>> Không có iPhone 5,ếtđôicùcác trận đấu tối nay mùa hè 2012 là của Samsung
Bỏ qua những trận chiến pháp lí căng thẳng giữa Apple và Samsung, điều gì sẽ xảy ra nếu kết hợp 2 mẫu điện thoại được mong đợi nhất hiện nay: iPhone 5 và Galaxy S3 làm một? Mô hình iSung Galaxy 5 của TechRadar đáp ứng được mọi mong mỏi của người dùng khi lựa chọn những điểm tốt nhất của iPhone và S3. iSung Galaxy 5 sẽ có các tính năng như NFC, máy ảnh siêu thông minh (chụp ảnh liên tiếp và chọn ra tấm ảnh đẹp nhất), khe cắm thẻ nhớ, nút bấm Home của iPhone và hai phím ảo của Android.
Và khi sáng tạo âm nhạc trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu, mạng xã hội tạm dừng chức năng “ném đá” để chia sẻ những niềm lạc quan, những tấm chân tình mong muốn được trao đi nhưng tinh thần nhiều hơn vật chất, thì một mắt xích lớn hơn xuất hiện, gom góp tất thảy giá trị vô hình trên tạo thành điều thực tế.
Đó cũng là lúc hành trình “Xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” lăn bánh. Chương trình được thực hiện bởi Lifebuoy, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường (trực thuộc Bộ Y Tế) và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Rồi chúng ta sẽ ổn!
Cuộc hành trình “Xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến - Vì một Việt Nam khỏe mạnh” bắt đầu chỉ với “vũ khí” là vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy, cùng niềm tin mãnh liệt về những yêu thương, hi vọng và tinh thần chống “giặc Covid-19” của toàn dân, nhưng đã tạo làn sóng lan tỏa hơn bao giờ hết.
Đợt chưa có lệnh cách ly toàn xã hội, công viên gần nhà đã chẳng còn mấy người lớn tuổi tập dưỡng sinh nhộn nhịp. Thay vào đó, ở một góc hai bà cháu đang tập nhảy cùng tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa cầm tay, “Cùng rửa tay xoa xoa xoa đều, đừng đưa tay lên mắt mũi miệng…”.
Cơ thể bà chẳng còn uyển chuyển, nhưng vẫn kiên nhẫn vui vẻ lắc lư theo giai điệu.
“Thằng cháu nó sợ bà ở nhà buồn, nên dạy bà nhảy thế này cho vui. Mình còn khỏe khoắn vận động được, giúp góp quỹ được là vui lắm con. Đến lúc đủ tiền xây trạm rửa tay rồi he, hi vọng người ta xài cũng thấy vui lây”.
Lướt Facebook những ngày nhà nhà lo âu, đoạn clip của cô bạn làm ngành y tế như thắp lên tia sáng, đẩy lùi nỗi lo trực trào theo từng con số tăng nhanh.
“Các đồng nghiệp của mình ở tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp với bệnh dịch mà họ vẫn dũng cảm lắm. Một chút cố gắng của tụi mình ở hậu phương hi vọng có thể cổ vũ tinh thần giúp họ mạnh mẽ”.
Tiếng nhạc Ghen Cô Vy phát lên rõ mồn một, trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít từ đầu đến chân, nguồn năng lượng tích cực rực cháy qua ánh mắt.
“Mình cũng mong thật nhiều trạm rửa tay Lifebuoy được xây dựng, nó như liều thuốc trấn an tinh thần rằng gia đình mình và những người khác sẽ được bảo vệ thật tốt vậy”.
Một tối tan sở ngồi đợi xe, bỗng nghe chú bảo vệ bên cạnh quay qua cười, chìa chiếc điện thoại cũ kĩ ra bắt chuyện, trên màn hình là vũ điệu rửa tay quen thuộc.
