您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Dagon FC, 16h30 ngày 27/1: Không trả được nợ
NEWS2025-02-01 18:08:41【Thời sự】4人已围观
简介 Hồng Quân - 26/01/2025 21:36 Nhận định bóng đ man city vs muman city vs mu、、
很赞哦!(46681)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sociedad vs Getafe, 22h15 ngày 26/01: Điểm tựa sân nhà
- Top 5 xe sedan giá rẻ bán chạy tháng 10: Honda City tiếp tục vượt Hyundai Accent
- Nam sinh quyết thi trường y vì gia đình có 30 bác sĩ
- Saliba, Saka rút khỏi đội tuyển
- Nhận định, soi kèo Abha vs Al
- Chồng đuổi vợ khỏi nhà vì 'tiêu sạch 30 triệu đồng mỗi tháng'
- Đường đến huy chương vàng Olympic Vật lý của nam sinh Bắc Giang
- 'Người viết tiểu thuyết lịch sử như đi trên dây'
- Nhận định, soi kèo nữ Santos Laguna vs nữ Juarez, 10h00 ngày 28/1: Chủ nhà kém cỏi
- Băng bao phủ… sa mạc Sahara lần thứ 4 trong nửa thế kỷ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Petrolul vs Botosani, 22h00 ngày 27/1: Khó tin cửa dưới
Merve thực ra là một nhân viên môi giới bất động sản ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sự tận tâm của bà dành cho con cái nhanh chóng được lan truyền rộng rãi, với những lời đề nghị quyên góp, trong đó có lời hứa về một học bổng để trang trải mọi chi phí cho cô gái trẻ khi cô hoàn thành năm thứ 5 đại học.
Tuy nhiên, sau đó, người ta phát hiện ra rằng không có sinh viên nào có tên Merve Bozkurt tại Đại học Oxford và cô con gái buộc phải thú nhận những gì mình đã làm.
Merve thậm chí đã không rời khỏi đất nước, cô chỉ đơn giản là chuyển đến thành phố Istanbul sau khi tìm được công việc môi giới bất động sản.
Merce đã cố gắng che đậy sự việc bằng cách đóng tất cả các tài khoản mạng xã hội của mình, nhưng đã quá muộn. “Tôi cảm thấy rất tệ vì đã làm mẹ tôi buồn. Tôi bịa ra một câu chuyện. Tôi đã khiến mọi người tin vào câu chuyện này, kể cả bản thân tôi. Thực ra, tôi đã làm việc trong một văn phòng bất động sản ở Istanbul trong suốt quãng thời gian qua”, Merce nói.
Bà mẹ làm nghề bán hoa giúp con gái đóng học phí đại học. Trong phóng sự được phát trên đài truyền hình địa phương, bà mẹ hai con Gulseren cho biết bà đã kiếm sống bằng nghề bán hoa ở Antakya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một thập kỷ.
“Chồng tôi làm việc khi ông ấy có thể, nhưng không phải lúc nào ông ấy cũng tìm được việc làm. Với số tiền kiếm được từ việc bán hoa, tôi trang trải chi phí học hành cho con mình”.
“Thật tuyệt khi tôi dành số tiền kiếm được để lo cho con mình. Tôi nghĩ mọi phụ nữ nên làm việc và đứng vững trên đôi chân của mình. Không có gì xấu hổ khi làm những công việc như vậy, mà chỉ nên xấu hổ khi bạn có thể làm việc nhưng lại không làm và sống thiếu thốn. Tôi yêu lao động”.
Đài truyền hình khi đó cũng đã liên hệ với người con gái, Merve và được cô trả lời rằng: “Mẹ tôi tự tay trồng hoa, hái và bán ở đây. Thỉnh thoảng bà lên núi hái hoa. Anh trai tôi cũng đã tốt nghiệp đại học. Anh ấy đang làm hạ sĩ quan ở Hakkari. Mẹ tôi rất yêu chúng tôi. Chúng tôi là tất cả đối với bà, và bà cũng là tất cả với chúng tôi”.
Cô đã nói dối rằng cô muốn trở thành một bác sĩ giải phẫu thần kinh sau khi tốt nghiệp Oxford: “Có lần, mẹ nói với tôi rằng nếu tôi không đăng ký vào một trường đại học tốt, bà sẽ không cho tôi tiếp tục đi học. Vì bà đã vất vả cả đời nên không bao giờ muốn công sức của mình bị lãng phí”.
“Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng mẹ tôi không bao giờ giận dữ với chúng tôi, không bao giờ để chúng tôi thiếu thốn”.
Merve Bozkurt nói thêm trong cuộc phỏng vấn: “Tôi sẽ không làm mẹ tôi phải thất vọng và tôi sẽ luôn tôn trọng bà”.
Xem thêm video: Cách xử lý khi trẻ nói dối theo độ tuổi
Đăng Dương(Theo Mirror)
Những câu nói dối kinh điển của đàn ông
Là phụ nữ, hãy tin vào trực giác của mình. Nếu bạn còn ngờ ngợ chàng nói dối, hãy chậm lại một chút vì có thể bạn đang đúng. Dưới đây là những câu nói dối "kinh điển" của đàn ông.
">Cô gái nói dối đang học ĐH Oxford để lừa tiền chu cấp từ mẹ nghèo
Bánh chưng, giò, thịt gà là những món ăn thường có trong các dịp lễ, Tết. Ảnh: N.Mai
Tuy nhiên, với tâm lý tiếc của, nhiều gia đình nhất quyết phải "xử lý" hết thức ăn tồn trong tủ rồi mới tính đến việc đi chợ mua đồ ăn mới nên điệp khúc "Bữa nào cũng như bữa nào" vẫn diễn ra hàng ngày.
Dưới đây là một số gợi ý cho các bà nội trợ cách xử lý đồ ăn thừa ngày Tết vừa giúp tận dụng được thực phẩm cũ vừa biến chúng thành các món ăn mới thơm ngon:
Bánh chưng
Đây là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong ngày Tết nhưng cũng là một trong các món dễ bị thừa nhất.
Sau Tết, nhiều gia đình thường hấp lại bánh cho mềm, chống nấm mốc để bảo quản thêm hoặc cắt ra chiên/rán vàng để dùng cho bữa sáng. Tuy nhiên bánh chưng rán ăn rất dễ ngấy và nhanh chán.
Một cách xử lý bánh chưng đang được hội chị em chia sẻ trên các diễn đàn về ẩm thực là rán bánh chưng nhưng không dùng dầu mỡ mà dùng… nước lọc. Cách này sẽ giúp bánh mềm, dễ ăn, vẫn vàng đều 2 mặt mà không bị ngấm dầu mỡ, sẽ tránh cảm giác ngấy khi ăn.
Cách làm rất đơn giản: Cắt bánh chưng thành miếng nhỏ. Cho vào chảo chống dính một cốc nước lọc và thả bánh vào đun cùng. Khi nào nước sôi, lấy thìa dầm nhuyễn bánh và dàn đều khắp chảo.
Bánh chưng rán bằng nước và thành phẩm. Ảnh Internet
Chờ đến lúc nước cạn thì hạ nhỏ lửa để bánh vàng mặt dưới. Tiếp tục lật rán vàng với mặt còn lại. Khi cả hai mặt đã vàng, giòn, bỏ ra đĩa, cắt thành miếng nhỏ để thưởng thức.
Giò lụa
Với phần giò lụa còn thừa từ Tết, chị em hoàn toàn có thể tận dụng lấy ra thái chỉ, cùng với thịt gà xé nhỏ để cho vào các món bún, miến, phở dùng trong bữa sáng, rất tiện lợi mà vẫn đảm bảo có món ăn sáng thơm ngon cho cả gia đình.
Hoặc có thể tận dụng giò để đổi bữa cho cả nhà với món nem/phở cuốn cực kỳ nhẹ nhàng, thanh mát sau những ngày Tết nhiều đồ chiên, xào.
Cách làm: Giò lụa, trứng rán, thịt luộc, dưa chuột, cà rốt thái sợi. Dùng bánh phở hoặc bánh đa nem cuốn cùng rau sống tổng hợp và chấm nước mắm chua ngọt rất dễ ăn.
Một cách tận dụng giò khác đó là thái giò thành các miếng mỏng vừa ăn và đem rim nước mắm, cho chút hạt tiêu. Món này thích hợp ăn với cơm nóng.
Thịt gà
Thịt gà cũng là món hay thừa mỗi dịp Tết. Theo chia sẻ của chị Tô Thị Hương Giang (sống tại Hà Nội) trên diễn đàn Yêu bếp, với món thịt gà luộc thừa dịp Tết, chị thường tận dụng làm nguyên liệu cho một số món như: Gỏi gà, phở, bún, cháo gà, phở gà trộn, xôi gà, bún thang...
