Theo DigiTimes, Apple sẽ là công ty đầu tiên được sử dụng chip do TSMC sản xuất bằng quy trình 2nm dự kiến sẽ diễn ra từ cuối năm 2025. Quy trình sản xuất loại chip mới, với công nghệ bóng bán dẫn đa cổng/toàn cổng (Gate-All-Around/GAA), sẽ chính thức được triển khai tại các cơ sở sản xuất tiêu chuẩn 2nm mới của TSMC.
Trước đó, Samsung Foundry đã sử dụng công nghệ GAA trên các chip 3nm của mình, nhưng TSMC sẽ chỉ sử dụng công nghệ này trên quy trình sản xuất chip 2nm. Để phục vụ quá trình chuyển đổi sang chuẩn chip 2nm, TSMC đang xây dựng 2 nhà máy sản xuất chip mới và đang xin giấy phép để xây dựng xưởng thứ ba.
Trước khi chuyển sang quy trình sản xuất chip 2nm, TSMC sẽ tiếp tục cải tiến, ra mắt các phiên bản nâng cao của chip 3nm. Quy trình sản xuất N3B trước đây sẽ được nâng cấp thành quy trình nâng cao N3E trong năm 2024 và quy trình nâng cao N3P trong năm 2025. Như vậy, đến nửa cuối năm 2025, TSMC mới chuyển sang quy trình 2 nm để sản xuất nguyên mẫu chip 2nm đã giới thiệu cho Apple vào tháng 12/2023.
Sau quy trình sản xuất chip chuẩn 2nm, TSMC dự kiến sẽ phát triển và ra mắt công nghệ sản xuất chip chuẩn 1,4 nm trở lên từ năm 2027. Apple đang bắt đầu lên kế hoạch tích lũy năng lực sản xuất dự trữ ngay trong năm đầu tiên khi các công nghệ chip 1,4nm và 1nm ra mắt.
Apple sẽ tiếp tục là khách hàng lớn nhất của TSMC và dự kiến sẽ được áp dụng chế độ giảm giá mua hàng. Mỗi tấm wafer silicon 12 inch để sản xuất chip 2nm dự kiến sẽ tăng lên tới 25.000 USD vào năm 2025.
(theo Digitimes)
Tuy vậy, công nghệ nhận diện khuôn mặt không phải là không có điểm yếu. Bản thân công nghệ này không ổn định, hệ thống dễ bị lỗi, do đó nhiều kết quả tìm ra bị sai lệch và không đúng với yêu cầu.
Theo TheGuardian, việc nhận diện khuôn mặt sẽ xâm phạm tới quyền riêng tư của người dùng một khi công nghệ này được tích hợp với hệ thống camera công cộng.
Lúc này, giám sát viên có thể lựa chọn bất kỳ một ai đó trên đường phố, hệ thống sẽ nhận diện và trả về kết quả với toàn bộ thông tin về tên tuổi, quê quán, quốc tịch hay hồ sơ lý lịch. Nhìn chung, công nghệ nhận diện khuôn mặt dễ bị biến thành công nghệ giám sát chung cho mọi cư dân trong khi không hề được sự đồng ý của họ.
![]() |
Việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt theo thời gian thực để phân loại và truy vấn thông tin được nhiều quốc gia xem là hành động vi phạm quyền riêng tư của người dùng. |
Trung Quốc chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát cư dân một cách đại trà. Điều đó dấy lên một làn sóng phản đối, bởi nhiều người cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng đáng sợ như vũ khí hạt nhân.
Theo TheGuardian, các chính phủ sẽ có 2 cách tiếp cận để kiểm soát công nghệ nhận diện này. Ở cách thứ nhất, chúng ta có thể coi đây như một loại vũ khí và cấm sử dụng nó vào mục đích dân sự.
Với phương án thứ hai, cách tiếp cận này coi công nghệ nhận diện khuôn mặt giống như một loại đồng vị phóng xạ. Lúc này, các lợi của công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được nhà quản lý xem xét và điều chỉnh một cách thích hợp.
Tuấn Nghĩa (Theo TheGuardian)
" alt=""/>Vì sao nhiều người ác cảm với công nghệ nhận dạng khuôn mặt?TikTok tham gia Bộ Quy tắc ứng xử của EU. (Nguồn: Getty Images)
Ngày 22/6, hiện tượng mạng xã hội TikTok của Trung Quốc đã gia nhập Bộ Quy tắc ứng xử của Liên minh châu Âu (EU) nhằm chống lại các phát ngôn thù địch và các nội dung thông tin sai lệch.
Trao đổi với báo giới, ông Theo Bertram, Giám đốc quan hệ chính phủ và chính sách công châu Âu của TikTok, đã công bố quyết định trên.
Năm 2016, Facebook, Twitter và Google đã hỗ trợ thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử, trong đó các công ty tham gia cam kết đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng, đánh dấu và gỡ bỏ các phát ngôn thù địch cùng các nội dung bất hợp pháp trên các nền tảng của họ.
Các tập đoàn công nghệ hy vọng chứng minh sự thành công của bộ quy tắc này do lo ngại EU sẽ tăng cường trực tiếp giám sát hoạt động của các nền tảng mạng xã hội.
TikTok đã trở thành hiện tượng toàn cầu khi người dùng chia sẻ các đoạn video trong 15 tới 60 giây về mọi thứ, từ việc dạy nhuộm tóc tới nhảy múa và những câu chuyện đùa vui về cuộc sống thường nhật.
Với sự tham gia mới nhất của TikTok, người đứng đầu nhóm vận động hành lang của các tập đoàn công nghệ EDiMA Siada El Ramly nhấn mạnh quyết định trên một lần nữa cho thấy các công ty Internet thể hiện trách nhiệm và sẵn sàng phát huy vai trò của mình trong việc đối phó với các phát ngôn thù địch, kích động bạo lực cũng như các thông tin sai lệch.
Trước đó, EU đã công bố các báo cáo mới nhất đánh giá việc thực thi Bộ Quy tắc ứng xử, trong đó cho thấy 90% các nội dung bị đánh dấu được người dùng đánh giá trong vòng 24h, một sự cải thiện lớn so với mức 40% hồi năm 2016.
Có 71% nội dung được xác nhận là phát ngôn thù địch bất hợp pháp đã bị gỡ bỏ thành công, trong khi con số này hồi năm 2016 chỉ đạt 26%.
Hiện Ủy ban châu Âu đang soạn thảo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, được kỳ vọng có thể áp chế tài đối với việc xử lý không phù hợp các nội dung bất hợp pháp.
(Theo Vietnam+)
Nghiên cứu mới về thói quen và hành vi sử dụng ứng dụng của trẻ em tại Anh, Mỹ, Tây Ban Nha cho thấy TikTok đang trở thành mối đe dọa lớn đối với vị trí độc tôn của YouTube.
" alt=""/>Nền tảng mạng xã hội TikTok tham gia Bộ Quy tắc ứng xử của EU