi để còn tiếp tục đi bán'' - Chị Hoa, người bán vé số là ''khách hàng'' thường xuyên và rất đúng giờ nói với chúng tôi. Cứ trưa mỗi ngày chị đều ghé lại. Một ly nước thấm giọng rồi tiếp tục lên đường vào cuộc mưu sinh đầy khó nhọc.
Anh Út cặm cụi mưu sinh.
Thùng trà đá miễn phí của anh Út nằm ngay đầu hẻm 96 đường Phan Đình Phùng (P.2 Q. Phú Nhuận TP.HCM) đã có từ rất lâu. Không riêng gì chị Hoa, thùng trà đá miễn phí này đã giải tỏa được cơn khát của hàng chục người. Vé số có, xe ôm có, người đi giao hàng có, ai khát cứ ghé vào. Uống xong, chiếc ly được đặt lại vị trí cũ rồi người khác tiếp đến. Thùng này vơi thùng khác được đưa đến làm đầy và cứ thế hết năm này qua năm khác.
Người làm công việc này không phải là một người giàu có. Phải người nghèo mới thấu hiểu và cảm thông được với người cùng cảnh ngộ. Anh là Đỗ Văn Út, 52 tuổi, là thợ sửa xe ngay đầu hẻm.
Hàng ngày, anh dậy sớm nấu khoảng 50 lít nước để nguội. Sau đó, anh làm thêm 8 lít trà cốt từ trà cám mua ở các tiệm trà. Nhiều người hảo tâm thấy việc làm của anh không vụ lợi đã ủng hộ anh khoản trà này.
Đến sáng, anh dọn hàng. Đi kèm máy bơm hơi, dụng cụ sửa xe là thùng trà đá. Anh đặt nó trước trụ điện trên lề đường để ai cũng có thể nhìn thấy và cần giải khát thì cứ ghé vào.
Theo lời bà con trong hẻm, cuộc đời của anh Út đầy sóng gió. Năm 1989, anh bán căn nhà đang ở với giá chưa được 5 lượng vàng để lấy tiền làm vốn buôn xe. Anh về tận An Giang mua các loại xe "nghĩa địa" về tân trang bán lại kiếm lời. Được 2 chuyến, chưa đủ hoàn vốn thì lệnh cấm nhập loại xe này được ban hành. Anh đành chuyển sang tìm mua xe cũ ở thành phố nhưng giá thành cao chi phí sửa chữa nhiều khiến anh lỗ và mất cả vốn.
Tay trắng, anh đành phải chạy xích lô rồi xe ôm để sống qua ngày. Nhưng rồi, cái duyên với con hẻm 96 dường như gắn trọn với cuộc đời anh. Năm 2001 anh quay trở lại dọn đồ nghề ra đầu hẻm vá, sửa xe kiếm sống.
Thùng trà đá anh đặt nơi đây dường như để trả nghĩa cho đời. Những biến cố, những thăng trầm trong cuộc sống đã giúp anh hiểu thêm tình người. Cũng từ đó, anh luôn cánh cánh bên mình nỗi mong muốn cùng được sẻ chia nhằm làm vơi bớt nỗi nhọc nhằn của những người khó khăn cơ nhỡ…
Chiếc quan tài miễn phí
''Một miếng vá tôi lấy 10.000đ. Với người bán vé số trên xe lăn muốn được số tiền đó họ phải bán 10 tờ mới có. Mà người khuyết tật khó khăn lắm mới bán được 1 tờ. Thôi thì khi xe của họ bể bánh hoặc hư hỏng gì mình bỏ chút công giúp họ cũng là một việc nên làm anh nhỉ?'' - anh Út tâm sự với chúng tôi về những trăn trở của mình trong lúc làm nghề.
Anh Út vá xe cho khách. Trên vách tấm pano điểm giúp hòm từ thiện trợ táng miễn phí.
Trong suốt thời gian làm nghề anh Út đã từng miễn phí cho hàng trăm người khuyết tật khi phương tiện mưu sinh của họ xảy ra sự cố. Hầu như người khuyết tật nào trong khu vực này cũng đều biết đến anh, đến nghĩa cử mà ít người có thể làm được.
Anh Út vẫn cứ lầm lũi với công việc hàng ngày. Kiếm được bao nhiều ăn bấy nhiêu. Gánh nặng gia đình không đè trên vai anh bởi con anh cũng đã lớn.
Trong lúc trò chuyện cùng anh chúng tôi bất chợt nhìn lên vách. Một tấm biển với dòng chữ: ''Cơ sở mai táng Vạn Phúc, điểm giúp hòm từ thiện, trợ táng miễn phí phục vụ 24/24 kể cả ngày lễ và Chủ nhật'' đập vào mắt tôi.
“Cơ sở này là thế nào vậy anh?” Anh từ tốn giải thích, con hẻm 96 này trước kia thông ra kênh Nhiêu Lộc. Hồi ấy có nhiều nhà sàn, nhà ổ chuột của bà con nhập cư về trú ngụ. Nhiều người rất cơ cực. Có gia đình có người thân qua đời mà không một đồng dính túi.
Hẻm 96 Phan Đình Phùng. Bến trái là tiệm vá xe lưu động của anh Út.
“Đã nhiều lần tôi cám cảnh lăn vào phụ giúp họ. Tiền thì tôi không có nhưng công sức thi lúc nào cũng sẵn sàng. Lần nọ, một gia đình có đứa con chết vì tai nạn giao thông. Cả nhà dáo dác chạy tới chạy lui không biết phải làm gì. Xác đứa con đang trùm kín nằm đó. Hỏi thăm thì ra cả nhà không ai có được hơn 100.000đ. Tiền đâu mua hòm, tiền đâu khâm liệm chôn cất?
Nhìn họ, nhìn lại mình cũng chẳng khá hơn họ. May thay, tôi sực nhớ lời một người bạn mách có trại hòm Vạn Phúc chuyên làm từ thiện tặng hòm cho người nghèo, tôi lao đến ngay. Quả đúng như thế. Sau khi nghe tôi trình bày, chủ trại hòm xuất ngay một chiếc và cho xe chở đến tận nơi.
Tang gia hết sức mừng rỡ và cảm kích. Từ đó, tôi và trại hòm Vạn Phúc luôn đồng hành. Nhiều cỗ quan tài đã đến được với người nghèo không những trong xóm mà được mở rộng ra các quận nội thành…”.
Trần Chánh Nghĩa
Kỳ 2: Tủ thuốc từ thiện và xe cấp cứu 2 bánh
">Người tử tế ở Sài Gòn: Thùng trà đá và chiếc quan tài từ thiện