您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Shan United vs Yadanarbon, 16h00 ngày 24/11: Không thể cản bước
NEWS2025-04-04 22:32:39【Thế giới】7人已围观
简介 Hồng Quân - 23/11/2024 20:09 Nhận định bóng đ bảng xếp hạng serie abảng xếp hạng serie a、、
很赞哦!(84551)
相关文章
- Soi kèo góc Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4
- Đáp án môn Toán thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 101
- Giảm nghèo về thông tin người dân tự làm mới chính mình
- Bộ Tài chính nghiên cứu dùng AI giám sát giao dịch chứng khoán
- Nhận định, soi kèo Akron vs FC Rostov, 22h30 ngày 31/3: Cửa trên đáng tin
- Chuyên gia dinh dưỡng cả đời tránh đồ ngọt
- Biệt dược đen tập 10: Cường làm thủ lĩnh Cityboy, bố Long vào tầm ngắm công an
- Khó khăn bủa vây Apple khi muốn thay thế chip Qualcomm
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4: Đối thủ khó nhằn
- Thái Bình công bố điểm thi lớp 10
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Auxerre vs Montpellier, 22h15 ngày 30/3: Chìm trong khủng hoảng
Việc đưa học sinh quay trở lại trường học đang là điều mong mỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các Bộ, ngành tích cực xem xét việc này.
Chương trình ‘Góc nhìn thẳng’ của Báo VietNamNet có cuộc trao đổi trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Ngô Thị Minh.
Nhà báo Phạm Huyền:Câu chuyện đưa học sinh quay trở lại trường học chúng ta cũng đã có những tính toán và có những chỉ đạo rất rõ ràng. Vậy cho đến thời điểm này thì bà thấy là còn điều gì đáng lo ngại nhất?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Việc đưa học sinh trở lại trường là nhu cầu rất bức thiết trong điều kiện hiện nay. Điều đáng lo ngại thì không thể không có. Cũng có phụ huynh còn lo ngại điều kiện của cơ sở trường lớp của chúng ta như thế nào. Mỗi một cơ sở trường lớp chúng tôi cũng đã có sự chỉ đạo và đều có kế hoạch để đón học sinh trở lại trường. Như vậy, chúng tôi đã có sự phối hợp sâu với các UBND các tỉnh và đã có sự chỉ đạo một cách quyết liệt. Những nơi đủ điều kiện và nằm trong vùng kiểm soát được dịch bệnh (vùng 1, vùng 2 và được xác định dịch tới tưng phường/ xã), đã đủ điều kiện để đưa các em trở lại trường học.
Cụm từ 'đủ điều kiện' ở đây có nghĩa là chúng ta phải hành động để đảm bảo điều kiện học tập trực tiếp cho các em chứ không phải là chúng ta cứ nói 'không đảm bảo điều kiện' là chúng ta không đưa các em trở lại trường học trực tiếp.
Đây là trách nhiệm rất lớn của UBND các cấp và của các cơ sở giáo dục đào tạo.
Nhà báo Phạm Huyền:Hiện nay, để chuẩn bị cho kế hoạch đưa các em trở lại trường, ở một số địa phương đang tổ chức các chương trình diễn tập. Bà có thể chia sẻ các thông tin cơ bản về chương trình diễn tập này?
Đây là vấn đề thuộc sự chỉ đạo của UBND các tỉnh và chỉ đạo xuống tận UBND cấp huyện, cấp xã và xuống đến các cơ sở giáo dục. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh. Việc chỉ đạo triển khai các các diễn tập mỗi địa phương sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng điều cơ bản là chúng ta cũng phải phun khử trùng khử khuẩn, phải xem điều kiện các em học tập như thế nào, thực hiện 5K ở trường ra sao, sự phối hợp với các đơn vị y tế ở đó, phương án xử lý khi có ca F0, sự phối hợp với gia đình các em khi xử lý tình huống… Đây là trách nhiệm của UBND các cấp, phải có sự chỉ đạo kiểm soát rất kỹ.
