Giá đất vọt lên vì khách sạn
Mới vào đầu mùa nóng nhưng dọc các con đường ra biển, ven biển các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn…(Đà Nẵng) hàng loạt khách sạn lớn nhỏ đang rốt ráo xây dựng. Các tuyến đường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp lẫn các đường nhỏ song song, xen kẽ như Hồ Nghinh, Dương Đình Nghệ , Đỗ Bá, Phan Tôn, Lê Quang Đạo, Hoàng Kế Viêm, Hà Bổng… đã thành “phố khách sạn” khi không còn một m2 đất nào trống.
Hàng loạt khách sạn lớn nhỏ mọc lên san sát (ảnh Đình Thiên) |
Chị Nguyễn Thị Thuỷ, trú đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà) chia sẻ, “cách đây 8 năm tôi từ Hà Nội vào Đà Nẵng chọn mua đất ở đường Hồ Nghinh để định cư. Lúc đó, khu này còn thoáng đãng và yên tĩnh nên gia đình tôi mới chọn để ở. Tuy nhiên, nay không gian yên tĩnh dành cho gia đình không còn bởi các khách sạn đua nhau mọc lên”.
Ông Nguyễn Tuấn, trú đường Dương Đình Nghệ (quận Sơn Trà) cũng cho biết, “họ xây nhiều khách sạn vậy có làm ăn được không? Tôi thấy khách thuê phòng ngày thường lèo tèo. Dịp nghỉ lễ mới thấy khách đông hơn”.
Điều ông Tuấn nói chưa biết đúng sai nhưng hàng loạt khách sạn ở ven biển TP. Đà Nẵng cứ mọc lên. Nhiều cá nhân, công ty vẫn săn lùng đất ở khu vực này để tiếp tục xây dựng.
Anh Nguyễn Nghĩa, Giám đốc công ty Phát Lợi (tỉnh Khánh Hoà) chia sẻ, “tôi nhờ bạn bè tìm các lô đất có chiều ngang khoảng 10m, dài 20m trở lên tại các khu vực ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn để xây khách sạn từ năm ngoài tới nay nhưng vẫn chưa được. Nguyên nhân là do đất còn rất ít và giá thì quá cao. Hiện giá đất khu vực này không dưới 30 triệu/m2. Tuy nhiên, công ty tôi vẫn muốn đầu tư xây 1 khách sạn ở Đà Nẵng”.
Thị trường nhiễu loạn
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP. Đà Nẵng cho biết, “năm 2015, hơn 4,6 triệu lượt du khách đã tới Đà Nẵng. Dự kiến trong năm 2016 sẽ tăng lên hơn 5,1 triệu lượt khách. Với 507 khách sạn đã có sẽ đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú của du khách. Trong đó chủ yếu là khách sạn dưới 3 sao. Còn riêng đầu năm 2016 tới nay, có 15 chủ đầu tư đăng ký xây mới khách sạn”.
Ông Cường cho biết, hiện phân khúc khách sạn từ 3 sao trở xuống cung đã vượt cầu. Vào mùa du lịch thấp điểm, do cung vượt cầu dẩn đến sự cạnh trạnh không lành mạnh. Các chủ khách sạn đua nhau hạ giá khiến thị trường khách sạn nhiễu loạn. Sở VHTTDL đã phối hợp với Viện ngiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội để xem địa bàn quận, huyện, khu vực nào cần phải xây thêm khách sạn. Đồng thời, thành phố đã khuyến cáo các chủ đầu tư nên tập trung đầu tư khách sạn trên 3 sao vì phân khúc này TP. Đà Nẵng đang thiếu. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ như các khu vui chơi, giải trí...thành phố cũng ưu tiên quy hoạh đầu tư.
Tuy nhiên, thành phố chỉ khuyến cáo chứ không thể ngăn cấm chủ đầu tư xây dựng khách sạn. Nhiều chủ đầu tư bỏ tiền xây dựng khách sạn với suy nghĩ dễ kiếm tiền vì du lịch thành phố Đà Nẵng đang phát triển. Ngoài ra, họ xây khách sạn, nhưng mục đích là để kinh doanh bất động sản dưới dạng căn hộ. Cái này sẽ khiến thành phố khó quản lý về quy hoạch lâu dài. Sắp tới thành phố sẽ nghiên cứu để có Quy hoạch tổng thể nhằm quản lý việc xây dựng khách sạn, ông Cường chia sẻ.
Theo Dân Việt
Đà Nẵng thu hồi các dự án ‘bất động’ trong thời gian dài" alt=""/>Đà Nẵng: Không thể ngăn cấm khách sạn “mọc như nấm sau mưa”?
