您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Tết này, tôi nên thuê người yêu hay chấp nhận mang tiếng bất hiếu?
NEWS2025-04-27 07:16:39【Giải trí】1人已围观
简介 Sau mối tình 7 năm tan vỡ,ếtnàytôinênthuêngườiyêuhaychấpnhậnmangtiếngbấthiếlịch bóng đâ tôi đau khổlịch bóng đâlịch bóng đâ、、
Sau mối tình 7 năm tan vỡ,ếtnàytôinênthuêngườiyêuhaychấpnhậnmangtiếngbấthiếlịch bóng đâ tôi đau khổ bẽ bàng và khép chặt trái tim. Nhưng Tết này, tôi sẽ mang tội bất hiếu nếu không dẫn được bạn trai về...
35 tuổi chưa lấy chồng, cô gái cầu cứu sự giúp đỡ
Tôi từng trải qua mối tình đầu 4 năm thời đại học. Người yêu tôi du học tại Úc 3 năm, tôi chung thủy đợi chờ. Ngày anh về nước, tôi lâng lâng hạnh phúc nghĩ tới đám cưới trong mơ.
Nào ngờ, mẹ anh về thăm gia đình tôi, thấy bố mẹ tôi đều là nông dân, nhà nghèo nên nhất quyết phản đối. Mẹ anh gọi điện cho tôi, phũ phàng nói tôi không xứng đáng với anh, “đũa mốc chòi mâm son” bất hạnh suốt đời...
Ít ngày sau đó, anh cũng tìm gặp tôi, nói giọng ngập ngừng: nếu chúng tôi không chia tay, mẹ anh sẽ từ mặt anh và tự tử... Anh xin tôi thứ lỗi.
Nửa năm sau đó, anh lấy vợ. Vợ anh làm nhân viên hải quan, gia đình khá giả.
Mối tình 7 năm tan vỡ, tôi đau khổ bẽ bàng và khép chặt trái tim mình. Mặc dù vậy, tôi vẫn âm thầm dõi theo Facebook của anh, vui buồn với mỗi dòng tâm trạng anh viết. Giờ anh đã có 2 đứa con, một trai một gái xinh như thiên thần. Tôi vẫn thương nhớ anh trong day dứt và tuyệt vọng.
Năm nay tôi 36 tuổi, làm phiên dịch tiếng Nhật nên thu nhập ổn định. Tôi có ngoại hình trẻ trung, tính tình vui nhộn nên mọi người chỉ đoán tôi 29 tuổi.
Bạn bè tích cực mai mối, động viên tôi nên mở lòng tìm tình yêu mới. Tôi vẫn dửng dưng, không hề rung động trước ai. Bạn bè nói tôi mắc chứng sợ yêu...
Sắp Tết, tôi rất lo lắng khi phải về quê. Trước đó 2 năm liền, tôi đăng ký trực Tết cơ quan, không về quê vì sợ phải nghe bố mẹ ca cẩm, hối thúc chuyện chồng con.
Ở nhà, tôi là con gái út, có bằng thạc sĩ, lương tháng cả nghìn đô. Cả làng đều coi tôi là tấm gương vượt khó để giáo dục con cháu. Nhưng mãi tôi không chịu lấy chồng nên bố mẹ mắng tôi là đứa con bất hiếu, làm bà cô già trong nhà khiến họ hàng, làng xóm gièm pha.
Bố mẹ còn lôi tôi ra so sánh với mấy đứa bạn cũ, đứa nào cũng 2-3 đứa con, xây nhà mấy tầng mà tôi vẫn là gái ế. Mẹ tôi đã "nhắm" được một anh chủ cửa hàng nội thất trên thị trấn, vợ chồng ly dị nhau 5 năm vì vợ ngoại tình, chỉ cần tôi bỏ việc về quê làm nhân viên siêu thị là anh ấy đồng ý ngay.
Mẹ rủ tôi cùng đi mua tủ quần áo để tôi có dịp làm quen. Khi gặp, anh ta rất thích tôi, chỉ cần tôi gật đầu, sau 3 tháng anh sẽ làm đám cưới. Thế nhưng tôi không chút rung động. Tôi cũng không có ý tưởng về quê lấy chồng nên chỉ xã giao vài câu với anh khiến mẹ tôi vô cùng thất vọng.
Tết năm nay, tôi bắt buộc phải về quê vì bố tôi chúc thọ 70 tuổi. Nhưng nếu về, tôi sẽ phải cười trừ trước câu hỏi: “Bao giờ lấy chồng?” từ bố mẹ, họ hàng ruột thịt đến hàng xóm xung quanh.
