Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà -
Porsche 911 Carrera màu độc biển số Lào về Việt Nam giá chỉ 5 tỷ đồngPorsche 911 Carrera 2019 nhập Lào đang được rao bán với giá khá rẻ. Trao đổi với phóng viên, anh Tùng, người rao bán chiếc xe trên cho biết: "Giá lăn bánh full thuế phí của chiếc xe biển số Lào rơi vào khoảng 5 tỷ đồng".
ChiếcPorsche 911 Carrera 2019 nhập Lào sở hữu màu ngoại thất độc lạ. Có thể nói, 5 tỷ đồng là khá hời so với giá khởi điểm của mẫu xe này tại thị trường Việt Nam là 7,65 tỷ đồng chưa thuế phí.
Nội thất xe màu đỏ đô sang trọng. Porsche 911 Carrera 2019 nhập Lào này sở hữu ngoại thất màu Night Blue Metallic độc lạ. Ở đời 2019, Porsche 911 Carrera được trang bị động 6 xylanh 3.0L tăng áp. Khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong 3,6 giây đối với bản dẫn động bống bánh AWD và 3,7 giây đối với bản dẫn động cầu sau RWD. Tốc độ tối đa đạt 308km/h, với gói tuỳ chọn Sport Chrono, thời gian tăng tốc từ 0-100km/h sẽ giảm thêm 0,2 giây.
Porsche 911 2019 được trang bị camera và radar tiêu chuẩn hỗ tợ cảnh báo va chạm, tự động phanh khẩn cấp, điều khiển hành trình thích nghi, tự động giữ khoảng cách. Cùng với đó là các tính năng kiểm soát cùng hệ thống khung gầm thông minh kết hợp với các hệ thống hỗ trợ và tính năng động không thỏa hiệp, vốn là đặc trưng của mẫu xe thể thao động cơ đặt sau cổ điển ẩn trong xu hướng của thế giới công nghệ số.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, hiện đã có hơn 1 triệu chiếc xe 911 được bán ra trên toàn thế giới.
Chi BảoPhù phép xe tang cũ thành limousine sang chảnh, giá xe đắt gấp ba
Mua một chiếc xe tang cũ trên Ebay, người đàn ông chi thêm 15.000 bảng và hơn 200 giờ làm việc để độ thành xe du lịch cực chất.
"> -
Blackmores mong muốn đồng hành nâng cao sức khỏe người Việt NamÔng John Rosair - Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Giám đốc thương mại Blackmores Quy mô thị trường tỉ đô và thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khoẻ
- Tại sao ông cho rằng thị trường thực phẩm chức năng nói chung và thương hiệu Blackmores nói riêng tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng nhanh, nhiều tiềm năng?
Thực ra, Blackmores đã có mặt tại Việt Nam khoảng 7 - 8 năm rồi. Trong 3 - 4 năm trở lại đây, Blackmores phát triển nhanh hơn nhiều so với những năm đầu tiên. Tuy “điểm chạm” vào thị trường còn khiêm tốn nhưng tốc độ tăng trưởng đang nhanh ngoài mong đợi.
Trong gần 10 năm, chúng tôi quan sát và thấu hiểu thị trường. Dân số tăng trưởng nhanh, quy mô dân số lớn, tầng lớp dân cư trẻ có kiến thức gia tăng, đây là hướng tiếp cận triển vọng cho thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Danh mục Blackmores hiện có nhiều sản phẩm phù hợp với người trẻ, đối tượng được chúng tôi khá ưu ái.
Ngoài ra, Blackmores mong muốn đồng hành cùng người Việt trong chặng đường dài: từ khi còn là trẻ con, đến khi lập gia đình, mang thai, sinh con, nuôi con, và người cao tuổi. Ở mỗi giai đoạn, Blackmores đều có sản phẩm tương ứng để hỗ trợ sức khoẻ con người.
Nhìn chung, chúng tôi đánh giá, quy mô thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng.
- Ông đánh giá sau đại dịch Covid-19, quan niệm về chăm sóc sức khoẻ cá nhân đã có nhiều thay đổi?
Thị trường thực phẩm chức năng khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng từ 1,5-2,5% so với trước đại dịch, đặc biệt là dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch. Người tiêu dùng đang rất chủ động trong việc tự chăm sóc sức khoẻ cá nhân.
