您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Myawady FC vs Dagon Port, 16h00 ngày 7/2: Những người khốn khổ
NEWS2025-02-08 08:08:19【Bóng đá】7人已围观
简介 Hồng Quân - 06/02/2025 18:24 Nhận định bóng đ lịch bóng đá hôm nay ngoại hạng anhlịch bóng đá hôm nay ngoại hạng anh、、
很赞哦!(424)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Chonburi vs Port FC, 18h00 ngày 5/2: Khó có bất ngờ
- Bộ Y tế yêu cầu TP.HCM treo biển đeo khẩu trang ở chùa, khu vui chơi
- Quyết định 'xé rào' nhân văn của một trường tiểu học
- Áp dụng công nghệ mới để phát hiện, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng
- Nhận định, soi kèo Burnley vs Oxford United, 2h45 ngày 5/2: Sức mạnh tân binh
- Nam sinh lớp 10 làm bạn có bầu còn dọa tung ảnh nóng
- Có chồng nhưng vẫn 'quan hệ' với người cũ
- Tổ chức đứng sau vụ tấn công SolarWinds đang trở lai
- Soi kèo góc Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
- Hoa hậu Trái đất Bulgaria có bằng Tiến sĩ được ví như ‘búp bê sống’
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Iskenderunspor vs Trabzonspor, 17h00 ngày 5/2: Không cùng đẳng cấp
Diễm My thanh lịch trong bộ cánh màu xanh đen từ thương hiệu Christian Dior. Nữ diễn viên kết hợp áo vest cùng quần cullotes khiến dáng vóc trông thêm thanh thoát. Cô khéo tạo điểm nhấn vòng eo với thắt lưng to bản tiệp màu cùng túi xách Dior Lady. Mái tóc đánh phồng cùng tông trang điểm sậm màu cộng hưởng tạo nên sắc thái sang trọng, quyền lực.
Ninh Dương Lan Ngọc với hình ảnh thời thượng trong bộ cánh từ thương hiệu Louis Vuitton. Chân váy da bóng trơn màu vốn mang tinh thần kiêu kỳ, sang trọng được kết hợp nhằm cân bằng lại sự đa chi tiết từ chiếc áo tay phồng. Nữ diễn viên lựa chọn sandals đế thô trẻ trung, vừa hài hoà lại tôn được đôi chân dài mịn.
Phương Oanh lộng lẫy trong thiết kế váy cưới trắng. Kiểu dáng bồng cực đại thắt eo khi kết hợp cùng giày cao gót giúp người mặc gia tăng đáng kể chiều cao. Hoạ tiết thêu ren mềm mại khiến nữ diễn viên trông thêm quyến rũ. Tông trang điểm màu cam ấm áp điểm xuyết nổi bật trên nền trắng tinh khôi.
Đông Nhi dịu dàng khi kết hợp áo sweater màu be cùng chân váy xẻ tà màu xanh ngọc. Chiếc áo tay phồng thêu hoa điểm xuyết tạo cái nhìn đáng yêu và trẻ trung. Trong khi đó, chân váy với đường xẻ tà vừa phải mang lại nét duyên dáng cho nữ ca sĩ.
Lệ Quyên lộng lẫy trong thiết kế áo dài in hoa gấm đặc sắc. Vạt áo dài mang lại dáng vẻ thướt tha song cũng tạo cái nhìn ấn tượng bởi sự choáng ngợp trước hoạ tiết in dày đặc, quý phái. Đường xẻ cao tới hông đồng thời khiến vóc dáng trông thêm thanh thoát. Những đường bo đỏ cũng là điểm nhấn khiến bộ cánh thêm nổi bật.
Orange quyến rũ trong thiết kế váy quây màu xanh ngọc. Kiểu dáng quây ngực tôn lên bờ vai thon cùng dáng vóc nhỏ nhắn, trong khi tùng váy xếp lớp thu hút người nhìn với sắc thái ombre bắt mắt. Nữ ca sĩ kết hợp cùng sandals cột dây trẻ trung mang âm hưởng vintage.