Thịt gà luộc có thể tận dụng xé nhỏ để làm các món bún, phở, nấu cháo
Cách làm như sau:
- Gỏi gà: Hành tây thái mỏng ngâm dấm đường, gà rắc chút gia vị, rau răm rửa sạch thái nhỏ. Trộn đều tất cả, vắt thêm chút chanh cho thơm, thêm lát ớt nếu thích ăn cay, vậy là được món gỏi đơn giản và dễ bay 1/2 con gà.
- Phở gà: Nước gà có sẵn, gà có sẵn, thêm chút bánh phở, hành mùi là có phở gà ăn sáng. Lưu ý, nước gà cần được bỏ thêm chút rễ mùi, hạt mùi già, hành gừng nướng và hạt tiêu vỡ để có mùi thơm đặc biệt đúng vị.
- Bún gà: Nước luộc gà. Măng nứa khô xào và om kỹ cho mềm, thêm gà và mọc (nên cho nấm, mộc nhĩ, tiêu và chút nước mắm vào mọc sẽ ngon hơn).
- Phở gà trộn: Nguyên liệu của món phở gà trộn gồm có gà, bánh phở, rau thơm mùi, hành phi, lạc rang và nước trộn chua mặn ngọt vừa miệng là được bát phở trộn cho bữa tối nhẹ bụng.
Các loại trái cây
Trái cây mua về dùng trong dịp Tết khá nhiều. Tuy nhiên, các loại trái cây tươi không ăn nhanh thì rất dễ hỏng. Do đó, ngoài bảo quản tủ lạnh, chị em có thể tận dụng các loại trái cây có sẵn trong nhà, biến tấu thành các món thanh mát, dễ ăn.
Chẳng hạn, có thể cắt nhỏ các loại trái cây như: Táo, thanh long, dưa hấu, lê, chuối… và trộn với sữa chua để có món sữa chua hoa quả thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Hay có thể làm thành các loại sinh tố xoài, dưa hấu… sinh tố thập cẩm. Một cách tận dụng trái cây nữa là làm thành các loại trái cây sấy, mứt, ô mai để tủ lạnh dùng dần…
Tranh cãi nồi chiên không dầu sinh ra chất gây ung thư
Ngày 17/2, Hiệp hội Người tiêu dùng Hồng Kông đã cảnh báo người dân nên cảnh giác với các quảng cáo thổi phồng sự tiện lợi của nồi chiên không dầu.
">Chị em 'hô biến' thức ăn thừa sau Tết thành các món thơm ngon, không lo bị ngán
Trong cuộc họp vào tháng 10/2020, Phó thủ tướng Singapore Heng Swee Keat cho biết nước này sẽ cấp tiền cho người dân sinh con, trang trải chi phí thai sản trong dịch Covid-19 song chưa xác nhận khoản tiền cụ thể.
Tương tự, chính phủ Hàn Quốc cũng tặng 500.000 won (hơn 400 USD) cho các cặp vợ chồng mới kết hôn để giúp trang trải các chi phí chuẩn bị trước khi sinh nở.
Trong số nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề già hóa dân số, hỗ trợ tài chính, tặng tiền là biện pháp đang được nhiều quốc gia có tỷ lệ sinh thấp áp dụng. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng nhìn thấy kết quả rõ rệt từ phương án này, New York Times nhận định.
Nhiều quốc gia triển khai các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích sinh đẻ do tỷ lệ sinh thấp. Ảnh: Pakutaso.
Quá ít
Thông thường, chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành là không hề nhỏ, nhất là ở các thành phố lớn nơi có mức sống đắt đỏ. Với nhiều cặp vợ chồng trẻ làm thuê, việc kiếm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt, trả góp mua nhà, xe đã là gánh nặng, chưa nói đến việc “đèo bòng” thêm con cái.
Vì vậy, đối với nhiều gia đình, các khoản hỗ trợ của chính phủ dường như chẳng thấm vào đâu so với áp lực nuôi con.
Theo cuộc khảo sát năm 2017 của công ty tư vấn TF Securities, các bậc cha mẹ ở Bắc Kinh ước tính tốn ít nhất là 78.000 NDT (11.500 USD) cho các chi phí nuôi dạy con cái trong 1 năm. Nếu tính thêm các khoản phụ như chi phí chăm sóc trẻ nhỏ, đầu tư vào dịch vụ chất lượng cao, con số có thể lên đến hơn 2,5 triệu NDT, theo Sixth Tone.