“Mấy người trong công ty rủ chú nhảy chung, để gây quỹ xây trạm rửa tay một ngày mấy ngàn người được dùng miễn phí, chú thấy ý nghĩa nên tham gia. Nhớ đón xem ủng hộ chú nghe”. Nói rồi, chú lại quay về với chiếc clip, gương mặt ánh nét thích thú vì tìm thấy niềm vui giữa mùa dịch nhiều nỗi lo.
“Anh Hai, em gửi cái này cho coi nghe, hay lắm!”, vừa nhấc điện thoại đã nghe chú Tư hào hứng khoe. Nhấn vào đường link chú gửi, tiếng đài phát thanh cập nhật tình hình dịch vang lên trên nền nhạc Ghen Cô Vy. Chuyển cảnh, bà con nông dân trên ruộng lúa mênh mông bắt đầu nhảy theo vũ điệu rửa tay không sai một nhịp.
Thì ra chẳng riêng thành phố, lời kêu gọi “Xây trạm rửa tay dã chiến” đã lan xuống tận những miền quê. “Nông dân coi vậy mà hiện đại lắm à nhen. Tập miết thuộc làu cách rửa tay với xà phòng, giờ đố dám rửa bậy. Hi vọng có ngày trạm rửa tay Lifebuoy về xã cho dân năng rửa, tuyên truyền phòng dịch phải kèm với thực hành liền thì mới hiệu quả”.
Không chỉ là việc nâng cao ý thức vệ sinh, tạo điều kiện để nhiều người có thể tự bảo vệ trước nguy cơ bệnh dịch, mà trên hết, những trạm rửa tay dã chiến còn là nơi để chúng ta củng cố niềm tin vững chắc: Không sao cả, rồi chúng ta sẽ ổn thôi!
Cách thức đơn giản để gây quỹ:
Mỗi clip nhảy theo vũ điệu 6 bước rửa tay chuẩn trên nền nhạc Ghen Cô-Vy 2.0 được tải lên Facebook/Youtube/TikTok chế độ công khai kèm hashtag #RuatayphongCovid19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh, sẽ đóng góp 25.000VNĐ vào quỹ. Bài nhạc Ghen Cô-vy 2.0 có thể được tải ở đây: https://bit.ly/nhac-GhenCovy-GayQuy
Mỗi lượt chia sẻ clip vũ điệu rửa tay Ghen Cô-Vy 2.0 trên Facebook/Youtube/TikTok chế độ công khai kèm khuyến khích "Đừng lan âu lo - Tập thói quen tốt" và hashtag #RuatayphongCovid19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh cũng sẽ đóng góp 5.000 VNĐ vào quỹ.
Nhằm hưởng ứng tinh thần giãn cách xã hội chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 23/4. Thông tin chi tiết tham khảo tại website chính thức của quỹ: https://100tramruataydachien.com/
Kim Phượng
" alt="Ghen Cô Vy, một giai điệu cổ vũ, triệu người nắm tay chống dịch"/>
'Muốn nuôi được ngựa phải có tình thương với ngựa. Tôi đã nhiều lần đến trường đua Phú Thọ, nhìn những con ngựa lăn xả trên đường đua, thấy thương chúng vô cùng', anh Tú chia sẻ tiếp.
Bầy ngựa của anh vào lúc trường đua còn mở cửa lên đến 12 con. Bây giờ, các trường đua Phú Thọ, Đức Hòa, Đại Nam đều đã đóng cửa, bầy ngựa của anh lâm vào cảnh 'thất nghiệp' nên anh phải bán bớt.
8 con ngựa còn lại của anh bây giờ không được đầu tư như khi còn đua nên tướng mạo có phần giảm sút. 'Muốn bán lắm nhưng tìm người mua như mò kim đáy biển.
Anh thấy con ngựa trắng đó, nó đã được 7 tuổi rồi. Hồi Đại Nam còn đua, có người trả 100 triệu tôi không bán, giờ thì muốn bán không ai mua'.