Nhà báo Phạm Huyền:Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương trong kế hoạch đưa học sinh quay trở lại trường học. Tuy nhiên vấn đề này đang thuộc thẩm quyền của các chủ tịch UBND tỉnh. Vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những hướng dẫn trên cơ sở nào và có các giải pháp như thế nào?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chủ động trong ứng phó với dịch Covid-19. Khi có Nghị quyết số 128 của Chính phủ ban hành ngày 11/10 thì ngay ngày 15/10, chúng tôi đã có văn bản số 4726 gửi cho tất cả UBND các tỉnh, thành phố. Trong văn đó, chúng tôi đã có những hướng dẫn chi tiết và cụ thể về việc đảm bảo các điều kiện để đưa học sinh trở lại trường học. Với riêng giáo dục mầm non, chúng tôi đã có văn bản số 5969 gửi cho Sở Giáo dục - Đào tạo của tất cả các tỉnh, thành, trong đó có các hướng dẫn rất chi tiết để các Sở Giáo dục - Đào tạo tham mưu cho UBND chỉ đạo đồng loạt các cơ sở giáo dục mầm non khi cho các em quay trở lại trường học.
Vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh. Đặc biệt là chúng tôi phối hợp rất sâu với Bộ Y tế để chỉ đạo xuống tận cấp Sở, cấp phòng (Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở Y tế, Phòng Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Phòng Y tế). Chúng tôi đã cùng với Bộ Y tế tổ chức một hội nghị trực tuyến toàn quốc tại 1000 điểm cầu ngay từ tháng 11/2021. Chúng tôi đã có hướng dẫn, đối thoại trực diện, có vướng mắc gì chúng tôi tháo gỡ. Như vậy để thấy được Bộ Giáo dục - Đào tạo đã mong mỏi như thế nào trong việc học sinh quay trở lại trường, vì một môi trường học đường thực sự an toàn.
Nhà báo Phạm Huyền:Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến như hiện nay thì theo bà đâu là thời điểm phù hợp nhất để các em có thể quay trở lại học trực tiếp ở trường học?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Chúng ta cũng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin với số lượng đủ lớn trong cộng đồng. Với tỉ lệ tiêm như hiện nay, tôi cho rằng đó là điều rất tốt. Thứ hai, chúng tôi thấy được nhận thức của cộng đồng về cụm từ “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh” đã khá tốt. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, truyền thông rất mạnh mẽ và quyết liệt. Các cấp, ngành đã hợp tác chặt chẽ, trách nhiệm của UBND tất cả các tỉnh, cấp huyện, cấp xã và trách nhiệm của các thầy các cô, các cán bộ quản lý giáo dục cũng như là trách nhiệm của phụ huynh cũng đã được xác đinh rõ ràng và nhận thức đầy đủ hơn.
Những nơi đã đảm bảo đủ điều kiện chúng ta cần cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. Những nơi chưa đủ điều kiện thì cũng phải xem xét, quan tâm, đầu tư và xem tại sao chưa đảm bảo đủ điều kiện cho các em?. Chúng ta không có kế hoạch tốt nhất để cho các em trở lại trường thì lỗi thuộc về người lớn, cần thẳng thắn nhìn nhận xem đã triển khai các văn bản của Chính phủ, các hướng dẫn của Bộ, ngành đã nghiêm túc chưa? Các cơ sở giáo dục có trực tiếp phối hợp với Sở Y tế, phối hợp với phụ huynh, phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo điều kiện cho em quay trở lại trường hay không? Người lớn chúng ta phải hành động tích cực hơn vì tương lai con em chúng ta. Chúng ta không thể nào cứ nói là 'chưa đủ điều kiện' nên chưa cho các em đi học. Đây là trách nhiệm của người lớn.
Tính toán cho trẻ dưới 12 tuổi chưa tiêm vắc xin được đến trường
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa Bà, chúng ta đều biết là với các em học sinh trên 12 tuổi đã tiêm vắc xin thì có thể yên tâm phần nào. Vậy đối với các lứa tuổi nhỏ hơn là mầm non và tiểu học chưa được tiêm vắc xin thì việc quay trở lại trường học thì sẽ được tính toán như thế nào và sẽ có những khó khăn gì?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Tôi nghĩ rằng cũng có nhìn nhận cho rằng cứ phải tiêm vắc xin đủ hết tất cả các lứa tuổi thì chúng ta mới cho học sinh trở lại trường. Nhìn nhận đó có phần chưa được đầy đủ.
