Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Toulouse, 23h15 ngày 23/2: Sân nhà mất thiêng -
VTV gợi ý giải pháp gạn đục khơi trong dòng chảy của văn học mạngChỉ một cú nhấp chuột, người đọc đã có thể tiếp cận với thế giới của những truyện ngắn, tiểu thuyết được sáng tác hàng tuần, thậm chí là hàng ngày... Trong phóng sự của VTV, có độc giả phản ánh: “80% nội dung câu chuyện vẫn là sex thôi, hầu hết nhân vật nữ luôn luôn trong tình cảnh bị cưỡng hiếp nhưng họ vẫn chấp nhận và độc giả cũng chấp nhận chuyện đấy”.
Nhà thơ Hữu Việt – Trưởng ban Văn học trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Hiện nay chưa có bất cứ quy định quản lý nào đối với tác phẩm văn học nghệ thuật ở trên mạng và chúng ta vẫn phải tuân thủ theo những quy định của Bộ TT&TT về xuất bản, đưa tác phẩm lên mạng và ứng xử với tác phẩm trên mạng”.
PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhận định rằng, tình trạng “vàng-thau” lẫn lộn trong văn học mạng là chuyện thường gặp vì đây là tác phẩm không qua kiểm duyệt. Không ít tác phẩm mang nội dung không lành mạnh, mang tính giải trí nhiều hơn.
Phóng sự của VTV nhấn mạnh, trong khi các tác phẩm văn học được in ấn, phát hành phải qua quy trình biên tập, kiểm duyệt của các nhà xuất bản và được hậu kiểm bởi các cơ quan chức năng thì những tác phẩm viết mạng đến với độc giả chỉ sau cú click chuột, thông qua trang cá nhân trên mạng xã hội của tác giả, các hội nhóm, diễn đàn, các trang web, nền tảng đọc truyện.
Theo ông Đinh Quang Hoàng - Giám đốc Công ty cổ phần sách điện tử Waka, đa số các trang văn học mạng chỉ cần lượt traffic (lượt truy cập) nên họ bất chấp đăng tải các nội dung nhạy cảm. Khi càng có nhiều người truy cập, chủ trang web càng có thu nhập từ quảng cáo.
Làm gì để quản lý văn học mạng?
VTV đặt vấn đề, việc quản lý các tác phẩm viết mạng trên nền tảng xuyên biên giới là điều không dễ nhưng một bài toán khó hơn là làm sao vừa kiểm soát, định hướng được tư tưởng, nội dung tác phẩm vừa bảo vệ quyền tự do cho những người sáng tạo chân chính và bảo đảm quyền hưởng thụ văn hóa lành mạnh của cộng đồng.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành, Bộ TT&TT nêu thực trạng, hầu hết các nền tảng đó đặt máy chủ ở nước ngoài, là các nền tảng xuyên biên giới, đó cũng là thách thức của quản lý nhà nước.
“Chúng tôi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, vừa phát triển và có thể nói là vừa xây vừa chống. Đối với phát triển, chúng tôi tập trung cao độ vào thực hiện chuyển đổi số, đẩy nhanh xuất bản điện tử cũng như mở ra một số thị trường sách mới: sách nói, sách tinh gọn… Thứ hai là tập trung vào những giải pháp kỹ thuật, ở đây là có những vấn đề thuộc về các nền tảng xuyên biên giới. Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo để các bộ phận chức năng phối hợp với nhau để xử lý các vấn đề kỹ thuật”, ông Nguyễn Nguyên nói.
Một số tác giả bước ra từ văn học mạng và đã có thành công nhất định. Thực tế, văn học mạng không phải là sản phẩm thứ cấp của văn học, nó có những đặc thù riêng mà văn học truyền thống không thể có được. Nhiều cây bút trẻ bước ra từ văn học mạng đã khẳng định được vị trí của mình nhờ nền tảng ban đầu này.
Cuối phóng sự, VTV giới thiệu một số tác giả bước ra từ văn học mạng và đã có thành công nhất định khi dung hòa được hai yếu tố: vừa sống được trên mạng vừa có thể xuất hiện trên kệ sách của độc giả. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng tác phẩm.
Mặt khác, có một yêu cầu cấp bách là hình thành cộng đồng văn học mạng lành mạnh chúng ta sẽ có thị trường đích thực và khi đó sẽ định hướng được bạn đọc.
Thiên Di
"> -
NSƯT Ngọc Tản: Sự nghiệp gắn chặt với hình ảnh bà mẹ nông dân hiền lành, khắc khổ NSƯT Ngọc TảnNSƯT Ngọc Tản đã in đậm bao thế hệ người yêu mến phim Việt với hình ảnh bà mẹ thôn quê tảo tần luôn vì con vì cháu. Với đôi mắt đẫm buồn, gương mặt hiền lành, thánh thiện, nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn đẹp trong lòng người hâm mộ điện ảnh, truyền hình miền Bắc.
