Mới cách đây một tháng, người Israel vui mừng trở lại cuộc sống bình thường sau nỗ lực kiểm soát Covid-19 thành công. Chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 thần tốc và hiệu quả đã giúp giảm mạnh số ca nhiễm và tử vong. Có tới hơn 5 triệu người trong số 9 triệu dân của Israel đã tiêm đủ 2 mũi. Mọi người bắt đầu bỏ khẩu trang và không còn phải thực hiện giãn cách xã hội.
|
Chiến dịch tiêm chủng "thần tốc" đã giúp Israel kiểm soát tốt Covid-19. Ảnh: Reuters |
Nhưng sự xuất hiện của biến thể Delta dễ lây lan hơn đã làm thay đổi tất cả. Nếu như trong tháng 6, số ca nhiễm chủ yếu ở mức 2 con số mỗi ngày, thì vào đầu tháng 7 đã vọt lên trên 400 ca/ngày và trong 2 ngày qua liên tục ở mức trên 500 ca/ngày.
"Dập dịch mềm"
Thực tế mới buộc chính phủ của Thủ tướng Naftali Bennett phải tái áp đặt một số biện pháp hạn chế và tính toán lại chiến lược chống dịch.
Theo chính sách mới được gọi là "dập dịch mềm", chính phủ Israel muốn người dân học cách sống chung với virus – áp đặt các biện pháp ít hạn chế nhất có thể, đồng thời tránh phong tỏa toàn quốc lần 4 để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.
Vì hầu hết công dân thuộc các nhóm nguy cơ đều đã tiêm vắc xin, Thủ tướng Bennett đánh giá sẽ có ít người nhiễm ở mức nghiêm trọng khi dịch bệnh gia tăng trở lại.
"Thực hiện chiến lược này sẽ kéo theo những rủi ro nhất định, nhưng xét tổng thể, bao gồm cả các yếu tố kinh tế, đây là sự cân bằng cần thiết", Reuters dẫn lời ông Bennett.
Yếu tố then chốt dẫn tới quyết định trên là số người nhiễm Covid-19 nặng phải nhập viện không nhiều, hiện chỉ khoảng 45 ca. Việc thực thi sẽ bao gồm theo dõi sự lây lan, khuyến khích tiêm vắc xin, xét nghiệm nhanh, kết hợp với các chiến dịch tuyên truyền về khẩu trang.
Tiêm mũi thứ 3
Trong khi giới chức Mỹ cho rằng một mũi tiêm nữa chưa thực sự cần thiết với những người đã tiêm ngừa Covid-19 đủ liều, Israel lại có quyết định ngược lại.
Bộ Y tế Israel thông báo, mũi nhắc lại sẽ được tiêm cho những người trưởng thành thuộc nhóm nguy cơ cao, đặc biệt những đối tượng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, mới trải qua phẫu thuật ghép tạng hoặc có bệnh nền ung thư.
Chiến dịch này được triển khai từ ngày 14/7, với Trung tâm Y tế Sheba – bệnh viện lớn nhất tại Israel – được chọn làm nơi thực hiện đầu tiên. Đại diện bệnh viện xác nhận đã có hàng trăm người đăng ký tiêm mũi vắc xin thứ 3 tại đây.
Vắc xin được Israel sử dụng cho mũi tiêm này là Pfizer/BioNTech. Trong thông cáo báo chí hôm 8/7, Pfizer và đối tác Đức BioNTech lý giải, tiêm mũi thứ 3 do hai công ty này sản xuất "có khả năng bảo toàn mức hiệu quả bảo vệ cao nhất chống lại tất cả các biến chủng được biết đến hiện nay, trong đó có Delta".
Ngay trong ngày bắt đầu chiến dịch mới, Thủ tướng Bennett tuyên bố Israel có thể vượt qua làn sóng Covid-19 mới "trong vòng 5 tuần" mà không cần phải áp dụng phong tỏa xã hội.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Israel nhấn mạnh, chiến dịch chỉ thành công khi người dân thực hiện tốt các biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang, hạn chế đi du lịch, tiêm vắc xin đầy đủ và có ý thức tuân thủ quy định giãn cách nơi công cộng. Chính phủ cũng sẽ tăng cường lực lượng an ninh cho công tác kiểm tra, và phạt nặng những ai không chấp hành quy định.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
- (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
- (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
- (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).
" alt="Israel thay đổi chiến lược chống Covid"/>
Israel thay đổi chiến lược chống Covid
Ở mùa giải trước, được tổ chức năm 2016, chỉ có một nhà tài trợ Trung Quốc - nhà sản xuất tivi HiSense. Lần này, HiSense không một mình, mà còn có TikTok, Vivo và Alipay cùng tham gia. |
Ảnh: BBC |
Không có dấu hiệu nào cho thấy có bất kỳ sản phẩm tương đương nào của Mỹ - chẳng hạn như Facebook, Google, Amazon hay Apple – xuất hiện trong danh sách "đối tác" chính thức.
