发布时间:2025-01-23 03:54:47 来源:NEWS 作者:Công nghệ
Do diễn biến bất thường của thời tiết,âydựngcơsởdữliệuứngdụngcôngnghệtrongphòngchốngthiêlịch europa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thường xuyên hứng chịu các loại hình thiên tai từ biển tới miền núi.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 12 trận thiên tai, gây thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng, tài sản và sản xuất. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 679 tỷ đồng.
Năm 2023, vào cuối tháng 9, do ảnh hưởng của rìa phía bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra mưa lớn diện rộng; trong đó, các địa phương có lượng mưa lớn nhất tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng và ven biển của tỉnh.
Nhằm nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương tập trung xây dựng các phương án ứng phó với tình huống bất thường của thời tiết.
Hiện nay, các cấp huyện, xã đã tiến hành kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự.
Thời gian qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai.
Ví dụ như văn phòng thường trực của Ban chỉ huy được đầu tư hệ thống màn hình và các thiết bị liên quan họp trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, lắp đặt một số camera giám sát mực nước tại các vị trí xung yếu, các trạm đo mưa tự động. Cập nhật dữ liệu lên hệ thống PCTT của tỉnh để cập nhật theo dõi thường xuyên các bất thường.
Hiện Thanh Hóa đã có Bản đồ ngập lụt do nước dâng cho khu vực ven biển khi có tình huống bão mạnh và siêu bão đổ bộ, Bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét; Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá khu vực miền núi; Bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa lưu vực sông Mã; tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ điều hành, ứng phó thiên tai.
Tại các huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo đều có phòng họp trực tuyến và được trang bị điện thoại, máy fax, máy tính kết nối internet để tiếp nhận, tổng hợp và xử lý các thông tin về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó của các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng về phòng chống thiên tai, Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan áp dụng nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai.
Hướng dẫn nâng cao năng lực, kỹ năng ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt là ở các vùng dễ chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Thường xuyên đăng tải, phổ biến kiến thức về PCTT trên các nền tảng mạng xã hội (Trang Facebook “Thông tin PCTT Thanh Hóa” và Zalo OA của Ban Chỉ huy tỉnh)
Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính viễn thông xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, trong mọi tình huống thiên tai.
Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, thiết bị dự phòng, tổ chức các xe thông tin cơ động vô tuyến sóng ngắn, xe lưu động phát sóng thông tin di động...
Theo Kế hoạch triển khai “Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Thanh Hóa đưa ra mục tiêu giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có bão, lũ; giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011-2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011-2020, không vượt quá 1,2% GRDP. Nâng cao năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai, đảm bảo đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Với giải pháp nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai. Cập nhật và số hóa dữ liệu ngành khí tượng thủy văn, môi trường, chia sẻ thông tin về khí tượng thủy văn với các cơ quan liên quan trong nước và quốc tế.
相关文章
随便看看