您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
NEWS2025-02-26 03:45:08【Thời sự】0人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:51 Tây Ban N tiểu hýtiểu hý、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
- Mùa hè sôi động, ý nghĩa của tuổi trẻ Nam Định
- Nữ sinh ở Nghệ An bị đuối nước tử vong khi đi bắt ốc
- Ông Trump chọn CEO ngành dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng
- Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
- Bộ Y tế bổ sung Covid
- Mỹ, Anh tố tin tặc Nga đang nhắm mục tiêu vào hàng trăm tổ chức toàn cầu
- Xem “chân dài” nhảy hip hop bốc lửa
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm?
- Bông hồng cài áo
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong
Bác sĩ Bùi Văn Bình thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BSCC Bác sĩ Bùi Văn Bình thông tin, hiện người bệnh tỉnh táo, không đau, bụng không chướng, ăn uống sinh hoạt, đi lại bình thường.
Bác sĩ Bình cho biết nguyên nhân thủng dạ dày có 2 nhóm: viêm loét lành tính và ung thư. Trong đó, viêm loét lành tính thường do người bệnh bị stress kéo dài (căng thẳng thần kinh) dùng thuốc giảm đau có chứa corticoid, lạm dụng rượu bia…
Hiện nay, rất nhiều trường hợp bệnh nhân uống thuốc nam, thuốc bắc theo lời mách, không rõ nguồn gốc. Nếu như người bán trộn thêm tân dược vào các loại thuốc trên sẽ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Bình cho biết, tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã gặp không ít những trường hợp viêm loét, thủng dạ dày do dùng thuốc nam, thuốc bắc có trộn corticoid.
Đối với nguyên nhân thủng dạ dày do ung thư thường đến từ các trường hợp lạm dụng rượu bia, tiếp xúc với hóa chất, tiền sử gia đình có người mắc ung thư, tuổi cao, thói quen ăn uống (lạm dụng đồ chua cay, đồ ăn nhanh)…
Bác sĩ Bình cho biết, để tránh nguy cơ bị viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày cần có lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Trong đó, việc tránh stress rất quan trọng bởi nếu ở trong thái tâm lý căng thẳng, các hormon từ tuyến yên của cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit HCl hơn, đồng thời suy giảm miễn dịch tại chỗ (giảm dịch nhầy bảo vệ niêm mạc). Từ đó, tạo điều kiện để axit HCl có trong dịch vị dễ dàng tiếp xúc và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành các vùng viêm loét.
Ngoài ra, người Việt thường có thói quen tự kê đơn thuốc, tự ý ra quầy mua thuốc về điều trị. Việc uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày tá tràng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đa số trường hợp diễn tiến nặng xuất phát từ việc điều trị sai phương pháp và không đúng chuyên khoa hoặc thường đến khám khi bệnh đã trở nặng.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có bệnh cần có sự tư vấn về điều trị của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự mua, uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Nhận tin mắc ung thư sau 3 tháng tự chữa bệnh tại nhàSuốt 3 tháng điều trị viêm niêm mạc lưỡi tại nhà không hiệu quả, người đàn ông ở Phú Thọ đến viện khám, bất ngờ nhận thông tin mắc ung thư.">
Thủng dạ dày do tự uống thuốc nam điều trị bệnh viêm khớp tại nhà
Một số người giao dịch bất hợp pháp để có con. Ảnh minh họa: Daily Mail Bác sĩ Anne Clark của phòng khám IVF Fertility First chia sẻ với News Corp, người đàn ông trên mới chỉ đến đây một lần. Nhưng ông ta đã cung cấp dịch vụ của mình thông qua nhiều phương thức kể cả cách không hợp pháp như các nhóm trên mạng xã hội.
Tiến sĩ Clark nói: “Chúng tôi biết ông ta đã nhận được quà tặng, chi trả các kỳ nghỉ”.
Ở Australia, việc trả tiền hoặc tặng quà để lấy bất kỳ mô của người nào là bất hợp pháp, với mức án tù lên tới 15 năm cho hành vi phạm tội.
Bất chấp tất cả những quy định trên, các khoản quyên góp không chính thức vẫn tồn tại nhờ các diễn đàn trực tuyến mọc lên nhằm kết nối các bậc cha mẹ muốn có con với những người sẵn sàng hiến tặng.
