Ngoại Hạng Anh

Truyện Tiểu Hồ Yêu Không Muốn Mang Thai

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-12 06:45:04 我要评论(0)

Chuyển ngữ: Mèo ÚChỉnh sửa: SắcChương 01: Có thể song tu cùng ta không?ệnTiểuHồYêuKhôngMuốinter milainter milaninter milan、、

Chuyển ngữ: Mèo Ú

Chỉnh sửa: Sắc

Chương 01: Có thể song tu cùng ta không?ệnTiểuHồYêuKhôngMuốinter milan

Trời mới đầu đông, núi Trường Minh đón trận tuyết đầu tiên trong năm.

So với năm ngoái thì trận tuyết này tới sớm hơn, chỉ qua một đêm mà đất đai trong phạm vi trăm dặm đã bị tuyết phủ kín, trời đất trắng xóa một màu.

Tuyết che lấp sơn đạo, trong số đó có một đống tuyết bỗng nhiên chuyển động, sau đó một cái đầu tròn vo từ bên trong ló ra.

Đó là một con hồ ly nhỏ.

Hồ ly nhỏ có bộ lông màu đỏ tươi vô cùng xinh đẹp, chỉ có phần chóp tai và chóp đuôi điểm xuyết lông tơ màu trắng. Thân hình nó rất nhỏ, nhìn chẳng khác nào hồ ly mới sinh, thế nhưng lại có một cái đuôi vừa dài vừa bông xù.

Nó bò ra khỏi hố tuyết, mờ mịt nhìn quanh, vẻ mặt mê mang hệt như vừa mới tỉnh ngủ.

Sau đó nó ngẩng đầu ngáp một cái thật to, ngồi xuống nền tuyết, cuộn cái đuôi lông xù lên bao bọc phân nửa thân mình.

"Bộp" một tiếng, một tảng tuyết rớt xuống đầu hồ ly nhỏ.

Hồ ly nhỏ vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo, bị dọa đến tai cũng run lên, sau đó liền nghe thấy một chuỗi tiếng chim ríu rít.

"Lê Nguyễn, sau khi bị đánh về nguyên hình, phản ứng của ngươi cũng trở nên trì độn luôn rồi."

Đó là một con sơn tước nhỏ với bộ lông rất dày màu xám đậm, lông đuôi thon dài vểnh lên, đang tung tăng nhảy nhót ở đầu cành, "Chẳng phải trước đây ngươi lợi hại lắm sao, còn có thể kéo cả đại thiên lôi tới."

Hồ ly nhỏ hất đám tuyết đọng trên đầu xuống, từ từ híp mắt lại.

Nó dùng hai cái móng vuốt loạn chuyển trên mặt tuyết nhanh như chớp, tạo ra một quả cầu tuyết, sau đó xoay người, cái đuôi linh hoạt vung lên.

Sơn tước "pi" một tiếng, bị quả cầu tuyết đập trúng, rớt từ ngọn cây xuống bên dưới, để lại một cái hố tròn tròn nho nhỏ trên nền tuyết.

"Hứ."

Hồ ly nhỏ chẳng thèm liếc mắt, một lần nữa cuộn đuôi lại, nhẹ nhàng dùng hai chân trước ôm lấy đuôi.

Ngồi trên nền tuyết đã lâu, móng vuốt có hơi lạnh.

Hồ ly nhỏ tên Lê Nguyễn, là một hồ yêu.

Ít nhất nửa tháng trước vẫn là như vậy.

300 năm trước Lê Nguyễn đã tới núi Trường Minh, theo lời y thì núi Trường Minh nằm dưới chân kinh thành, ngay phía trên long mạch, linh khí dồi dào, là nơi thích hợp nhất để tu hành phi thăng.

Linh khí nơi đây quả thực dồi dào, phần lớn động vật trên núi Trường Minh đều đã mở linh thức, trong đó có không ít yêu ma quỷ quái sống nhờ tu hành.

Nhưng có kẻ nào phi thăng chưa thì không ai biết, rốt cuộc chuyện này thật giả thế nào vẫn chưa thể khẳng định được.

Chỉ có Lê Nguyễn.

