Năm trường hợp thầy thuốc được quyền từ chối khám, chữa bệnh theo Luật mới nhất
Luật Khám bệnh,ămtrườnghợpthầythuốcđượcquyềntừchốikhámchữabệnhtheoLuậtmớinhấtintuc 24h chữa bệnh (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 9/1 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 khóa XV, có hiệu lực từ năm 2024, quy định người hành nghề được từ chối khám, chữa bệnh trong 5 trường hợp:
- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám, chữa bệnh khác
- Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp
- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi
- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định chuyên môn kỹ thuật
- Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Như vậy, so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, các trường hợp thầy thuốc được từ chối khám chữa bệnh được mở rộng, bổ sung 3 nhóm trường hợp.
Ngoại trừ 5 trường hợp trên đây, Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới nhất cũng cấm nhân viên y tế "Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh". Người bệnh cũng có quyền "được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
Thời gian qua, hàng loạt vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế được báo chí phản ánh. Tình trạng này không chỉ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở y tế, mà còn đè nặng lên tâm lý của đội ngũ y tế, khiến dư luận bức xúc và làm giảm chất lượng khám, chữa bệnh.
Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), những vụ mất an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh thì đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (70%) và điều dưỡng (15%).
Trong khi đó, khoảng 90% số vụ việc xảy ra tại khuôn viên bệnh viện, trung tâm y tế, trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh (chiếm 60%) và 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%).
Luật Khám chữa bệnh sửa đổi dù rất cấp bách nhưng không chạy theo tiến độTheo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) dù rất cấp bách nhưng không chạy theo tiến độ, mà phải tiếp thu, chỉnh lý tối đa các ý kiến.本文地址:http://member.tour-time.com/html/025b699639.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。