“Chào các bạn. Tôi đang tìm kiếm một người hiến tặng AI (thụ tinh nhân tạo). Tôi là một phụ nữ độc thân 19 tuổi, có nhà riêng, công việc và đang kinh doanh. Tôi có mọi thứ cần thiết để thực hiện quá trình này”, một người viết.
Trên trang dành cho khách du lịch ba lô, các bài đăng đề nghị tài trợ cho những người đến thăm Australia trong vài tuần.
Aimee Shackleton, Giám đốc tổ chức hiến tặng tinh trùng Australia, cho biết, khi lớn lên, đứa trẻ có thể muốn biết cha mẹ ruột hoặc kết nối với anh chị em của mình, có khả năng lên tới hàng chục người.
"Họ sắp xếp để gặp nhau ở bãi đậu xe hoặc khách sạn để lấy mẫu sử dụng ngay. Sự sống của con người phải bắt đầu với phẩm giá chứ không phải là quá trình giao dịch ẩn danh không được kiểm soát”, Shackleton nói.
Chuyện bên trong phòng khám hiếm muộn
Tuổi đã cao, vợ chồng chị Hoài vẫn gõ cửa Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản để mong một lần nữa được làm cha, mẹ.">Nguyên nhân khiến 60 gia đình có con trông giống nhau
Sản phẩm demo dịch vụ "bất tử kỹ thuật số" của Silicon Intelligence. Ảnh: Silicon Intelligence Một số người đặt câu hỏi liệu tương tác với các bản sao AI của người chết có thực sự là một cách lành mạnh để xoa dịu nỗi đau hay không và khía cạnh pháp lý cũng như đạo đức của công nghệ là gì. Ý tưởng này cũng khiến rất nhiều người khó chịu. Nhưng như người đồng sáng lập khác của Silicon Intelligence, CEO Sima Huapeng, nói, "Ngay cả khi chỉ có 1% người Trung Quốc có thể chấp nhận AI nhân bản người đã mất, đó vẫn là một thị trường khổng lồ”.
Chỉ trong ba năm qua, lĩnh vực phát triển avatar AI của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Theo Shen Yang, Giáo sư nghiên cứu AI và truyền thông tại Đại học Thanh Hoa, các bản sao được cải tiến từ video dài vài phút đến avatar live 3D có thể tương tác với mọi người.
Trong khi đó, Sima chỉ ra, chi phí nhân bản AI năm ngoái là 2.000 USD đến 3.000 USD nhưng năm nay chỉ còn vài trăm USD nhờ vào cuộc cạnh tranh bằng giá giữa các công ty AI trong nước. Tại Silicon Intelligence, ban đầu họ tập trung vào sử dụng công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói để tạo âm thanh rồi dùng những giọng nói đó trong các ứng dụng như cuộc gọi tự động. Tuy nhiên, sau bước ngoặt của Sun, họ chuyển hướng sang tạo ra các avatar AI. Chính quyết định đó đã biến họ thành một trong những công ty hàng đầu Trung Quốc trên thị trường sáng tạo người có ảnh hưởng (KOL) AI.
Họ đã tạo avatar cho hàng trăm nghìn video và kênh phát trực tuyến, nhưng Sima cho biết gần đây họ ghi nhận khoảng 1.000 khách hàng sử dụng nó để tái tạo một người đã qua đời. Nhờ chất lượng không ngừng được nâng cấp, ngày càng nhiều người tìm đến nó hơn.
Ảnh thờ AI
Việc kinh doanh deepfake được xây dựng dựa trên lịch sử văn hóa lâu đời của Trung Quốc về giao tiếp với người chết. Các gia đình thường treo ảnh thờ người thân đã mất trong nhà. Zhang Zewei, nhà sáng lập Super Brain, chia sẻ, ông và nhóm của mình muốn hiện đại hóa truyền thống đó bằng một "khung ảnh AI". Họ tạo ra avatar của người đã mất rồi tải sẵn trên máy tính bảng Android, trông giống như một khung ảnh khi dựng đứng. Khách hàng có thể chọn một hình ảnh chuyển động, nói những từ lấy từ cơ sở dữ liệu ngoại tuyến hoặc từ một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).
