Vì lỡ nói tục trên sân trường bị đội cờ đỏ ghi lại, 2 năm trước một học sinh lớp 6 ở Quảng Bình bị cô giáo T. cho các bạn trong lớp tát 230 cái vào má. Khi bị tát cái cuối cùng, học sinh này vừa khóc vừa đau, buột miệng nói tục và bị giao vung tay tát thêm.231 cái tát khiến em học sinh nhập viện trong tình trạng 2 má thâm đen, sưng tấy, khó nhai nuốt. Cô giáo T. sau đó bị tạm đình chỉ giảng dạy để xử lý vi phạm.
Hình thức cho cả lớp tát bạn cũng được một nữ giáo viên ở Hà Nội áp dụng cách đây 4 năm trước. Một học sinh lớp 4 ở Thường Tín nói bậy trong lớp và bị giáo viên chủ nhiệm cho hơn 40 bạn cào, tát vào má em học sinh này. Hậu quả, má em học sinh bị sưng tấy, trầy xước còn tâm lý thì sợ hãi. Nữ giáo viên bị nhà trường đình chỉ giảng dạy một học kỳ.
|
Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, bắt liếm ghế, cho bạn tát vào má…cho đến bạo hành tinh thần cách lên bục giảng nhưng “không nói gì...xảy ra trong giáo dục |
Từ uống nước giẻ lau bảng, súc miệng bằng xà phòng...
Một học sinh lớp 3, Trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng) nói chuyện trong lớp đã bị cô giáo phạt bằng cách bắt uống nước giẻ lau bảng. Nữ giáo viên từng tốt nghiệp đại học kinh tế và có văn bằng 2 hệ đại học sư phạm tiểu học, đồng thời là con gái của một lãnh đạo ngành giáo dục cấp huyện. Cô giáo này sau đó bị chấm dứt hợp đồng, ra khỏi ngành giáo dục.
5 năm trước, cô giáo H., Trường THCS Nhân Đạo (Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã bắt 7 học sinh nói tục trong lớp phải súc miệng bằng xà phòng. Đây là nội quy trong lớp cho chính giáo viên này đề ra: “Nếu ai vi phạm nội quy nhiều lần thì phải súc miệng bằng xà phòng”.
Năm 2014, ba giáo viên ở Trường Tiểu học Hoàng Diệu (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) đã phạt hàng chục học sinh các lớp 4B1, 4B2 và 5B1 ăn ớt vì không học bài và nói chuyện riêng trong lớp. Nhiều học sinh bị bắt ăn ớt dẫn đến cay nóng, đỏ miệng, đỏ môi, phải uống nước liên tục.
Còn ở Trường Tiểu học Liên Minh Công Nông (Củ Chi, TP.HCM), khi quay lên bảng viết bài thì lại nghe dưới lớp có tiếng ồn ào, 7 năm trước, một nữ giáo viên dọa sẽ quẹt giẻ lau bảng vào miệng học sinh nào nói chuyện riêng. Nữ giáo viên nhắc nhiều lần nhưng không có tác dụng nên sau đó bắt 11 học sinh chuyền nhau chiếc giẻ lau bảng để ngậm.
Một hình phạt khác phản giáo dục không kém là của cô giáo P. (Nghi Lộc, Nghệ An) vào 8 năm trước. Vì học sinh không thuộc bài, cô giáo này đã dọa sẽ nhúng đầu các em vào bồn cầu, thùng nước trong nhà vệ sinh. Sợ phải nhúng đầu vào bồn cầu, những học sinh lười học sau đó tự nhúng đầu vào thùng nước để được vào lớp.
Đến... bắt học sinh liếm ghế
Không dùng đòn roi, nhưng cách đây 2 năm, một cô giáo ở Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM đã bạo hành tinh thần học sinh bằng cách lên lớp “không nói gì” suốt 3 tháng.
Chỉ vì lý do riêng, cô giáo dạy toán lên lớp chỉ viết bài lên bảng mà “không nói gì” với học sinh. Hình thức bạo hành tinh thần này gây xôn xao dư luận suốt thời gian dài. Sau sự việc, cô giáo bị kỷ luật cảnh cáo và chuyển xuống làm thư viện. Nhưng dường như chưa rút được bài học kinh nghiệm, nên khi quay lại đứng lớp từ đầu năm 2019, cô này tiếp tục ném vở học sinh và bị tạm đình chỉ công tác giảng dạy.
Nhiều người vẫn chưa quên hình phạt bắt 47 học sinh phải liếm ghế của một cô giáo Tiếng Anh ở Trường THCS Hoa Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) 17 năm trước. Chỉ vì không tìm ra học sinh nào vẽ bẩn lên ghế giáo viên và hai bàn đầu của lớp học, nữ giáo viên bắt toàn bộ học sinh thay nhau liếm ghế cho sạch. Cô giáo này sau đó bị kỷ luật với hình thức chuyển xuống làm văn thư hành chính.
Những hình phạt khác như bắt quỳ gối, dùng những lời lẽ hà khắc để nói với học sinh ... thì không hiếm.