Mới đây, bà trở lại với bộ phim "Mùa hoa tìm lại". NSƯT Ngọc Tản sau một thời gian dài giã từ sự nghiệp diễn xuất nay trở lại với hình ảnh một người bà phúc hậu bên cạnh cô cháu gái nhiều tâm tư.NSƯT Ngọc Tản (phải) trong phim ''11 tháng 5 ngày''.
Không chỉ phim "Mùa hoa tìm lại", NSƯT Ngọc Tản lại xuất hiện trên truyền hình với 11 tháng 5 ngày. Trong phim, nữ nghệ sĩ gạo cội vào vai bà ngoại Đăng (diễn viên Thanh Sơn). Trong phim, NSƯT Ngọc Tản tiếp tục giữ được hình ảnh một người bà hết lòng vì con cháu. Chính tình cảm ấy đã khiến Đăng có thể bỏ cả tình yêu trong quá khứ để chăm sóc, phụng dưỡng. Tuy nhiên, trong tập cuối bà ngoại Đăng không xuất hiện đã khiến khán giả cho rằng nội dung phim thiếu logic. Trước thắc mắc khán giả, diễn viên Thanh Sơn giải thích vì dịch COVID-19 và vài lý do khác nên đoàn phim đã không cho bà xuất hiện.
Gần đây nhất, NSƯT Ngọc Tản lại xuất hiện trong phim Phố trong làng đang phát sóng trên sóng VTV1. Trong phim, bà đảm nhận vai nhỏ bà lão bán hàng nước xuất hiện ở tập 3. Bộ phim nói về về cuộc chiến chống tệ nạn xã hội ở nông thôn, bên cạnh đó là câu chuyện tình yêu ngọt ngào của 2 nhân vật chính Thượng úy Nam (Anh Tuấn) và cô y tá Ngọc (Ngọc Anh).
Với nhiều khán giả trẻ họ chỉ biết NSƯT Ngọc Tản qua những bộ phim trên sóng truyền hình mới đây. Trước đó, bà đã cực kỳ quen mặt với khán giả trong những năm của thập niên 90.
Nữ nghệ sĩ gạo cội từng có thời gian công tác ở Đoàn kịch nói Hà Tây (nay là Đoàn III, thuộc Nhà hát Kịch Hà Nội). Bà đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật và xây dựng cho mình một hình ảnh thật đẹp trong mắt khán giả. Sự nghiệp của NSƯT Ngọc Tản được coi là trọn vẹn.
NSƯT Ngọc Tản: Tuổi xế chiều với nghề tay trái
NSƯT Ngọc Tản làm nghệ thuật nhưng cả gia đình đằng chồng không ai theo nghệ thuật. Chồng bà làm nghề tài chính còn bố mẹ chồng theo nghiệp kinh doanh giò chả. Dù khác nghề nhưng NSƯT Ngọc Tản vẫn được mẹ chồng yêu quý như con đẻ vì cái nết "hay lam hay làm".
NSƯT Ngọc Tản có nghề tay trái làm giò, chả.
Kể về điều này, nữ nghệ sĩ tâm sự: "Hồi đó chưa ai biết cô là diễn viên, vì hầu như cô chỉ diễn sân khấu hoặc đi các tỉnh. Mãi đến năm 96, khi phim truyền hình bắt đầu làm nhiều, người ta đi tìm người đóng thì cô mới lên sóng. Bởi thế cho nên cô đi bán giò chả lúc mới đầu không ai nhận ra hết. Lúc ấy khó khăn, cô phải kiếm tiền nuôi các con. Mà cũng chính nhờ cái nết đảm ấy mà cô được mẹ chồng quý như con đẻ vậy".
Được mẹ chồng yêu mến, muốn truyền nghề nhưng lúc đó vì mải cống hiến cho nghệ thuật nên NSƯT Ngọc Tản cứ "lần nữa" mới. Chỉ lúc nào nghỉ, bà mới tranh thủ đi bán, còn lúc đi diễn thì bà chỉ hết mình cho phim. "Lúc ấy mẹ chồng cô cứ giục là đi về hẳn để bán hàng nhưng mà cô thì vẫn quyết theo nghề diễn viên, cứ hôm nào không đi diễn thì mới ở nhà phụ làm hàng. Mãi đến sau này, khoảng năm 90 cô về hưu thì cô mới chính thức đi bán giò chả", nữ nghệ sĩ gạo cội trải lòng.
Nụ cười hiền khiến khán giả nhớ mãi về hình ảnh bà mẹ nông dân khắc khổ, tần tảo của NSƯT Ngọc Tản.
Hiện tại, ở tuổi xế chiều, NSƯT Ngọc Tản vẫn say nghề chính lẫn nghề tay trái. Bà còn sức khỏe là còn cống hiến cho khán giả và những khách hàng thân thiết của mình. Ngoài sự nghiệp ổn định, bà còn có một gia đình sung túc đủ đầy khiến ai cũng hâm mộ.