Châu Bùi cuốn hút trong bộ cánh thời thượng màu trắng. Điểm nhấn tay bồng xoắn nếp cực đại khiến dáng vóc vốn nhỏ nhắn trông thêm dày dặn và quyền lực. Nữ người mẫu khéo phối cùng thắt lưng tương phản. Sandals đế thô cùng đôi tất cao cổ là lối kết hợp được nhiều tín đồ thời trang thế giới ưa chuộng và Châu Bùi cũng không phải ngoại lệ.
Khánh Linh gợi cảm trong bộ cánh màu xanh emerald. Chiếc áo croptop dài tay cùng chân váy xẻ tà ôm sát tôn lên lợi thế hình thể nóng bỏng. Nữ người mẫu tinh giản tối đa phụ kiện và kết hợp cùng sandals vinyl tiệp màu.
MC Phí Linh trẻ trung trong thiết kế jumpsuit màu nude kết hợp cùng boots trắng ivory hài hoà. Phí Linh khéo tạo điểm thắt cho tổng thể với chiếc khăn tie-dye bandana nổi bật. Sự chỉn chu còn đến từ loạt phụ kiện kết hợp bắt mắt.
H.VLệ Quyên đài các, Đông Nhi diện sơ mi hồng trẻ trung
Lệ Quyên yêu kiều trong thiết kế váy tầng, Đông Nhi trẻ trung diện sơ mi khoe eo.
">Sao đẹp tuần qua: Diễm My, Lan Ngọc đọ sắc với ‘cả cây’ đồ hiệu
Để tạo điều kiện cho các phụ huynh, học sinh trên cả nước thuận lợi trong việc xem điểm thi THPT quốc gia năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp dữ liệu điểm thi cho các cơ quan báo chí để đăng tải rộng rãi.
Cụ thể, Trung tâm Truyền thông giáo dục và Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) sẽ phối hợp tổ chức công bố dữ liệu điểm thi trên các phương tiện thông tin đại chúng vào sáng mai 14/7.
Điểm thi THPT quốc gia 2019 sẽ được Bộ GD-ĐT công bố tới báo chí trong khoảng từ 6h đến 6h30 ngày mai 14/7 để thông tin rộng rãi đến các thí sinh. Ảnh: Thanh Hùng Bộ GD-ĐT cũng cho biết từ ngày 16 đến 18/7, cổng thông tin tuyển sinh sẽ mở để thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ thực hành thử việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến và bằng phiếu điều chỉnh.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng lưu ý đây chỉ là giai đoạn chạy thử phần mềm giúp thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen với cách điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Kết quả điều chỉnh nguyện vọng "nháp" này của thí sinh trên cổng thông tin tuyển sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử.
Hệ thống sẽ được làm mới lại để thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển từ ngày 22/7.
Theo lịch tuyển sinh, từ 22/7 đến 17h ngày 29/7, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng chính thức theo phương thức trực tuyến. Từ ngày 22/7 đến 17h ngày 31/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phương thức phiếu đăng ký xét tuyển.
THÍ SINH BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TRA CỨU ĐIỂM THI.
Thanh Hùng
Nam Định có 8 bài thi môn Ngữ văn đạt điểm 9,25
Sau khi hoàn tất chấm thi THPT quốc gia năm 2019, Nam Định có 8 bài thi môn Ngữ văn đạt mức điểm 9,25 – đây cũng là mức điểm cao nhất.
">Bộ Giáo dục công bố điểm thi THPT quốc gia 2019 trước 7h sáng mai 14/7
Điểm chuẩn vào ngành Sư phạm Lịch sử của các trường trên cả nước Chỉ tiêu xét tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử giảm dẫn tới tính cạnh tranh cao được xem là nguyên nhân khiến ngành Sư phạm Lịch sử những năm gần đây có điểm chuẩn cao nhất nhì các trường đào tạo giáo viên.
Chẳng hạn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 được giao 919 chỉ tiêu, giảm hơn 1.700 chỉ tiêu so với trường công bố. Trong đó, ngành Sư phạm Lịch sử bị cắt giảm hơn một nửa, chỉ còn tuyển 20 chỉ tiêu.
Hay tại ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Lạt, chỉ tiêu cho ngành Sư phạm Lịch sử cũng là 20 – thấp nhất trong các ngành.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng ngành này vốn có chỉ tiêu ít nhưng số lượng thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đông. Ví dụ trong khi năm vừa qua, có đến 16 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia đăng ký vào ngành này, do đó số chỉ tiêu còn lại cho các phương thức khác ít đi.
