您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
NEWS2025-02-24 08:49:50【Ngoại Hạng Anh】3人已围观
简介 Hồng Quân - 23/02/2025 15:50 Nhận định bóng đ giá vàng thế giới ngày hôm naygiá vàng thế giới ngày hôm nay、、
很赞哦!(793)
相关文章
- Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
- Tawan Sripan: U22 Thái Lan sẽ giành HCV Sea Games 30
- Tìm câu lục bát
- Man City và 11 ngày gian nan của Pep Guardiola
- Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại
- Nhận định bóng đá Real Madrid vs Getafe, 2h ngày 10/4
- Kết quả vòng loại World Cup: Bóng đá Đông Nam Á gây ấn tượng mạnh
- Những tác phẩm điêu khắc bất chấp mọi định luật vật lý
- Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
- Đề tham khảo môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
Bầu không khí trước trận đấu trở nên căng thẳng khi HLV trưởng của cả Việt Nam và Thái Lan đều đưa ra lệnh cấm tác nghiệp với phóng viên đối phương. Đó là hành động cho thấy hai đội không muốn bị lộ bài, và có sự tập trung cao nhất cho cuộc so tài.
Ở lượt đi, tuyển Việt Nam giành kết quả hoà 0-0 ngay trên sân của Thái Lan. Trở về Mỹ Đình, đoàn quân của HLV Park Hang Seo không chỉ được các CĐV cổ vũ, mà còn có phong độ tốt hơn so với đối thủ.
Thế nhưng, tất cả những vấn đề trên chỉ mang lại chút ít lợi thế cho tuyển Việt Nam, bởi chính HLV Park Hang Seo cũng phải thừa nhận, cuộc đối đầu với Thái Lan là khó khăn nhất tại bảng G, vòng loại World Cup 2022. Đây chính là trận đấu khép lai năm 2019 của ĐTQG Việt Nam.
Cuộc đối đầu rất thú vị giữa HLV Park Hang Seo và người đồng nghiệp Akira Nishino Vì thế, thầy Park đã nghiên cứu rất kỹ về đối thủ, và gần như đọc được đường đi nước bước của "Voi chiến". Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, đây là cơ sở để chiến lược gia người Hàn Quốc tự tin đối phó với kình địch Thái Lan đang rất quyết tâm giành chiến thắng.
Thực tế, Thái Lan không quá mạnh như nhiều người nghĩ, nhất là sau trận thua 1-2 Malaysia trước đó. Những bất ổn ở hàng phòng ngự, hay khả năng chơi áp sát khi đối thủ đá kiểu đập nhả còn khá hạn chế.
Đánh giá đối thủ là vậy, nhưng điều quan trọng là tuyển Việt Nam chuẩn bị như thế nào cho 90 phút căng thẳng ở Mỹ Đình. Thầy Park và các học trò hiểu được tính chất của trận đấu, của những cuộc đối đầu không khoan nhượng với kình địch.
Cuộc đối đầu được dự báo rất căng thẳng Chính sự tự tin, chủ động đang giúp cho Quang Hải và các đồng đội sẵn sàng chơi một trận sòng phẳng, để tiếp tục khiến người Thái phải ôm hận, sau những thất bại liên tiếp ở mọi mặt trận gần 2 năm qua trước Việt Nam.
Với sự ổn định được đánh giá cao, khả năng lớn thầy Park sẽ không có sự thay đổi nào về nhân sự so với trận thắng UAE. Theo đó, người bắt chính trong khung gỗ tuyển Việt Nam vẫn là Đặng Văn Lâm, hàng hậu vệ có Trọng Hoàng, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Văn Hậu.
Trên hàng tiền vệ, thầy Park tiếp tục đặt niềm tin vào Quang Hải, Tuấn Anh, Hùng Dũng và Văn Toàn, trong khi cầu thủ duy nhất chơi ở hàng tiền đạo là Tiến Linh.