Y có thể tùy thời gọi thiên lôi đến, tin chắc chỉ cần vượt qua 81 đạo lôi kiếp thì có thể phi thăng tới tiên giới. Tiếc thay, sống tại núi Trường Minh này đã 300 năm, nếm thử lôi kiếp không dưới mười lần, ngoại trừ việc lần nào cũng biến núi Trường Minh thành một vùng hỗn độn thì y chưa thu được bất cứ thành quả nào.

Ngược lại còn khiến đám động vật nhỏ ở đây không thích nổi y.

Ai thèm thích một kẻ không biết khi nào sẽ làm ngươi không còn nhà để về kia chứ?

Có điều tu vi của Lê Nguyễn cao, dù không thích y thì đám động vật nhỏ cũng không dám làm gì y cả.

Cho tới nửa tháng trước, Lê Nguyễn một lần nữa thử độ lôi kiếp, bị thiên lôi đánh nát căn cốt, biến về nguyên hình.

Trở thành bộ dạng như bây giờ.

Sơn tước giãy giụa bò ra khỏi hố tuyết, có vẻ không hề tức giận. Nó nhảy nhót trước mặt Lê Nguyễn, nghển cổ lanh lảnh kêu to: "Không phải ngươi vẫn đang chờ một nhân loại nào đó chứ, thật sự sẽ có người tới đây sao?"

Lê Nguyễn không buồn chớp mắt, nhìn về phía cuối con đường núi: "A Tuyết nói cứ ở đây đợi là sẽ đợi được."

A Tuyết là một hồ yêu khác, sống trong một sơn động ở phía Nam, nghe nói đã tu luyện gần ngàn năm.

Sau khi nhận lôi kiếp, căn cốt của Lê Nguyễn đã bị hủy hoại toàn bộ, không thể tiếp tục tu hành, y chỉ có thể đến tìm vị đại yêu đã tu hành ngàn năm kia để xin giúp đỡ.

Đại yêu chỉ cho y một cách.

Cùng con người song tu, hút lấy tinh nguyên.

Phương pháp tu hành này chẳng mới lạ gì đối với yêu tộc.

Tinh nguyên của phàm nhân là chí dương, có thể giúp yêu tộc tu hành, song tu càng là phương pháp hữu hiệu nhất.

Chính vì như vậy nên tại nhân gian mới xảy ra rất nhiều chuyện yêu quái hút tinh khí của con người.

Nhưng hiện giờ pháp lực của Lê Nguyễn đã hoàn toàn tan biến, lại mới độ kiếp thất bại được vài hôm, bị thương nặng tới nỗi đi đường cũng khó, làm gì còn năng lực xuống núi bắt một phàm nhân về.

Cũng may đại yêu lại chỉ cho y lối thoát.

Cứ yên tâm mà chờ.

Thế là bắt đầu từ hôm đó, Lê Nguyễn ngày ngày tới con đường trong núi để chờ đợi. Đôi khi mệt mỏi y sẽ làm một giấc dưới bóng cây, đến khi tỉnh ngủ lại tiếp tục chờ. Tối qua cũng vậy, y bất cẩn ngủ quên dưới tán cây, khi tỉnh lại mới biết bản thân đã bị một lớp tuyết dày lấp kín.

"Nhưng ta nghe nói nhân loại coi núi Trường Minh là cấm địa, đã rất nhiều năm không có người tới đây." Giờ trong núi đang là sáng sớm, thanh âm khỏe mạnh của sơn tước trở nên đặc biệt rõ ràng. "Ngươi phải chờ đến bao giờ đây?"

Núi Trường Minh linh khí dồi dào, bởi vậy vạn vật đều có linh tính, dã thú đông đúc. Mấy trăm năm trước, nơi này từng là bãi săn của hoàng gia.

Thời đó hoàng đế yêu thích săn thú, thường xuyên đến núi Trường Minh vây săn, hại chết rất nhiều sinh linh. Mãi tới khi đại yêu A Tuyết sống ở phía Nam kia xuống núi.

