您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ
NEWS2025-04-18 09:00:42【Công nghệ】0人已围观
简介 Pha lê - 13/04/2025 08:06 Việt Nam bóng đá trực tuyến hôm naybóng đá trực tuyến hôm nay、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ
- ‘Tôi tái hôn với chồng cũ sau 55 năm chia tay’
- Thịt băm gói lá nướng thơm ngon, lạ miệng đặc sản của đồng bào Thái Tây Bắc
- Bộ ảnh ngọt ngào của cặp vợ chồng 'lính chì' giữa rừng núi
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4
- Du lịch Việt Nam 2020
- Thử thách 40 ngày bị nhốt trong hang động, mất khái niệm về thời gian
- Hàng trăm khách hàng nhận bàn giao xe Quantum S
- Nhận định, soi kèo Amadora vs Farense, 21h30 ngày 13/4: Dìm khách xuống đáy
- Cách làm bánh cam sữa nướng tuyệt ngon kết hợp với trà cứ gọi là mê li
热门文章
- Nhận định, soi kèo Wuhan Three Towns vs Beijing Guoan, 18h35 ngày 15/4: Buồn cho chủ nhà
- Thấy vợ cũ vẫn đeo nhẫn cưới sau 2 năm ly hôn, chồng cũ mừng rỡ
- 8 mẹo tận dụng đồ ăn còn tồn trong tủ lạnh thành món ngon chống ngán
- Chàng lính cứu hỏa nhường bình dưỡng khí cho nạn nhân trong khoảnh khắc sống còn
站长推荐
Soi kèo góc Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
Ông Nguyễn Văn Bi (còn gọi là Tám Bi).
Ông Bi cho biết, rau muống hạt ăn giòn, ngọt, giàu chất dinh dưỡng, cây dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh tấn công, thời gian từ khi gieo hạt đến thu hoạch chỉ 18 ngày nên nhanh thu hồi vốn. Vì vậy, sau khi trồng thử nghiệm thành công, ông dần mở rộng diện tích trồng.
Cứ thu hoạch xong lứa này, ông cải tạo đất gieo hạt tiếp. Để ngày nào cũng có rau bán, đảm bảo đầu ra, ông gieo cách luống chứ không gieo đại trà, tức là 10 luống rau này gần thu hoạch ông mới gieo 10 luống khác.
Hiện, vợ chồng ông Bi có tổng cộng 5.000m2 đất trồng cây rau muống hạt. Ông cho biết, cứ 1.000m2 đất, mỗi lần thu hoạch được 2,5 tấn rau. Giá bán trung bình là 5.000 đồng/kg, các thương lái vào tận vườn mua nên ông không phải mất phí vận chuyển. Vậy là, sau khi trừ các chi phí, mỗi ngày vợ chồng ông thu được 1-2 triệu đồng tiền bán rau. Nhờ vậy, vợ chồng ông trả hết nợ, vươn lên thành hộ gia đình có kinh tế khá giả trong vùng.
Thấy gia đình ông thành công từ cây trồng này, nhiều hộ dân ở phường Thới An đến hỏi kinh nghiệm để học tập. Ai đến, ông Bi cũng sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn họ mua hạt giống và cách trồng, chăm sóc cây.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thơ, sau khi được ông Bi chia sẻ kinh nghiệm, cũng chuyển 6.000m2 đất lúa để trồng rau muống hạt. Hiện, kinh tế nhà chị cũng thuộc hộ khá trong vùng.
Để những lứa rau muống ở địa phương được nhiều người biết đến, tháng 7/2010, ông Bi cùng các hộ khác ở Thới Hòa thành lập HTX rau an toàn Hòa Phát nhằm ổn định đầu ra cho các hộ trồng rau. "Hiện, rau muống ở HTX được sản xuất theo quy trình sạch, cung cấp cho các siêu thị, chợ đầu mối ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận", ông Bi thông tin.
Người đàn ông quê gốc Cần Thơ cho biết, dịp này, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 vì vậy đầu ra của những tấn rau muống hạt do hợp tác xã sản xuất có chậm hơn, nhưng không ảnh hưởng nhiều. "Giá bán giảm hơn trước một ít, nhưng đổi lại, bà con trong HTX lại đạt năng suất tốt", ông Bi nói.