Tôi gặp bạn thân nhờ tư vấn xem có nên đăng ký thuê người yêu về quê ăn Tết không, tốn kém một chút miễn bố mẹ vui vẻ trong ngày chúc thọ. Bạn tôi ngăn cản và khuyên tôi: cứ tạm hẹn hò với anh Khang gần nhà tôi thuê.
Anh Khang 45 tuổi, vợ xuất khẩu lao động và bỏ bố con anh từ lâu. Anh có ý theo đuổi tôi từ một năm nay. Bạn nói, cứ hẹn hò dẫn anh ấy về quê, hết Tết thì chia tay.
Tôi vẫn băn khoăn không biết nên thuê người yêu về quê ăn Tết, liều hẹn hò với anh Khang hay chấp nhận mang tiếng bất hiếu...
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi bài viết chia sẻ về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!很赞哦!(84942)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Daugavpils vs Metta/LU Riga, 23h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
- Hùng Thuận lên tiếng về tin đồn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bạn gái cũ
- Chuyến xe buýt kỳ lạ đưa hành khách chìm vào giấc ngủ dài
- 4 trong số 24 tân sinh viên làm giả kết quả tốt nghiệp để đỗ đại học bị bắt
- Soi kèo góc Celta Vigo vs Villarreal, 0h00 ngày 24/4
- Cách AI hỗ trợ giải quyết các vấn đề thách thức về môi trường
- Cô gái có 3 bầu ngực quyết định phẫu thuật thẩm mỹ sau khi bị bóc mẽ.
- Nhan sắc Doãn Hải My sau gần 3 năm yêu Đoàn Văn Hậu
- Nhận định, soi kèo Olimpia Asuncion vs Penarol, 5h00 ngày 24/4: Mệnh lệnh phải thắng
- Nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần ở tuổi 38 của Dương Mịch gây sốt
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Real Betis vs Valladolid, 02h30 ngày 25/4: Tạm biệt La Liga
Hành trang của tôi: Chiếc gậy ba màu
Khi còn nhỏ, tôi thường bị mẹ mắng là đoảng. Hễ mâm cơm để giữa nhà, thì 99% tôi đá đổ, cả nhà sẽ nhịn ăn và nhất là khi có khách, bố mẹ chỉ có mà độn thổ vì có đứa con vô ý như tôi. Tôi càng cố gắng thì càng bị mắng mà không hiểu sao mình vô ý thế. Cứ đi từ chỗ tối ra chỗ sáng là tôi chói mắt và không ít lần ngã bổ chửng khi bước từ rạp chiếu phim ra, khiến tôi vô cùng xấu hổ. Càng lớn, căn bệnh càng phát triển, cho đến một ngày tôi cứ đâm vào những cành cây chắn ngang lối đi. Tôi đang dần dần bị mù mà không hề biết. Bác sỹ khuyên tôi hạn chế đọc sách và dùng máy tính. Trời ơi, tôi làm sao mà ngừng đọc được. Cuộc sống của tôi chỉ có ý nghĩa khi làm việc, mà công việc đòi hỏi tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu và viết. Ngừng đọc nghĩa là chết. Bỏ ngoài tai lời khuyên bác sỹ, tôi vẫn lao vào học thi và giành được Học bổng Fulbright.
Cuộc đời mở sang một chương mới khi tôi sang Boston học chương trình thạc sỹ về Hoa Kỳ học. Nước Mỹ đã làm tôi vững tin rằng mình “tàn mà không phế”. Nơi đây, người khuyết tật được luật pháp bảo vệ. Thái độ xã hội luôn cảm thông, khuyến khích họ phấn đấu để vẫn sống hạnh phúc như bất cứ một người lành lặn nào. Khi đi học, họ được tạo mọi điều kiện để có thể đạt kết quả mong muốn. Mọi đề cương môn học đều nêu rõ sinh viên nào cần trợ giúp đặc biệt thì cho giáo sư biết, họ sẽ thiết kế chương trình, hoặc có những biện pháp thích hợp. Tôi rất may mắn được giáo sư và bạn bè cảm thông, giúp đỡ. Họ phát riêng cho tôi những tập tài liệu chữ to, chỉ chỗ mua sách audio và các phần mềm trợ giúp và tìm những bác sỹ nhãn khoa giỏi nhất thế giới. Điều quan trọng hơn cả, họ động viên, khuyến khích tôi phấn đấu để thành công. Giáo sư Jean Humez, thày hướng dẫn của tôi, luôn nói: “Em có thể mất khả năng nhìn thấy ánh sáng, nhưng nhất định em phải trở thành một giáo sư giỏi, một nhà khoa học có ích, chỉ cần em cố gắng và hãy học chữ nổi.”