Chúng ta nhìn rộng ra các nước trong khu vực và thế giới, họ vẫn cho các em quay trở lại trường bình thường trong khi họ cũng chưa tiêm được đối tượng dưới 12 tuổi như chúng ta. Các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, những chuyên gia đã có khuyến cáo rất rõ ràng, cũng thấy được sức đề kháng của các em. Và chúng ta cũng phải tôn trọng các em, xem những cảm xúc và suy nghĩ, mong muốn của các em thế nào. Trong khi người lớn chúng ta thích ứng linh hoạt thì chúng ta cũng phải đặt chúng ta vào trẻ em, vào học sinh, sinh viên của mình, xem sự thích ứng linh hoạt của học sinh, của trẻ em dưới 12 tuổi như thế nào và nhìn nhận xem môi trường ở nhà có hơn được với môi trường học trực tiếp ở trường hay không. Hầu hết các em ở nhà quá dài, thấy rằng mình đang rất cô đơn, không được tiếp xúc với thầy cô và bạn bè... Rồi người lớn đi làm, để các em ở nhà, không có điều kiện học tập… mà chúng ta chỉ tính và mong phương án một chiều cho các em như thế thì tôi nghĩ rằng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nhìn rộng ra thì chúng ta không thể chỉ quan tâm đến việc tiêm mà ở đây chúng ta còn phải nghiên cứu theo lứa tuổi, sự phát triển toàn diện của các em, những cảm xúc mong muốn theo lứa tuổi của các em cùng những điều kiện xung quanh. Thầy cô đã tiêm rồi, bố mẹ, gia đình, người lớn đã tiêm vắc xin rồi thì chúng ta ở nhà hay ở trường, chúng ta phải chọn lựa điều kiện an toàn nhất, để đảm bảo quyền học tập cho các em, quyền được phát triển toàn diện mà trong luật cũng đã có quy định.
Tình hình dịch bệnh không phải ngày một ngày hai mà còn diễn biến phức tạp, cả thế giới chứ không riêng gì đất nước mình. Đây là một thông điệp, rất mong các phụ huynh thầy cô, cộng đồng, chúng ta cùng vì sự phát triển toàn diện của con trẻ, chúng ta tính toán phương án cho các em, kể cả lứa tuổi mầm non, các em dưới 12 tuổi… cũng cần phải để cho các em đến trường và tạo cho các em môi trường cho các em để thích ứng linh hoạt, an toàn, đảm bảo phòng dịch Covid-19 tốt nhất.
'Bộ Giáo dục - Đào tạo rất chủ động'
Nhà báo Phạm Huyền:Cách đây khoảng 1 năm, dịch bệnh cũng diễn biến rất phức tạp. Bộ GD-ĐT dường như cũng lấn cấn trong việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Tuy nhiên, thời điểm này khi mà tình hình dịch bệnh cũng tiềm ẩn những nguy cơ, mà những con số cũng chưa giảm như chúng ta mong muốn, nhưng Bộ GD-ĐT có động thái rất mạnh mẽ, niềm tin trong việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Bà có thể lý giải về sự thay đổi trong quan điểm của Bộ Giáo dục – Đào tạo?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Thực ra về phía Bộ Giáo dục – Đào tạo, chúng tôi luôn chủ động và mong muốn cho các em quay trở lại trường từ rất sớm. Rất sớm ở đây là khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng – an toàn – kiểm soát hiệu quả. Ngay khi có Nghị quyết này ngày 11/10 thì ngay ngày 15/10, chúng tôi đã có công văn số 4726 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Chúng tôi nghĩ rằng mình không thể làm thay UBD các tỉnh mà cần có sự phối hợp chặt chẽ.