Minh Anh (tổng hợp)
Thay đổi hình thức kỷ luật với nam sinh quay lén nhà vệ sinh nữ
Theo quyết định mới của trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM), hai nam sinh lớp 12 bị tạm dừng học 2 tuần thay vì một năm như quyết định trước đó, hạnh kiểm bị xếp loại yếu.
" alt="Những hình phạt học trò 'có một không hai' ở Việt Nam"/>
Những hình phạt học trò 'có một không hai' ở Việt Nam
Các năm trước, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C, còn học sinh THCS nghỉ học nếu nhiệt độ dưới 7 độ C.Nhiệt độ được căn cứ theo Bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam (chương trình “Chào buổi sáng”) hoặc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (chương trình “Hà Nội buổi sáng” vào 6h sáng hàng ngày).
Căn cứ vào thông tin này, các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã và các trường được chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học.
Tuy nhiên, chia sẻ với VietNamNet ngày 19/12, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, thời gian gần đây, Sở đã nhận được phản ánh từ phụ huynh học sinh và các nhà trường cho rằng quy định này không còn phù hợp.
“Việc này cũng cần được xem xét lại bởi còn phải tính đến yếu tố an sinh xã hội. Đặc biệt là xáo trộn khi con phải nghỉ học bất ngờ, nhiều phụ huynh khó khăn trong việc tìm chỗ gửi con trong khi vẫn phải đi làm”, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói.
Theo vị này, nhiều ý kiến cho rằng, nhiệt độ vào lúc 6 giờ sáng có thể dưới 10 độ, nhưng chỉ sau 1 - 2 tiếng thì nhiệt độ thực tế đã tăng lên trên 10 độ C. Do đó, không nhất thiết phải cho học sinh nghỉ học bởi gây xáo trộn đối với các gia đình, kế hoạch năm học của các nhà trường,
Theo vị này, giờ đây, nhìn chung điều kiện, mức sống nhân dân khá hơn, các trường học cũng được đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo sức khỏe cho học sinh tốt hơn.
|
|
Vấn đề này đã được Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra xin ý kiến tại cuộc họp trực tuyến mới đây với các phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường.
Nhiều ý kiến đồng tình, nếu thời tiết từ 10 độ C trở xuống nhưng không kèm theo mưa hay gió mạnh, vẫn nên cho học sinh đến trường, tuy nhiên chú ý phụ huynh mặc đủ ấm cho con em mình.
Do đó, năm nay, nếu bản tin dự báo thời tiết đầu giờ sáng của Đài Truyền hình Việt Nam thông báo nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì không có nghĩa học sinh tiểu học và mầm non của Hà Nội sẽ nghỉ học ngay như các năm trước.
Trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp hoặc kèm theo các điều kiện khắc nghiệt, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ xin ý kiến UBND thành phố và có hướng dẫn cụ thể tới các nhà trường.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ba Vì - địa bàn có nhiều diện tích thuộc vùng núi cao của Hà Nội cho hay, thực tế với nền nhiệt như mấy ngày qua, việc dạy học của các trường vẫn diễn ra bình thường, chưa gặp khó khăn.
“Ở những điểm cao nhất cũng mới chỉ 10 độ C và các học sinh vẫn có thể đi học được. Trong trường hợp lạnh quá thì chúng tôi cũng xác định lùi thời gian đến trường chứ không nhất thiết nghỉ hẳn ngày đó, bởi thường đến giữa buổi thì nền nhiệt cũng đã lên cao”, ông Oanh nói.
Theo ông Oanh, hiện nay, giờ vào học là 7h30 nhưng trong những ngày nhiệt độ xuống thấp thì các trường có thể chủ động cho học sinh vào học muộn hơn.
“Hiện hệ thống thông tin liên lạc giữa các trường và các phụ huynh đã đầy đủ và bằng nhiều kênh, nên việc thông báo lùi thời gian đến trường trong những ngày cần thiết cũng không quá khó khăn. Không nghỉ học cũng đỡ cho các gia đình trong việc tìm cách trông con. Trong trường hợp lạnh quá thì chúng tôi sẽ xin ý kiến Sở GD-ĐT Hà Nội để thông tin đến các trường”, ông Oanh nói.
Nguyễn Loan
Học sinh Hà Nội không phải đến trường quá sớm nếu trời rét đậm
Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm.
" alt="Trời rét dưới 10 độ C, học sinh Hà Nội đã nghỉ học?"/>
Trời rét dưới 10 độ C, học sinh Hà Nội đã nghỉ học?
Với mục tiêu xây dựng khu đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất khu vực Ðông Nam Á, Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi năm 2003 với tổng kinh phí ước tính đầu tư là 7.320 tỷ đồng. Tuy nhiên, đã 10 năm qua, dự án mới được đầu tư chủ yếu cho giải phóng mặt bằng và hạ tầng giao thông.Dự án Đầu tư Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) tại Hòa Lạc được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2003 với tổng quỹ đất lên đến 1.000ha. Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển chủ đầu tư dự án Dự án Đầu tư Xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc từ ĐHQG Hà Nội sang cho Bộ Xây dựng. Hiện, quy mô đào tạo của ĐHQGHN đã thay đổi từ 13 dự án thành phần tăng lên 21 dự án; số lượng sinh viên tăng từ 41 nghìn lên 60 nghìn.