Ông nông dân mê xây cầu, làm đường
Đến nay, ông Nguyễn Văn Bi đã có hơn 20 năm trồng cây rau muống hạt. Khi kinh tế gia đình ổn định, ông Bi giao vườn rau cho vợ con quản lý. Ông tập trung vào công việc ở HTX, giúp bà con lối xóm thoát nghèo với cây rau muống và thực hiện mong ước làm đường, xây cầu cho bà con đi lại dễ hơn.
Để thuận tiện, ông Bi cùng những người khác ở Cần Thơ thành lập một nhóm thiện nguyện với hơn 40 thành viên. Họ đều là những người nông dân, quanh năm chân lấm tay bùn nhưng có chung một tâm nguyện là giúp quê hương ngày một thay đổi.
"Ngày trước, quê tôi nghèo, cầu tạm bợ, đường sá lầy lội nên đi lại rất khó khăn. Khi kinh tế ổn định, tôi muốn "bộ mặt" nơi mình sống đổi mới", ông Bi nói.
Thời gian đầu, kinh phí hạn chế, nhóm ông Bi dùng cây dừa, các cây gỗ bắc cầu và đi xin gạch tại lò để lót đường. Sau này, ông chuyển sang xây cầu bê tông và đổ đường nhựa bài bản hơn.
Ông Bi bên cây cầu do ông và nhóm thiện nguyện vận động xây dựng. Đến nay, ông đã trải nhựa hơn 2,5 km đường nông thôn, bắc 6 cây cầu bê tông kiên cố và nâng cấp 3 cây cầu đã hư hỏng, xuống cấp tại địa phương. Chi phí làm đường dao động từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng, một cây cầu mới khoảng 40 - 50 triệu đồng. Phần chi phí này, nhóm thiện nguyện của ông Bi vừa kêu gọi vừa bỏ tiền túi ra làm.
Hiện, ông Bi cùng nhóm thiện nguyện hoàn thiện con đường nông thôn dẫn vào Mường Ngang ở phường Thới An dài 1,5km. "Trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhóm chúng tôi đã làm được 700m. Giờ, chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện", ông Bi chia sẻ.
Ông Đào Minh Huy - Chủ tịch UBND phường Thời An, cho biết, ông Bi là người làm kinh tế giỏi ở địa phương. Sau khi thực hiện mô hình kinh tế gia đình thành công, ông nhiệt tình giúp đỡ những ở phường và địa phương khác thoát nghèo bằng cây rau muống.
Đến nay, kinh tế gia đình khá giả nhưng ông luôn sống giản dị nên được bà con hàng xóm yêu quý. "Tấm gương của ông đã lan tỏa tích cực, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp. Vừa qua, địa phương cũng đã kiến nghị cấp trên khen thưởng những đóng góp của ông trong nhiều năm qua”, ông Huy cho biết.
Xem thêm video: Người phụ nữ nặng lòng với chó mèo hoang, làm xe lăn cho thú cưng bị tật
Tú Anh
Ảnh: NVCC
Xây nhà cho chim ở, vợ chồng Bình Dương thu tiền tỷ
Sau nhiều ngày đắn đo, đi nhiều nơi học kinh nghiệm, vợ chồng chị Luyến bỏ ra gần 1,2 tỷ đồng xây căn nhà rộng 80m2 cho chim yến ở. Hiện, mỗi năm vợ chồng chị có doanh thu tiền tỷ từ công việc này.
">Người đàn ông Cần Thơ trồng rau muống, xây 6 cây cầu tặng dân
Công ty Candy Funhouse có trụ sở ở Mississauga, Ontario cho biết, các vị trí làm việc từ xa sẽ có mức lương 47 USD/giờ (khoảng 1 triệu đồng). Công việc của người thử kẹo là ăn kẹo và đưa ra nhận xét một số loại trong số 3.000 loại bánh kẹo và sô-cô-la của công ty.