Mặc dù điểm chuẩn vào ngành Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay cao trên 28 nhưng theo PGS Sơn, điểm chuẩn vào ngành học này cũng chỉ tương tự so với năm ngoái.
Theo các chuyên gia, điểm chuẩn cao còn đến từ việc thí sinh dần có sự quan tâm, dành sự yêu thích cho ngành Lịch sử. Chẳng hạn tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, bên cạnh ngành Sư phạm Lịch sử, ngành Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế) cũng có điểm chuẩn tăng tới 6,75 điểm so với năm ngoái.
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 cao nhất là 28Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2023 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.">Điểm chuẩn năm 2023 cao chót vót, ngành Sư phạm Lịch sử ‘lên ngôi’
Nhận định, soi kèo Persis Solo vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 7/2: Khó tin chủ nhà
Trong một cuộc thi trên diễn đàn văn học, đề bài về “Ứng xử trước nỗi đau” khiến nhiều học sinh quan tâm. Bài viết của Phan Thị Thanh Ngọc (học sinh lớp 11A, trường THPT Trung Phú, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM) nhận được nhiều lời khen ngợi.
Đề bài như sau:
Câu chuyện 1: Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư từ tốn hỏi:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2: Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này, nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi.
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình. Em nghĩ như thế nào về cách ứng xử trước nỗi đau của chàng trai và cô gái trong hai câu chuyện trên?
Thanh Ngọc - tác giả của bài văn được cộng đồng mạng yêu mến.
Bài viết của học sinh Thanh Ngọc:
Cuộc sống mỗi con người cũng như con lắc đơn chênh vênh giữa hai thái cực đối lập nhau: Những thăng trầm biến động, những quanh co bằng phẳng, những nụ cười hạnh phúc hay những giọt nước mắt đắng cay. Chính vì thế, cuộc đời luôn đặt ra những câu hỏi thử thách con người trước những dao động không ngừng trong cuộc sống.
Liệu con người sẽ đứng dậy trước những bão giông, cố gắng gượng chung sống với nỗi đau hay buông xuôi phó mặt bản thân cho số phận? Mỗi câu trả lời sẽ dẫn cuộc đời mỗi người đến những ngã rẽ khác nhau, nơi được bao phủ bởi niềm vui hay ngập chìm trong nỗi hối hận.
Do đó, “trong cuộc đời vốn dĩ phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình”. Đó chính là thái độ ứng xử trước nỗi đau mà chàng trai và cô gái trong hai câu chuyện đã lựa chọn giải quyết theo hai hướng riêng biệt.
Con đường đời mà mỗi người bước đi không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn lấm láp những đớn đau, nghiệt ngã. Không ai có thể vỗ ngực tự tin rằng đời mình là một chuỗi những ngày dài hạnh phúc và cũng không một ai có thể chắc chắn rằng đời mình bị lấp đầy bởi nỗi đau khôn tả.
Nỗi đau cũng như hạnh phúc, chúng luôn túc trực bên cuộc hành trình của mỗi cá nhân, luôn luân phiên nhau hiện hữu, tô điểm bức tranh đời sống thêm muôn màu muôn vẻ.
Nỗi đau là một trạng thái tâm lý của con người khi những sự việc xung quanh diễn ra theo chiều hướng ngược lại những ước muốn của bản thân. Người ta đau khi gặp thất bại, đau khi bị khước từ tình cảm, đau khi phải trải qua những mất mát lớn lao không thể chấp nhận được.
Nỗi đau nhấn chìm tâm hồn con người vào những hố sâu tuyệt vọng, vẽ ra trước mắt họ một thế giới u ám, mù mịt, một không gian bất hạnh bị bóng tối che lấp, khỏa đầy. Nỗi đau như một cây kim châm cắm sâu vào trái tim người chịu đựng, khiến họ ngập ngụa trong nỗi dày vò, day dứt khôn nguôi.
Chính vì sợ bị vấy bẩn bởi những vệt màu đen tối ấy, con người sợ nỗi đau, sợ những giọt nước mắt xót xa như một lẽ thường tình. Như một con sâu gây hại gậm nhấm dần những xúc cảm tốt đẹp, nỗi đau ru con người vào cõi quên lãng, vào cảm giác mệt mỏi, chán chường, thúc giục “nạn nhân” buông tay từ bỏ những câu chuyện mà mình đang nắm giữ. Dần dần, con người tự động buông bỏ những khó khăn, những tâm sự đang chất chứa trong lòng như một phản xạ tất yếu mà trái tim chỉ huy.