Thêm vào đó, góc nhìn cũng có sự thay đổi. Trước đây, người dân chỉ chữa bệnh khi gặp phải các vấn đề sức khoẻ, còn hiện nay, họ tập trung hơn vào phòng bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng
- Tiềm năng lớn nhưng nhiều người vẫn hoài nghi về tính hiệu quả và an toàn của thực phẩm chức năng nói chung. Ông nghĩ sao về điều này?
Nhiều người tiêu dùng thường tự mua uống thực phẩm chức năng, khiến không mang đến kết quả tốt nhất trong quá trình sử dụng. Hãy tham khảo tư vấn chuyên môn của dược sĩ, bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như tiết kiệm chi phí bỏ ra.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần mua thực phẩm chức năng được sản xuất, phân phối từ thương hiệu và nhà phân phối đáng tin cậy. Hiểu được những lo lắng của người tiêu dùng tại Việt Nam, chúng tôi chỉ phân phối sản phẩm thông qua hệ thống nhà thuốc và các kênh bán lẻ chính thống.
Một điểm đặc biệt khác, chúng tôi có sự đầu tư mạnh mẽ trong hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Viện Nghiên cứu Blackmores (Blackmores Institute) hợp tác với các trường đại học cũng như các cơ sở chuyên môn khác, nghiên cứu những thông tin khoa học hỗ trợ cho quá trình hình thành công thức sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đang có. Mỗi sản phẩm Blackmores đưa ra thị trường đều có nghiên cứu khoa học cụ thể.
- Ông có lời khuyên nào cho người dùng thực phẩm chức năng?
Cần lưu ý về liều lượng sử dụng. Lời khuyên của tôi là hãy xin tư vấn từ chuyên gia y tế và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đây là cách sử dụng thực phẩm chức năng an toàn nhất.
Ngoài ra, đừng bao giờ sử dụng sản phẩm không có nhãn mác, xuất xứ hàng hoá rõ ràng. Sản phẩm Blackmores chính hãng chỉ bán ở kênh phân phối dược phẩm và kênh bán lẻ chính thống. Chúng tôi có nhãn phụ tiếng Việt để người dùng hiểu rõ thông tin sản phẩm.
Thực phẩm chức năng phải được mua từ những thương hiệu có danh tiếng, đáng tin cậy. Người dùng cần cẩn trọng nếu có bất kỳ sản phẩm, nhãn hàng nào đưa ra các tuyên bố quá thổi phồng về công dụng.
Các sản phẩm phân phối chính hãng của Blackmores hiện đang đươc bán tại: hệ thống FPT Long Châu (FPT Retail), Pharmacity, An Khang, Trung Sơn, Guardian, Watsons, Hasaki, Concung, Matsukiyo, Beauty Box và các nhà thuốc lớn khác trên toàn quốc. Ngoài ra người dùng có thể mua online trên các gian hàng chính thức của Blackmores trên: Shopee (Blackmores Flagship Store), Lazada (Blackmores LazMall), TIKI (Blackmores Official Store), TikTokshop (Blackmores Việt Nam tích xanh). Việt Trinh (Thực hiện)
"> -
Chính quyền số mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệpThanh Hóa nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử. Đối với tỉnh Thanh Hóa, xây dựng chính quyền điện tử là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kế hoạch CĐS với mục tiêu bảo đảm chất lượng, hiệu quả, khả thi ở cả 3 cấp. Đến nay, nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh đã tích hợp 19 hệ thống phần mềm để đảm bảo việc giải quyết hồ sơ công việc được đồng bộ, hiệu quả.
Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia, cung cấp 875 dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng.
Anh Nguyễn Văn Đạo ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn cho biết việc sử dụng các công cụ trực tuyến giúp đăng ký giấy tờ rất nhanh, người dân ở nhà cũng có thể đăng kí được những bước cơ bản. Cán bộ trả hồ sơ cũng nhanh và có trả thêm cả bản điện tử để người dân lưu trữ thuận tiện, tránh việc quên hay mất dữ liệu.