“Các ứng viên nên có sự nhiệt tình và háo hức với công việc này” – thông báo tuyển dụng nêu ra. “Chúng tôi đang tìm kiếm những ý kiến trung thực và khách quan về các sản phẩm”.
Theo khảo sát của SalaryExpert.com, mức lương trung bình của các chuyên gia vị giác thường rơi vào khoảng 30.000 - 40.000 USD/năm.
Nhiệm vụ của họ là mô tả một cách khoa học và khách quan những trải nghiệm khi nếm. Trước khi nếm, họ không được phép xức nước hoa hay ăn cay. Người nếm phải tả được độ kết dính của viên kẹo, tốc độ kẹo tan trong miệng cùng âm thanh tạo ra khi bị nhai vụn.
Các chuyên gia nếm kẹo còn phải là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Họ phải có vốn từ vựng linh hoạt, phong phú để miêu tả thật chính xác.
Công việc này thường là nghề tay trái của họ - những người đến từ đủ các ngành nghề như giáo viên, tài xế, nội trợ, thậm chí học sinh, sinh viên.
Xem thêm video: Nuốt kẹo cao su có bị dính ruột?
Cách làm kẹo me viên chua ngọt hấp dẫn, nhấm nháp ngày cuối tuần
Nếu thấy không yên tâm khi mua bánh kẹo làm sẵn cho con ăn thì bạn có thể tự làm kẹo tại nhà bằng nguyên liệu đơn giản. Món kẹo me viên là một gợi ý thích hợp.
">Việc nhàn lương cao: Tuyển người thử kẹo thu nhập 1 triệu đồng/ giờ
Đọc bài viết "Bạn thân quăng cho tôi cục 'lơ' to tướng sau khi vay tiền" và nhiều ý kiến chia sẻ về câu chuyện này, tôi không quá ngạc nhiên vì bản thân cũng từng rơi vào trường hợp tương tự. Dù trước đó, tôi từng nghe rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười về chuyện nợ khó đòi.
Cho người thân, bạn bè vay tiền rồi không đòi được, cuối cũng mất luôn cả tiền lẫn tình cảm. Đó là câu chuyện muôn thuở mà rất nhiều người từng trở thành nạn nhân. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ sự tỉnh táo và lạnh lùng để cự tuyệt những lời hỏi vay tiền của những người thân thiết.
Tôi có thằng bạn rất thân, chơi với nhau từ thời học đại học. Ngoài học chung ở trường, hai đứa tôi còn chơi đá bóng chung. Lúc đi họ, bạn tôi không đi làm thêm, không có thu nhập. Ngược lại, tôi có tranh thủ thời gian rảnh để đi làm thêm nên cũng có đồng ra đồng vào, để dư được chút đỉnh.
Mỗi khi đi đâu ăn uống hay chơi bời gì, hầu như tôi luôn là người trả tiền cho bạn. Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều vì biết bạn có tiền đâu mà trả. Thậm chí, ngay cả khi bạn đi chơi với người yêu, chính tôi cũng phải đưa cho bạn một ít tiền để dằn túi, phòng khi cần đến còn cái cái mà tiêu. Nói vậy để mọi người hiểu mức độ thân thiết giữa chúng tôi đến mức nào.
Thế rồi, sau này ra trường, bạn được nhận vào làm trong một công ty dầu khí, thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung, kể cả là với tôi. Ấy thế nhưng, cứ như một thói quen cũ, cứ gặp mặt nhau ăn uống, chơi bời gì là y như rằng người trả tiền luôn là tôi.
>> Bạn thân vay 500.000 đồng nhưng 24 năm mất hút
Bẵng đi một thời gian khoảng hơn chục năm không gặp lại, tới khoảng năm 2005, bạn bất ngờ gọi hẹn tôi ra gặp riêng. Nghĩ lâu ngày không gặp nên tôi vẫn vô tư tới chỗ hẹn bạn. Sau một hồi hàn huyên, chuyện trò, bạn ngỏ lời hỏi mượn tôi 10 triệu đồng. Thực ra, số tiền vào thời điểm đó không phải là nhỏ nên tôi tò mò hỏi mục đích vay tiền của bạn và câu trả lời là "để đi làm thẩm mỹ".