Và nhận thức là cả một quá trình. Phụ huynh cũng lo lắng khi chuyển trạng thái. Khi chuyển trạng thái trong từng giai đoạn thì chúng tôi cũng phải tính các giải pháp để các em được học trực tuyến. Khi học trực tuyến thì chúng tôi cũng phải cùng Bộ Thông tin - Truyền thông để phối hợp, để tham mưu cho Chính phủ. Chương trình Sóng và máy tính cho em cũng là một sự chủ động của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Thông tin - Truyền thông. Hiện nay, về công nghệ thông tin, chúng tôi đã áp dụng rất sâu chuyển đổi số. Chúng tôi quản lý toàn bộ, cập nhật số liệu tiêm vắc-xin của các em hàng ngày hàng giờ, cập nhật các thầy cô, các em diện F0, F1 và chúng tôi có số liệu ngay và luôn với từng trường hợp, kể cả số học sinh, số cơ sở giáo dục đang học trực tiếp, học trực tuyến; số đã đăng kí cho học sinh quay trở lại trường từ ngày 7/2... Việc số hóa này đã giúp chúng tôi trong việc cập nhật thông tin và điều hành các hoạt động của toàn ngành rất là chủ động chứ không thể nói là không chủ động như một số nhận định thiếu căn cứ.
Về việc các em đến trường thì chúng tôi thấy nhận thức xã hội đã có sự chuyển biến, có sự thay đổi, có sự đồng thuận ngày càng cao hơn. Đến giờ phút này chúng tôi đã thấy được sự thay đổi này đang tiến triển theo chiều hướng tích cực và nhận thức cũng cần có thời gian, có truyền thông, có lộ trình nhất định. Được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, chúng tôi nghĩ rằng thẩm quyền thì vẫn là của Chủ tịch UBND các tỉnh chứ chúng tôi không lấn sân nhưng chúng tôi cũng lên tiếng tiếp tục mạnh mẽ hơn chứ không phải trước đây là không lên tiếng. Nhưng mà khi chưa có được nhận thức đồng thuận của xã hội thì chưa đi được đến đích nhanh như mong muốn.
Đến giờ phút này đã hội tụ được rất nhiều yếu tố nên chúng tôi nghĩ rằng cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn, trong đó thì đã có cách làm hiệu quả bước đầu của TP Hồ Chí Minh và Bắc Giang. Chúng tôi thấy đấy cũng là một niềm tin mạnh mẽ và góc nhìn của Bộ ngày càng trở lên hợp lý hơn hơn, là cơ sở để chúng tôi lên tiếng mạnh mẽ hơn để đảm bảo chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của trẻ em, học sinh, sinh viên, thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình dịch bệnh.
Mong xã hội hiểu hi sinh thầm lặng của thầy cô giáo
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa bà, tới đây khi các trường học mở cửa đón các em trở lại thì vai trò của học online sẽ được đánh giá ở mức độ nào?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Khi mở cửa trở lại cho các em đến trường, như tôi đã nói, ở công văn số 4726, chúng tôi và ngành y tế đã xác định những xã phường mà dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 thì cho các em học trực tiếp. Còn ở những nơi cấp độ 3, cấp độ 4, thì chúng ta vẫn tính toán việc học trực tuyến kết hợp với việc học qua truyền hình, thích ứng với từng cơ sở giáo dục, từng địa bàn dân cư. Những gia đình mà chưa cho con em đến trường được vì nhiều lí do khác nhau, có thể các em hoặc gia đình có người là F0, F1 thì các thầy cô cũng chấp nhận để cho các em học trực tuyến. Chúng ta vẫn phải tôn trọng các gia đình mà họ chưa thể hoặc chưa muốn cho các em đến trường vì nhiều lý do bất khả kháng.
Nhà báo Phạm Huyền:Tới đây các giáo viên vừa giảng dạy trực tiếp nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy online. Bà có thể nói gì về những áp lực mà đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo đang phải trải qua?