“Đau rồi tự khắc sẽ buông” cũng như việc buông tay một cốc trà nóng để cơ thể tránh được những thương tổn không đáng. Thế nhưng, vẫn có người chọn cho mình phương hướng giải quyết tự chữa lành những vết thương, là khi “chuyển từ tay này sang tay kia” mà không đành lòng làm vỡ cốc.
Bởi chiếc cốc là một sản phẩm được nhào nặn nên từ bàn tay tinh xảo của người nghệ nhân. Đó là đứa con của sự cố gắng, không thể muốn làm vỡ là làm vỡ được. Chiếc cốc xuất hiện trong hai câu chuyện tượng trưng cho những mối quan hệ, những công việc, những tâm huyết mà bản thân ta đã đặt từng viên gạch dựng xây từng ngày.
Thanh Ngọc vẽ sơ đồ tư duy cho bài văn của mình.
Do đó, có nên hay không khi buông tay những điều có giá trị mà mình từng rất trân quý? Mỗi người sẽ có câu trả lời riêng để quyết định từ bỏ hay níu giữ. Nhưng dẫu sao, trước khi đưa ra cách giải quyết chính thức, chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ về giá trị của những “chiếc cốc”.
“Đau rồi tự khắc sẽ buông” thế nhưng “tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?”. Bởi đâu dễ dàng để buông tay những điều mà mình từng quý trọng, đâu dễ dàng cắt đứt những mối quan hệ mà mình từng gieo trồng, vun xới bấy lâu nay.
Thầy Trịnh Quỳnh – giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định – người sáng lập ra cuộc thi nhận xét: "Bài văn hay quá. Bản thân mình là giáo viên nhưng còn phải học hỏi học sinh nhiều điều".
Con người luôn muốn bảo vệ những hạt ngọc quý giá trong cuộc đời mình dù có ngày, nó hóa thành cây kim làm rỉ máu trái tim ta. Sự chần chừ, do dự trong việc tìm cách giải quyết luôn bắt nguồn từ những dòng ý nghĩ “không nỡ”.
Nếu con người có thể dứt khoát hơn, khối óc có thể minh mẫn hơn, trái tim có thể mạnh mẽ hơn thì có lẽ những vết thương sẽ không thâm nhập vào cõi lòng sâu đến như vậy. Để rồi cũng đến lúc, nỗi đau lan tỏa, đôi tay cũng tự buông xuôi. Vậy thì khi đã chọn cách buông, nếu buông ngay từ đầu chẳng phải tốt hơn sao?
Sự do dự khiến con người đau trong lặng câm, day dứt từ ngày này qua ngày khác rồi cũng dẫn đến kết quả không như mong đợi. Như thế chẳng khác nào lãng phí thời gian, lãng phí tình cảm, tâm huyết bấy lâu nay.
Do đó, khi cảm thấy những nỗ lực của mình là phí hoài vô nghĩa, khi nhìn thấy tương lai phía trước vẫn tối tăm nếu cứ tiếp tục, thì hãy buông tay ngay từ đầu, đừng để trái tim chìm sâu trong đau đớn, tuyệt vọng.
Bên cạnh đó, con người có thể chọn cách níu giữ nỗi đau, dần dà xoa dịu tâm hồn đang bỏng rát để thổi nguội sức nóng trong tâm can. Bởi “Tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên”.
Thật vậy, nếu buông tay từ bỏ những điều quan trọng trong đời chỉ vì một chút nỗi đau vừa chớm nở thì có lẽ chúng ta sẽ đánh mất “những cái tốt đẹp sau đó”. Trước khi muốn buông tay, hãy nghĩ đến lý do tại sao mình bắt đầu. Không thể vì một chút khó khăn, một vài thử thách mà ta đi ngược lại mơ ước thoạt đầu của bản thân, dập tắt những kế hoạch, những mối quan hệ đang trong giai đoạn đơm hoa kết trái.