1. Quá tải thang máy, hầm gửi xe
Các khu chung cư giá rẻ thường được xây rất cao, các căn hộ thường nhỏ nên một tòa nhà thường là nơi sinh sống của rất nhiều người. Tuy nhiên, cả tòa nhà chỉ có một hầm gửi xe duy nhất nên ôtô đương nhiên phải để ngoài trời. xe máy thì để lộn xộn, việc mất mũ bảo hiểm, áo mưa là chuyện thường xảy ra với những người “hay quên”.
Nhiều bất tiện khi ở chung cư giá rẻ |
Không chỉ thế, số lượng cầu thang máy cũng khó đáp ứng được nhu cầu vào giờ cao điểm cho hơn 1.000 người. Vào giờ đi làm và lúc tan tầm, chuyện chờ đợi 10-15 phút và chen chúc là cảnh thường xuyên. Những lúc cầu thang máy phải sửa đột xuất hay những đợt bảo trì thì tình cảnh càng khổ hơn nhiều
2. Tình trạng nhà nứt, ngấm tường trần nhà
Việc tường nhà bị nứt ngấm, nguy hiểm hơn là nước thấm từ nhà vệ sinh ở tầng trên xuống tấng dưới là chuyện không hiếm gặp ở các nhà chung cư bình dân. Việc này đã được các chủ đầu tư biết, nhưng do phải tiết giảm chi phí xây dựng mà các nhà thi công vẫn không khắc phục những vấn đề này.
3. An toàn cháy nổ
Nhiều chung cư giá rẻ không có, hoặc có cũng không dùng được các hệ thống báo cháy. Nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại các chung cư giá rẻ của bác Thản, nhà thu nhập thấp thiêu rụi nhiều tài sản của cư dân và đe dọa đến tính mạng của những người sống trong các căn hộ này.
4. Cách âm kém
Tường ngăn giữa các căn hộ chung cư ở một số nơi rất mỏng (tường 10 cm và được xây bằng gạch rỗng) nên ban đêm trẻ em nhà này khóc, nhà bên cạnh nghe chói tai. Ngoài ra sàn cũng không xử lý tốt nên khi nhà trên khoan sửa chữa thì các nhà ở tầng dưới cũng đều phải hứng chịu.
5. Khu sinh hoạt chung ít được quan tâm
Mới giao nhà chưa đầy một năm nhưng khu vực xung quanh chung cư của anh Hoàng đã rất lộn xộn. Chủ đầu tư không quản lý chặt, cho bán trà nước quanh chân nhà, vừa choán diện tích lưu thông, vừa gây nhếch nhác khu sinh hoạt chung. Tình trạng này cũng gặp ở một số khu chung cư giá rẻ hoặc bình dân khác.
Các khu vui chơi cho trẻ nhỏ, không gian cây xanh, đường đi dạo trong các khu chung cư giá rẻ hầu như không có. Đây là điều thiệt thòi lớn khi sở hữu các căn hộ giá rẻ mà nhiều người về ở rồi mới phát hiện ra
6. Không phải hộ dân nào cũng có ý thức giữ vệ sinh chung
Chị Hoa (Mỹ Đình, Hà Nội) kể, khu nhà chị có họng đổ rác trong phòng đổ rác khép kín, nhưng nhiều gia đình không bỏ đúng vào họng này mà để bầy bừa xung quanh. Có gia đình còn bỏ luôn vàng mã đang cháy âm ỉ vào họng rác, gây khói và nguy cơ cháy nổ.
7. Trần nhà thấp hơn so với quy định
Với dự án thương mại, chiều cao thông thủy từ sàn nhà tới trần có thể là 3m, còn với chung cư mini là 2,85m, với các dự án nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, chung cư giá rẻ, nhiều chủ đầu tư còn cố tình hạ thấp trần nhà xuống mức thấp nhất có thể để xây dựng thêm được nhiều tầng nữa nhằm tăng lợi nhuận. Vào những căn hộ như vậy cảm giác rất tù túng, nhiều căn hộ rơi vào tình trạng thiếu ánh sáng, không gian rất bí bách và như này thì không hợp phong thủy chút nào.
8. Ban quản lý tòa nhà không làm hết trách nhiệm
Đây mới chính là vấn đề cốt lõi. Nếu chúng ta nghiên cứu lựa chọn những tòa chung cư có ban quản lý tốt thì những nhược điểm của chung cư giá rẻ sẽ được giải quyết phần nào như tiếng ồn được hạn chế, cảnh quan quanh khu chung cư được chăm chút, hầm gửi xe có chật chội nhưng cũng sẽ bớt lộn xộn....Tuy nhiên, tại nhiều khu chung cư giá rẻ hiện nay, việc tuyển chọn ban quản lý không được thực hiện nghiêm túc nên ban quản lý tòa nhà yếu kém, không làm hết trách nhiệm đã khiến những vấn đề đang tồn tại ngày càng trở nên xấu hơn.