Đội hình mạnh nhất của tuyển Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Ảnh S.N Thái Lan chưa bao giờ là đối thủ dễ chơi, và rõ ràng tuyển Việt Nam luôn dành sự tôn trọng cao nhất, ngay cả khi được thi đấu trên sân nhà và có phong độ cao. Tuy nhiên, chắc chắn các học trò của HLV Park Hang Seo sẽ ra sân với tinh thần chiến thắng, hoàn thành mục tiêu giành 3 điểm, đáp lại niềm tin của triệu người hâm mộ Việt Nam.
Dự đoán: Tuyển Việt Nam thắng 1-0
Đội hình dự kiến: Đặng Văn Lâm, Trọng Hoàng, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Văn Hậu, Quang Hải, Tuấn Anh, Hùng Dũng, Văn Toàn, Tiến Linh.
Video phát biểu của HLV Park Hang Seo trước trận đấu:
Song Ngư
">Nhận định Việt Nam vs Thái Lan: Chờ thầy Park cho sắc đỏ bay cao
Phương án dùng xe điện 4 bánh kết nối các ga gầm của metro số 1 vừa được Trung tâm quản lý giao thông công cộng gửi Sở Giao thông Vận tải TP HCM, nhằm giúp người dân, khách du lịch dễ tiếp cận khi tuyến tàu điện vận hành từ ngày 22/12 tới. Đoạn metro đi ngầm qua trung tâm dài 2,7 km, với ba nhà ga: Bến Thành, Nhà hát thành phố và Ba Son.
Mô hình xe điện cỡ nhỏ đã hoạt động thí điểm ở khu vực nội đô thành phố từ tháng 4 năm nay, do Công ty TNHH Saigon Public Transport - Saigon.PT khai thác. Mỗi xe có 8 chỗ, hoạt động từ 6h đến 24h mỗi ngày, chủ yếu phục vụ khách du lịch.
">Đề xuất xe điện du lịch kết nối ga ngầm metro Bến Thành
Lần lượt Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế và Nghệ An đã xây dựng những chính sách hỗ trợ cho tàu cập cảng và container giao nhận tại cảng.
Theo Nghị quyết 03/2023 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An, hãng tàu biển vận chuyển container quốc tế, thực hiện dỡ hàng hoặc xếp hàng, hoặc vừa dỡ hàng và xếp hàng tại cảng Cửa Lò được hỗ trợ 300 triệu đồng/chuyến cập cảng.
Mức hỗ trợ ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh khi mới ban hành chính sách tương tự là 200 triệu đồng, đến năm 2022, do việc thu hút hàng hóa "gặp khó khăn", cả hai tỉnh đều tăng lên mức 500 triệu đồng.
Những chính sách này mang lại một số lợi ích nhất định cho các tỉnh xét theo góc độ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tỉnh nhà có điều kiện giao nhận hàng tại cảng nằm ngay trong tỉnh, giúp giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại nguồn thu cho ngân sách. Nhưng ở góc nhìn bao trùm hơn, những chính sách như vậy lại lấy đi nguồn thu từ các tỉnh thành không có chủ trương hỗ trợ. Trong giai đoạn 2019-2023, tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 17,8 tỉ đồng cho 89/91 chuyến tàu và mang lại cho ngân sách 1.180 tỉ đồng. Lượng hàng này nếu xếp dỡ ở cảng Hải Phòng vẫn mang lại nguồn thu ngân sách tương tự cho Hải Phòng, thậm chí còn hơn nếu tính cả phí hạ tầng cảng biển, và thành phố cảng này sẽ không chi khoản hỗ trợ nào cho hãng tàu và doanh nghiệp.
Quan trọng hơn, việc các tỉnh gần kề nhau, đều có cảng biển, và đều ban hành chính sách hỗ trợ "tiền tươi thóc thật" để thu hút hàng hóa qua cảng là động thái tiềm ẩn nguy cơ tạo ra một cuộc đua hỗ trợ mà đối tượng hưởng lợi nhiều nhất ở đây là các hãng tàu - nhóm đối tượng đã thu được lợi nhuận đột biến trong thời điểm đại dịch diễn ra. Trong các năm 2021 và 2022, các hãng tàu lớn đều có mức lợi nhuận lên đến hàng tỷ USD.