Với lòng kiên trì bền bỉ, với nỗ lực vững chãi theo thời gian, với tâm hồn yêu thương, thấu hiểu cặn kẽ thì nỗi đau sẽ vơi đi nhanh chóng, trái tim sẽ vượt qua những vùng ranh giới quẩn quanh, bế tắc.
Có vượt qua nỗi đau, có gạt đi giọt nước mắt, thì con người mới có thể chạm đến bến bờ hạnh phúc rực rỡ sắc màu. Nỗi đau, sự tuyệt vọng chỉ là bài toán nhỏ để đo đạc sự bền bỉ của trái tim:
“Biển lặng không làm nên những người thủy thủ tài giỏi”
(Ngạn ngữ Châu Phi)
Cũng như cuộc đời không vướng đau khổ thì mãi mãi cũng không thể nào tốt đẹp. Cứ chạm ngõ đau thương mà buông tay thì cố gắng ban đầu thật vô nghĩa. Vì vậy, khi cảm thấy vẫn còn hy vọng, trái tim vẫn còn day dứt khó phai thì nên tiếp tục lưu giữ “chiếc cốc” của đời mình, hàn gắn những vết nứt mà suýt nữa chỉ vì chúng mà ta buông tay gạt bỏ những cơ hội sau này.
Hai cách giải quyết hoàn toàn đối lập nhau, nhưng bài học giữa hai câu chuyện không hề tồn tại sự mâu thuẫn. Xâu kết lại tất cả, cả hai phương pháp như bổ sung, hòa quyện lẫn nhau để hình thành nên những thái độ sống tốt đẹp, những hành động ứng xử thấu đáo trước nỗi đau.
Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của mình. Lúc cần thiết nhất hãy buông cũng như lúc cảm thấy vẫn còn hy vọng, hãy níu giữ. Tất cả đều tùy thuộc vào từng ngữ cảnh, từng giá trị mà mỗi người nắm giữ.
Trong cuộc sống này vẫn hiện hữu những con người ứng xử đẹp trước nỗi đau mà mình phải gánh chịu. Lê Thanh Thúy – đóa hướng dương không đợi mặt trời đã lựa chọn cho mình cách giải quyết tích cực với nỗi đau, căn bệnh ung thư xương đang dày vò tấm thân cô từng ngày.
Nỗi đau thể xác không thể nào khỏa lấp tâm hồn nhân đạo của cô gái trẻ. Thúy gắng gượng vượt lên trên tất cả để sống tiếp cuộc đời còn lại sao cho thật xứng đáng với ước mơ của mình. Cô gái với nghị lực thép ấy đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ những trẻ em ung thư mang trong mình số phận nghiệt ngã. Nếu Thúy không tiếp tục nắm giữ “chiếc cốc” của chính mình, phó mặc cho số phận đẩy đưa thì có lẽ những hành động ấm áp lòng người sẽ không được tiếp diễn.
Nếu chị buông tay từ bỏ mọi thứ thì một đóa hướng dương rạng rỡ sẽ không có dịp nở rộ giữa vườn hoa cuộc sống. Thúy đã lựa chọn cầm nắm vận mệnh đầy đớn đau của chính mình thay vì thả trôi tất cả vào cõi hư vô, quên lãng. Một lựa chọn thật đúng đắn, đẹp đẽ và cao thượng biết bao.
Thế nhưng, không phải ai cũng mang một trái tim mạnh mẽ như Thúy. Một số người không chịu nổi sự đau đớn dày vò mà buông tay bỏ lỡ những điều mình từng trân quý. Cô gái vội vàng chia tay người mình yêu chỉ vì những cuộc cãi vã nhỏ nhoi.
Một anh giám đốc dễ dàng từ bỏ sự nghiệp cả đời khi một chút thất bại, một chút tuyệt vọng bám víu anh trong những giai đoạn thua lỗ, cạn kiệt tài chính. Một vận động viên lập tức dập tắt mơ ước cả đời mình sau một vụ chấn thương đầy đau đớn...
Nếu vượt qua được ranh giới của nỗi đau đang ngự trị trong lòng, có lẽ cuộc đời họ sẽ được thắp bởi những ánh sáng lung linh và hạnh phúc. Thật đáng tiếc. Song, không chỉ có những trái tim mềm yếu vứt bỏ cơ hội tốt đẹp của mình mà còn tồn tại những con người cố chấp đến không tưởng.
