Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết đã chủ động kế hoạch tắt dần các trạm 2G có thuê bao và lưu lượng thấp để tối ưu công tác vận hành, khai thác mạng lưới ngày từ năm 2021. Tính đến thời điểm này, VNPT đã thực hiện tắt được gần 2.000 trạm 2G, đồng thời hỗ trợ 1,9 triệu thuê bao chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G, 4G.
Mới đây, nhà mạng MobiFone cũng bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ giá kèm gói ưu đãi data cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 2G chuyển sang dùng điện thoại 4G áp dụng tại khu vực TP.HCM.
Bên cạnh đó, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong lộ trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông còn triển khai chính sách cho những người ở vùng sâu, vùng xa, những đối tượng được sử dụng dịch vụ viễn thông công ích. Cụ thể mỗi hộ gia đình được hỗ trợ một máy tính bảng hoặc hỗ trợ một phần chi phí trang bị một điện thoại thông minh để sử dụng với hệ thống sóng mạng mới.
Khóa sóng thiết bị 2G từ tháng 12/2023
Đầu năm 2023, theo thống kê của các nhà mạng, Việt Nam có hơn 26 triệu thuê bao di động 2G, chiếm 20% trong tổng số 126 triệu thuê bao di động trên toàn quốc. Đến tháng 8/2023, còn khoảng 23 triệu thuê bao di động 2G. Mới đây, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết các nhà mạng di động tại Việt Nam đã cam kết thực hiện việc khoá các thiết bị chỉ dùng sóng 2G ngay từ tháng 12/2023. Điều này cũng có nghĩa là các thiết bị này sẽ trở thành “cục gạch” chỉ sau hơn 3 tháng nữa, không cần đợi đến thời điểm tháng 9/2024.
Song song đó, Cục Viễn thông cũng yêu cầu nhà mạng báo cáo số lượng thuê bao sử dụng máy thuần 2G không hợp pháp có thể khoá máy. Dự kiến trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ truyền thông cho người dân đang sử dụng thiết bị 2G không hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị ngắt ra khỏi mạng kèm theo phương án chuyển đổi phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp viễn thông. Mục tiêu đề ra là đến cuối năm 2023 chỉ còn dưới 5% thuê bao 2G (tương đương khoảng 6 triệu thuê bao), tiến tới tắt hoàn toàn mạng 2G vào năm 2024.
Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.
Đây là một bước đi quan trọng trong kế hoạch Chuyển đổi số Quốc gia của Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu phổ biến việc truy cập vào mạng di động 4G/5G và sử dụng điện thoại thông minh trên toàn quốc vào năm 2025. Quyết định “tắt sóng” mạng 2G được coi là một bước quan trọng để thúc đẩy các chương trình chính phủ điện tử, nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai một loạt chính sách để chuẩn bị cho việc đóng cửa mạng 2G, bao gồm yêu cầu tất cả các thiết bị di động được nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G hoặc cao hơn.
Vân Anh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Hàng triệu thuê bao 2G sẽ được nhà mạng hỗ trợ gì khi tắt sóng?Thời gian gần đây, dư luận bức xúc trước câu chuyện học sinh, sinh viên bị đại diện chính quyền địa phương phê “bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương” vào tờ khai lý lịch, gây khó cho việc nhập học và xin việc làm.
Từ năm 2017, thí sinh trúng tuyển khi nhập học sẽ không cần xác nhận sơ yếu lý lịch. Ảnh minh họa. |
Về việc này, Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT) cho biết, để các nhà trường làm tốt hơn công tác quản lý người học, thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh sinh viên, nhất là nhóm các em thuộc diện chính sách, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/10/2007, trong đó tại Điều 4 có quy định hồ sơ nhập học của học sinh sinh viên gồm 8 loại giấy tờ, trong đó có Lý lịch học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, ngày 25/1/2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, trong đó, tại Khoản 3 Điều 14 của Quy chế quy định hồ sơ thí sinh trúng tuyển nộp vào trường gồm 5 loại giấy tờ, không có Lý lịch học sinh, sinh viên.
Bà Dung cho hay, theo quy định tại khoản 3 Điều 156 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.
Như vậy, từ năm học này học sinh sinh viên khi làm thủ tục nhập học không cần phải làm xác nhận sơ yếu lý lịch.
Bà Dung cho biết, học sinh sinh viên thực hiện việc xác nhận các nội dung khai trong sơ yếu lý lịch (nếu có yêu cầu) tại UBND các phường/xã nơi cư trú tuân theo các qui định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Thanh Hùng
" alt=""/>Thí sinh trúng tuyển khi làm thủ tục nhập học không cần xác nhận sơ yếu lý lịchĐó là một hacker mới 17 tuổi tên là Kapustkiy, hiện đang sống tại Mỹ. Kapustkiy đã sử dụng kỹ thuật tấn công SQL Injection để đột nhập vào máy chủ Trung tâm Visa Nga, hiện đang có 5 văn phòng tại Mỹ.
Tự nhận là thành viên của nhóm tin tặc New World Hackers, Kapustkiy cho biết không có ý định tiết lộ thông tin đánh cắp ra ngoài.
“Tôi làm việc này chỉ để cảnh báo, để cho thấy rằng họ đang đối mặt với nguy cơ mà các tin tặc mũ đen có thể làm”, Kapustkiy nói.
Hệ thống máy tính của Trung tâm Visa Nga đang giao cho công ty Mỹ Invisa Travel Logistics quản lý. Đây là nơi cấp visa cho công dân Mỹ tới Nga, trong đó có cả lịch hẹn phỏng vấn của ứng viên với các quan chức lãnh sự.
John Shoreman, luật sư của Trung tâm Visa Nga, cho biết rất có thể hệ thống lên lịch hẹn chính là mục tiêu của tin tặc. Từ lịch hẹn này, kẻ tấn công có thể lấy thông tin của người xin visa.
Hiện vụ việc đã được báo cho FBI và Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ.
Nguyễn Minh(theo BGR)
" alt=""/>Tin tặc tuổi teen tự nhận hack hệ thống cấp Visa của Nga