Nghe lý do hơi kỳ, nhưng vì xác định là chỗ bạn bè thân thiết lâu năm nên tôi cũng không nỡ từ chối. Nhưng tôi cũng lo rằng, cho bạn mượn tiền thì dễ, nhưng chắc chắn mình sẽ khó mở miệng ra đòi lại. Hoặc nếu tôi làm căng để đòi tiền thì có khi sẽ mất bạn.
Cuối cùng, tôi rút ví, đưa cho bạn đúng hai triệu đồng. Tôi nghĩ sẽ cho bạn luôn số tiền này chứ không có ý cho vay, dù lương của tôi lúc đó chỉ 1,8 triệu đồng một tháng. Và tôi cũng nghĩ rằng sẽ quên luôn số tiền đó chứ chẳng có ý định đòi nợ. Nhưng điều mà tôi không ngờ tới là quả thật sau bữa đó, tôi đã mất luôn thằng bạn thân đến giờ.
Vậy mới nói, đối với bạn bè hay người thân, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đụng chạm vấn đề liên quan tới tiền bạc.
">Tôi mất thằng bạn thân sau khi cho vay hai triệu đồng
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Đối thủ kị giơ
Chiều 8/8, hội trường đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhộn nhịp học sinh, sinh viên cùng người nhà tới nhận giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển học bổng chính phủ Trung Quốc (CSC). Đây là học bổng diện Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyển chọn.
Dưới hàng ghế, nữ sinh có mái tóc tém, diện áo trắng thắt nơ hồi hộp đan tay vào nhau chờ được gọi tên. Trần Xuân Anh là tân sinh viên ngành Kỹ thuật Y sinh của Đại học Thanh Hoa, ngôi trường hàng đầu Trung Quốc và trong top 20 thế giới, theo xếp hạng đại học QS 2025.
Đây là lần thứ hai cô gái 19 tuổi có mặt tại hội trường này. Năm ngoái, Xuân Anh đến ủng hộ chị gái song sinh đỗ học bổng.
"Em rất vui", Xuân Anh, cựu học sinh lớp chuyên Sinh, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams), nói. "Những nỗ lực của em cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng".
">Nữ sinh đa tài đỗ học bổng toàn phần Đại học Thanh Hoa
Đọc bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ của anh Trần, thấy anh khó nghĩ chuyện nên về quê ăn Tết với bố mẹ hay ở lại Hà Nội theo ý vợ nên tôi có đôi lời muốn chia sẻ.
Tôi và vợ cũng kết hôn được 17 năm. Chúng tôi có nhà và sống ở Hà Nội. Tuy nhiên quê tôi thì ở Thái Bình. Quê vợ ở Lào Cai.
Mười bảy năm qua, cứ 29 Tết là vợ chồng con cái nhà tôi hoàn tất việc cúng lễ, sắm sửa ở Hà Nội để về Thái Bình với bố mẹ.
Khoảng mùng 4 mùng 5 Tết chúng tôi ngược Lào Cai 1,2 ngày rồi về Thủ đô.
Có những năm bận việc hoặc mưa rét, chúng tôi cũng không cần đến nhà bố mẹ vợ nữa. Thay vào đó, khoảng Rằm tháng Giêng chúng tôi mới lên quê vợ ăn, chơi 2, 3 ngày, cũng có khi là cả tuần.
Bố mẹ vợ tôi không bao giờ cằn nhằn chuyện chúng tôi có về ăn Tết hay không. Trong quan điểm của ông bà, con gái đã lấy chồng thì phải lo liệu bên nhà chồng.
Vợ tôi cũng thấm nhuần tư tưởng đó nên suốt 17 năm đều ngoan ngoãn làm theo ý chồng. Năm nay, không biết vì lý do gì, cô ấy nằng nặc đòi về ăn Tết bên ngoại.