Không có gì là sai khi người bán có chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Nhưng cộng sinh cũng là điều cần được bàn đến, các tỉnh không mấy dư dả lại cắt ngân sách để cố gắng thu hút các khách hàng rủng rỉnh đến sử dụng dịch vụ cảng là thực tế không mấy dễ chịu. Hai ông bán vé số so đo giảm lợi nhuận từng tờ vé, cố thu hút một khách hàng đi Lamborghini ngang qua là ví dụ dễ hình dung hơn cho một câu chuyện như vậy.
Một cuộc đua tương tự có khả năng sắp thành hình ở khu vực Đông Nam Bộ, nơi đặt chân của cảng biển TP HCM và cảng biển Cái Mép - Thị Vải, hai cảng nằm trong Top 30 cảng container lớn nhất thế giới.
Đầu tháng 11 vừa qua, tại hội thảo "Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng" do UBND tỉnh Long An tổ chức, lãnh đạo tỉnh cho biết trên địa bàn tỉnh Long An đã hình thành hệ thống cảng đa dạng, trong đó một số cảng đã được đầu tư hệ thống kho bãi hiện đại, tuy nhiên, việc thu hút các hãng tàu vận tải lớn cập cảng xếp dỡ hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Giải pháp được đề cập tại hội thảo là cơ chế, chính sách để thu hút container vào cảng.
Không khó để nhận ra những chính sách của Long An đưa ra trong thời gian tới sẽ hướng đến câu chuyện "tiền tươi thóc thật" như câu chuyện ở các tỉnh miền Trung.
Tôi tin rằng chính sách hỗ trợ như vậy không sai nếu chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Những khoản hỗ trợ này có thể đóng vai trò "mồi" để hãng tàu và chủ hàng làm quen với một bến cảng mới, đặc biệt trong thị trường khai thác cảng biển phía Nam, nơi một số bến cảng đã phát triển rất thành công và không dễ để thuyết phục hãng tàu và chủ hàng thay đổi thói quen giao nhận hàng hóa của mình. Khi chuỗi cung ứng đang vận hành ổn định thì doanh nghiệp sẽ không chủ động tạo ra thay đổi lớn, trừ khi có một lựa chọn tốt tương đương và có chi phí chấp nhận được, nếu không muốn nói là phải rẻ hơn.
Nhưng có một kịch bản cần được tính đến, là thời điểm tỉnh Long An đưa ra các chính sách thu hút hàng về cảng Long An sẽ trùng với thời điểm cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), một bến cảng mới và được đầu tư khá bài bản, vừa đi vào khai thác. Tôi nghĩ là chúng ta không hề mong muốn kịch bản tỉnh Đồng Nai cũng sẽ nghiên cứu áp dụng những chính sách tương tự.
Thu hút hàng hóa qua cảng phải dựa vào những vấn đề căn cơ từ công tác quy hoạch cảng biển, phân kỳ đầu tư phù hợp tránh nơi thừa nơi thiếu, tính toán về vị trí xây cảng và nguồn hàng để tránh cạnh tranh hủy diệt, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kết nối để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển thông suốt... Chính sách ưu đãi và hỗ trợ về giá/thuế/phí chắc chắn là cần thiết, nhưng không nên được xem là yếu tố đường dài, vì có tiềm năng dẫn đến lạm dụng chính sách và cạnh tranh không bền vững.
Theo ghi nhận của tôi, câu chuyện quy hoạch và phân kỳ đầu tư trong hệ thống cảng biển Việt Nam cho đến nay để lại những bài học xương máu. Trước khi hoạt động ở mức độ tương đối thành công như ở hiện tại, cảng Cái Mép - Thị Vải từng trải qua tình trạng thừa công suất, các bến cảng đã cạnh tranh bằng hình thức hạ giá làm hàng, thậm chí xuống dưới mức giá thành. Điều này là do quy hoạch nhiều bến riêng lẻ và không phân kỳ đầu tư phù hợp, dẫn đến nhiều bến cảng cùng hoạt động trên thị trường.
