Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau -
Nữ sinh gây náo loạn trường quay Đường lên đỉnh OlympiaNữ sinh gây náo loạn trường quay S14 Ngay lập tức, hình ảnh cô gái xinh xắn này được chia sẻ và lan truyền nhanh chóng trên khắp các diễn đàn.
Được biết cô bạn có gương mặt khả ái này là Phạm Tường Lan Thy, hiện đang là học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Để được tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Lan Thy đã đạt được một số thành tích ấn tượng: Giải Nhất Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp thành phố học sinh; Giải Ba cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học; Huy chương vàng - Môn Lịch Sử khối 11 Kỳ thi Olympic tháng 4 TP.HCM lần I, năm học 2014-2015; Đại biểu chính thức Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội (gương mặt đại diện của thành phố Hồ Chí Minh).
Ngoài thành tích học tập ấn tượng, Lan Thy còn gây chú ý bởi em là một trong 3 em bé đầu tiên được ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Một số hình ảnh dễ thương của Lan Thy:
- Nguyễn Thảo
-
Đây là kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học tại 10 cơ sở khác nhau phối hợp thực hiện và công bố trên tạp chí Nature. Báo động về tốc độ tan chảy của sông băng trên toàn cầuChuyên gia về sông băng Étienne Berthier thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể đo lường sự thay đổi của từng sông băng trong số hơn 220.000 sông băng trên hành tinh, ngoại trừ các sông băng ở Greenland và Nam Cực.
Theo chuyên gia Étienne Berthier, chủ yếu dựa vào những hình ảnh được truyền về từ vệ tinh Aster - do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 1999, các nhà nghiên cứu nhận thấy các sông băng đã "thất thoát" trung bình 267 tỷ tấn băng mỗi năm, tính từ năm 2000 đến năm 2019.
Tình trạng băng tan nhanh đặc biệt xảy ra ở dãy núi Alpes, Iceland và Alaska. Tại những khu vực có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt hơn, băng có xu hướng tan chảy chậm hơn. Dù vậy, không nơi nào trên Trái Đất tránh được tình trạng sông băng tan chảy, kể cả phía Tây dãy Himalaya, nơi trước đây có lượng băng ổn định hoặc thậm chí đã từng tăng lên.
Tại New Zealand, trong 5 năm qua, các sông băng giảm độ dày 1,5 mét/năm - một con số kỷ lục. Trong khi trước đó 20 năm, những con sông này hầu như không bị hao hụt về thể tích.
Điều khiến các nhà nghiên cứu thấy kinh ngạc và lo ngại là mức độ gia tăng của hiện tượng sông băng tan chảy: từ mức trung bình 227 tỷ tấn băng tan mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, con số này đã tăng lên thành 298 tỷ tấn trong giai đoạn 2015-2019. Lượng băng tan chảy đã góp 21% vào sự gia tăng mực nước biển kể từ đầu thế kỷ 21.
Theo một bài viết khác trên tạp chí khoa học Nature, những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính sẽ có tác dụng tích cực trực tiếp hạn chế sự gia tăng mức độ tan chảy của các sông băng.
Các nhà khoa học cho rằng nếu con người kìm hãm được sự tăng nhiệt của Trái Đất ở mức 1,5°C như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, thì lượng băng tan chảy khiến mực nước biển dâng cao sẽ giảm tới 50%.
Ở một nghiên cứu khác cũng công bố trên tạp chí Nature, giới chuyên gia báo động rằng tại Nam Cực - nơi có lượng băng lớn nhất thế giới, tình trạng băng tan nhanh có thể dẫn đến việc nước biển gia tăng ở mức không thể đảo ngược.
Tuy nhiên, sông băng tan chảy không chỉ ảnh hưởng tới mực nước biển. Nhà nghiên cứu Étienne Berthier cho biết, các lưu vực sông băng bao phủ ít nhất 25% diện tích đất đai toàn cầu và là nơi sinh sống của gần 1/3 dân số thế giới.
Các sông băng trữ nước ở thể rắn và cấp nước cho các con sông vào mùa Hè. Do đó, khi không còn sông băng trong khu vực, tuyết sẽ tan nhanh hơn nhiều và gây nguy cơ thiếu nước vào mùa Hè tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Theo Baotintuc
Vỡ sông băng khổng lồ ở Himalaya, 150 người có thể đã tử nạn
Khoảng 150 người được tin có thể đã thiệt mạng sau khi một sông băng khổng lồ ở Himalaya bị vỡ và cuốn phăng một đập thủy điện ở miền bắc Ấn Độ.
"> -
Thực hư thách thức xúi trẻ con tự tử khi xem Peppa PigCó rất nhiều lý do khiến phụ huynh hiện đại lo lắng về những thứ mà con cái mình tiếp xúc trên mạng xã hội.