Ông Trịnh Hữu Vui, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa cho biết hồ sơ công việc được gửi trên môi trường mạng có lưu thời gian rất rõ ràng. Do vậy, khi công chức hay lãnh đạo chậm trễ trong việc giải quyết cho công dân thì cán bộ lãnh đạo sẽ có biện pháp nhắc nhở.
Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương cho biết xã đã đầu tư phòng họp không giấy tờ, trang bị máy tính bảng cho cán bộ công chức để phục vụ công việc được tốt hơn. Xã cũng yêu cầu cán bộ công chức nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng hiệu quả.
Cùng với Thanh Hóa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với CĐS (CĐS), góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ phận một cửa huyện đã tiếp nhận 822 hồ sơ, giải quyết đúng hạn đạt 99,8%. Đối với bộ phận một cửa các xã, thị trấn, đã tiếp nhận 12,777 nghìn hồ sơ, giải quyết đúng hạn đạt 99,9%.
Đến nay, huyện Tư Nghĩa đã thành lập 94 tổ công nghệ số cộng đồng với 659 thành viên để chỉ đạo triển khai thực hiện công tác CĐS trên địa bàn huyện. Hiện 100% TTHC của huyện đủ điều kiện được cung cấp ở mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã đều được công khai trên trang thông tin điện tử của địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa Đoàn Việt Vân cho biết xác định CĐS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, do đó, địa phương tiếp tục đầu tư trang thiết bị. Bên cạnh đó, hoàn thiện và sử dụng phòng họp không giấy, tiếp tục đẩy mạnh số hóa hồ sơ tại bộ phận một cửa các cấp để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thời gian tới, huyện tiếp tục nâng cao vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng các cấp, triển khai vận hành thử nghiệm Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) huyện.
Huyện triển khai thực hiện việc sử dụng chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa thông qua hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; tiếp tục duy trì thực hiện việc ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên văn bản điện tử phục vụ cho hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước...
Xác định xây dựng chính quyền điện tử là xu thế trong thời đại công nghiệp 4.0, thời gian qua, các địa phương, đơn vị của tỉnh Đắk Lắk đang từng bước xây dựng và phát triển chính quyền số nhằm tận dụng những bước tiến của công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Tập trung xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, UBND huyện Krông Ana đã quán triệt, triển khai các văn bản về CĐS, tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin. Hiện nay, việc gửi và nhận văn bản của địa phương đều thực hiện trên hệ thống iDesk.
Ông Hoàng Minh Giám, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Krông Ana cho hay bên cạnh những hành động để thực hiện CĐS thì việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cán bộ, công chức và người dân cũng rất quan trọng. Các cơ quan, đơn vị đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhờ đó khoảng cách giữa chính quyền với người dân ngày càng được rút ngắn.
Hiện các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo CĐS; thành lập 72 tổ công nghệ số cộng đồng tại 72 thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn với 390 thành viên tham gia.
Huyện Cư Kuin cũng đã và đang nỗ lực thực hiện cải cách hành, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp khi đến thực hiện các giao dịch hành chính tại các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, các đơn vị còn thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý và điều hành trực tuyến iDesk; áp dụng chữ ký số tại UBND huyện và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc và UBND các xã.
Để phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động các cơ quan nhà nước, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã ứng dụng Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh vào công tác chỉ đạo, điều hành và gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành Trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
Các sở, ban, ngành cũng đã quan tâm, đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy CĐS. Theo đó, giai đoạn 2021-2023, đã có trên 15 văn bản của UBND tỉnh ban hành để kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thúc đẩy CĐS nói chung.
Từ năm 2021 đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp 1.637 TTHC, trong đó có 491 dịch vụ công trực tuyến một phần, 681 dịch vụ công trực tuyến toàn trình với khoảng 3.853 cán bộ công chức thường xuyên sử dụng. Trong tổng số 2.587.362 hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống có 474.573 hồ sơ được người dân/doanh nghiệp nộp trực tuyến.
Hệ thống iGate được kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia; kết nối, chia sẻ với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ xác thực, định danh khai thác dữ liệu trong quá trình giải quyết TTHC; tích hợp, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia và các phần mềm chuyên ngành của các bộ, ngành Trung ương...
Việt Hùng và nhóm PV, BTV">