Cô ấy nói, bố mẹ cô ấy đã già, Tết nào cũng lủi thủi không có con cái bên cạnh (nhà cô ấy có hai cô con gái, đều lấy chồng xa).
Vì vậy, năm nay cô ấy phải về ngoại. Cô ấy còn bảo, bố mẹ tôi đông con, ngày Tết cả nhà tấp nập, còn không đủ giường cho các con cháu ngủ nên thiếu gia đình tôi 1 năm chắc cũng không vấn đề gì.
Tôi đã rất cáu. Hôm đó, tôi bảo cô ấy, "Không thể có chuyện như thế. Kể cả ngủ dưới đất thì ngày Tết con cái cũng phải về". Sau đó tôi cho cô ấy thời hạn một tuần để suy nghĩ.
Hiện, cô ấy vẫn chưa trả lời tôi. Nhưng nếu cô ấy vẫn muốn về ngoại, tôi sẽ nói chuyện với bố mẹ vợ và cho cô ấy thỏa mãn. Sau đó chúng tôi sẽ ly hôn.
Tôi nghĩ, mỗi gia đình đều phải có nguyên tắc riêng. Mọi thành viên đều phải tuân thủ theo thì mới hình thành thói quen để sau này cháu chắt và nhiều đời sau noi theo, không quên nguồn cội.
Do vậy, theo tôi anh Trần - người trong bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ cũng nên cứng rắn và đưa ra quyết định của mình, đừng phụ thuộc vợ hay bất cứ ai. Vì đàn ông thì phải có chính kiến. Nếu cứ nghe theo người này người khác thì cuộc sống sẽ cứ mãi bị phụ thuộc.*Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn.">17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại
Kỷ niệm với hành khách trễ giờ
Tết năm nay là lần thứ ba Ngô Quốc Việt, nhân viên phục vụ hành khách của Vietjet tại sân bay Tân Sơn Nhất, sẽ làm việc vào đêm Giao thừa. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, rất nhiều người dân từ Bắc vào Nam làm việc, sau một năm vất vả, lại đón chuyến bay ngược ra Bắc ăn Tết cùng gia đình.
Nhiều người cả năm mới về một lần nên hành trang của chuyến đi đều nặng những gói quà Tết, những cành mai vàng… nhân viên các hãng bay phải căng sức làm việc để đem đến cho hành khách một chuyến bay an toàn, thoải mái nhất, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19.
Hiện tại, ngành hàng không đã nâng công tác đảm an toàn cho hành khách, cho nhân viên hàng không lên mức cao nhất. Vietjet đã đặt mua 100.000 khẩu trang cho nhân viên, chuẩn bị hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ; lắp các tấm chắn và bố trí nước sát khuẩn cho hành khách tại toàn bộ quầy thủ tục của hãng ở tất cả các sân bay. Hãng cũng khuyến khích hành khách check-in online, làm thủ tục tại kiosk check-in để hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm. Tàu bay của hãng đều được phun khử sau mỗi ngày bay…
Để đưa những hành khách cuối cùng của năm về quê ăn Tết, nhân viên Vietjet tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã phải làm việc hết công suất trong những ngày Tết (ảnh: Việt Lê) “Tôi làm cho Vietjet đã 7 năm rồi và cũng đã 7 cái Tết được phục vụ hành khách. Nhưng lần nào tôi cũng vẫn vẹn nguyên cảm giác tự hào vì được góp phần cùng Vietjet đưa hành khách xa quê về nhà sum họp đón Tết. Năm nay là một năm cực kỳ đặc biệt và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để hành khách yên tâm bay”, Quốc Việt nói.