"Về bản chất, nó không khác nhiều so với một bức chân dung truyền thống, ngoại trừ việc có tính tương tác", Zhang nói. Công ty của Zhang đã tạo ra các bản sao kỹ thuật số cho hơn 1.000 khách hàng kể từ tháng 3/2023 và tính phí từ 700 đến 1.400 USD, tùy thuộc vào dịch vụ. Họ dự kiến sớm phát hành một sản phẩm chỉ dành cho ứng dụng để người dùng có thể truy cập avatar trên điện thoại và giảm chi phí xuống còn khoảng 140 USD.
Theo Zhang, các sản phẩm của ông có mục đích “trị liệu”."Khi thực sự nhớ ai đó hoặc cần sự an ủi trong những ngày lễ nhất định, bạn có thể nói chuyện với AI và chữa lành vết thương bên trong", ông nói.
Ngoài ra, Super Brain còn cung cấp một dịch vụ video deepfake, trong đó một nhân viên công ty hoặc một nhà trị liệu đóng vai người thân đã qua đời. Sử dụng deepface, một công cụ mã nguồn mở phân tích các đặc điểm trên khuôn mặt, khuôn mặt của người quá cố được tái tạo dưới dạng 3D và hoán đổi cho khuôn mặt của người sống bằng bộ lọc thời gian thực.
Ở đầu bên kia của cuộc gọi thường là một thành viên lớn tuổi trong gia đình, người có thể không biết rằng người thân đã mất và gia đình sắp xếp cuộc trò chuyện này để “đánh lừa”.
Jonathan Yang, một cư dân Nam Kinh làm việc trong ngành công nghệ, đã trả tiền cho dịch vụ này vào tháng 9/2023. Chú của anh qua đời trong một tai nạn xây dựng, nhưng gia đình do dự không muốn nói với bà của Yang, 93 tuổi và sức khỏe kém. Họ lo lắng bà sẽ không sống nổi sau tin tức tàn khốc.
Vì vậy, Yang đã trả 1.350 USD để thực hiện ba cuộc gọi deepfake với người chú đã khuất. Anh đưa cho Super Brain một số hình ảnh và video về chú để đào tạo mô hình. Sau đó, vào ba ngày lễ ở Trung Quốc, một nhân viên của Super Brain đã gọi video cho bà của Yang và nói với bà, trong vai chú của anh, rằng mình đang bận làm việc ở một thành phố xa xôi và sẽ không thể trở về nhà, ngay cả trong dịp Tết Nguyên đán. Theo Yang, bà của anh không nghi ngờ bất cứ điều gì. Dù các thành viên trong gia đình bất đồng về chuyện dùng AI thế thân, cuối cùng họ đều đồng ý đây là điều tốt nhất cho sức khỏe của bà.
Đối với Yang, người theo sát xu hướng ngành công nghiệp AI, việc tạo ra bản sao của người chết là một trong những ứng dụng tốt nhất của công nghệ. "Nó đại diện tốt nhất cho sự ấm áp của AI," anh nói. Sức khỏe của bà anh đã được cải thiện và có thể đến một ngày nào đó, họ sẽ nói với bà sự thật. Tuy nhiên, cho đến khi ấy, anh có thể mua một avatar AI của chú mình để bà nói chuyện bất cứ khi nào.
Đạo đức và pháp lý
Ngay cả khi công nghệ nhân bản AI được cải thiện, vẫn có một số rào cản đáng kể ngăn cản nhiều người sử dụng nó để nói chuyện với người thân đã qua đời.
Về mặt công nghệ, có những hạn chế đối với những gì các mô hình AI có thể tạo ra. Hầu hết các LLM có thể xử lý các ngôn ngữ chiếm ưu thế như tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông, nhưng chúng không thể sao chép nhiều phương ngữ ở Trung Quốc. Việc tái tạo các chuyển động cơ thể và biểu cảm khuôn mặt phức tạp trong các mô hình 3D cũng phức tạp và tốn kém.
Tiếp đến là vấn đề dữ liệu đào tạo. Không giống như nhân bản một người vẫn còn sống, các bản sao AI sau khi một người chết đi phải dựa vào bất kỳ video hoặc hình ảnh nào có sẵn. Nhiều khách hàng không có dữ liệu chất lượng cao, hoặc không đủ, để kết quả thỏa mãn.