Mặc dù tồn tại nhiều bất cập như vậy nhưng cũng phải thẳng thắn mà nói khách hàng gần như không có lựa chọn khác để thay thế. Với tầm tài chính trên dưới 1 tỷ, lựa chọn mua đất, mua nhà là rất khó. Vì vậy, nhiều khách hàng dù đã dự đoán trước được nhiều hạn chế khi về ở nhưng vẫn xác định đây là loại hình nhà ở phù hợp nhất.
Theo Webtretho
Chứng chỉ môi giới, học để đối phó
Đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản từ nhiều năm trước được kỳ vọng là phương thuốc giúp lành mạnh thị trường, thanh lọc đội ngũ cò đất chụp giật. Tuy nhiên, thực tế thị trường đã không diễn ra như mong đợi.
Môi giới có chứng chỉ nhưng doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại |
Việc học để lấy chứng chỉ vẫn mang động cơ đối phó là chính. Anh Nguyễn Lộc, quản lý tại một sàn bất động sản lớn tại TP.HCM, chia sẻ: “Nhiều trung tâm trước đây, mọc lên để đào tạo môi giới, nhưng giáo trình và giảng viên thì cũng “vàng thau lẫn lộn”. Một số đơn vị chạy theo mục đích thương mại nên không quan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu của học viên. Miễn sao họ lấy được tiền và cuối khóa cho học viên “học tủ” để thi cho qua”.
“Tôi chưa thấy ai đi học, đóng tiền mà thi trượt cả. Thậm chí, một số trung tâm trước đây còn quảng cáo “bao đậu”. Với khối lượng kiến thức lớn, học trong 3 tháng để nắm kiến thức môi giới, quản lý sàn, định giá bất động sản rất khó và chỉ học lý thuyết là chủ yếu, thiếu hẳn thực tiễn. Do vậy, học xong cũng chỉ nắm vài định nghĩa, khái niệm chứ chưa thể nào làm môi giới được” - anh Lộc chia sẻ.
Anh Điềm, chủ một doanh nghiệp bất động sản, chia sẻ: “Nhiều quản lý đi học để đáp ứng yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ theo quy định, chứ thực tế công việc không cần thiết. Với nhu cầu tuyển dụng môi giới ồ ạt như thời gian qua, chắc chắn sẽ nhiều người chưa có chứng chỉ và doanh nghiệp phải tự đào tạo”.
“Việc kiểm tra, giám sát môi giới phải có chứng chỉ là cực khó vì sàn có thể lách bằng cách này hay cách khác. Cùng là một công việc như nhau, nhưng nếu sàn họ bảo người của họ là “nhân viên chăm sóc khách hàng” thì cần gì chứng chỉ hành nghề môi giới?” – anh Điềm nói.
Doanh nghiệp cũng tổ chức sát hạch
Nếu lấy chứng chỉ ở một số trung tâm khá dễ dàng thì thực tế khi tuyển dụng và làm việc trong môi trường doanh nghiệp hoàn toàn không đơn giản như vậy. Anh Nguyên Khoa, nhân viên thuộc một hệ thống sàn giao dịch 3.000 môi giới, có trụ sở tại quận 7, chia sẻ, hồi mới vào làm, anh phải mất 1 tháng để học về sản phẩm, học về quy trình, kỹ năng môi giới, học kỹ năng mềm… trải qua rất nhiều bài kiểm tra, đánh giá của công ty. Chỉ khi nào nhân viên thi đạt thì mới được ra tiếp khách.
Từ thực tế tuyển dụng tại công ty, một lãnh đạo Khải Hoàn Land, cho biết, có chứng chỉ môi giới là lợi thế, nhưng mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng vẫn là kết quả bán hàng trước đó của ứng viên. Nhiều ứng viên có chứng chỉ nhưng vẫn phải qua Trung tâm Huấn luyện Chuyên biệt - Coaching Center, để đào tạo lại cho phù hợp với thực tiễn.
Theo các chuyên gia, việc đào tạo tại doanh nghiệp sẽ giúp cho môi giới có điều kiện “học đi đôi với hành”. Điều này sẽ tránh được sự giáo điều, lý thuyết suông, học đối phó như đã từng xảy ra ở các môi trường đào tạo khác. Đó cũng là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp như Novaland, Hưng Thịnh, Phúc Khang, Nam Long… đang áp dụng cho nhân viên môi giới.
Với thực trạng hiện nay, việc trông chờ quy định môi giới phải có chứng chỉ, đi vào thực tế để làm lành mạnh thị trường, vẫn còn nhiều rào cản. Trong khi đó, để việc đào tạo tại doanh nghiệp thực sự hiệu quả, chuyên nghiệp và đi vào chiều sâu, thì chỉ một số doanh nghiệp thực sự có tiềm lực tài chính và ý thức xây dựng thương hiệu từ hình ảnh những người môi giới, mới mạnh dạn đầu tư.
Quốc Tuấn
Môi giới nhà đất tung quân ‘dàn trận’, khách chưa vội xuống tiền" alt=""/>Luật ngầm của môi giới địa ốc thời nhiễu loạn