Hậu quả để lại là rất lớn, sau khi cơ quan chức năng điều tiết thị trường bằng khung giá dịch vụ cảng biển, phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng do hãng tàu ban hành đã liên tục tăng và vẫn đang là gánh nặng đối với các chủ hàng.
Tôi không mong rằng chúng ta sẽ phải học lại một bài học cũ.
Đặng Dương
">Bán vé số cho người đi Lamborghini
Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2
Những tiếng la ó dành cho Maguire
Khi những chiếc loa ở Wembley xướng tên Harry Maguire, trong trận giao hữu với Bờ Biển Ngà, các khán đài vang lên tiếng la ó phản đối.
Maguire bị la ó mỗi khi chạm bóng Câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Khi Maguire chạm những pha bóng đầu tiên, tiếng la ó nhắm vào anh càng lớn hơn.
Trong những tháng qua, Maguire là tâm điểm của những tranh cãi liên quan đến cuộc khủng hoảng của MU.
Đội chủ sân Old Trafford trải qua mùa thứ 5 liên tiếp trắng tay, trong đó Maguire bị quy trách nhiệm chính. Anh không thể hiện được vai trò đội trưởng, thiếu tiếng nói trong phòng thay đồ và liên tục mắc sai lầm dẫn đến bàn thua.
Cuộc khủng hoảng nặng nề mà MU trải qua khiến trung vệ 29 tuổi này trở thành tội đồ trong mắt người hâm mộ đội bóng của thành phố công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới.
Ngay chính phòng thay đồ Old Trafford cũng muốn gạt bỏ Maguire. Cristiano Ronaldo và một số cầu thủ khác tin rằng cần có sự thay đổi người đeo băng thủ quân.
Sự phản đối Harry lan từ người hâm mộ MU sang những CĐV đội tuyển Anh. Họ tin rằng HLV Gareth Southgate không nên gọi anh lên "Tam sư".
Rắc rối mà Maguire gặp ở MU đã lan sang tuyển Anh Đáp lại, Southgate bênh vực cầu thủ mà ông biến thành thủ lĩnh hàng phòng ngự Anh vào đến chung kết EURO cách nay 9 tháng.
Tương lai bấp bênh
Maguire thi đấu không tệ trước Bờ Biển Ngà. Ít nhất, Anh có chiến thắng thứ 4 liên tiếp và giữ sạch lưới 3/4 trận này.
Tuy nhiên, việc Southgate bảo vệ đội trưởng MU tạo nên những tranh cãi khác. Bản thân ông hứng chịu chỉ trích từ dư luận, đặc biệt là các huyền thoại bóng đá Anh.
Những gì diễn ra đang khiến Maguire đối mặt tương lai đầy bất ổn.
MU đang cố gắng thanh lý anh. Trong trường hợp không có CLB nào chấp nhận chi tiền mua Maguire, Quỷ đỏ cũng phải tính giải pháp tìm người mới đá cặp cùng Raphael Varane.
Trong quá trình hồi phục sau đại dịch, MU hiểu rằng tiếp tục sống chung với những sai lầm của Maguire có thể khiến CLB thiệt hại nặng nề về tài chính.
Không có gì chắc chắn về tương lai Maguire Ở đội tuyển Anh, sau khi bảo vệ Maguire, Southgate cũng thừa nhận rằng ông chưa chắc chắn điều gì về nhân sự cho World Cup 2022.
Southgate hiểu rõ đi ngược dư luận có thể khiến công việc của ông bị ảnh hưởng xấu. Lúc đó, sự chuẩn bị cho World Cup càng thêm khó khăn.
Vẫn còn hơn nửa năm trước khi bóng lăn ở Qatar. Nếu Maguire không cải thiện phong độ, anh có thể phải ngồi nhà, hoặc đến World Cup cho một vị trí trên băng ghế dự bị.