Biết rõ người mình yêu là một kẻ tồi tệ nhưng họ vẫn ngang nhiên sa vào lưới tình để rồi đau lại càng đau. Biết rõ công việc mình đang làm hoàn toàn không tốt nhưng họ vẫn miệt mài cặm cụi bên bàn làm việc để rồi nhận lấy những nỗi day dứt dằn xé cõi lòng. Biết rõ con đường mình đang đi là một tương lai mù mịt nhưng họ vẫn không dám quay đầu lại vì “tiếc” những năm tháng đã qua.
Sự chần chừ, do dự không muốn buông bỏ những nỗi đau đang đeo bám tâm hồn chỉ khiến những con người đó lặn ngụp trong bể sâu tuyệt vọng, khốn khổ. Cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
Sự mất mát, nỗi đau khiến chúng ta trở nên trống rỗng nhưng hãy học cách ngăn cản những vệt đen u uất ấy đóng lại trái tim và tâm hồn mình. Hãy giữ một khối óc minh mẫn và một cái đầu tỉnh táo để quyết định ứng xử ra sao trước nỗi đau mà mình phải đối mặt.
Chính chúng ta mới là người thấu hiểu rõ nhất lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện đời mình. Có thể bạn chọn phương án “Đau rồi tự khắc sẽ buông” cũng như bạn có thể quyết định “cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi”.
Dù bạn chọn như thế nào đi nữa, hãy chắc chắn rằng phần đời còn lại của chúng ta không khuất lấp sau màn đêm đặc quánh, nơi được đổ đầy bởi nỗi day dứt, hối hận khôn nguôi.
Bởi: “Phần lớn những nỗi thống khổ của nhân loại đều do con người tự gây ra vì đánh giá nhầm giá trị của nhiều điều.”
( Benjamin Franklin)
Phan Thị Thanh Ngọc từng giành huy chương vàng môn Ngữ văn năm lớp 10, huy chương bạc môn Ngữ văn lớp 11, kỳ thi Olympic tháng 4 tại TP HCM. Ngọc đạt thành tích học sinh cấp ba tích cực cấp thành phố năm học 2015-2016.
Nữ sinh sinh năm 1999 chia sẻ, đây là đề bài em rất tâm đắc. Cảm xúc dâng trào đã thôi thúc nữ sinh viết bài văn bằng những suy nghĩ tự nhiên, chân thành.
Thanh Ngọc cho biết, khi làm bài, chi tiết khiến em xúc động nhất là ở phần phê phán. Những con người không đủ dũng cảm đối mặt nỗi đau hay những con người chần chừ do dự khi quyết định số phận đều khiến em thương cảm. Thật ra cuộc đời họ đáng thương hơn đáng trách.
(Theo Zing)
">Bài văn ứng xử trước nỗi đau khiến giáo viên phải học hỏi
- Giáo sư văn học Lưu Đức Trung, người thầy của nhiều thế hệ giáo viên Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 85.
Giáo sư Lưu Đức Trung sinh năm 1933 tại xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc, giảng dạy văn học Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản trong nhiều thập niên tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông còn là tác giả của nhiều sách nghiên cứu, sách giáo khoa và các sáng tác văn học.
Giáo sư Lưu Đức Trung (Ảnh tư liệu) Giáo sư Lưu Đức Trung là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Haiku TP. HCM. Với vai trò chủ nhiệm, Câu lạc bộ đã mở ra một sân chơi bổ ích cho những người yêu thơ Haiku trên mọi miền đất nước.
Theo nguồn tin từ gia đình, giáo sư Lưu Đức Trung qua đời vào lúc 17h55 ngày 02/5, tức ngày 7/4 Âm lịch. Lễ nhập quan giáo sư lúc 8h00 ngày 7/5 tức ngày 12/4 năm Âm lịch. Lễ viếng từ lúc 9h00 cùng ngày, tại nhà tang lễ thành phố, 25 Lê Quý Đôn, P,7 Quận 3, TP.HCM. Lễ di quan vào lúc 13h00 ngày 8/5 nhằm ngày 13/4 Âm lịch.