(Theo GĐXH)
NSND Mạnh Cường: Sống bình yên bên vợ là mối tình đầu, đã lên chức ông
NSND Mạnh Cường một thời là tài tử điện ảnh miền Bắc. Vẻ đẹp trai, lãng tử của ông đã khiến bao thiếu nữ thời ấy mê say. Hiện tại cuộc sống của ông thế nào?
"> -
Jessica Faith Lonergan (22 tuổi) sống tại Washington, Mỹ được chẩn đoán mắc hội chứng Down, bại não và tự kỷ ngay từ khi ra đời. Các bác sỹ nói rằng Jessica sẽ không bao giờ có thể đi bộ, nói chuyện, đọc, viết như những người bình thường. Tuy nhiên, nghị lực phi thường của Jessica đã đưa cô vượt xa mong đợi của mọi người. Cô gái mắc hội chứng Down tốt nghiệp đại học, giành nhiều giải thưởngJessica Faith Lonergan. (Nguồn: Epoch Times). Trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu, Jessica đã trải qua hai cuộc phẫu thuật não và nhiều phác đồ điều trị phức tạp để đặt bốn thanh cố định và 28 ốc vít ở lưng. Bất chấp đau đớn, Jessica vẫn kiên trì tập đi từ năm 6 tuổi và phải chịu đựng một chiếc nẹp lưng hạn chế cử động của cô.
Ảnh điều trị cột sống của Jessica. (Nguồn: Epoch Times). “Jessica nghĩ rằng mình luôn là một ngôi sao nhạc rock”, mẹ của Jessica, bà Joy Caldwell chia sẻ về sự lạc quan của cô.
Jessica đã chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội và cho biết rằng khi cô mới được một tuần tuổi, mẹ cô đã đọc được câu chuyện về Karen Gaffney, một người phụ nữ mắc hội chứng Down nhưng vẫn theo học đại học và sống hòa nhập trong cộng đồng.
“Câu chuyện của Karen đã đem lại cho mẹ tôi hy vọng. Bà đã không giới hạn tương lai và ước mơ của tôi,” Jessica viết.
Jessica đã thể hiện bản thân vô cùng tốt ở trường với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên tâm huyết và Kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP) được thiết kế riêng cho cô. Năm 2015, cô đã tham gia Thế vận hội mùa hè dành cho người chậm phát triển của bang, xuất sắc giành huy chương vàng và đồng ở nội dung đi bộ 25 và 50m.
Jessica nhận huy chương. (Nguồn: Epoch Times). Hai năm sau, Jessica được nhận vào đại học Skagit Valley. Tại đây, cô theo học chương trình INVEST - một chương trình dạy kỹ năng sống tự lập được thiết kế cho học sinh chậm phát triển, hiện chỉ được áp dụng bởi duy nhất ba trường đại học của Mỹ.
Cuộc sống đại học của Jessica vô cùng suôn sẻ. Cô còn tham gia nhiều hoạt động và kết bạn với rất nhiều người. Cũng vào năm 2017, Jessica đã trở thành đại sứ cho tổ chức Nothing Down - một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu khiến thế giới thay đổi cách nhìn về những người mắc hội chứng Down.
Nỗ lực và thành tích xuất sắc của Jessica đã được hội đồng quản trị của trường chú ý. Vào năm 2021, Jessica được đại học Skagit Valley đề cử cho giải thưởng Transforming Lives Award - một giải thưởng để ghi nhận nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của những người khiếm khuyết.
Flora Perez-Lucatero, phó chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Skagit Valley, cho biết: “Lý do chúng tôi đề cử Jessica là vì cô ấy là một phép màu biết đi, biết nói. Chúng tôi cảm thấy cô ấy thực sự là nguồn cảm hứng và là tia hy vọng cho rất nhiều sinh viên có ước mơ theo học đại học nhưng vì hoàn cảnh mà do dự”.
Jessica (bên phải) cùng mẹ. (Nguồn: Epoch Times). Sau khi tốt nghiệp, Jessica sử dụng các kỹ năng sống học được trong chương trình INVEST để chứng minh việc học đại học đã khiến cuộc sống của cô rạng rỡ và tươi sáng tới nhường nào.
Hiện tại, Jessica đang hoạt động với vai trò là người truyền cảm hứng để khuyến khích các học sinh chậm phát triển khác theo đuổi ước mơ đại học của mình. Thông qua các buổi hội thảo, Jessica giúp học sinh chậm phát triển tìm hiểu về sự hỗ trợ đáng kinh ngạc từ cộng đồng và nhiều công nghệ kỹ thuật có thể khiến cuộc sống và việc học tập tại đại học trở nên dễ dàng hơn.
Diệu Linh (Theo The Epoch Times)
Cô gái Anh mua nhà ở tuổi 23 nhờ chăm mặc cả
Nhờ thói quen tằn tiện và chiến lược chi tiêu hợp lý, Chloe Carmichael tiết kiệm được số tiền đáng kể, sớm cùng chồng mua được nhà dù thu nhập không quá cao.
">