Thêm vào đó, vô số câu hỏi đạo đức được đặt ra. Một người chết có đồng ý được sao chép kỹ thuật số hay không? Hiện tại, các công ty như Super Brain và Silicon Intelligence dựa vào sự cho phép của các thành viên gia đình, nhưng nếu họ không đồng ý thì sao? Và nếu một avatar AI tạo ra câu trả lời không phù hợp, ai là người chịu trách nhiệm?
Ngoài ra, còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của khách hàng. Dù một số người như Sun thấy được chữa lành khi trò chuyện với người đã khuất, không phải ai cũng nghĩ như vậy. Theo Giáo sư Shen, tranh cãi nằm ở chỗ nếu liên tục nhân bản người thân vì nhớ họ, chúng ta sẽ luôn nằm trong tình trạng tang tóc và không chấp nhận được thực tế họ không còn trên đời. Chẳng hạn, một người góa bụa thường xuyên trò chuyện với phiên bản kỹ AI của vợ/chồng có thể bị kìm hãm trong việc tìm kiếm một mối quan hệ mới.
"Khi ai đó qua đời, chúng ta có nên thay thế cảm xúc thật của mình bằng những cảm xúc hư cấu và nán lại trong trạng thái cảm xúc đó không”,Shen đặt câu hỏi.
(Theo Technology Review)
">Bùng nổ nhu cầu dùng deepfake nói chuyện với người đã khuất tại Trung Quốc
Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập
Từ năm 2024-2026, Quảng Nam sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các sở, ban, ngành. Để triển khai nâng cấp hệ thống mạng, hạ tầng công nghệ thông tin các cơ quan đơn vị đảm bảo đồng bộ, kết nối thông suốt với hệ thống mạng WAN của tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 36,4 tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng, mua sắm thiết bị công nghệ thông tin cho các sở, ban, ngành và cơ quan khối Đảng, Hội, Đoàn thể cấp tỉnh.
Các thiết bị nâng cấp chủ yếu là máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, máy scan, Firewall, Access Switch, hệ thống mạng LAN, hệ thống Wifi, hệ thống server... và một số thiết bị phụ trợ khác, phục vụ chuyển đổi số.
">Quảng Nam chi 36 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng phục vụ chuyển đổi số
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục An toàn thông tin đang tập trung xây dựng quy trình ứng cứu, xử lý sự cố riêng cho các cơ quan báo chí (Ảnh minh họa: Internet) Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT hiện đã có đủ hành lang pháp lý để triển khai hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, với khâu ứng cứu, xử lý để đưa hệ thống hoạt động trở lại bình thường, hiện nhiệm vụ đầu mối điều phối do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục đảm trách. Các quy định về quy trình ứng cứu, xử lý sự cố an toàn thông tin cho các hệ thống ở mức thường, mức quan trọng đều đã có.
Việc Cục An toàn thông tin đang tập trung làm là hướng dẫn cụ thể hơn quy trình ứng cứu, xử lý sự cố dùng chung trong Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia để có quy trình dành riêng cho hơn 800 cơ quan báo chí.
Với quy trình ứng cứu, xử lý sự cố cho các cơ quan báo chí, dự kiến sẽ thiết lập kênh giao tiếp để phối hợp realtime giữa Cục và đầu mối chuyên trách CNTT, an toàn thông tin của các cơ quan báo chí. Các báo cũng sẽ được hướng dẫn những loại thông tin gì cần được chia sẻ liên tục để Cục có thể hỗ trợ ứng cứu, xử lý sự cố một cách sớm nhất.
“Quy trình ứng cứu, xử lý sự cố cho các cơ quan báo chí đang được Cục tập trung làm, dự kiến sẽ hoàn thành và trình Lãnh đạo Bộ TT&TT xem xét, ban hành trong tuần sau”, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết.
Trong thời gian chưa ra quy trình ứng cứu, xử lý riêng cho các cơ quan báo chí, khi nghi ngờ bị tấn công mạng, các báo có thể liên hệ tới đường dây nóng của Cục An toàn thông tin 0339035656 hoặc địa chỉ thư điện tử [email protected]. Thậm chí, các phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí khi nhận được các tin nhắn đe dọa, bị vu khống… đều có thể liên hệ với Cục An toàn thông tin để được hỗ trợ.
Trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM cho biết, việc tấn công vào báo đã chấm dứt từ giữa đêm qua. Sự cố lần này có làm sụt giảm lượng truy cập của báo nhưng do yêu cầu điều tra nên không thể chia sẻ cụ thể giảm bao nhiêu.
Theo ông Hiển, sau khi báo điện tử VOV bị tấn công, báo Pháp luật TP.HCM đã chuẩn bị các phương án nếu bị tấn công. Chẳng hạn như: báo với nhà cung cấp để bảo đảm băng thông, báo với Bộ TT&TT để phối hợp hỗ trợ khi xảy ra sự cố; rà soát các lỗ hổng bảo mật; tắt một số tính năng trên mạng xã hội, tắt bình luận… là những công cụ có thể bị lợi dụng tấn công. Ngoài ra, báo Pháp luật TP.HCM đã tăng cường thêm đội ngũ nhân sự kỹ thuật để phối hợp với các bên liên quan bảo vệ hệ thống.">Chưa có dấu hiệu về việc hacker mở đợt tấn công mạng ồ ạt vào các báo
Ứng dụng Voila biến ảnh chụp thành ảnh hoạt hình trong chớp mắt. (Ảnh: Voila) Voila AI Artist, ứng dụng biến ảnh chụp thành ảnh hoạt hình nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo, đang “gây sốt” trên mạng xã hội Việt Nam và thế giới. Ứng dụng có 4 chế độ chính: ảnh hoạt hình 3D (phong cách Pixar/Disney), tranh Phục hưng, ảnh hoạt hình 2D, biếm họa.
Ngoài ra, nó không có nhiều công cụ hay tính năng chỉnh sửa ảnh nâng cao. Sau khi áp dụng bộ lọc, người dùng được chọn giữa nhiều biến thể, chẳng hạn ở chế độ tranh Phục hưng là thế kỷ XV, XVIII hay XX, nhưng không được thay đổi các chi tiết như mắt, mũi, miệng.
Chỉ trong vài tuần, số lượt tải của Voila trên cả hai chợ iOS và Google Play Store đã tăng vọt từ 300.000 vào tháng 4 lên gần 8 triệu lượt vào tháng 6. Hơn một nửa đến từ Brazil và 2,3 triệu lượt đến từ Mỹ, theo công ty phân tích ứng dụng Voila.
Tính năng của Voila không mới nhưng khi nhìn thấy bạn bè, người thân sử dụng và chia sẻ thành quả trên mạng xã hội, nhiều người không thể cầm lòng mà tải về và dùng theo. Phía sau những bức ảnh có vẻ độc, lạ và mang tính giải trí cao của Voila là gì thì không phải ai cũng để tâm.
Ứng dụng FaceApp từng bị cảnh báo bảo mật. (Ảnh: FaceApp) Còn nhớ, đầu năm nay, cũng có một ứng dụng chỉnh sửa ảnh “làm mưa, làm gió” trên toàn cầu, đó là FaceApp. Ra mắt năm 2017, mãi tới năm 2021, nó mới phổ biến khi bổ sung tính năng làm chân dung già đi hay trẻ ra. Song, mọi người dường như quên rằng cuối năm 2019, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành điều tra và kết luận FaceApp là “mối đe dọa phản gián”. Ủy ban Dân chủ quốc gia Mỹ kêu gọi các ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2020 không sử dụng FaceApp.
Một ứng dụng khác được nhiều người dùng Việt Nam ưa chuộng là Meitu cũng dính tranh cãi. Trên iPhone, Meitu theo dõi vị trí, thông tin nhà mạng, địa chỉ IP, thậm chí còn tạo một mã định danh độc nhất cho mỗi người dùng. Nó còn âm thầm chia sẻ mã IMEI của người dùng Android và gửi dữ liệu về Trung Quốc. Theo các chuyên gia bảo mật, nhà phát triển Meitu đã viết một đoạn mã trong ứng dụng để nhà quảng cáo biết được ai đang sử dụng và đang xem nội dung gì.
Tương tự như vậy, Voila cũng khiến các chuyên gia an ninh mạng lo ngại khi ứng dụng đòi quyền xem, chuyển và lưu trữ hình ảnh của người dùng. Nhà phát triển khẳng định sẽ xóa ảnh sau 24 đến 48 tiếng khỏi máy chủ nhưng không có cách nào xác minh được họ có làm như cam kết hay không.