Tôi nghe lời bà. Sau khi hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi tiếp tục theo học chương trình tiến sỹ. Một thử thách lớn. Chỉ đọc độ 30 phút là mắt tôi mệt rã rời, đau nhức đến tận óc, trong mắt như có kim châm. Tôi chỉ nhìn thấy lờ mờ trong khoảng cách 2 mét. Xa hơn nữa, tất cả lòa nhòa, chỉ còn những vệt tối và sáng kể cả khi đeo kính. Khi đọc sách, tôi dùng kính lúp, khi viết bài, tôi dùng phông chữ 20-25. Tôi dán mắt vào màn hình với khoảng cách 20-25 cm. Mỗi khi làm bài xong, toàn thân tôi tê dại vì ngồi trong một tư thế rất bất tiện. Cứ như thế, tôi đã dần dần hoàn thành các khóa học của chương trình tiến sỹ và đang viết luận án. Một cuộc chạy đua với số phận, không chỉ để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Với tôi, đây là một cuộc chạy đua với Bóng Tối. Tôi muốn mình phải sẵn sàng vào cuộc nếu ngày mai hắn đến.
Cho đến giờ, tôi không còn nghĩ là mình kém may mắn khi mắc phải căn bệnh này. Câu nói tôi yêu thích nhất của Karl Marx là: “Không cái gì thuộc về con người được xa lạ với tôi.” Vâng, trải nghiệm của người mù không hề xa lạ với tôi. Không thể nói đó là trải nghiệm mà tôi mong muốn, nhưng nhờ nó, tôi biết yêu thương và cảm thông với con người hơn. Tôi biết trân trọng những điều bình dị mà hiển nhiên ta có: ánh nắng mặt trời. Ai sinh ra chẳng có đôi mắt và chúng ta thản nhiên đón nhận ánh sáng mà không thấy đó là hạnh phúc lớn lao, là niềm mơ ước không bao giờ có được của những người khiếm thị. Chỉ khi nào trải nghiệm được cảm giác của người mù, chúng ta mới thấy quý từng giây từng phút được nhìn thấy ánh sáng.
Vì khiếm thị, tôi tìm đến cộng đồng của những người cùng cảnh ngộ. Tôi đến với các em trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Tôi tham gia “Hội Văn hóa Việt” ở Boston, tổ chức các hoạt động từ thiện gây quỹ để giúp Ban nhạc Hy vọng, ban nhạc của các em khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu, do vợ chồng nghệ sỹ đàn piano Tôn Thất Triêm và ca sỹ Xuân Thanh đỡ đầu. Tôi có duyên may được gặp các em, những người sinh ra chưa từng được nhìn thấy ánh sáng. Tôi được thưởng thức một chương trình âm nhạc rất chuyên nghiệp do các em biểu diễn. Các em chăm chú nghe tôi kể chuyện nước Mỹ. Nhanh thoăn thoắt, các em dắt tôi đi thăm kí túc xá. Các em sử dụng máy tính thành thạo để học và cả viết báo. Nhiều em nói tiếng Anh rất khá. Nói chuyện về màu sắc, tôi hỏi các em thích màu gì. Một em nói: “Màu hồng.” Tôi nhận thấy em mặc áo hồng, trong tay là một chiếc ví cũng màu hồng. Còn một em khác mặc áo xanh và nói: “Em thích màu xanh cô ạ.” Các em đoán tôi mặc áo màu tối. Lạ chưa, tôi mặc áo màu đen. Tôi hỏi kinh nghiệm học chữ nổi, các em cười rất hồn nhiên: “Cô ơi, chữ nổi học dễ lắm, chứ không khó như học tiến sỹ đâu.”
Tác giả nói chuyện với Thu Hương (cô bé áo hồng) và Hương Sen (cô bé áo xanh) tại trường Nguyễn Đình Chiểu
Nụ cười hồn nhiên trên gương mặt trẻ thơ với những con mắt mờ đục cứ đọng mãi trong tôi khiến tôi thấy mình có lỗi nếu cứ than thân trách phận rằng mình thiếu may mắn. Chính các em đã dắt tôi bước qua nỗi sợ và làm tôi yêu cuộc sống hơn. Tôi mang nợ với các em, những người cõng nhau, dìu nhau đến lớp với chiếc gậy tre trong khi tôi có đủ mọi thứ, từ chiếc gậy ba màu, phản quang, có thể gập lại, bỏ túi, và hễ ai nhìn thấy, họ sẽ giúp tôi, đến những trợ giúp ở trường đại học các em chưa khi nào dám mơ tới. Tôi lao vào tìm kiếm mọi khả năng giúp các em. Tôi vận động bạn bè ở Mỹ đóng góp tiền bạc, công sức, mua gậy và các phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị, rồi tìm cách chuyển về Việt Nam. Nhiều người Mỹ viết thư trao đổi với các em và giúp các em học tiếng Anh qua mạng. Các em dần dần thấy tương lai không còn bó hẹp với nghề vót tăm hoặc mat-xa, như xã hội thường nghĩ các em chỉ làm được thế. Có em vào đại học, có em dạy tiếng Anh cho chính các bạn khiếm thị. Các em gọi tôi là “cô” vì tôi là cô giáo, nhưng chính các em mới là thày của tôi. Chính các em đã mang điều kì diệu là niềm vui sống đến với tôi, và chính nước Mỹ: thày cô, bạn bè, bác sỹ, đã làm cho niềm vui sống ấy lan tỏa đến bao người, không chỉ những người khiếm thị.