Việt kể năm đầu tiên trực vào đêm Giao thừa đã để lại cho anh một kỉ niệm không thể quên. Hôm đó, chuyến bay Việt phục vụ hết giờ làm thủ tục check-in đúng vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Việt vừa xoay tấm biển “Đóng quầy” ra phía ngoài thì một gia đình gồm bố mẹ và hai em bé, hớt hải chạy đến. Nhìn tấm biển, người chồng quay sang buồn rầu xin lỗi vợ vì đã để cả nhà đến muộn. Nghe người chồng bảo suốt năm dành dụm tiền để mua vé cả nhà về quê ăn Tết mà giờ lại không bay được, Việt tự nhiên thấy mủi lòng. “Tôi kiểm tra thấy vẫn còn thời gian kịp để khách bay nên tôi mở quầy lại, làm check-in cho họ, rồi đưa cả gia đình qua cửa an ninh, hướng dẫn vào cửa lên tàu bay. Khi hoàn tất các khâu, hai vợ chồng bật khóc, quay lại cảm ơn tôi khiến tôi cũng rất vui”, Quốc Việt nhớ lại.
Do sân bay đông khách trong những ngày giáp Tết nên nhân viên Vietjet tận tình hướng dẫn hành khách các bước làm thủ tục (ảnh: Việt Lê) Gia đình thứ hai
Nguyễn Thị Thảo Vân là nhân viên quầy đại diện Vietjet tại sân bay Nội Bài, người cũng từng có trải nghiệm phục vụ hành khách vào ngày 30 Tết. Vân bảo những hành khách phải bay chuyến bay cuối cùng của năm đều là những người rất bận rộn với công việc nên ai ra đến sân bay cũng chỉ mong được về nhà sớm nhất. Hiểu được điều đó nên nhân viên Vietjet đều rất tận tình giúp đỡ để hành khách hoàn tất thủ tục nhanh chóng. Thảo Vân tâm sự: “Vì hành khách nên tôi không quản ngại làm việc trong đêm Giao thừa. Ngược lại, tôi thấy rất ấm áp và hạnh phúc vì được trải qua thời khắc thiêng liêng cùng những đồng nghiệp Vietjet mà tôi coi như người thân của mình”.
Nói về công việc trong những ngày tết, Nguyễn Anh Duy, đội trưởng kỹ sư bảo dưỡng tàu bay của Vietjet, cho biết năm nào cũng vậy, từ ngày 20 tháng Chạp, mỗi ngày đội bảo dưỡng phải kiểm tra kỹ thuật cho gần 300 lượt tàu bay cất hạ cánh.
Nhân viên kỹ thuật Vietjet trao đổi công việc, chuẩn bị cho một chuyến bay cuối năm (ảnh: C.Lan) Duy tự hào vì mình và các đồng nghiệp đã góp phần cho gần 80.000 chuyến bay an toàn, vận chuyển được hơn 15 triệu hành khách trong năm 2020. Vietjet cũng là hãng hàng không có tỉ lệ đúng giờ cao trên thế giới, đạt trên 90%, có độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%. Đặc biệt, Vietjet được Tạp chí về an toàn hàng không Airlineratings bình chọn là hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất và an toàn nhất thế giới năm 2020 với 7/7 sao về an toàn.
Rất đông hành khách làm thủ tục bay Vietjet trong sáng 30 Tết hôm nay (ảnh: C.Lan) Anh Duy cho biết năm ngoái và năm nay, đội của anh đều phải trực đêm Giao thừa để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến bay. “Giao thừa là khoảng thời gian rất thiêng liêng để các thành viên trong gia đình quây quần đón năm mới. Năm nay là năm thứ hai tôi không ở nhà đêm Giao thừa nhưng vợ con tôi rất chia sẻ, thông cảm và cũng yên tâm vì tôi được đón Giao thừa cùng các đồng nghiệp trong gia đình thứ hai của tôi”, Anh Duy chia sẻ.
Duy kể vào thời khắc giao thừa, anh em sẽ phân công nhau, người tiếp tục làm việc dưới sân đỗ, người lên phòng nghỉ ngơi, đón Giao thừa. “Năm nay, lãnh đạo công ty sẽ livestream vào Giao thừa chúc Tết nhân viên đến từ hơn 50 quốc gia của Vietjet, cùng trải nghiệm Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Điều này hết sức ý nghĩa và là nguồn động viên to lớn đối với những người Vietjet làm việc vào thời khắc Giao thừa như chúng tôi”, Anh Duy nhấn mạnh.
Xuân Thạch
">Cho những chuyến bay đầy cảm xúc ngày 30 Tết