Tik Tok – một ứng dụng video âm nhạc nổi tiếng – từng bị phạt hàng triệu USD vì thu thập dữ liệu của trẻ em dưới 13 tuổi. YouTube cũng đang nỗ lực mỗi ngày để gỡ bỏ những video tự tử nhắm vào trẻ em tuổi “teen”, đồng thời giải quyết những phản ứng dữ dội của các khách hàng đăng quảng cáo sau cáo buộc những kẻ ấu dâm đang sử dụng nề tảng này để trao đổi thông tin và thu hút sự chú ý tới các clip của những bé gái.
Tuy nhiên, ngược lại với sự lo lắng của phụ huynh, theo các chuyên gia, Momo Chanllenge có thể không phải là thứ cần phải lo lắng.
Thách thức Momo đang thu hút sự quan tâm của các nhóm phụ huynh và trường học trên Facebook thời gian qua. Nó được mô tả là một “trò chơi tự tử” gồm cả những hình ảnh gây “sốc” và những tin nhắn bí mật khuyến khích trẻ em thực hiện những hành động nguy hiểm, trong đó có cả tự tử.
Gần đây, theo một số phụ huynh, có vẻ như những hình ảnh này còn xuất hiện cả trên những bộ phim hoạt hình nổi tiếng được trẻ con xem nhiều trên YouTube như Peppa Pig.
Hồi đầu tuần, Momo nằm trong nhóm xu hướng mới được tìm kiếm nhiều nhất trên Google ở Mỹ, Úc, Canada và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, hầu như không có bằng chứng cho thấy nó là một thứ có thật. Thách thức Momo rất khó để miêu tả và xác định bởi vì không có nhiều bằng chứng cho thấy nó thực sự tồn tại.
Tin nhắn đi cùng hình ảnh này được cho là khuyến khích trẻ em làm những thứ gây hại tới người thân, đặt họ trong những tình huống nguy hiểm, thậm chí là tự tử. Cho tới giờ, bên cạnh thông tin trên mạng xã hội, một số trường học ở Anh đã phát đi những cảnh báo tới phụ huynh về Thách thức Momo. Một tổ chức an toàn của Anh khẳng định, hàng trăm phụ huynh lo lắng đã liên lạc với họ để hỏi cho rõ. Ở Mỹ, một số cơ quan cảnh sát đã phát đi những thông cáo tới phụ huynh về hiện tượng này.
Tuy nhiên, tờ The Sun cũng đặt câu hỏi: Liệu Momo là một thách thức dẫn đến cái chết của một số trẻ em như nhiều nơi đưa tin hay chỉ là một sự thêu dệt bởi những người dùng Internet bệnh hoạn?
Theo những thông tin đầy lo lắng trên Facebook thì những hình ảnh và ngôn từ đáng sợ đã được đưa vào các video trên YouTube mà trẻ em dễ dàng tiếp cận tới, ví dụ như phim hoạt hình hoặc video đánh giá đồ chơi. Trên WhatsApp thì “thách thức” này được cho là tồn tại dưới hình thức hình ảnh nhiễu loạn và những tin nhắn được gửi nặc danh.
Có những thông tin cho rằng Thách thức Momo có liên quan tới những vụ tự tử trẻ em đã xảy ra Colombia, Argentina và Ấn Độ. Vì thế, nó gây ra sự hoảng loạn và cảnh báo vể trò chơi.
Hình ảnh mà người ta gọi là Thách thức Momo thường là một con búp bê trông rất ghê sợ với mái tóc dài, mắt lồi. Con búp bê này thực ra là sản phẩm của một công ty hiệu ứng đặc biệt của Nhật Bản có tên là Link Factory. Cùng với công ty và nghệ sĩ sáng tạo ra nó, nó chẳng làm gì để bị gọi là “thách thức”. Con búp bê được trưng bày ở một bảo tàng của Tokyo từ năm 2016.
Hình ảnh mà người ta gọi là Thách thức Momo thực ra là sản phẩm của một công ty hiệu ứng đặc biệt của Nhật Bản có tên là Link Factory và hiện đang được trưng bày trong một bảo tàng ở Tokyo. Thân hình người phụ nữ với đôi chân chim ban đầu được gọi là “Chim mẹ”, xuất hiện lần đầu trên một tài khoản Instagram ở Nhật Bản vào tháng 8/2016.
2 năm sau – vào tháng 7/2018, hình ảnh này một lần nữa được chia sẻ bởi nhiều người dùng Facebook. Họ cũng chính là những người khởi xướng thách thức này trong một nhóm và trên diễn đàn Reddit.
Bức ảnh sau đó được lan truyền trên một trang web tiếng Tây Ban Nha và gắn với một loại số điện thoại di động sử dụng WhatsApp, trong đó có một số ở Mỹ.
Thử thách Momo được cho là bắt nguồn từ Nam Mỹ. Tuy nhiên, một số tổ chức và chuyên gia Internet ở Anh cho rằng thách thức này là một trò bịp. Tổ chức Samaritans và NSPCC cho biết, hiện chưa có bất cứ bằng chứng xác nhận nào cho thấy bất cứ ai bị gây hại về mặt thể chất vì nó.
YouTube cũng khẳng định: “Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng video nào quảng bá Thách thức Momo trên YouTube”.
Nguyễn Thảo (Theo CNN, The Sun)
">