Câu nói của V. I. Lenin: “Học, học nữa, học mãi” cùng với triết lý học suốt đời trở thành thần dược cho tôi. Một khi còn học được và được học, tôi thấy mình đang sống và hạnh phúc. Tôi gặp bác sỹ Eliot Berson, chuyên gia hàng đầu thế giới về căn bệnh này khi tôi vừa viết xong luận văn thạc sỹ. Không khỏi ngạc nhiên khi biết tôi có thể làm được điều đó khi căn bệnh đang tiến triển, ông mỉm cười: “Hãy làm những gì bạn đang làm, chẳng gì có thể phá hỏng thêm đôi mắt của bạn”. Đó là liều thuốc an thần lớn nhất mà tôi từng có trong đời.
Tôi sẽ làm gì khi ngày mai không còn nhìn thấy ánh nắng mặt trời? Tôi sẽ nghe theo lời khuyên của bác sỹ Berson là tiếp tục công việc tôi đang làm: học, dạy học, viết báo, viết văn và giúp đỡ các em khiếm thị thiếu may mắn hơn tôi. Tôi luôn ý thức được một ngày nào đó Bóng Tối sẽ đến gần và tôi sẽ nói với hắn: “Ta đã chờ mi, ta chẳng ưa gì mi, nhưng số phận bắt ta phải đi cùng mi, mi có thể cướp đi ánh sáng của ta, nhưng mi đừng hòng làm ta gục ngã, ta luôn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì mi thách thức ta, và mi đừng hy vọng cướp đi niềm vui sống trong ta”. Ánh sáng sẽ đến từ tình yêu thương của gia đình và bè bạn, từ sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng. Ánh sáng sẽ đến từ tri thức, kinh nghiệm, từ những gì tôi đã cóp nhặt, chắt chiu, nâng niu trong nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục gom góp để thấy mình luôn có ích cho đời. Hành trình Hà Nội-Boston của tôi là hành trình đi tìm ánh sáng, gìn giữ và chia sẻ ánh sáng với những ai cần đến nó.
Medford, tháng 7/2013
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương, Nghiên cứu sinh ngành Quản trị Giáo dục Đại học, Đại học Massachusetts,Boston. Chị cũng là giảng viên bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ Hiệnđại, Đại học Massachusetts, Boston.
Bài đoạt giải Nhất cuộc thi "Hành trình nước Mỹ do của Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức
">Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời...
Ông David Tse - Giám đốc Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Rakuten Viber. Ảnh: Chí Hiếu Chia sẻ những số liệu mới nhất về thị trường ứng dụng nhắn tin OTT Việt Nam, ông David Tse - Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Rakuten Viber cho biết, trung bình mỗi tháng người dùng Viber tại Việt Nam gửi 474 triệu tin nhắn, thực hiện 16 triệu cuộc gọi và trao đổi 36 triệu hình ảnh trên ứng dụng này.
Những con số thống kê trên chỉ cho thấy một phần bức tranh toàn cảnh. Bởi theo số liệu thống kê năm 2023 của DataReportal, Viber hiện chỉ chiếm khoảng 13% số người dùng Internet tại Việt Nam.
Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, 39% người dùng Viber tại Việt Nam có độ tuổi từ 35-50, 28% có độ tuổi từ 25-34 và 10% nằm trong độ tuổi từ 18-24.
Từ góc nhìn của một đơn vị phát triển ứng dụng nhắn tin OTT, ông David Tse cho hay, điểm khác biệt cơ bản của thị trường Việt Nam so với toàn cầu là có tới 64% người dùng Viber Việt sử dụng hệ điều hành iOS. Từ số liệu này, Viber xếp Việt Nam vào phân khúc thị trường cao cấp, với tỷ lệ người dùng có khả năng chi trả cao.
“Người dùng Việt Nam đánh giá cao về tính bảo mật và quyền riêng tư của nền tảng giao tiếp mà mình lựa chọn. Điều này là bởi các lo ngại về vấn đề an ninh liên quan đến các sự cố tấn công mạng đang gia tăng tại Việt Nam”, ông David Tse nói.