Trong khi đó, thành phố Tiên Đào ở tỉnh Hồ Bắc tặng các cặp vợ chồng 1.200 NDT (179 USD), các bà mẹ ở thành phố Nghi Xương được miễn chi phí sinh nở nếu có con thứ hai.
Còn ở tỉnh Sơn Tây, tháng 4/2020, chính quyền cũng chỉ ban hành văn bản khuyến khích các nhà tuyển dụng cung cấp khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em hàng tháng trị giá 200 NDT cho các bậc cha mẹ có con dưới 3 tuổi.
Chi phí nuôi một đứa trẻ ở thành phố là áp lực lớn đối với gia đình thu nhập trung bình. Ảnh: SCMP.
"Tôi không thể quyết định sinh ra một đứa trẻ chỉ vì sẽ nhận được 100.000 yen đâu", "Quá ít, hãy cho chúng tôi 500.000 yen", "Tại sao không cho chúng tôi 1 triệu yen?" hay "Họ chỉ muốn giúp mọi người sinh con hay giúp nuôi nấng lũ trẻ vậy" là những ý kiến phổ biến của người dân Tokyo trước kế hoạch tặng tiền của thành phố.
Đặc biệt, nhiều cặp vợ chồng bày tỏ họ không muốn sinh ra một đứa trẻ khi tình hình dịch bệnh còn chưa ổn định như hiện nay, bất kể họ có nhận được bao nhiêu tiền.
Nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy việc tặng tiền có thể làm tăng nhẹ số lượng trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, biện pháp này không tạo ra sự khác biệt lớn trong thời gian dài và các khoản chi trả không hiệu quả như các chính sách khác, theo New York Times.
Ví dụ, ở Tây Ban Nha, chương trình trợ cấp trẻ em khiến tỷ lệ sinh tăng 3%; khi nó bị hủy bỏ, tỷ lệ sinh giảm 6%. Việc tặng tiền dường như chỉ khuyến khích phụ nữ sinh con sớm hơn, song họ thấy không nhất thiết phải sinh thêm con. Vì vậy, dù làm tăng mức sinh trong một năm nhất định, biện pháp này không có tác động lớn nếu tính đến cả một thế hệ.
Cần nhiều chương trình khác
“Tiền mặt có thể giúp hỗ trợ sự sụt giảm mức sinh ngay lập tức, nhất là trong bối cảnh người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, nhà ở và hỗ trợ việc làm sẽ quan trọng và đem lại hiệu quả về lâu dài hơn”, Philip Cohen, nhà xã hội học nghiên cứu về nhân khẩu học tại Đại học Maryland (Mỹ), nhận định.
Cụ thể, chính sách nghỉ thai sản sẽ rất hữu ích nếu cha mẹ được trả lương và thời gian nghỉ không quá lâu, tránh việc họ khó theo kịp công việc khi trở lại.
Một yếu tố cần được lưu ý là thời gian làm việc dài, đặc biệt ở các quốc gia nơi nam giới làm việc trung bình 45 giờ hoặc hơn một tuần, cũng có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản.
Pháp, quốc gia có tỷ lệ sinh cao ở châu Âu, có các chính sách tập trung vào việc cải thiện phúc lợi của cả trẻ em và cha mẹ. Các chính sách bao gồm giảm trừ gia cảnh, giảm thuế cho các gia đình; hỗ trợ nhà ở, giữ trẻ công cộng và ổn định khoảng 35 giờ/tuần làm việc.
Các nước cần có nhiều biện pháp khác để khuyến khích sinh đẻ thay vì chỉ tặng tiền. Ảnh: AP.
Tại Nhật Bản, dù chính phủ đưa ra nhiều chính sách gia đình để cải thiện tình trạng sụt giảm dân số, các cặp vợ chồng vẫn bị nhiều yếu tố khó khăn khác chi phối việc có con như thời gian làm việc dài, văn hóa cứng nhắc và các vấn đề về giới liên quan đến việc chăm con.
Nước này cũng bắt đầu áp dụng một số biện pháp để các bà mẹ đi làm cân bằng cuộc sống tốt hơn, ví dụ như yêu cầu các công ty trên 300 nhân viên đề ra mục tiêu tuyển dụng hoặc thăng chức cho nhân viên nữ.
