Nhận định, soi kèo Nice vs Marseille, 02h45 ngày 27/1: Vị vua sân khách
本文地址:http://member.tour-time.com/html/026d199240.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Damac vs Al Ittihad, 21h05 ngày 27/1: Niềm tin cửa trên
Điểm sàn của trường đại học Giao thông vận tải năm 2023
Dự đoán bóng đá Tây Ban Nha vs Đức – tứ kết Euro 2024 23h ngày 5/7
LỊCH THI ĐẤU EURO 2024 | ||
lượt trận đầu tiên | Đội - Đội | trực tiếp |
15/06/2024 02:00:00 | Scotland | XEM VIDEO |
15/06/2024 20:00:00 | Thụy Sĩ | XEM VIDEO |
15/06/2024 23:00:00 | Croatia | XEM VIDEO |
16/06/2024 02:00:00 | Albania | XEM VIDEO |
16/06/2024 20:00:00 | Hà Lan | XEM VIDEO |
16/06/2024 23:00:00 | Đan Mạch | XEM VIDEO |
17/06/2024 02:00:00 | Anh | XEM VIDEO |
17/06/2024 20:00:00 | Ukraine | XEM VIDEO |
17/06/2024 23:00:00 | Slovakia | XEM VIDEO |
18/06/2024 02:00:00 | Pháp | XEM VIDEO |
18/06/2024 23:00:00 | Georgia | XEM VIDEO |
19/06/2024 02:00:00 | CH Séc | XEM VIDEO |
Lượt trận thứ 2 | ||
19/06/2024 20:00:00 | Albania | XEM VIDEO |
19/06/2024 23:00:00 | Hungary | XEM VIDEO |
20/06/2024 02:00:00 | Thụy Sĩ | XEM VIDEO |
20/06/2024 20:00:00 | Serbia | XEM VIDEO |
20/06/2024 23:00:00 | Anh | XEM VIDEO |
21/06/2024 02:00:00 | Italy | XEM VIDEO |
21/06/2024 20:00:00 | Ukraine | XEM VIDEO |
21/06/2024 23:00:00 | Áo | XEM VIDEO |
22/06/2024 02:00:00 | Pháp | XEM VIDEO |
22/06/2024 20:00:00 | CH Séc | XEM VIDEO |
22/06/2024 23:00:00 | Bồ Đào Nha | XEM VIDEO |
23/06/2024 02:00:00 | Romania | XEM VIDEO |
Lượt trận thứ 3 | ||
24/06/2024 02:00:00 | Đức | XEM VIDEO |
24/06/2024 02:00:00 | Hungary | XEM VIDEO |
25/06/2024 02:00:00 | Italy | XEM VIDEO |
25/06/2024 02:00:00 | Tây Ban Nha | XEM VIDEO |
25/06/2024 23:00:00 | Ba Lan | XEM VIDEO |
25/06/2024 23:00:00 | Áo | XEM VIDEO |
26/06/2024 02:00:00 | Slovenia | XEM VIDEO |
26/06/2024 02:00:00 | Serbia | XEM VIDEO |
26/06/2024 23:00:00 | Romania | XEM VIDEO |
26/06/2024 23:00:00 | Bỉ | XEM VIDEO |
27/06/2024 02:00:00 | Bồ Đào Nha | XEM VIDEO |
27/06/2024 02:00:00 | Thỗ Nhĩ Kỳ | XEM VIDEO |
Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay trên VietNamNet
Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs Deportivo Pasto, 8h10 ngày 28/1: Đầu xuôi đuôi lọt
Cô Lương Thị Thuận Ánh, giáo viên Trường THCS Thị trấn Trần Văn Thời (Cà Mau), thẳng thắn chia sẻ hiện một số cuộc thi được tổ chức trong các nhà trường còn mang tính hình thức, nặng bệnh thành tích, máy móc, gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc và vất vả cho cả thầy lẫn trò.
Để các cuộc thi được tổ chức hiệu quả, cô Ánh kiến nghị cần rà roát, sắp xếp lại các cuộc thi, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, chi tiết, thời gian và thời lượng cuộc thi phù hợp để giáo viên và học sinh có khả năng đầu tư tham gia, không ảnh hưởng đến chuyên môn dạy và học.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay Bộ cũng đã có những văn bản chỉ đạo, thống nhất số lượng, danh mục các cuộc thi do ngành Giáo dục tổ chức trong năm học.