Bảo mật là một trong những tiêu chí hàng đầu được người Việt quan tâm khi lựa chọn ứng dụng nhắn tin OTT. Ảnh: Trọng Đạt Theo ông David Hoàng, Trưởng nhóm phát triển kinh doanh của Rakuten Viber tại thị trường Việt Nam, mối quan tâm tới vấn đề bảo mật khi sử dụng ứng dụng gọi điện, nhắn tin của người dùng Việt được thể hiện rất rõ. Trên thực tế, có tới 54% người dùng Việt đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng ứng dụng OTT Viber vì lý do bảo mật và quyền riêng tư.
Người dùng Việt đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư. Trong bối cảnh đó, các cơ quan chức năng cũng đã đặt vấn đề về việc quản lý các dịch vụ OTT nhằm bảo vệ người dùng Việt Nam khi sử dụng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện xuyên biên giới. Điều này đã được cụ thể hóa tại Luật Viễn thông sửa đổi được Quốc hội thông qua cuối năm 2023.
Một trong những điểm mới của Luật Viễn thông năm 2023 là việc đưa các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT như Zalo, Viber, WhatsApp, Telegram vào trong phạm vi điều chỉnh của Luật. Cụ thể, Điều 21 Luật Viễn thông 2023 đã đưa ra các quy định về việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới ngoài việc tuân thủ các nghĩa vụ theo cam kết trong các điều ước quốc tế, còn phải bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, chính sách công cộng
Doanh nghiệp viễn thông tham gia thỏa thuận thương mại với tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải có phương án kỹ thuật để bảo đảm an ninh thông tin và thực hiện ngăn chặn khẩn cấp, ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Telegram phủ nhận trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng
Trong thông điệp truyền thông đầu tiên sau khi CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp, Telegram cho biết, việc chủ sở hữu mạng xã hội phải chịu trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng là điều “vô lý”.">Người Việt sợ bị đọc trộm, nghe lén khi nhắn tin qua app
Cha mẹ của Zhang Ruifan sợ rằng cậu con trai sẽ thành mọt sách nên đã cho sang Mỹ du học
Tuy nhiên, Ruifan, năm nay 15 tuổi sớm nhận ra rằng khoa học không chỉ là những số liệu và công thức chỉ việc học thuộc và viết ra trong bài kiểm tra.
Tại ngôi trường ở West Des Moines (Iowa) – nơi mà cậu đang sống cùng gia đình bản xứ, giáo viên khoa học của Ruifan đeo kính bảo hộ và sử dụng một chiếc bật lửa có tay cầm dài để đốt lửa cho khinh khí cầu bay lên chỉ để học sinh được tận mắt nhìn thấy đặc tính bay lên của một nguyên tố.
Có những buổi học, Ruifan và các bạn phải leo lên mái nhà để tìm hiểu về lực hấp dẫn bằng cách ném những quả bóng rổ, bóng tennis và những vật khác xuống dưới. “Ở Trung Quốc, tôi được học về lực hấp dẫn bằng PowerPoint” – cậu nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ không phân loại dữ liệu trên visa thông qua tuổi tác hay cấp học. Tuy nhiên, có những bằng chứng chính xác cho thấy ngày càng nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc muốn tìm cách giúp con cái thoát ra khỏi áp lực của những kỳ thi.
“Tôi không muốn con trai tôi trở thành một con mọt sách” – mẹ của Ruifan, bà Wang Pin chia sẻ. Đó là lý do tại sao bà muốn cho con đi du học trời tây. Các học giả và chính trị gia người Mỹ đã cảnh báo trong nhiều năm qua rằng những cường quốc mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đang sẵn sàng vượt qua nước Mỹ về thành tựu khoa học. Trong một bài kiểm tra chuẩn hóa vào năm 2009 – một bài kiểm tra thu hút sự chú ý trên toàn cầu, học sinh Thượng Hải dẫn đầu về môn Khoa học trong số 70 quốc gia tham dự. Trong khi Mỹ đứng vị trí thứ 23 (xếp sau Hungary).
Tuy vậy, ngay cả những học giả Trung Quốc cũng bị choáng váng bởi sự ám ảnh với những kỳ thi quan trọng của nước này. Mùa thu năm ngoái, họ đã phải triệu tập một cuộc họp bàn về vấn đề này ở Thượng Hải.
“Trong khi học sinh phổ thông của Mỹ đang thảo luận về những mẫu máy bay, vệ tinh, tàu ngầm mới nhất thì những học sinh thông minh nhất của Trung Quốc đang ngập chìm trong đống bài tập về nhà và các kỳ thi” – Ni Minjing, một giáo viên Vật lý hiện là người phụ trách mảng giáo dục cơ bản của Ủy ban Giáo dục Thượng Hải nhận xét. “Học sinh ít có cơ hội được làm thí nghiệm khoa học và rèn luyện tư duy độc lập”.