Thứ trưởng Ngô Thị Minh:Ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 đã tác động sâu sắc đến ngành Giáo dục - Đào tạo. Chúng tôi rất chia sẻ với các thầy cô và các cán bộ giáo dục bởi vì khi chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến, các thầy cô cũng đã phải rất vất vả. Rồi các thầy cô phải dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến, đảm bảo giãn cách khi học trực tiếp thì các thầy cô phải làm việc với công suất cao hơn trước rất nhiều. Lớp đông thì có khi phải chia đôi, chia ba, có khi ngày này học trực tiếp, ngày sau học trực tuyến, dạy tối dạy trưa… Các thầy cô làm việc gấp ba gấp bốn thời gian làm việc của mình, còn phải kèm con em của mình học tập khi mình cũng là phụ huynh nữa.
Chúng tôi thấy, về chính sách thì các thầy cô chưa dám đòi hỏi gì, cơ bản là chia sẻ với Nhà nước, với phụ huynh học sinh, nhưng các thầy cô cũng mong rằng xã hội sẽ hiểu được những hy sinh thầm lặng này. Và Nhà nước cũng phải cần có những góc nhìn, cách đánh giá đúng về sự đóng góp của thầy cô. Đến một lúc nào đó nếu có thể có chính sách được thì chúng tôi sẽ trực tiếp đề nghị.
Xin cảm ơn sự chia sẻ rất thẳng thắn và những thông tin hết sức sâu sắc của Bà.
Ban Giáo dục
MC: Phạm Huyền
Quay hình: Xuân Minh - Huy Phúc
Hậu kỳ: Huy Phúc
">Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Phải hành động để đủ điều kiện đưa học sinh trở lại trường
Bảo Châu được biết tới khi giành giải thưởng Người đẹp biển Hoa hậu Việt Nam 2018 khi mới 18 tuổi và 1 năm sau trở thành BTV đài VTV trong Bản tin thể thao.
Khi dẫn sóng tại đài truyền hình, Bảo Châu thường chọn trang phục lịch thiệp khác với trang phục năng động khi tác nghiệp ngoài hiện trường.
Không hổ danh Người đẹp biển, Bảo Châu sở hữu thân hình chuẩn từng centimet.
Cô biết cách xây dựng hình ảnh với giải thưởng bằng cách thường xuyên chụp ảnh áo tắm, váy áo gợi cảm tôn đường cong cơ thể.
Xinh đẹp và giỏi giang, lại sở hữu phong cách thời trang gợi cảm đời thường là những gì khán giả nhớ về Bảo Châu.
Tính tới thời điểm hiện tại, Bảo Châu đang là BTV đài VTV trẻ nhất nhưng lại gợi cảm chẳng kém cạnh các đàn chị trong đài.
Ở Bảo Châu toát ra vẻ đẹp gợi cảm của phụ nữ hiện đại, rất phóng khoáng và khỏe khoắn.
Hoa khôi Phương Lan: Vừa tốt nghiệp ĐH đã là BTV bản tin kinh tế của VTV, cô sở hữu phong cách gợi cảm khi dẫn sóng.
Phương Lan (sinh năm 1997), đăng quang Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2018 khi đang là sinh viên năm 3 khoa Luật Kinh tế của trường ĐH Luật - Huế.
Vừa tốt nghiệp ĐH, Phương Lan đã được kết nạp Đảng và trở thành Đảng viên trẻ vào tháng 5 vừa qua. Cô bạn trở thành MC, BTV của đài truyền hình VTV8; dẫn 1 số chương trình về Kinh tế thị trường, đầu tư 24/7…
Nhan sắc ngọt ngào của nàng biên tập viên 23 tuổi giữ đúng phong độ trẻ trung với phong cách đời thường.
Phương Lan lên sắc khi trang điểm tông nhẹ nhàng và cô biết thế mạnh đó để phát huy.
Trở thành Hoa khôi Sinh viên VN 2018 và học vấn cao giúp nữ sinh mới ra trường có cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của VTV.
Ngắm nhìn những khoảnh khắc đời thường có thể thấy Phương Lan là người chuộng phong cách nữ tính, váy áo điệu đà nhưng không quá cầu kỳ.
