Nguyên liệu:
- 4 quả trứng
- 80g đường
- 2,5g cream of tartar (hoặc thay bằng nước chanh). Cream of tartar là tên gọi phổ biến của một dạng muối axit được tìm thấy trong nho, tự kết tinh ở vành những thùng rượu trong quá trình lên men rượu, và từ sản phẩm đó được tinh chế để cho ra Cream of tartar, dưới dạng bột, có màu trắng, không mùi và có vị chua. Nó được dùng để “ổn định” lòng trắng trứng khi đánh bông (để làm chiffon cake, meringues, soufflés, macarons,… hay để chống hiện tượng kết tinh đường khi làm kẹo,…
- 40ml dầu ăn
- 5ml vanilla extract
- 1 nhúm muối
- 100g sữa chua
- 80g cake flour (hoặc 65g bột mì đa dụng + 15g bột bắp)
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị lò nướng ở 170 độ C trước. Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng.
Bước 2: Cho lòng trắng trứng và cream of tartar vào âu, đánh tốc độ cao, khi thấy lòng trắng nổi bọt to thì cho đường từ từ vào (cho nửa lượng đường thôi), đánh đến khi lòng trắng bông, mịn. Khi nhấc que đánh lên tạo chóp nhọn.
Bước 3: Cho lòng đỏ, muối và nửa lượng đường còn lại vào âu khác, đánh đến khi lòng đỏ mịn, bông (màu nhạt đi), khi nhấc que đánh lên thì lòng đỏ chảy xuống như dải ruy-băng.
Bước 4: Thêm sữa chua, dầu vào lòng đỏ, trộn đều. Sau đó rây bột vào, trộn đều. Được hỗn hợp A.
Bước 5: Lấy 1/3 lượng lòng trắng đã đánh bông cho vào hỗn hợp A, trộn đều cho lòng trắng hòa tan vào hỗn hợp lòng đỏ này. Bước này nhằm giúp hỗn hợp lòng đỏ lỏng hơn, sẽ dễ trộn với lòng trắng mà không làm vỡ nhiều bọt khí.
Bước 6: Lấy 1/3 lòng trắng nữa cho vào hỗn hợp lòng đỏ, trộn nhẹ nhàng theo kiểu hất bột từ dưới lên và gập lại (kỹ thuật fold), nhằm tránh làm vỡ bọt khí. Cho nốt 1/3 phần lòng trắng còn lại vào lại trộn nhẹ theo kiểu hất bột từ dưới lên và gập lại cho hỗn hợp quyện đều.
Bước 7: Cho bột vào khuôn chiffon (khuôn có lõi giữa). Nướng 160-170 độ C khoảng 30 phút. Dùng tăm xiên vào bánh rút ra thấy tăm sạch là bánh chín.
Bước 8: Lấy bánh ra khỏi lò, úp ngược bánh xuống, đợi bánh nguội mới dùng dao rọc quanh thành khuôn lấy bánh ra.
Bánh mềm xốp, vị hơi béo. Nếu bạn nào thích ăn cheese cake mà ngại béo thì chiffon sữa chua thế này là lựa chọn thích hợp đấy.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với bánh chiffon sữa chua mềm thơm!
(Theo Eva)Chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, việc tồn tại thực trạng này là bởi chất lượng tác phẩm trong nước chưa cuốn hút và hấp dẫn trẻ em.
Một thời, các nhà văn Việt Nam, đặc biệt là những người viết cho thiếu nhi như Thạch Lam, Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ (từng là Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam), Vũ Tú Nam, Xuân Quỳnh, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Đăng Khoa… đã tạo ra một thế giới trong sáng, nhân ái và tràn ngập giấc mơ tươi đẹp, thuần khiết trong tâm hồn trẻ thơ.
Những người vẫn bền bỉ sáng tác cho độc giả nhỏ tuổi có thể kể đến là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Trần Đức Tiến, Kim Hài, nhà thơ Trần Quốc Toàn… Hay vài tác giả có sách bán tốt như Lê Quang Trạng (Cá linh đi học), Phát Dương (100 cửa sổ), Nguyễn Chí Ngoan (Rồi nắng cũng lẻ loi), Nguyên Hương (Những chuyến tàu đi)... Các tác giả “nhí” như: Cao Khải An, Cao Việt Quỳnh, Hạnh Phương... cũng góp mảng màu tươi sáng cho bức tranh về văn học thiếu nhi hiện tại.
Dù vậy, Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh cho rằng, nếu so sánh với nhu cầu độc giả thì lượng người viết cho các em còn rất ít.
“Chúng ta chưa kết nối được các tác giả viết cho thiếu nhi với nhau, chưa quan tâm tới dòng văn học này, chỉ coi nó là bên lề của văn học dành cho người lớn”, Tiến sĩ Thuỵ Anh nêu thực trạng.
Nhà phê bình văn học Ngô Văn Giá đồng tình, trong bối cảnh hiện nay, môi trường giáo dục văn chương cho trẻ em cũng đang có nhiều thiếu sót, đi chệch hướng.
"Tôi và vợ đều làm về giáo dục, quan sát thấy một thực trạng rất buồn, đó là việc dạy văn trong nhà trường đang bị chạy theo khuôn mẫu, ít quan tâm đến cảm xúc, tình thương với con người, thiên nhiên. Đa phần học sinh làm văn chỉ chạy theo các gạch đầu dòng, giáo viên cũng chấm bài theo ý mà bỏ quên cảm xúc. Đó là một cách giết chết tâm hồn con trẻ", PGS.TS Ngô Văn Giá bày tỏ.
Ông nhận định, xã hội ngày nay chỉ chăm chú chạy theo chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ mà quên mất rằng, chỉ số cảm xúc (EQ) cũng vô cùng quan trọng.
"Sự thông minh quan trọng, tôi không phủ nhận. Nhưng sẽ thế nào khi những đứa trẻ thiếu đi lòng thương xót với con người, sự yêu thương đối với tạo vật. Tôi nghĩ rằng người cầm bút, nhà văn phải quan tâm đến chuyện này", PGS.TS Ngô Văn Giá thẳng thắn nói.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lo ngại, khi ồ ạt dịch sách thiếu nhi nước ngoài, nếu không cẩn trọng, để một đứa trẻ đọc quá nhiều thì mặc dù vẫn có những nét đẹp tâm hồn được tạo dựng, nhưng nó rời xa vẻ đẹp ở chính nơi mà chúng sinh ra và lớn lên. Đó là mảnh đất Việt Nam, văn hóa Việt Nam, thiên nhiên và những giấc mơ khác của người Việt…
“Văn học thiếu nhi là mảnh đất bị lãng quên và chúng ta cần đánh thức lại nó”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.
Nhưng “đánh thức” bằng cách nào? Viết cho thiếu nhi từ chất liệu gì khi hiện tại, ChatGPT, AI phát triển mạnh mẽ? Tại sao văn học thiếu nhi trong nước lại thiếu sức cạnh tranh so với văn học thiếu nhi nước ngoài? Là do hạn chế về năng lực viết hay thiếu đề tài cũng như sự sáng tạo? Đây là loạt câu hỏi cần được giải đáp.
Bài 2: Chất liệu gì cho văn học thiếu nhi khi ChatGPT, AI phát triển?