Phòng thí nghiệm là thứ xa xỉ và hiếm hoi trong trường học Trung Quốc. Ảnh: Internet
Thông điệp này dường như đã đến tai các nhà lãnh đạo giáo dục của Trung Quốc – những người đang hướng tới mô hình học khoa học bằng thực hành. Mùa hè năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phát động một loạt chiến dịch nhằm chuyển trọng tâm ra khỏi các kỳ thi chuẩn hóa.
Bộ này cho biết việc cố định vào các bài kiểm tra có tính hệ thống “cản trở nghiêm trọng sự phát triển đồng đều, làm chậm sự phát triển sức khỏe và hạn chế cơ hội tu dưỡng trách nhiệm xã hội, tinh thần sáng tạo và khả năng thực tế của học sinh”.
Mặc dù nhận được nhiều lời đề nghị từ chính quyền trung ương song vấn đề vẫn đang được xem xét bởi các Sở Giáo dục mới là người tiến hành cụ thể.
Trong khi đó, việc chuẩn bị cho kỳ thi đại học ở Trung Quốc vẫn tiếp tục là chướng ngại vật lớn nhất của học sinh trung học. Được gọi với cái tên “gaokao”, kỳ thi này kéo dài khoảng 9 giờ chia ra trong 2 ngày. Kết quả của “gaokao” là yếu tố duy nhất được sử dụng để quyết định đầu vào các trường đại học.
Tiêu chuẩn “bọc thép” này cộng với thực tế là hầu hết các gia đình Trung Quốc đều chỉ có một con khiến các bậc phụ huynh nước này hiếm khi khuyến khích con cái tham gia các hoạt động ngoại khóa vì sợ rằng nó sẽ khiến bọn trẻ xao nhãng kỳ thi. Những người chỉ trích kỳ thi này cho rằng “gaokao” đã nhào lặn ra những thanh niên kém cỏi khi không được chuẩn bị đủ các kỹ năng để đối mặt với những thách thức của cuộc sống thực. Học sinh thì thường dùng khái niệm riêng của mình để miêu tả cái cách mà giáo viên truyền đạt kiến thức: “nhồi vịt”.
Là một giáo viên Khoa học ở khu vực phía tây bắc Ningxia, thầy Wei Jinbao được tận mắt chứng kiến cái cách mà hệ thống giáo dục Trung Quốc biến bọn trẻ thành những học sinh chăm chỉ với khả năng xử lý thông tin thực tế cực kỳ ấn tượng. “Hãy đưa cho chúng một vấn đề, chúng sẽ đưa ra câu trả lời. Nhưng chúng không thể đưa ra một câu hỏi hay” – ông nói.
Giống như nhiều giáo viên khoa học của Trung Quốc, thầy Wei nhận thức sâu sắc rằng đất nước này vẫn chưa sản sinh ra được chủ nhân giải Nobel Khoa học. Nhiều năm qua, ông đã cố gắng khuấy động tư duy sáng tạo ở học sinh, nhưng ông lại đang thiếu yếu tố quan trọng nhất: dụng cụ thí nghiệm – thứ mà hầu hết các trường học Trung Quốc đều cho là một chi phí không cần thiết.
Khi được hỏi tại sao, ông thở dài đầy bực tức: “Kỳ thi đại học không kiểm tra phần thực hành”.
- Nguyễn Thảo(dịch từ New York Times)
Giáo dục Trung Quốc đang lấy Mỹ làm gương
Siêu máy tính dự đoán Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4
Cơ hội giành học bổng Hoàng tử Andrew 600 triệu đồng
Dù là tháng giáp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, song số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam gây ra sự cố vẫn giảm mạnh so với tháng liền kề, cũng như cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa: Internet). Việc số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 1/2024 giảm mạnh so với tháng cuối năm ngoái và tháng 1/2023, theo các chuyên gia, là một tín hiệu đáng mừng.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, chuyên gia Ngô Tuấn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần An ninh mạng thông minh (SCS) phân tích, sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong tháng 1/2024 có chiều hướng giảm so với tháng liền kề trước đó hoặc cùng kỳ năm trước phần nào cho thấy kết quả, sự chuyển biến bước đầu của các cơ quan, đơn vị trong việc áp dụng các biện pháp tăng cường an toàn, an ninh bảo mật giai đoạn vừa qua, khi các đơn vị đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo sự cố.
“Khi phòng thủ tốt hơn, giám sát cảnh báo phát hiện sớm tốt hơn, việc các hệ thống bị tấn công xâm nhập sẽ giảm. Đây là tín hiệu đáng ghi nhận!”,ông Ngô Tuấn Anh bình luận.
Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn thông tin cũng lưu ý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn cần đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin, bởi lẽ giai đoạn cận Tết và trong đợt nghỉ Tết nguyên đán, các nhóm tấn công mạng thường gia tăng hoạt động.