Cũng như bao người nuôi ngựa mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, anh Tú rất mong trường đua mở cửa lại để hàng ngày còn nghe tiếng vó ngựa trên đường, để còn có điều kiện chăm sóc thương yêu chúng. 'Cái nghiệp nuôi ngựa đua mà anh', anh Tú chua chát nói với chúng tôi.
Mong muốn mở lại trường đua
Con ngựa thật cao, đứng im cho chủ xịt nước tắm nó. Nhìn con ngựa thật đẹp, thật oai. 'Giống ngựa nước ngoài đó anh' anh Huỳnh Văn Lào 48 tuổi, nhà ở ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng - người đang tắm cho ngựa nói với chúng tôi.
'Gốc tích con ngựa này hơi ly kỳ một chút', anh kể tiếp. Cha mẹ nó giống nước ngoài nhưng nó sinh ra ở vùng cà phê (Đắk Lắk). Nuôi lớn, nó được bán cho khu du lịch Đại Nam làm ngựa đua. Cuối cùng, Đại Nam chuyển thẳng cho anh nuôi đến bây giờ.
Chuồng ngựa nhà anh Lào.
Anh Lào sinh ra trong một gia đình có truyền thống nuôi ngựa (từ đời ông, cha và giờ đến anh). Ngày xưa, cha ông của anh đều thường xuyên có mặt tại trường đua Phú Thọ. Ngựa nhà anh đã từng tham gia trên đường đua. Đến đời anh, trường đua vắng bóng ngựa, không còn nơi tung hoành nhưng ngược lại, bầy ngựa nhà anh lại tăng lên.
'Nếu ngày trước, cha ông theo nghiệp đua ngựa thì đến đời tôi, ngựa không còn được đua nên tôi chuyển sang kinh doanh. Tôi mua vào bán ra nên số ngựa nhiều dần ...'. Anh Lào kể lại.
Số ngựa hiện nay anh đang có lên đến 15 con gồm toàn ngựa thuần chủng ngoại nhập. Nhìn bầy ngựa của anh, con nào cũng cao to khỏe mạnh. Anh cho biết, nhiều nơi làm du lịch đã đến mua ngựa của anh. Một vài con xấu, anh bán lại cho một viện bào chế dược phẩm ở Ninh Thuận để nơi đây lấy huyết thanh. Chỉ hãn hữu lắm có những con ngựa bị chết mới được xẻ thịt, bởi thịt ngựa không được thông dụng lắm.
Ai cần giống ngựa tốt, muốn phối giống anh sẵn sàng hỗ trợ với giá rẻ. Anh nói, bây giờ ai cũng khổ. Phú Thọ, Đức Hòa, Đại Nam cả 3 trường đua đều đóng cửa. Có ai làm ra được đồng nào từ ngựa đâu nên anh chỉ lấy 1,5 triệu cho một lần ngựa phối giống trong khi ở những nơi khác lấy từ 3 - 5 triệu/lần.
Anh Lào tắm cho ngựa.
Chi phí nuôi ngựa đua giá rất cao. Ngoài cỏ, mỗi ngày mỗi con còn cần phải có khoảng 100.000đ tiền thức ăn. Chính vì điều này đã làm cho số lượng ngựa và người nuôi giảm đáng kể.
Cũng may, những năm gần đây mầm bệnh của ngựa không xuất hiện giúp người nuôi đỡ một khoản chi phí.
'Nuôi vì tình yêu với ngựa chứ thật ra nghề nuôi ngựa, kinh doanh ngựa không có tương lai', anh Lào nói. Anh cũng cho biết, muốn phát triển nghề này điều kiện tiên quyết là phải mở lại trường đua. Đây cũng là điều kiện và lý do duy nhất để hồi sinh lại nghề vốn đã một thời vang bóng.
300 chuyến xe cứu người hằng đêm của chàng trai Bình Dương
Chàng trai 23 tuổi này đã có hơn 2 năm chạy khoảng 300 chuyến xe cấp cứu miễn phí, kịp thời đưa người bị nạn vào bệnh viện.