Thành công với danh hiệu Người đẹp truyền thông tại Miss World Việt Nam 2019, Quỳnh Nga còn được biết tới là biên tập viên của Trung tâm tin tức VTV24.
Trở về với công việc của một BTV, Quỳnh Nga cũng có những câu chuyện, trải nghiệm của riêng mình.
Và phong cách thời trang của một BTV đài VTV được phác họa ở một khía cạnh khác qua lời kể của Quỳnh Nga, giúp khán giả hiểu thêm, không phải cứ dẫn sóng là được mặc đẹp, sang hay trang điểm cầu kỳ.
Dù công việc của Quỳnh Nga là biên tập nhưng cô luôn xuất hiện trên những bản tin dẫn ngoài hiện trường.
"Trang phục rất quan trọng để tạo độ uy tín và chuyên nghiệp cho người dẫn. Việc già hay trẻ có lẽ vẫn có thể ăn gian được nhờ kiểu tóc hay màu sắc, nhưng trang phục thì bắt buộc phải lịch sự, phù hợp...
... Màu sắc nên đơn sắc, không hoạ tiết và tôn được ngoại hình của người dẫn. Tóc, phụ kiện và trang điểm không nên quá cầu kỳ, tráng gây xao nhãng với người xem" - Quỳnh Nga chia sẻ.
Quan trọng là trang phục phải phù hợp với bản tin, chương trình mà mình dẫn. BTV không nên mặc trang phục quá hở hang, gây phản cảm.
Cô trải lòng chuyện thi thoảng bị cấp trên hay anh chị đồng nghiệp trong nhóm nhắc nhở trang phục giản dị, đơn sơ quá.
Theo Dân Việt
">3 hoa khôi thành BTV trẻ nhất nhì VTV: Người mặc gợi cảm, người bị nhắc vì đơn sơ
Người mẫu vấp ngã vì đi giày quá cao và loạt sự cố trên sàn diễn
Nhiều người mẫu gặp khó khăn khi phải di chuyển trên giày cao gót quá cao, đế mỏng.Khoảnh khắc Jennifer Lopez diện thiết kế quyến rũ của nhà mốt Versace sẽ luôn được ca ngợi. Ngay khi xuất hiện trên sàn diễn tại Milan (Italy), giọng ca 50 tuổi gây chú ý với thân hình săn chắc cùng những bước đi mạnh mẽ. Ảnh: Getty.
Năm 2019 là thời điểm đánh dấu nhiều bước tiến của Billie Eilish với thời trang. Nữ ca sĩ gắn bó với gam màu neon nổi bật. Bên cạnh đó, thời điểm cô diện quần lông tại Coachella được cho là set đồ ấn tượng của giọng ca 18 tuổi. Ảnh: Getty.
Sở hữu vẻ đẹp tựa như nàng công chúa kiêu sa, Elle Fanning luôn được vinh danh mỗi lần xuất hiện trên thảm đỏ. Dù mới 21 tuổi, nữ diễn viên đã để lại nhiều điểm nhấn với gu thời trang thanh lịch, giản dị nhưng đủ thu hút. Ảnh: Hellomagazine.
Xuất hiện Grammy 2019, Cardi B để lại ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế đậm chất vintage. Mẫu váy Thierry Mugler Venus đã thành công trong việc giúp nữ rapper thể hiện được sự yêu kiều, quý phái. Ảnh: Vogue.
Khoảnh khắc Billy Porter xuất hiện trên thảm đỏ là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất. Khoác lên mình mẫu váy tuxedo làm bằng vải nhung từ nhà mốt Christian Siriano, giọng ca 50 tuổi ngay lập tức chiếm spotlight tại sự kiện. Ảnh: Getty.
Kim Kardashian thường "gây bão" mỗi lần xuất hiện tại sự kiện. Ngôi sao 39 tuổi đã phải tập luyện khắc nghiệt để có thể diện mẫu đầm bó sát tại Met Gala 2019. Ảnh: Elle, Vogue.
