Vợ chồng tôi năm nay 24 tuổi, mới kết hôn 3 tháng. Chúng tôi đang kế hoạch, dự định sang năm mới sinh em bé.Quãng thời gian này, hai vợ chồng được hưởng cuộc sống đúng nghĩa vợ chồng son: sáng đưa đón nhau đi làm, tối về nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa rồi đi hóng gió, dạo phố.
Chồng tôi là con trai một nên chúng tôi ở cùng bố mẹ chồng. Mỗi tháng tôi đóng tiền ăn cho bố mẹ chồng là 4 triệu đồng.
Bố mẹ chồng tôi có lối sống tiết kiệm, quanh năm tằn tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc.
Theo lời chồng kể, ngày trước bố mẹ lấy nhau, kinh tế khó khăn, thiếu thốn, phải tích cóp từng đồng, vì thế ông bà quen với nếp sống đó.
Sau này, cuộc sống khá giả hơn, ông bà vẫn không thay đổi. Trời nóng lắm ông bà mới bật quạt, bình thường hai người chỉ phe phẩy chiếc quạt nan.
Nhà ông bà đun ga, tôi sợ cháy nổ nên từ ngày về làm dâu, tôi mua bếp từ thay thế cho an toàn. Bà không vừa ý, trách tôi dùng thế tốn điện.
Con trai nói vài câu, bà không ý kiến nữa nhưng từ hôm ấy, sáng nào bà cũng lụi cụi nhóm lò, đun than. Tối đến, vợ chồng tôi về mới dùng bếp từ.
Tôi bảo mẹ chồng cứ dùng thoải mái, tiền điện hàng tháng tôi đóng góp thêm. Tuy nhiên, bà vẫn giữ quan điểm của mình.
Mẹ chồng khuyên, tôi nên tiết kiệm, vì ít nữa sinh con, chửa đẻ tốn kém. Tôi biết ý tốt của bà nhưng đời sống hiện đại, cái gì cần tiết kiệm mới tiết kiệm, còn đâu phải nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đợt này, trời nắng nóng, nhà tôi lợp bằng mái tôn. Mặc dù đã làm trần nhựa chống nóng nhưng trưa đến, hơi nóng vẫn hầm hập, phả xuống.
Tôi bàn với chồng mua 2 cái điều hòa, lắp phòng khách 1 cái và phòng ngủ 2 vợ chồng 1 cái.
Mẹ chồng biết chuyện, phản đối gay gắt. Cuối cùng, vợ chồng tôi bỏ ý định lắp điều hòa phòng khách mà chỉ lắp phòng ngủ riêng của mình.
Để mẹ chồng đỡ căng thẳng, tôi còn nhờ người đến lắp 1 công tơ điện riêng cho phòng ngủ. Đến tháng, tôi căn cứ theo số điện trên công tơ, nộp thêm tiền điện cho mẹ.
Một lần, chỉ có tôi và mẹ chồng ở nhà, thấy nóng quá, tôi khuyên mẹ chồng vào phòng nằm với mình cho mát. Con dâu động viên mãi bà mới vào nằm.
Điều tôi không ngờ là từ hôm đó, tối nào hai vợ chồng cũng phải khó xử khi bố mẹ chồng vào phòng nằm ké điều hòa cho mát.
8 giờ tối, tôi với chồng đang dọn dẹp dưới bếp, lúc lên nhà đã thấy ông bà mang chăn màn vào sắp xếp chỗ nằm.
Cháu họ ở tỉnh xa về chơi, buổi tối, bố mẹ chồng tôi cũng gọi vào ngủ cùng. Mọi thứ đều bị đảo lộn, không gian riêng tư bỗng trở thành nơi sinh hoạt chung của cả nhà.
Tình trạng đó kéo dài 2 tuần nay, hôm qua có cơn mưa, mát trời, tôi nghĩ bà sẽ không vào. Tuy vậy, bà vẫn vào, bật điều hòa.
Giờ tôi chưa biết nên góp ý với mẹ chồng như nào cho dĩ hòa vi quý, không mất tình cảm mẹ con. Tôi chia sẻ thêm, phương án lắp thêm điều hòa phòng khách vẫn bị bà phản đối vì theo bà, nhà có 1 cái là quá đủ.
Mẹ chồng tôi lại hay dỗi, tính khí thất thường. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên!!!

Chuyện khó xử sau khi gọi thợ đến lắp điều hòa cho mẹ
Trong căn phòng kín mít rộng 10m2, mồ hôi mẹ chảy đầm đìa. Tôi xót ruột, gọi thợ đến lắp cho mẹ cái điều hòa. Không ngờ, sự việc khiến anh em tôi phải to tiếng.