Không rõ hắn dùng biện pháp gì, nhưng chẳng bao lâu hoàng đế đã hạ chỉ hủy bỏ bãi săn hoàng gia, không cho bất cứ ai đến gần. Tới tận bây giờ, dù đã nhiều lần thay đổi vương triều, song núi Trường Minh vẫn được coi là cấm địa, không có người nào dám xâm nhập vào đây.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Không có kiến trúc phong cách cổ điển “xứ Đông Dương”

Mới đây, Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội đã trình UBND TP kết quả phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. Hội đồng tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đã đánh giá, xếp hạng 3 phương án do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất trong đó phương án 3 được 13/15 thành viên hội đồng lựa chọn với điểm số cao nhất.

Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông đề xuất UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng với phương án 3 - kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương, mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính.

{keywords}
Kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo theo phương án 3 mang phong cách cổ điển xứ Đông Dương được lựa chọn

Ngay khi thông tin này được công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách kiến trúc “xứ Đông Dương”. Trao đổi với PV VietNamNet, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, chuyên gia phản biện độc lập cho biết, lịch sử kiến trúc Việt Nam chưa từng ghi nhận cái gọi là phong cách xứ Đông Dương, đây là sai lầm về nhận thức.

Đồng quan điểm, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội KTS Hà Nội khẳng định phong cách kiến trúc xứ Đông Dương không được định danh trong nghiên cứu.

“Kiến trúc xứ Đông Dương hay phong cách cổ điển xứ Đông Dương đều không có định danh cơ sở, đó là sự định danh tuỳ tiện. Không thể bịa ra một danh xưng tuỳ tiện rồi khoác lên những câu chuyện cho cây cầu Trần Hưng Đạo” – ông Ánh nói.

Nói tới xứ Đông Dương, KTS Phạm Thanh Tùng cũng đặt vấn đề cần tìm lại nguồn gốc cái tên này. Khi đô hộ, người Pháp đặt cho khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm Việt Nam, Lào, Campuchia là liên bang Đông Dương và lấy Hà Nội làm thủ phủ của xứ Đông Dương với chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

“Cây cầu mang tên Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng như một cửa ngõ để khi đi từ phía Bắc về Hà Nội, qua cầu sẽ cảm nhận được đặc trưng của Hà Nội nhưng lại mang phong cách “xứ Đông Dương” thì ý nghĩa ở đây là gì? Phải hiểu về lịch sử và thấy rằng ngày hôm nay Hà Nội phát triển vì đây là thành phố của hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, thành phố của thời đại mới chứ không phải của xứ Đông Dương xưa.

Tinh thần trong Nghị quyết XIII của Đảng cũng thể hiện rõ văn hóa là động lực cho phát triển kinh tế bền vững. Người ta nói là kiến trúc đô thị là hình ảnh phản chiếu thời đại, thời đại nào thì kiến trúc đó. Ở thế kỷ XXI, Hà Nội hôm nay đã có sức vóc mới tại sao lại lấy cảm hứng quay về thời kỳ xứ Đông Dương?” – ông Tùng nêu ý kiến.

3 phương án, 1 công ty

Theo kết quả đánh giá, xếp hạng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo có 3 phương án đều do đơn vị tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) đề xuất.

{keywords}
Nhiều chuyên gia, kiến trúc sư (KTS) khẳng định lịch sử kiến trúc Việt Nam chưa từng ghi nhận phong cách kiến trúc cổ điển xứ Đông Dương

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong chủ trương xây dựng 18 cây cầu bắc qua sông Hồng theo đồ án Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cây cầu có vị trí rất quan trọng vì góp phần kết nối hai bờ tả và hữu của Hà Nội, đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông thủ đô theo hướng hiện đại để phát triển. Tuy nhiên, với tư cách là một kiến trúc sư, chuyên gia đô thị độc lập, ông Tùng cho biết ông không đồng ý với cả 3 phương án kiến trúc.