Ariana Grande đã chứng minh sức ảnh hưởng rộng rãi khi liên tục được tìm kiếm dù chỉ diện item đơn giản. Cách nữ ca sĩ phối tất cùng tông màu với giày Crocs được nhiều bạn trẻ ưa chuộng và học theo. Ảnh: @arianagrande.
(Theo Zing)
10 lần Kim Kardashian gây sốc vì không mặc nội y xuống phố
Kim Kardashian thường xuyên không mặc nội y khi xuất hiện tại địa điểm công cộng. Ngôi sao truyền hình thực tế nhận nhiều lời chỉ trích vì sở thích khoe ngực phản cảm.
">Kim Kardashian o ép vòng một và loạt khoảnh khắc ấn tượng nhất 2019
Nhận định, soi kèo AF Elbasani vs KF Tirana, 23h00 ngày 31/3: Chưa thể đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Trong không khí hữu nghị, cởi mở và tin cậy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời thăm hỏi thân tình của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới các nhà Lãnh đạo, đồng thời, chuyển lời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường mời các nhà lãnh đạo tới thăm Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Về phần mình, Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đều bày tỏ đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, cũng như vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam và mong được sớm tới thăm Việt Nam.
Tại cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi việc phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam và mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai nhận thức chung cấp cao và các Tuyên bố chung, văn kiện đã ký kết trong các chuyến thăm cấp cao hai nước thời gian qua.
Nhắc lại việc vừa gặp Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị Cấp cao APEC vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh việc hai bên thường xuyên duy trì quan hệ tiếp xúc cấp cao là rất cần thiết, thể hiện sự thân thiết và tin cậy giữa hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Chính phủ hai nước thời gian qua và mong muốn tiếp tục có các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các thỏa thuận và nhận thức chung giữa hai bên, tăng cường hợp tác thực chất, trước nhất là trong xây dựng 03 tuyến đường sắt kết nối hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng mong hai bên tiếp tục ủng hộ, phối hợp lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và trân trọng mời các Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam sớm thăm Trung Quốc vào thời gian thích hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn tình cảm và sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Joe Biden đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và mong rằng trong thời gian tới, dù trên cương vị nào, Tổng thống Joe Biden cũng sẽ tiếp tục ủng hộ và đóng góp thiết thực cho quan hệ song phương. Vui mừng được gặp lại Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Joe Biden khẳng định Thủ tướng Chính phủ là một người bạn tốt của Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden bày tỏ vui mừng khi thấy, trong nhiệm kỳ của mình, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và khẳng định luôn ủng hộ cho mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam không ngừng phát triển.
Tại cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Thủ tướng Modi nhân dịp Lễ hội truyền thống Diwali của Ấn Độ, chúc nhân dân Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ mới do Thủ tướng Modi đứng đầu, tiếp tục đạt nhiều thành tựu phát triển vượt bậc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 03 phương hướng ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Thứ nhất, chính phủ Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư lớn của Ấn Độ trong các lĩnh vực chiến lược như hạ tầng giao thông vận tải, logistics, công nghệ cao, dầu khí, năng lượng tái tạo… Thứ hai, đề nghị tăng cường hơn nữa kết nối doanh nghiệp và đối thoại chính phủ - doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội hợp tác, giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Thứ ba, tăng cường hợp tác giao lưu nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mời Thủ tướng Modi thăm Việt Nam và dự Hội nghị thượng đỉnh P4G tại Hà Nội trong năm 2025. Thủ tướng Modi bày tỏ coi trọng Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, sẽ xem xét nghiêm túc về lời mời thăm Việt Nam trong năm sau của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trao đổi với Thủ tướng Nhật BảnIshiba Shigeru, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản và mong muốn hai bên tiếp tục củng cố tình cảm hữu nghị, lòng tin chính trị giữa Lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao và các cấp.
Thủ tướng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cung cấp các khoản vay ODA thế hệ mới cho Việt Nam, có các chính sách nâng cao chất lượng, điều kiện sống, làm việc cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Về phần mình, Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí tăng cường toàn diện quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, đồng thời cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Tiếp xúc với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra ba đề xuất quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, bao gồm tiếp tục thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; Hàn Quốc tiếp tục cung cấp ODA quy mô lớn, điều kiện ưu đãi giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu; và tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 và 150 tỷ USD vào năm 2030.
Nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Chính phủ, Tổng thống Hàn Quốc cũng bày tỏ sẵn sàng đón Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam sớm thăm Hàn Quốc trong năm 2025, đồng thời sẽ chỉ đạo các cơ quan có liên quan tích cực phối hợp với Việt Nam triển khai những thỏa thuận đạt được trong các chuyến thăm gần đây của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tại cuộc tiếp xúc với Tổng thống IndonesiaPrabowo Subianto, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa chúc mừng Ngài Prabowo Subianto nhậm chức Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia nhiệm kỳ 2024-2029. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tích cực trao đổi, tiến tới nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia trong năm 2025 nhân dịp 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; cùng nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 18 tỷ USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh hai nước cần khuyến khích, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào thị trường của nhau, trong đó có hợp tác phát triển thị trường Halal.
Đáp lại, Tổng thống Prabowo Subianto khẳng định Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam tương xứng với lợi thế, tiềm năng của mỗi nước. Tổng thống Prabowo Subianto bày tỏ nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đề nghị hai bên tăng cường hợp tác về song phương và đa phương để xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Trao đổi với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước kết quả chuyến thăm chính thức Pháp vừa qua của Tổng Bí thư Tô Lâm, đánh giá đây là chuyến thăm có ý nghĩa đột phá với việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai Lãnh đạo nhấn mạnh hai bên cần tích cực trao đổi, cụ thể hoá các cơ chế, thoả thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò và các sáng kiến toàn cầu của Pháp trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác song phương trên các lĩnh vực như chuyển đổi số và công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz trao đổi về các biện pháp đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đề xuất nhiều định hướng nhằm đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tiếp xúc với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, hai Nhà Lãnh đạo vui mừng gặp lại kể từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44-45 tháng 10/2024 vừa qua tại Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò của Tổng Thư ký và các cơ quan Liên Hợp Quốc trong gìn giữ hòa bình, ổn định, thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy phát triển trên toàn cầu.
Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của Liên Hợp Quốc đối với công cuộc Đổi mới, phát triển của Việt Nam gần 40 năm qua và khẳng định Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong quản trị toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và khẳng định trong một thế giới có nhiều biến động, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực trong phát triển đất nước, là một hình mẫu của hòa bình và phát triển bền vững, là điểm sáng trong quan hệ quốc tế mà các nước cần học tập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Tại cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng bà Ursula von der Leyen tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban châu Âu, trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thăm hỏi và hỗ trợ vật chất giúp Việt Nam khắc phục hậu quả do siêu bão Yagi gây ra.
Để tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới, Thủ tướng đưa ra ba định hướng quan trọng, đó là: Ttăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao; tập trung tháo gỡ các vướng mắc, vấn đề tồn đọng trong quan hệ hai bên, trong đó có việc EC sớm gỡ bỏ "Thẻ vàng" IUU; đề nghị EU thúc đẩy 09 nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tiếp tục duy trì ODA và hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để Việt Nam thích ứng với các quy định mới của EU về phát triển bền vững, đồng thời, hỗ trợ tối đa về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực để giúp Việt Nam triển khai hiệu quả Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Đánh giá tích cực về những đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhất trí cho rằng Việt Nam và EU cần tiếp tục tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khai thác tốt hơn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Bà Ursula von der Leyen đề nghị hai bên tích cực phối hợp để cùng nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN-EU, mong muốn Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của EU vì hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời bàUrsula von der Leyen sang thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) do Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 14-17/4/2025.
Thủ tương trao đổi với Tổng thống đắc cử của Mexico Claudia Sheinbaum. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng có nhiều cuộc trao đổi thẳng thắn, tích cực với Lãnh đạo các nước Malaysia, Anh, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Mexico, Nam Phi, Angola, Tanzania, Qatar và Saudi Arabia; các tổ chức quốc tế như Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.
Thủ tướng gặp Tổng thống Tanzania. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.