Bên cạnh đó, chính phủ cho phép cả nam và nữ nghỉ làm nhiều nhất là 1 năm sau khi sinh con. Nam giới được khuyến khích nghỉ thai sản để phụ vợ chăm con, làm việc nhà, san sẻ gánh nặng và áp lực.
'Đừng hỏi tôi bao giờ lấy chồng, sinh con'
Tôi không nhớ được đã bị hỏi bao nhiêu lần về việc khi nào có con. Tôi thường trả lời rằng sẽ sinh con năm 30 tuổi.
">Được tặng tiền, phụ nữ vẫn không muốn sinh con
Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Union Berlin, 23h30 ngày 26/1: Tận dụng cơ hội
Mai nhận ra sai lầm ngay khi bước chân vào hôn nhân. Ảnh minh họa.
Nhưng Mai nhanh chóng nhận ra mình đã sai lầm ngay khi bước chân vào hôn nhân.
Nhà chồng Mai kinh tế khá giả, cả nhà chồng thương yêu cô, mẹ chồng thì cho tất nhẫn vàng, kiềng vàng, lắc vàng hai họ mừng hôm đám cưới, còn bảo rõ rằng: "Con giữ lấy, mọi người tặng con mà". Mai cũng vui vì tới lúc này nhà cô cũng không có nổi tài sản có giá trị một nửa chỗ quà cưới ấy.
Nhưng Mai thất vọng vì chồng, bởi vẻ ngoài của chồng xấu thậm tệ, nói năng lập bập, đôi chân cong vẹo, cả "chuyện ấy" cũng lập cập… Hồi chưa cưới Mai còn thấy chồng có đôi mắt đẹp, vầng trán thông minh. Cưới xong sao nó… bình thường. Lúc này Mai mới nhận ra rằng việc chồng làm cho vợ có con khác hẳn đời sống chăn gối mặn nồng, hạnh phúc.
Mai rất vất vả chủ động, hỗ trợ chồng mới có được đứa con trai đầu lòng làm cả nhà chồng rất vui. Con trai như "sợi dây" níu hai vợ chồng, khiến chồng Mai tự tin làm bố, làm chồng hơn. Nhưng càng ngày Mai càng mất cảm xúc và hết yêu chồng lúc nào chả biết. Cô xấu hổ không dám đi cùng chồng vì sợ bị trêu chọc, chê bai. Cô lấy lý do là sinh con xong phải kiêng và ngủ riêng, hầu như không có "chuyện ấy" nữa.
Khi con hơn 1 tuổi thì mẹ chồng xin nghỉ hưu sớm để ở nhà chăm cháu. Bố chồng thì xin cho Mai vào làm văn phòng của một công ty đang ăn nên làm ra. Được đi làm Mai như chim sổ lồng. Vốn không có đời sống vợ chồng viên mãn, lại là "gái một con" nên Mai "xõa hết cỡ", nào ăn diện váy áo, đi nhậu, đi hát karaoke, khiêu vũ... và đem lòng yêu một trai trẻ chưa vợ. Cậu này say mê Mai, lại hay ghen nên suốt ngày đòi bỏ vì thấy "quá thiệt thòi", vì "thỉnh thoảng mới được là của nhau, còn cô đêm nào cũng ôm chồng"...
Giờ thì Mai muốn ly hôn chồng để người tình khỏi ghen, để được sống trọn vẹn với "tình yêu thật sự", nhưng lại tiếc cuộc sống hiện thời đầy đủ vật chất và thương con… Rồi Mai có đứa con thứ hai, nhưng là "sản phẩm" của nhân tình. Mai đã "lừa" cả nhà chồng tưởng đó là con cháu họ, cũng may là con gái giống mẹ nên không ai nhận ra hai đứa con của cô không cùng một bố.
Để dọn đường ly hôn, Mai luôn làm mình làm mẩy, cà khịa với chồng. Mai thường xuyên cấm chồng "Đừng động vào người tôi", rồi đay đả: "Anh xem anh có xứng đáng làm đàn ông không?"… Đến khi chồng phong thanh biết chuyện bồ bịch của Mai và hỏi thì cô không ngần ngại đã nói thẳng ra là: "Anh chẳng được một góc của người ta, biết gì mà nói". Câu nói bắn ra, chồng cô tái mặt và từ đó không thèm nói chuyện với cô nữa.