Thi hài giáo sư được hỏa táng tại Tháp Long Thọ, Củ Chi, sau đó đưa hài cốt về an táng tại nghĩa trang Chùa Cao Lao Tự ở Q. Thủ Đức, TP.HCM cùng ngày
Lê Huyền
">Giáo sư Lưu Đức Trung qua đời ở tuổi 85
Diệu Hà tự biên kịch cho MV của mình. Với MV Quê hương ơi, Diệu Hà vừa hát, vừa tự viết kịch bản. Trong đó, cô kể câu chuyện một người con gái sinh ra và lớn lên từ một miền quê hương tươi đẹp. Lớn lên, cô gái ấy xa mẹ, xa quê lập nghiệp, có những mối tình, nhưng cũng không quên mang theo ký ức ngọt ngào. Khi đã thành đạt, trở về quê hương vào một ngày cận Tết, cô gái xúc động ôm mẹ, những ký ức tình yêu thời trẻ dại chợt ùa về. Tình quê, tình mẹ luôn là hành trang, là điều tuyệt vời mà mỗi người luôn mang theo dù bất cứ nơi đâu, dù cuộc sống nhộn nhịp nhiều lo toan.
MV được thực hiện bởi đạo diễn Kai Nguyễn Hải, quay ở Ninh Bình - nơi có núi non, cánh đồng, sông nước… Không chỉ có sự góp mặt của dàn diễn viên Thu Thủy, Thanh Trâm mà Phùng Đức Hiếu (Hiếu Su) - người đang thủ vai bác sĩ Tuấn phim ''Chúng ta của 8 năm sau'' cũng tham gia đóng chính cho MV. Nam diễn viên đã có những màn diễn xuất tình cảm bên Diệu Hà. Đặc biệt, MV còn có sự tham gia của hai diễn viên nhí, cũng chính là hai con gái của Diệu Hà.
Đức Hiếu diễn xuất tình tứ bên Diệu Hà. Diệu Hà sinh năm 1989 tại Thanh Hóa, đang hoạt động với vai trò biên kịch. Cô từng là biên kịch phim Thương nhớ ở ai.Tuy nhiên, từ lâu đã có nhiều khán giả trong nước và kiều bào rất quen thuộc và yêu mến tiếng hát Diệu Hà qua nickname dễ thương Diệu Bống.
Tốt nghiệp thủ khoa diễn viên tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, nay là Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, sau đó, Diệu Hà ra Hà Nội học trường Sân khấu Điện ảnh khoa Biên kịch với thành tích học tập đáng ngưỡng mộ khi vừa là thủ khoa đầu vào, vừa là thủ khoa đầu ra.
Bố là bộ đội, mẹ là giáo viên, nhà Diệu Hà có 6 chị em. Thời điểm gia đình khó khăn, cát-sê đi hát giúp Diệu Hà trang trải cuộc sống và chi phí học tập. Suốt khoảng thời gian ra trường đi làm công việc đúng chuyên ngành là một biên kịch, rồi lập gia đình.
“Tôi tưởng có thể quên niềm đam mê với âm nhạc, nhưng tôi nhận ra, nếu không được ca hát, cuộc sống của mình không thể đủ đầy. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, tôi rất thích câu nói đó. Thật hạnh phúc khi được hát, được sống với đam mê, được gửi gắm tâm tư của mình vào những câu chuyện âm nhạc”, Diệu Hà trải lòng.
Nghề biên kịch ảnh hưởng nhiều tới tính cách, con người và âm nhạc của Diệu Hà. Cách cảm nhạc, cách hát hay kể câu chuyện âm nhạc… của cô mang dấu ấn riêng. Cô hát được nhiều dòng nhạc như: dân gian, bolero, những ca khúc về Hà Nội… với chất riêng, đầy tinh tế và cảm xúc.
Sau MV Quê hương ơi, Diệu Hà dự định tiếp tục kết hợp với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Vượng thực hiện album nhạc Phạm Duy.
MV 'Quê hương ơi':
Ca sĩ PiaLinh kể hành trình đặc biệt khi quay MV về người lao độngPiaLinh, nữ ca sĩ 19 tuổi nổi danh khi kết hợp với Đen Vâu trong MV 'Nấu ăn cho em' vừa ra mắt ca khúc mới do cô sáng tác sau 1 năm ấp ủ.">Bác sĩ Tuấn 'Chúng ta của 8 năm sau' tình cảm diễn xuất với Diệu Hà