Cuối tuần này, Maguire cùng MU tiếp Leicester trên sân nhà Old Trafford ở vòng 31 Premier League. Trong nỗ lực chiến đấu cho hy vọng top 4, gặp lại đội bóng cũ liệu có thể giúp anh cải thiện tinh thần và tạo bước ngoặt cho sự nghiệp đang xuống dốc không phanh?
Đại Phong
Kép phụ lên tiếng, tuyển Anh thắng 'ba sao'
Sterling, Watkins và Mings thay nhau lập công trong chiến thắng 3-0 của Tam sư trước Bờ Biển Ngà, trong trận giao hữu trên sân Wembley.
">Từ MU đến tuyển Anh lời cảnh báo của Southgatecho Harry Maguire
- Nhà đẹp thì phải ở chuyên mục văn hóa sẽ hợp hơn là chuyên mục kinh tế thị trường ạ? Và sức khỏe giới tính ở chuyên mục khoa học không hợp chút nào.
TIN BÀI KHÁC:
Trăn trở của một nhà báo cùng VietNamNet
Mời bạn đọc góp ý cho VietNamNet
Mẹ chồng hay nói xấu người khác
Gái trẻ đỏng đảnh, khó chiều…
Đau thương gia đình có hai con chết đuối
Cuộc đời làm dâu đầy tủi nhục của mẹ
Học sinh bị quấy rối trên đường đi học
">Sức khỏe giới tính để ở chuyên mục khoa học không hợp
Mấy ngày gần đây, sau sự cố cây phượng vĩ bật gốc trong sân trường THCS Bạch Đằng, không ít trường học trên cả nước đã đốn bỏ cây xanh. Trong số các “đối tượng” bị chặt hạ, đầu bảng là phượng vĩ.
Có trường không quá khích mà chặt bỏ thì… “niêm phong”, hay rào, "nhốt" phượng lại.
Sau đợt ra quân rầm rộ, thứ còn lại là sân trường nắng chói chang, những gốc cây trơ trọi trên nền sân xi măng, đám học trò ngơ ngác nhìn. Rồi đây, liệu phượng vĩ có vắng bóng trong sân trường?
Bình thường, có ai ngờ hàng cây xanh rì, hoa đỏ ối, chất chứa bao kỷ niệm thuở cắp sách đến trường, tỏa bóng mát cho thầy trò trong mùa nắng nóng lại có ngày gây thảm họa cho học sinh?
Có phải các hiệu trưởng lo sợ trách nhiệm nên vội vã ra tay, thà chặt nhầm hơn bỏ sót?
Nói có thì cần khảo sát đầy đủ. Nhưng, nói không thì không thật, trước hết với chính mình.
Cũng là hiệu trưởng, tôi mong đồng nghiệp hãy lo liệu chứ đừng lo lắng thái quá mà vội đốn bỏ phượng vĩ. Tôi nghĩ lại chuyện trồng cây ngày ấy, bây giờ ở những trường tôi từng phụ trách.
Những năm đầu 90 của thế kỷ trước, trong một lần làm việc tại trường về thí điểm chương trình phân ban, lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) nhận xét với chúng tôi: “Trường ở giữa rừng mà trong trường không có rừng”.
Tôi giật mình, thầy trò chăm vào dạy học, ngoài mấy dãy phòng cùng với hai cây tùng và nền đất đỏ, trường chẳng có cây xanh ở sân. Khi biết tin thị xã (nay là thành phố) làm đường, hàng phượng vĩ hai bên sẽ bị đốn bỏ, chúng tôi đã xin về trồng.
Cây phượng vĩ này đã được trồng cách đây 24 năm Thầy trò hì hục đào bới, rồi dùng xe chở về, cây khá to, phải từ 3 đến 5 năm tuổi. Thời gian đầu, cây khô héo, nhiều giáo viên trong trường đều nói cây sẽ chết, duy chỉ một giáo viên dạy Toán nói với tôi: “Sống cả mà!”. Quả thật, tất cả đều sống. Vào mùa hè, hoa phượng ở rộ.