Mai chăm bẵm người tình chu đáo cả tiền bạc, vật chất. Tới khi anh ta ép cô đưa một khoản tiền quá lớn, dọa nếu không lo được thì sẽ cho gia đình chồng Mai biết về nguồn gốc đứa con gái. Lúc này cô mới hiểu bộ mặt thật của người tình và rất hối hận vì đã xử tệ với chồng, muốn quay về êm ấm với chồng. Nhưng dù cô tìm đủ cách để kết nối lại với chồng thì anh vẫn như băng đá, còn bảo rằng: "Bát nước hất đi thì không thể vớt lại đầy như cũ".
Cô rất hối hận vì đã xử tệ với chồng, nhưng chồng bảo bát nước hất đi thì không thể vớt lại đầy như cũ. Ảnh minh họa.
Từ câu chuyện của Mai, chị em phụ nữ cần tránh những câu nói này với chồng
Trong hôn nhân câu nói có thể làm chồng hạnh phúc, cũng có thể làm chồng buồn khổ thất vọng. Với những đàn ông không may mắn, hay chưa có thành công trong sự nghiệp thì người vợ cần cư xử khéo léo và tế nhị để không động chạm đến tính tự ái của chồng. Chị em nên tránh 7 câu nói không hay dưới đây mỗi khi bực tức chồng nhé:
1. Anh chẳng được một góc của người ta, biết gì mà nói
Câu nói này vô tình làm chồng cảm thấy bị coi thường và kém cỏi. Nhận được câu nói này chồng sẽ xa lánh vợ, mất kết nối và có thể không thèm nói chuyện với vợ nữa.
2. Đừng động vào người tôi
Dù vợ bực tức không muốn gần gũi chồng thì hãy học cách từ chối nhẹ nhàng. Đừng dứt khoát phũ phàng bằng câu nói "đừng động với người tôi". Có thể thay thế bằng câu: "Hôm nay em mệt. Mai em còn có việc đi sớm nữa. Mình ngủ nhé anh".
3. Anh xem anh có xứng đáng làm đàn ông không?
Người chồng nào cũng muốn được vợ tôn trọng. Khi nghe câu nói này đàn ông sẽ cảm thấy bị xúc phạm cực độ khiến vợ cũng không thể đoán trước được điều gì anh ấy sẽ làm sau đó. Vì vậy đừng dại tự mình gây ra chuyện nhé.
4. Sao anh lười quá vậy?
Đàn ông ngại làm việc nhà. Thay vì trách chồng "sao anh lười quá vậy" bằng cách nhẹ nhàng chia sẻ với chồng chuyện mình đã mệt mỏi vì vừa phải lo việc nhà, vừa lo việc công ty và thật sự cần chồng hỗ trợ việc nhà.
5. Tiền của tôi, tôi thích tiêu gì mà chẳng được
Trong gia đình, nếu quá rạch ròi về tài chính trong quan hệ vợ chồng sẽ dẫn đến những chuyện không hay sau này. Cách tốt nhất là bạn không nên nói nhiều tới vấn đề nhạy cảm này, nhất là khi cãi nhau. Và đặc biệt đừng bao giờ phân biệt tiền của anh, tiền của tôi.
6. Không vì con thì tôi sớm cũng bỏ anh rồi
Câu nói này đau như dao cứa vào tim chồng, bạn hãy đứng ở vị thế của chồng để nghe điều tương tự đó xem cảm giác sẽ thế nào. Do đó dù có giận chồng đến mấy cũng không nên nói ra câu này.
7. Lấy anh đúng là việc hối hận nhất đời tôi:
Câu nói này là điều đáng sợ nhất mà chồng phải nghe từ người vợ đầu gối, tay ấp và chắc chắn anh ấy cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm, thậm chí tuyệt vọng vì đã không mang lại hạnh phúc cho vợ. Có thể chồng sẽ tự dằn vặt bản thân vì thấy mình họ kém cỏi, chẳng làm được điều gì ý nghĩa.
Hạnh phúc vì câu nói, mà buồn khổ thất vọng cũng từ câu nói mà ra - nhất là với những gia đình chồng chưa có thành công trong sự nghiệp, chồng có hoàn cảnh không may mắn. Người chồng nào cũng muốn được vợ tôn trọng, do đó là phụ nữ hãy sống có trách nhiệm với bản thân, với chồng và con.
Dù không có tình cảm, tình yêu với chồng, cũng không nên lừa dối chồng, không làm tổn thương chồng bằng cách "bắn ra" 7 câu nói trên mà rồi ân hận vì sẽ không biết anh ấy làm gì sau đó đâu.