“Các cuộc thi do các đơn vị, tổ chức, bộ, ngành, đoàn thể khác cũng rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi cũng mong lãnh đạo các địa phương cũng như lãnh đạo các cơ sở giáo dục cân nhắc quyết định việc có tham gia hay không.
Với danh mục cuộc thi do Bộ GD-ĐT ban hành thống nhất cả nước, các cơ sở giáo dục cần phải tham gia. Song, với rất nhiều các cuộc thi khác, tôi đề nghị nếu không phải là bắt buộc, các trường có quyền lựa chọn. Các địa phương cũng cần có ý kiến sao cho không chồng chéo các cuộc thi, gây khổ sở cho các giáo viên và học sinh”, ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, riêng danh mục các cuộc thi do Bộ GD-ĐT quy đinh, việc có giảm nữa hay không và giảm thế nào, Bộ cần cân nhắc, tránh chuyển từ thái cực này sang một thái cực khác.
“Để bỏ các cuộc thi, chúng ta đều phải có những phân tích xem rằng nó có hữu ích hay không. Như vậy, cuộc thi nào ít hiệu quả, ít ý nghĩa thì xu hướng sẽ kiên quyết tinh gọn, giảm bớt”.
Về cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, Bộ trưởng cho hay sẽ tiếp tục cần sự đổi mới. Theo ông Sơn, đây là cuộc thi đã được tổ chức nhiều năm và nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo của học sinh, giáo viên trên cả nước.
Về mặt ý nghĩa, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật phù hợp với xu hướng học đi đôi với hành, giáo dục STEM trong nhà trường, kích thích tư duy sáng tạo, triển khai các ý tưởng ra sản phẩm thực tế...
Tuy nhiên, cuộc thi này vẫn cần phải tiếp tục đổi mới. Trong năm qua, cuộc thi này cũng đã có điều chỉnh một chút so với các năm trước đây.
“Tôi nghĩ rằng sẽ tiếp tục có những đổi mới sao cho thực chất hơn, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các cuộc thi này, tuy được tổ chức trong nước khá tốt nhưng khi tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, hầu như chúng ta rất ít khi được các giải cao, thứ hạng tốt.
Tham gia thi cần nền tảng tư duy, kỹ thuật, kỹ năng, học sinh phải được làm quen rất sớm. Do đó, chúng ta cần phải có những điều chỉnh và đặt trên một nền tảng là yếu tố thực hành, hữu dụng”, ông Sơn khẳng định.
Mức lương làm 'nóng' cuộc đối thoại Bộ trưởng Giáo dục với triệu giáo viênNhiều giáo viên thổ lộ mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống là một trong những lý do khiến họ muốn bỏ nghề và thực tế không ít đã bỏ nghề, rẽ sang hướng khác.">Giáo viên than trường học quá nhiều cuộc thi làm khổ cả thầy và trò
Lâu nay, chúng ta thường hay đề cập đến vấn đề lương giáo viên thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn mà ít nhắc đến nhân viên trường học - những người góp phần không nhỏ vào việc vận hành hoạt động của cơ sở giáo dục nhưng chế độ đãi ngộ cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Một số nhân viên trường học than rằng họ mang phận “con ghẻ” của ngành. Ở trường, trăm công nghìn việc đến tay bộ phận này nhưng thu nhập lại chẳng đáng là bao.
Thực tế, nhiều nhân viên thư viện, kế toán, văn thư… thực hiện các công việc liên quan giáo dục nhưng hầu như không có ưu đãi. Công tác trên 10 năm, thu nhập chưa đến 4 triệu đồng đã làm họ mất dần sự tâm huyết, tình yêu với công việc.
Chị T.T.H (35 tuổi) có thâm niên 10 làm nhân viên thư viện của một trường học ở Hà Nội. Ngày làm việc của chị bắt đầu từ 7h30 và kết thúc vào 17h.
Nhiều người nói nhân viên thư viện là công việc nhàn hạ. Vào giờ ra chơi, học sinh đến thư viện muốn đọc gì đều tự đọc, thậm chí không có học sinh nào lên thư viện, nhân viên càng nhàn rỗi. Nhưng chị H. nói đó chỉ là "bề nổi của tảng băng".
Trường có nhiều hoạt động ngoại khóa, đặc biệt, gần đây trường đẩy mạnh việc phát triển văn hóa đọc, công việc chị H. không hề nhẹ nhàng.
"Ngoài tham gia xây dựng các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tổ chức lễ hội đọc sách, tuyên truyền văn hóa đọc, tôi còn phải sắp xếp sách theo danh mục, nhập sổ sách mới, cho mượn sách, thống kê lượng học sinh đọc, ghi chép tên học sinh/giáo viên mượn sách.