Theo tạp chí Wired, ứng dụng còn sử dụng dữ liệu của người dùng để quảng cáo mục tiêu, một điều khá phổ biến hiện nay. Ngoài các vấn đề về quyền riêng tư, cần phải cảnh giác trước thực tế những ứng dụng “gây sốt” thường bị lợi dụng cho những chiến dịch thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, vụ bê bối Cambridge Analytica năm 2018 xuất phát từ một ứng dụng Facebook trả tiền cho người dùng để trả lời vài câu hỏi. Sau đó, nó lại khai thác nhiều dữ liệu hơn về bạn bè, gia đình của người dùng. Sự cố ảnh hưởng tới 87 triệu người dùng, cho thấy dữ liệu dường như vô hại sẽ nguy hiểm thế nào nếu rơi vào tay kẻ xấu.
Chuyên gia bảo mật Rodney Gullatte của hãng Giải pháp công nghệ thông tin Firma khuyên người dùng nên thận trọng, với mọi ứng dụng. “Bất kỳ thứ gì bạn tải về điện thoại đều đi kèm rủi ro. Mọi người có thói quen tải ứng dụng mà không đọc kỹ điều khoản, điều kiện sử dụng dịch vụ. Chúng ta tải về máy và ai biết được phần mềm sẽ làm gì với thông tin thu thập được… Bạn cho phép nó truy cập ảnh của mình. Kể cả sau khi xóa ứng dụng, thông tin mà nó truy cập vẫn có thể ở trên đám mây”.
Hãng tin NBC chỉ ra một ứng dụng lưu trữ ảnh mang tên Ever đã sử dụng hình ảnh người dùng trái phép để đào tạo phần mềm nhận diện gương mặt của mình, sau đó bán lại cho các công ty giám sát.
Những ứng dụng chỉnh sửa ảnh chỉ là “hạt cát” trong vô vàn ứng dụng iOS và Android. Tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ, biến người dùng thành nạn nhân bất đắc dĩ. Tháng 5 vừa qua, hãng bảo mật Check Point công bố báo cáo sau khi nghiên cứu 23 ứng dụng Android với tổng cộng hơn 100 triệu lượt tải. Check Point cho biết, những người dùng này có nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp danh tính và tấn công mã độc. Năm ứng dụng được Check Point điểm danh có ứng dụng tử vi Astro Guru, ứng dụng fax iFax, ứng dụng thiết kế đồ họa Logo Maker, ứng dụng quay phim màn hình Screen Recorder và ứng dụng gọi taxi T’Leva. Chúng lưu họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ GPS, địa chỉ email, thông tin thanh toán, mật khẩu hay số điện thoại.
Theo chuyên gia Aviran Hazum của Check Point, người dùng không có cách nào an toàn. Với những người dùng thông thường, họ không thể biết vấn đề đang chờ đợi mình là gì. Điều đáng lo ngại là các vấn đề không chỉ gói gọn trên hệ điều hành Android mà trên cả iOS của Apple.
Bất chấp các cảnh báo về dữ liệu và quyền riêng tư, hầu hết mọi người sẽ không để ý và vẫn vô tư tải về những ứng dụng đang “hot”. Nghiên cứu của trung tâm Pew (Mỹ) đầu năm nay chỉ ra ngay cả sau vụ Cambridge Analytica, lượng sử dụng mạng xã hội vẫn không ngừng tăng lên, được thúc đẩy một phần nhờ những ứng dụng như FaceApp hay giải trí khác. Nếu quan tâm đến an toàn của bản thân và không muốn một ngày nào đó, mình bỗng có tên trong danh sách các nạn nhân bị lộ dữ liệu hay đánh cắp tài khoản, bạn nên thận trọng khi tải các phần mềm như Voila.
Du Lam
Cảnh giác trào lưu ảnh hoạt hình đang "làm mưa làm gió" trên Facebook
Người dùng Facebook đang bị cuốn vào trào lưu ảnh hoạt hình mà không biết rằng, hình ảnh của họ có thể bị thu thập và sử dụng cho những mục đích khác.
">Đua nhau tải ứng dụng ‘hot’, có ngày rước họa vào thân