Theo Gia đình và Xã hội
10 câu nói tổn thương đừng bao giờ nói với bạn đời
Những câu nói dưới đây tuyệt đối bạn không nên nói với vợ/chồng mình vì nó có thể gây hại cho mối quan hệ tới mức không thể sửa chữa được.
">Vợ nói ra một trong 7 câu nói này sẽ làm tổn thương chồng ghê gớm
- Năm nay, vẫn câu hỏi cũ, tôi nhận được nhiều câu trả lời mới. Như anh Nguyễn Đinh Khoa, một nhà văn trẻ ở Quận 7, TP.HCM chia sẻ: “Tết này, anh ở nhà đọc sách”.
Anh lý giải, những ngày Tết bản thân được “tách rời” hoàn toàn với công việc, có thời gian dành cho mình. Đọc sách là một cách chăm sóc trí và tâm mình tốt nhất, vì ở trong đó có quá nhiều thứ hay ho chờ đón.
Trong khi đó, anh Lê Minh Hạ, một đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng của tôi, lại dành những ngày trước Tết để đi “gieo yêu thương”. Anh kể, cả chục năm nay, vẫn luôn dành thời gian hiếm hoi trước khi bay về quê để đến một trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần tặng quà, nấu cho họ một bữa ăn.
Anh cảm nhận mình còn may mắn hơn nhiều, ngay cả khi đã trải qua một năm sóng gió vì dịch Covid-19, đó là giá trị tỉnh thức nhận về từ những chuyến đi như vậy.
Thưởng thức Tết theo một cách khác - anh Trung Long ở An Giang lại dành khoảng thời gian nghỉ ngơi để về ngôi chùa quê từng gắn bó lúc ấu thơ. Phụ công quả ở chùa trong những ngày cuối và đầu năm, nhìn thấy nụ cười người đến chùa trong dịp Tết khiến lòng anh vui. Với Long, chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để góp nhặt năng lượng tích cực để rồi sau đó lại tiếp tục hành trình dài mưu sinh ở thành phố.
Tôi biết, Tết là khoảng thời gian ý nghĩa của hầu hết mọi người, đặc biệt là những người đi xa mong trở về nhà, đón Tết trong mong chờ sum họp. Thế nhưng, đúng vào thời điểm mọi người chuẩn bị về nhà, cao điểm nhất, 26 - 27 Tết, TP.HCM lại bùng dịch.
Tôi về sớm hơn, vào tối 24 tháng Chạp - sau khi cơ quan tất niên vào buổi sáng. Tôi cũng sống, làm việc ở địa điểm không nằm trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội do có ca Covid- 9 nên chỉ đi khai báo y tế tại trạm xá xã. Ở xóm tôi, nhiều bạn bè, anh chị đã hủy vé, quyết định ăn Tết xa quê vì “quá nguy hiểm”, “làng quê đang bình yên”…
Lựa chọn ở lại giữa lúc đang háo hức về nhà sau một năm dài quả thật là sự đắn đo, cân não. Nhưng rồi những người con xa quê vẫn quyết định theo mệnh lệnh của trái tim: không thể tạo thêm khó khăn cho công tác chống dịch đang cam go lúc này. Khi mà cả nước xác định chống dịch xuyên Tết, mỗi người nếu có thể cũng cần góp một phần nhỏ, “hy sinh” một chút cảm xúc, mong muốn cá nhân.
Tôi hỏi cậu Bảy - người hàng xóm, có buồn không - khi biết con của cậu cùng bốn đứa cháu hủy vé về. Ông nhìn tôi nói, nếu không buồn là nói dối nhưng cũng không nên cưỡng cầu trong những tình huống cấp bách.
“Vui một chút mà khổ dài lâu hơn thì không đáng để mạo hiểm”, người cha người ông gần 70 mùa xuân khẳng định. Tôi cảm phục ông, rõ ràng, người lớn vẫn luôn sáng suốt.
Nghe ông nói, tôi cũng mừng vì ở vùng quê mình, cách TP.HCM gần 1.000km, nhưng người dân đã hiểu được sự nguy hiểm của Covid-19 để sống chung với nó.
Việc thiện, người Việt mình thường làm, bằng nhiều cách. Dễ thấy nhất là đóng góp tài vật vào những quỹ từ thiện, chương trình cứu tế lũ lụt, thiên tai… Nhưng có những việc thiện không cần bỏ tiền, đôi khi hiệu quả còn lớn hơn nhiều.