Ngày 20/12/2003, Lễ khởi công dự án ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc đã được tiến hành. Theo kế hoạch ban đầu, Dự án này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: từ 2003 đến 2007 giá trị xây dựng là 3.877 tỷ đồng; Giai đoạn 2: từ 2008 đến 2015 giá trị xây dựng là 3.898 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, đến nay dự án này vẫn chưa biết đến khi nào có thể về đích.
Hiện tại, Dự án dự án ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc đã đưa vào sử dụng công trình khu nhà công vụ số 1. Đây là công trình đầu tiên được thi công với quy mô xây dựng 9.685m2 sàn, chiều cao 5 tầng. Nhà công vụ số 1 là nơi ở của các chuyên gia, giáo viên thỉnh giảng trong nước và quốc tế, là tổ hợp dịch vụ, nơi tổ chức các hội nghị của ĐHQG Hà Nội với 97 phòng ngủ, hội trường 130 chỗ, khu ăn uống, giặt là, sân thể thao... được xây dựng đạt chuẩn khách sạn 3 sao.
Nằm đối diện với nhà công vụ số 1 là công trình Ban Quản lý Đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội - Bộ Xây dựng.
Ngày 21/11/2014, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội (BQL, thuộc Bộ Xây dựng) đã tổ chức lễ bàn giao Khu KTX số 4 cho ĐHQG Hà Nội.
Theo quy hoạch, các công trình KTX sinh viên là dự án thành phần gồm 5 khu được xây dựng trên phần đất có diện tích 88,8ha, tổng diện tích sàn dự kiến 494.270m2, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho gần 43.000 sinh viên. Giai đoạn 1, sẽ đầu tư xây dựng 108.739m2 sàn. Khu KTX số 4 bao gồm các công trình nhà D2, D3, D4, D5 và hạ tầng kỹ thuật có quy mô phục vụ cho hơn 2.000 sinh viên.
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh quản lý, khai thác các hạng mục công trình phục vụ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên theo mô hình tập trung tại Hòa Lạc.
Sân chơi thể thao cạnh Nhà ở công vụ số 1.
Việc triển khai chậm và đầu tư dang dở nhiều hạng mục hạ tầng tại đây đã dẫn đến lãng phí không nhỏ. Hạ tầng không được kết nối, nhiều tuyến đường làm xong rồi để đó.
Nút giao thông tương đối hoàn thiện tại dự án ĐHQG Hà Nội. Nhưng hiệu quả sử dụng thì lại không có, gây ra một sự lãng phí lớn.
Các tuyến đường đã triển khai đều bị cỏ dại mọc um tùm...
Phần lớn, diện tích sự án vẫn là những đồi đất hàng trăm héc-ta vẫn phủ kín màu cỏ dại, hoang vắng.
Các công trường triển khai hạ tầng giao thông bị bỏ dở, không có bóng dáng công nhân.
Mặc dù là dự án đầu tư cho giáo dục có vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng sự quan tâm giải quyết những vướng mắc tại đây còn rất chậm trễ.
Theo Bộ Xây dựng, khó khăn lớn nhất hiện nay là huy động nguồn kinh phí đầu tư tiếp cho dự án, lượng vốn được Nhà nước giao hàng năm quá thấp so với yêu cầu, không đáp ứng theo chỉ đạo về tiến độ của Chính phủ. Kế hoạch vốn cấp cho dự án năm 2016 là 340 tỷ đồng và cho cả giai đoạn từ 2016-2020 là hơn 1.129 tỷ đồng.
Tuyến đường số 11 thuộc Dự án thành phần xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc đã được hoàn thiện.
Mới đây, tại buổi làm việc, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của ĐHQG Hà Nội ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ kỳ vọng và tháo gỡ nhiều vướng mắc để dự án xây dựng khu đô thị đại học tại Hòa Lạc thành hiện thực.
Trước kiến nghị về dự án xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc, Thủ tướng đồng ý việc chuyển giao ban quản lý dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQG Hà Nội, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho ĐHQG Hà Nội. Đồng thời, Thủ tướng mong muốn, với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, với tiềm năng nội lực về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là với kinh nghiệm và thành tựu đạt được của mình, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong, đi đầu góp sức quan trọng vào việc phát triển, triển khai các hoạt động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Theo Realtimes
Hà Nội lập hồ sơ thu hồi hàng nghìn m2 đất dự án bỏ hoang
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản gửi Thường trực HĐND TP liên quan đến việc rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp đất cho doanh nghiệp nhưng bỏ hoang nhiều năm.
" alt="Ngàn tỷ đồng 'chết dí' tại dự án Đại học Quốc gia Hà Nội (Hòa Lạc)"/>
Ngàn tỷ đồng 'chết dí' tại dự án Đại học Quốc gia Hà Nội (Hòa Lạc)