“Theo phương án được lựa chọn thì cầu Trần Hưng Đạo không phải cầu dây văng mà là cầu cứng. Ở những nước khác, khi làm tháp trụ cầu là theo kết cấu cầu dây văng nhưng đây lại làm theo kiểu cầu dây văng giả vờ và không nhất thiết phải làm những tháp như vậy. Dĩ nhiên chúng ta không nên làm đơn giản quá. Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo theo lối này thực ra rất nhại cổ, trong lòng tháp trụ là cái gì, mà tháp thiết kế theo lối này rất tốn kém và kéo theo cả tháp, trụ cầu, mố cầu cũng phải trang trí theo kiểu như thế”, ông Tùng nói.

Trong khi đó, KTS Trần Huy Ánh thẳng thắn cho rằng, phương án kiến trúc được chọn mang tính chắp vá những mô hình của Trung Quốc rồi chắp vào các kết cấu hiện đại nhưng là sự cắt ghép tuỳ tiện, cẩu thả. Thực tế những phương án này đã từng đưa ra trước đó nay lại trưng ra vụng về.

Ông Ánh cũng đặt ra hai vấn đề cần được xem xét nếu không sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng khiến cây cầu đường bộ này vừa xung đột với đường thuỷ, vừa xung đột với đường không.

Về mặt kỹ thuật, chiều cao của cây cầu tại sao lại chọn “cầu lùn”, tĩnh không đường chui dưới cầu là 4,75m thấp hơn các cầu đã xây mới bắc qua sông Hồng như cầu Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thanh Trì; cầu Thăng Long… Cầu thấp như vậy có đảm bảo lưu không để tàu lớn và các phương vận tải thủy đi lại. Còn phương án vẽ cầu cao sẽ gây xung đột không lưu sân bay Gia Lâm, chân cầu có thể đặt tại một nửa phố Trần Hưng Đạo sẽ ảnh hưởng cảnh quan kiến trúc khu phố cũ.

Ông Ánh cho rằng, thông tin cũng cần được nêu lên rõ ràng là hiện nay UBND TP Hà Nội mới chấp thuận doanh nghiệp lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mới ở giai đoạn khởi động. Quan trọng hơn nữa là đề xuất này phải tuân thủ theo quy hoạch phân khu sông Hồng, và quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Hà Nội 2030 trong khi cả hai quy hoạch này đến nay vẫn đang dang dở, chưa có phương án phòng chống lũ.

“Dù mới ở giai đoạn đầu nhưng đã bộc lộ không ít hạn chế đặt ra vấn đề chúng ta cần xem xét tới năng lực của nhà đầu tư, đơn vị tư vấn và năng lực của cơ quan tham mưu cụ thể ở đây là Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội. Ngoài việc đảm bảo về năng lực tài chính cũng như khả năng quản trị dự án hiểu về bản vẽ, về quy chuẩn kỹ thuật còn đòi hỏi phải hiểu về tính chất lịch sử văn hoá nghệ thuật quan trọng nếu không có nền tảng thì rất đáng lo” – ông Ánh nêu ý kiến.

Theo thiết kế cơ sở, dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên.

Chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu 6 làn xe cơ giới. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

Trước đây, UBND TP Hà Nội đã có chủ trương giao Công ty CP Him Lam nghiên cứu, đề xuất dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Tuy nhiên, Luật đầu tư theo phương thức PPP ra đời đã bãi bỏ loại hợp đồng BT. Vì vậy, ngày 11/6/2021, doanh nghiệp này đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức BOT.

Ngày 1/9 vừa qua, UBND TP Hà Nội có văn bản số 2880 chấp thuận cho Công ty CP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thuận Phong

Siêu dự án ven Sông Hồng ở Hà Nội 25 năm vẫn nằm trên giấy

Siêu dự án ven Sông Hồng ở Hà Nội 25 năm vẫn nằm trên giấy

Cử tri đề nghị Hà Nội làm rõ dự án Sông Hồng City tại quận Tây Hồ và quận Ba Đình, sau 25 năm từ ngày được cấp giấy phép đầu tư đến nay vẫn "bất động” có thực hiện nữa không để nhân dân ổn định cuộc sống. 

" alt="Cầu Trần Hưng Đạo phong cách xứ Đông Dương chắp vá tuỳ tiện" width="90" height="59"/>

Cầu Trần Hưng Đạo phong cách xứ Đông Dương chắp vá tuỳ tiện