Đó có thể là một lời nói, một chia sẻ mang lại giá trị chuyển hóa, giúp người vui lên, bớt u ám trong cái nhìn về cuộc sống, tìm thấy ánh sáng. Chẳng hạn như chúng ta không cố chấp để về nhà giữa mùa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; không đến nhiều chỗ, nhiều nơi chứa nguy cơ vì tập trung đông người…
Ở yên và yên với việc đó, tôi gọi là sống thiền. Biết rõ hoàn cảnh thực tế đang là để sống với một cách tốt nhất, tích cực nhất chính là sống có chất thiền. An trú trong hiện tại. Tôi được nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói đến phương pháp đó cách đây hơn 15 năm, cũng trong mùa xuân như thế này.
Lời dạy của thiền sư đơn giản, bắt đầu bằng việc “thở vào, biết mình đang thở vào/ thở ra, biết mình đang thở ra”. Thực ra, đó là lời dạy về “biết mình đang là” - sống với hiện tại - đã được Đức Phật chia sẻ nhiều thế kỷ trước.
Khép mình lại đọc sách, về ở nhà với mẹ, dọn dẹp nhà cửa, hủy các cuộc hẹn hò, họp lớp, lên chùa công quả… là một trong những gợi ý trong cái Tết đặc biệt này. Những người bạn của tôi đã làm được, tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Nhất là với nhiều người vẫn hay than thở “không có thời gian cho mình”, thì đây là cơ hội.
Bạn sẽ không cần “miễn cưỡng” tiếp khách khứa, tụ họp, hội hè trong Tết, chính đáng đóng cánh cửa phòng để chăm sóc tâm hồn mình. Đó cũng là lúc ta mở cửa lòng mình để những điều nhẹ nhàng, nhất là khi đã cùng cả thế giới đi qua những ngày đại dịch. Thực ra, chỉ khi nào con người chấp nhận mọi sự bất như ý thì mới có thể vượt qua nó dễ dàng. Nhà thiền gọi đó là “nhận diện sự thật” để sống với nó.
“Be beautiful be yourself” - Ta có là ta, ta mới đẹp - là điều mà Thiền sư Nhất Hạnh nhắc nhở môn sinh Làng Mai. Ai cũng có vẻ đẹp riêng, chỉ cần người ấy nhận ra và sống với. Hoàn cảnh nào cũng có cái hay và giá trị nếu chúng ta thấy cơ trong nguy.
Với người Phật tử, dịp đầu năm luôn là thời điểm đi chùa với nhiều lễ tiết như đàn Dược Sư, cầu an đầu năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, Trung ương Giáo hội đã có chỉ đạo các chùa không tổ chức lễ cầu an tập trung đông người và tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Đó là chỉ đạo kịp thời, một cách làm mang lại bình an không từ việc “cầu an”.
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Lời dạy này mang ý nghĩa giúp mỗi người giữ tâm an trong mọi hoàn cảnh lên xuống, được mất. Hay nói cách khác, cái an không phụ thuộc hoàn cảnh. Để có được điều đó, giữa dịch bệnh này không gì khác hơn chính là trở về thực tại, tỉnh thức để ứng phó.
Dịch bệnh chắc chắn còn diễn biến phức tạp, còn dài, nên Tết thiền cũng là để tái tạo năng lượng để năm mới tiếp tục gánh gồng, vững chãi vượt qua.
Khiêu vũ, đọc sách... ngày cận Tết ở khu cách ly Hà Nội
Những ngày sát Tết trong khu cách ly tập trung ở Trung đoàn Pháo binh 58 (Quốc Oai, Hà Nội) trôi qua trong không khí yên ắng với nhiều cảm xúc lẫn lộn của 145 công dân đang phải cách ly và sẽ ăn Tết ở đây.
">Tết sống chậm, đóng cửa để chăm sóc tâm hồn
- "Tôi tin rằng chúng ta không nên phán đoán trước bất cứ điều gì về lập trường hay sáng kiến dưới thời chính quyền mới ở Mỹ. Chúng ta cần dành thời gian để làm việc với chính quyền đó", Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình ngày 11/11, đề cập về chính sách tương lai của Mỹ với xung đột ở Ukraine.
Ngoại trưởng Barrot khẳng định Pháp sẵn sàng phối hợp với Mỹ về vấn đề Ukraine, cho rằng cần tiếp tục cung cấp cho Kiev các phương tiện để "giành chiến thắng" trước Moskva.