“Nhân sự quản trị của các đơn vị cần tăng cường các biện pháp giám sát an ninh mạng cho hệ thống, đặt biệt lên phương án sẵn sàng trong những ngày nghỉ Tết vì theo kinh nghiệm hàng năm, những ngày nghỉ thường xảy ra nhiều vụ tấn công mạng nhất”,ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ an ninh mạng, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nêu quan điểm.
Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn cũng khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần rà soát, săn tìm, kiểm tra, xác định các dấu hiệu bị tấn công trên các thiết bị máy chủ nhạy cảm, tiến hành gỡ bỏ mã độc (nếu có).
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng nên đánh giá toàn diện, kiểm thử tấn công xâm nhập hệ thống máy chủ/ứng dụng nhằm phát hiện các lỗ hổng bảo mật tồn tại trên hệ thống/ứng dụng; đồng thời đánh giá mức độ rủi ro, mức độ ảnh hưởng của các lỗ hổng và tiến hành nâng cấp hệ thống, khắc phục các lỗ hổng, giảm thiểu rủi ro bị khai thác.
Quản trị các hệ thống thông tin cần rà soát, săn tìm, kiểm tra, xác định các dấu hiệu bị tấn công trên các thiết bị máy chủ nhạy cảm. (Ảnh minh họa: V.Ngọc) Đồng quan điểm, chuyên gia Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh, để bảo vệ tốt hệ thống của đơn vị mình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thời gian này cần tăng cường hơn nữa việc rà quét phát hiện các điểm yếu, lỗ hổng cũng như tăng cường giám sát, rà soát để phát hiện sớm các mối nguy cơ, dấu hiệu bất thường với hệ thống; từ đó có các biện pháp phòng tránh và ứng phó kịp thời.
Với người dùng cá nhân, chuyên gia Ngô Tuấn Anh cho hay, trong giai đoạn sát Tết nguyên đán, có một đặc điểm là người dân tăng cường mua bán hàng hóa, dịch vụ hơn. Thời điểm này mọi người thường tăng chi tiêu và bận bịu hơn, do đó tính cảnh giác sẽ giảm bớt đi so với bình thường. Lợi dụng tâm lý mọi người muốn nhanh chóng hoàn thành các giao dịch, mua bán trước khi nghỉ Tết, các đối tượng xấu cũng sẽ tăng cường các hành vi lừa đảo trực tuyến trong dịp này.
Vì thế, lời khuyên của chuyên gia SCS là người tiêu dùng cần phải thận trọng hơn với các giao dịch trong khoảng thời gian sát đợt nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ví dụ, khi mua sắm hàng hoá và dịch vụ, cần lựa chọn những nguồn tin cậy, hạn chế việc chuyển tiền trước nhận hàng sau và tốt nhất nên mua ở các cửa hàng uy tín hơn và tốt nhất chọn sử dụng dịch vụ giao hàng – thu tiền COD.
Song song đó, các hộ gia đình, bên cạnh việc người lớn hướng dẫn, nhắc nhở cho con em và các thành viên khác cách để an toàn khi tham gia môi trường mạng, còn cần trang bị những giải pháp công nghệ nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn các mối nguy bị tấn công mạng gây mất mát tài sản và dữ liệu riêng tư.
Thu hẹp khoảng cách về kỹ năng để nâng cao khả năng ứng phó tấn công mạngChuyên gia Fortinet khuyến nghị tổ chức, doanh nghiệp chú trọng mô hình phản ứng linh hoạt trên mạng và thu hẹp khoảng cách về kỹ năng để nâng cao khả năng ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi.">Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm 33%
Phát hiện chồng ngoại tình, Thúy vẫn muốn cho Hoàng - chồng cô 1 cơ hội nhưng chính anh không cần điều đó. Cực chẳng đã Thúy đành ký vào lá đơn ly hôn chồng đưa. Những năm kết hôn họ chẳng có tài sản gì đáng kể, thậm chí Hoàng còn mắc nợ 600 triệu do vay giúp anh trai làm ăn nhưng cuối cùng lại bị thua lỗ.
Suốt thời gian Hoàng nợ nần, cuộc sống vợ chồng Thúy gặp nhiều khó khăn vì lương của Hoàng phải dành một phần trả lãi. Cô cứ nghĩ vợ chồng đồng lòng không rời xa những lúc gian nan như thế thì Hoàng sẽ biết trân trọng vợ con, gia đình. Nào ngờ cuối cùng anh vẫn ngoại tình.
"Tôi bảo với chồng cũ thôi anh có người mới thì cứ hạnh phúc với họ đi, tôi sẽ nuôi 2 con", Thúy kể lại. Số tiền nợ 600 triệu kia không liên quan gì đến cô, người phải đứng ra trả là Hoàng và anh trai anh.