" alt=""/>Tâm sự của cô con dâu khó xử vì vì mẹ chồng nằm ké điều hòa
A Lưới mong mỏi chờ nước sạchTừ đầu tháng 5/2020 miền Trung cùng cả nước bước vào đợt nắng nóng cao điểm, hàng ngàn hộ dân tiếp tục phải đối diện với thực trạng khô hạn, thiếu nước sạch ngày càng nghiêm trọng.
Là một thôn miền núi đông dân và tập trung nhiều trường học, Thôn Ka Nôn 1, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế đã và đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu nước sạch. Không chỉ có địa hình đồi núi gây cản trở cho việc dẫn nước, A Lưới còn là địa phương có vị trí gần vùng chiến trường cũ và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất độc màu da cam, nên nguồn nước giếng khoan tự đào tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ.
Người dân phụ thuộc vào một công trình cấp nước duy nhất để có nước sạch cho sinh hoạt và canh tác. Tuy nhiên sau nhiều năm, dưới tác động bởi thiên tai, công trình này đã xuống cấp trầm trọng. Mỗi ngày, nước thủy lợi chỉ về vài tiếng đồng hồ, không đảm bảo cung cấp cho các hộ gia đình và trường học trong địa bàn thôn.
 |
Người dân A Lưới phải di chuyển quãng đường 2-3km để lấy nước sinh hoạt. |
Để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu nước, người dân tại đây phải tận dụng tối đa các nguồn nước xung quanh. Vào mùa hạn, khi không thể dựa vào nước mưa, bà con mang theo xô, can đi bộ có khi tới 2-3km mỗi ngày để lấy từ ao hồ, sông suối, chấp nhận nguồn nước nhiều rong rêu, cặn bẩn. Những năm gần đây, các nguồn nước này cũng đang dần cạn kiệt do biến đổi khí hậu gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, mùa khô đến sớm và ngày càng khắc nghiệt.
Vất vả nhưng lượng nước lấy được chẳng là bao, người dân phải chắt chiu từng giọt mới đủ dùng cho cả gia đình trong ngày. Đa số hộ dân phải tận dụng nước ao hồ gần nhà, thậm chí tái sử dụng nước đã rửa rau, rửa mặt, mặc cho nỗi lo dịch bệnh.
Năm 2020 vấn đề thiếu nước sạch càng trở nên cấp bách, bởi nước phục vụ cho ăn, uống đã không đủ, nước sạch để vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên phòng dịch bệnh lại càng khan hiếm. Không có nước, việc sinh hoạt hàng ngày đã gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều mảnh vườn trồng rau và trái cây của thôn héo vàng, còi cọc do thiếu nước, cuộc sống bà con càng vất vả.
Tin vui nước sạch về trong những ngày hạn
Thôn Ka Nôn 1 là địa phương thứ 2 mà Huda lựa chọn để triển khai chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" trong năm 2020, với tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng.
Để giải quyết vấn đề thiếu nước tại đây, Huda phối hợp với UBND huyện A Lưới và các chuyên gia, xây dựng hệ thống đường dẫn đấu nối với công trình cấp nước sạch của xã Đông Sơn, được vận hành và quản lý bởi Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên - Huế. Đồng thời, đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành cải tạo các đường ống nước cũ, bổ sung đường ống mới với tổng chiều dài tuyến tổng khoảng 2090 m
Khi đi vào hoạt động, hơn 110 hộ dân sẽ có nguồn nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Đây là một tin vui làm dịu đi cái nóng mùa hạn cho người dân A Lưới.
Anh Hồ Xuân Diệp, một người dân Ka Nôn 1, chia sẻ: “Nước về là quý hơn vàng. Mừng nhất là bà con sẽ được dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo sức khỏe con người”.
 |
Nguồn nước sạch mới khơi niềm hi vọng về một cuộc sống an cư, an toàn dài lâu. |
“Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” - giải pháp nước sạch bền vững cho các tỉnh Trung Bộ - là một trong các nỗ lực vì đời sống và phát triển kinh tế quê hương của thương hiệu bia “đậm tình” Huda.
Khởi động từ năm 2019 và dự kiến hỗ trợ thêm hơn 10.000 người dân trong năm 2020, chương trình đang tiếp tục được triển khai trên quy mô rộng hơn, kỳ vọng mang nguồn nước mới lan tỏa khắp miền Trung.
“Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” là chương trình CSR dài hạn do thương hiệu bia Huda khởi động năm 2019 với mong muốn giúp người dân miền Trung tiếp cận với nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Năm 2020 chương trình tiếp tục triển khai các dự án tại Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Quảng Trị, kỳ vọng sẽ giúp hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, từ đó tạo điều kiện giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương", truy cập website: https://carlsbergvietnam.vn/vi/csr/hudavimientrung/. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Người dân huyện miền núi xứ Huế đón nguồn nước mới