Sau này, sân được đổ bê tông, khi cho đốn hạ để trồng mới cây bằng lăng, tôi bị bất ngờ khi thấy xe cẩu chỉ húc nhẹ là cây phượng đổ, lộ ra gốc mối mọt, chùm rễ lưa thưa.
Năm 2005, khi về phụ trách một trường THPT khác, tôi lại cho trồng cây. Thời gian đầu, cây xanh tốt, nhưng sau đó, cây héo khô rồi chết. Anh em tìm hiểu nguyên nhân mới hay trường xây trên nền đất, xuống hơn một mét là… đất sét, rễ cây phát triển chạm lớp đất này bị úng rồi chết.
Anh công nhân ở công ty cây xanh khuyên tôi trồng cây tầm trung, tầm thấp, chỉ nên chọn loại cây có rễ chùm, không đâm sâu.
Trường tôi đang công tác hiện nay chỉ có 3 cây phượng vĩ, còn lại là các loại cây khác. Một cây ở sân tập thể dục, hoa phượng đỏ rực góc sân. Nhìn thì đẹp, nhưng dưới gốc già cỗi, tấm bê tông gần đó bị rễ cây đội lên. Tôi dự định phải dỡ bỏ tấm bê tông và cắt tỉa khi kết thúc năm học này.
Trường còn có hàng cây si, bằng lăng và một cây xà cừ. Xà cừ hơn 15 năm tuổi, tán cây phủ kín góc sân trường, mùa này lá xanh, nhưng tầm từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa thay lá, mỗi ngày chị tạp vụ phải quét lá cây 3 lần thì sân trường mới sạch.
Thầy Lý Quang Nhẫn – nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Lâm Đồng mới gửi tôi lời nhắn: “Cho cắt tỉa cành, hạ bớt ngọn, đừng đốn hạ cây”.
Cây xà cừ tại sân Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) Nhìn lại trường tôi và một số trường lân cận, ngoài khối phòng học và phòng chức năng, sân trường đều đã phủ kín… bê tông. Sân chơi cho học sinh không được bao nhiêu nên khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, càng khó hơn để cây xanh có đất và không gian phát triển tươi tốt.
Nền đất màu không còn, mưa nắng thất thường, điều kiện tự nhiên để cây phát triển không có, chăm cây kiểu “nuôi gà công nghiệp”… Rồi với tâm lý “dục tốc”, có trường mua cây trưởng thành về trồng. Vậy nên mỗi khi “trái gió trở trời” có thể gây ra hậu quả khó lường.
Chúng ta, những cán bộ quản lý trường học, lâu nay tập trung nhiều vào giảng dạy, hoạt động trải nghiệm, lo sân chơi, lo nhà vệ sinh cho học sinh… chứ chưa thật sự quan tâm đúng mức việc chăm cây trong trường. Giờ mới bắt đầu, liệu có muộn không?
Tôi nghĩ “lợi ích mười năm” gắn với “lợi ích trăm năm”. Muộn chỉ là trạng thái tích cực để nhà trường thêm động lực cho việc chăm sóc cây xanh, trong đó có phượng vĩ.
Sau sự cố thương tâm tại Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM), nhiều báo có bài viết hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc phượng vĩ nói riêng và cây xanh trong trường nói chung. Đây là việc cần kíp, lãnh đạo các trường chắc chắn tìm đọc. Tuy nhiên, về lâu dài, quy hoạch trường lớp như thế nào để trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn thì cần một chiến lược mang tầm quốc gia với đường hướng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, có như vậy việc chăm cây, trồng người mới đạt được mục đích.
TS Nguyễn Hoàng Chương (Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, Lâm Đồng)
Vụ cây phượng đổ, đè 18 học sinh: Còn 2 học sinh đang nằm viện
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, sáng 1/6, có thêm 1 học sinh bị thương trong vụ cây đổ ở Trường THCS Bạch Đằng được xuất viện.
">Vội vã đốn hạ cây phượng, các hiệu trưởng sợ trách nhiệm?