Ai ngờ Hoàng đưa ra một yêu cầu cực kỳ nhẫn tâm. Một là con cái nhờ tòa phân chia, đồng nghĩa với mỗi người sẽ nuôi 1 bé. Hai là Thúy nuôi hết và phải gánh khoản nợ kia cho Hoàng. Đó là một yêu sách hết sức vô lý nhưng Hoàng vẫn dám đưa ra vì anh hiểu Thúy rất yêu con, không đành lòng rời xa bé nào khi con vẫn còn nhỏ dại. 600 triệu coi như đổi lấy quyền nuôi con.
Thúy kể: "Tôi suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng quyết định nhận nợ và cả 2 đứa con. Bố mẹ chồng tôi đã già yếu, anh ta thì có người mới, thời gian và tâm trí đâu chăm sóc con. Để con lại, tôi thật sự xót lòng lắm. Cho nên dù biết anh ta cố tình chèn ép mình và chắc chắn cuộc sống của 3 mẹ con sẽ gặp muôn vàn chông gai nhưng tôi vẫn chấp nhận".
Chẳng ai muốn gánh nợ nần, khi Thúy chấp nhận gánh nợ để được nuôi 2 con, Hoàng không khỏi sững sờ. Song đó cũng chính là mong muốn của anh và người tình, để họ đến với nhau được nhẹ gánh. Còn Thúy vất vả, cực nhọc ra sao, không nằm trong phạm vi quan tâm của anh nữa.
3 năm sau, khi ấy Hoàng và người tình đã kết hôn, sinh được 1 đứa con đầu lòng. Bước vào thực tế hôn nhân khiến Hoàng vỡ mộng về cô người tình mình từng ruồng rẫy vợ con để lấy bằng được. Hoàng cũng nhận ra, bỏ cô vợ này để cưới cô vợ khác chẳng khác gì "nhảy từ cái hố này sang cái hố khác" mà thôi, về cơ bản hôn nhân vẫn mang những rắc rối và mệt mỏi như vậy.
Vợ hiện tại của Hoàng thậm chí không được chịu thương chịu khó lại hay đòi hỏi hơn Thúy rất nhiều. Chán ngán, Hoàng cất công tìm hiểu về vợ cũ thì được phen hốt hoảng. Thúy nghỉ việc ngay sau ly hôn vì thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống cho 3 mẹ con, muốn tăng thu nhập cũng không phải chuyện một sớm một chiều.
Vốn có sẵn niềm đam mê nấu nướng, lại thêm mấy năm làm mẹ, chăm sóc con nhỏ, tay nghề của cô ngày càng được nâng cao. Thúy quyết định mở cửa hàng bán cháo dinh dưỡng cho trẻ em, vừa bán tại cửa hàng vừa bán online. Cô còn bán thêm nhiều món ăn ngon khác cho cả gia đình mà tự tay cô làm. Ngành hàng này quay vòng vốn khá nhanh, có thể kéo được lượng khách quen trong thời gian ngắn vì ngày nào các gia đình cũng có nhu cầu ăn uống.
Thúy đón mẹ đẻ từ quê lên, nhờ bà chăm sóc giúp 2 con. Tiền vốn mở cửa hàng do bố mẹ cô vay được của người quen không tính lãi. Thời gian đầu thậm chí còn không đủ chi phí thuê nhà, dần dần nhờ tay nghề tốt và uy tín trong kinh doanh, Thúy bắt đầu thu lời. Sau 3 năm cô đã trả hết khoản nợ 600 triệu vô lý kia, cuộc sống ổn định, chẳng những thế công việc kinh doanh phát triển ngày một tốt.
"Bất ngờ chồng cũ đến tìm gặp tôi, hóa ra anh ta đã biết về cuộc sống hiện tại của mấy mẹ con tôi. 3 năm qua anh ta chẳng hỏi han hay chu cấp gì, vì anh ta sợ nếu liên lạc sẽ bị tôi đòi tiền. Giữa chúng tôi thật sự chẳng còn gì để nói. Nhưng cũng may nhờ có khốn cảnh mà anh ta đẩy tôi vào, tôi mới có được ngày hôm nay", đó là cách mà người phụ nữ chịu nhiều tổn thương đã mạnh mẽ đối diện với cuộc đời.
Theo Gia đình và Xã hội
Nửa năm chồng đòi thay đến 4 người giúp việc
Chẳng người giúp việc nào trụ được quá 2 tháng vì Long vô cùng khó tính và bắt bẻ. Nhiều lần Ánh góp ý với chồng mà Long không thay đổi.
">Chồng bắt vợ gánh nợ 600 triệu mới nhường quyền nuôi cả 2 con