Trao đổi với BBC, nhà tổ chức UEFA khẳng định họ "không có chiến lược cụ thể" nào liên quan đến sự hợp tác của Trung Quốc. "Tuy nhiên, chúng tôi muốn thu hút khán giả toàn cầu, cũng như các thương hiệu tham gia chương trình thương mại của chúng tôi", UEFA cho biết.
TikTok – hãng tuyên bố nền tảng toàn cầu của mình tách biệt với hoạt động ở Trung Quốc – chỉ hợp tác với UEFA cho giải đấu này và tập trung cao độ cho quảng cáo, bao gồm các hiệu ứng thực tế ảo tăng cường.
UEFA thậm chí mở cả tài khoản giải đấu chính thức của riêng mình trong dịp này, với 4,2 triệu người theo dõi.
Alipay, một nền tảng thanh toán của Trung Quốc, còn mang theo Antchain - một công ty blockchain. Cả hai đều là thành viên của tập đoàn công nghệ Ant Group.
Bình thường, một người không thể sử dụng Alipay mà không có ID Trung Quốc ở tất cả các nước. Nhưng vào tháng trước, Ainchain đã công bố hợp đồng tài trợ 5 năm với UEFA, và Alipay cũng đã có thỏa thuận 8 năm độc lập của riêng mình.
Hiện Alipay đang cung cấp cúp cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu của các trận đấu, với tất cả điểm số đều được ghi trên Antchain. Theo thông báo chính thức từ UEFA, biểu tượng hashtag trên đế của chiếc cúp "nhấn mạnh cam kết của AntChain trong việc đảm bảo kỷ lục thành tích vĩnh viễn và không thể xóa bỏ của Vua phá lưới bằng công nghệ blockchain".
ShuShu Chen, giảng viên về chính sách và quản lý thể thao tại Đại học Birmingham, chỉ ra rằng HiSense đã báo cáo doanh số bán hàng tăng lên sau khi tài trợ cho giải đấu năm 2016. Còn theo chuyên gia cấp cao về phân tích quảng cáo Matt Bailey thuộc hãng Omdia, châu Âu "đang ngày càng trở thành một thị trường quan trọng đối với các hãng của Trung Quốc".
Trong khi đó, bóng đá phương Tây cũng thu hút đông đảo người hâm mộ Trung Quốc. Được biết, Arsenal FC của Anh có tới 200 triệu người ủng hộ ở quốc gia tỷ dân – gấp khoảng 5 lần dân số Anh. Họ cũng đang xem những trận bóng này.
Nhà phân tích truyền thông Kerry Allen của BBC cho biết, có hơn 5 triệu lượt đăng trên trang Weibo của Trung Quốc có gắn hashtag Euro.
Và mặc dù tình yêu dành cho bóng đá ở Trung Quốc rất lớn, đội tuyển quốc gia nước này chỉ đứng thứ 75 trong bảng xếp hạng thế giới, và lần cuối họ đấu trong giải FIFA World Cup là cách đây gần 20 năm, năm 2002.
Nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo có thể góp phần làm cho người Trung Quốc cảm thấy họ tiến gần hơn tới niềm vinh quang chiến thắng trong bóng đá nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất.
"Tất cả là về nhận thức thương hiệu", chuyên gia Joe de Kwant Stoner thuộc hãng tiếp thị Big Orange Media ở Tunbridge Wells, Anh, bình luận với BBC. "Không có quảng cáo nào thực sự giải thích về sản phẩm hoặc dịch vụ, mà chỉ đơn thuần là lặp đi lặp lại thương hiệu. Ngay cả đứa con 8 tuổi của tôi giờ đây cũng luôn miệng nhắc những thương hiệu đó vì nó nghe thấy ở tất cả các đoạn giới thiệu", ông phản ánh và mô tả đó chính là minh chứng cho sức mạnh quảng cáo liên tục trên truyền hình.
"Quảng cáo trực tuyến và thời gian dành cho trực tuyến đã tăng lên rất nhiều - không gian quảng cáo trên các phương tiện truyền thông bên ngoài nhà ở đã bị thu hẹp nhiều trong 15 tháng qua", vị chuyên gia phân tích thêm. "Giải Euro mang đến cơ hội thực sự về tiếp cận khán giả thị trường đại chúng. Mọi người đã không theo dõi những thứ như vậy trong một thời gian dài".
Thanh Hảo
Diễn biến dịch Covid-19 sau các khán đài đông nghẹt Euro 2020
Sau hơn một năm trì hoãn, giải Vô địch bóng đá châu Âu Euro 2020 cuối cùng đã diễn ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở một số nước.
" alt="Vì sao các thương hiệu công nghệ Trung Quốc đổ xô vào Euro 2020?"/>
Vì sao các thương hiệu công nghệ Trung Quốc đổ xô vào Euro 2020?