Tôi cũng phải tham gia lên kế hoạch hàng tháng đáp ứng yêu cầu của ban giám hiệu, đề xuất mua sách mới, thống kê sách cũ, lập bảng thống kê và thanh lý sách”, chị H. nói.
Bên cạnh những việc chuyên môn trên, chị H. cũng phải kiêm nhiệm không ít việc không thuộc trách nhiệm của một nhân viên thư viện.
“Đôi khi, tôi bị phân công đánh máy văn bản, phô tô tài liệu, đề kiểm tra, đề ôn tập cho học sinh. Đó là chưa kể những việc không tên như lo việc trà nước cho ban giám hiệu khi có khách. Khách về, tôi lại tranh thủ rửa ấm chén.
Vào các ngày Rằm, mùng 1, tôi kiêm luôn việc mua hoa quả, cỗ bàn thắp hương. Những dịp trường liên hoan, cũng một tay tôi lo liệu. Chưa kể, tôi cùng chị lao công tham gia lau dọn, vệ sinh bàn ghế học sinh”, chị H. ngán ngẩm nói.
Kể về thu nhập, chị H tủi thân cho biết thâm niên làm hơn 10 năm nhưng thu nhập của chị chỉ 4 triệu đồng/tháng "bằng nửa thu nhập của những người làm nghề giúp việc hiện nay". Để duy trì cuộc sống, chị bán trà đá - công việc phụ nhưng lại cho chị thu nhập chính.
"Mức lương không đủ lo cho gia đình, cách đây 4 năm tôi và chồng bàn nhau mở một quán trà đá nhỏ ở cạnh khu chung cư.
Vì ban ngày phải đến trường nên quán trà đá của tôi chỉ mở vào buổi tối. Cũng may có lượng khách khá đông nên mỗi tháng tôi có thêm 5-6 triệu đồng”, chị H. ngậm ngùi.
Bỏ nghề vì lương thấp
Là nhân viên thiết bị tại một trường THCS ở Hà Nội, sau 7 năm gắn bó với nghề, anh N.V.K quyết định nghỉ việc với lý do mức lương không thể đảm bảo chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Công việc của anh K. là quản lý, bảo quản, lưu giữ cũng như sửa chữa những thiết bị đơn giản... nói đơn giản là quản lý đồ dùng dạy học.
"Làm lâu năm, có kinh nghiệm nên công việc cũng không áp lực với tôi. Ví dụ, giáo viên nào muốn mượn đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy học sẽ gọi điện trước cho tôi chuẩn bị, hết giờ mang xuống trả".
Ngoài ra, anh được hiệu trưởng phân công thêm việc sửa chữa đường truyền internet cũng như máy tính trong văn phòng nhà trường. Công việc của người nhân viên này không quá nhàn rỗi nhưng do có kinh nghiệm làm việc, sắp xếp khoa học nên thời gian hành chính, anh vẫn có những khoảng rảnh rỗi nhất định.
“Với mức lương 4 triệu đồng/tháng, tôi phải tranh thủ làm việc khác để kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình. Cũng may, vợ tôi có cửa hàng kinh doanh gạo cách trường 2km nên hễ có thời gian rảnh, tôi chạy qua phụ vợ ship gạo cho khách. Những khách ở xa, phí ship là 80 -100 nghìn đồng, chưa kể khách nào hào phóng, thấy nắng nóng, vất vả còn cho thêm tiền. Tính ra, nguồn thu của tôi từ công việc tay trái này không hề nhỏ”, anh K. kể.
Vì thế sau 7 năm gắn bó với trường, anh K. quyết định nghỉ việc để về toàn tâm phụ vợ bán gạo. Không khỏi tiếc nuối nhưng anh chia sẻ "không còn lựa chọn nào khác".
“Thay vì làm nhân viên thiết bị tại một trường nên linh động cho chúng tôi làm việc tại 2-3 trường, sau đó có thêm phụ cấp. Mức lương 4 triệu/tháng không bằng thu nhập của một người giao hàng hay thợ xây vì vậy việc rẽ hướng để tìm kế sinh nhai là chuyện một sớm một chiều”, anh nói thêm.
Ngày 5/8 vừa qua, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng GD-ĐT và những người công tác trong ngành Giáo dục, câu chuyện lương đã làm nóng cuộc đối thoại.
Bộ GD-ĐT tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học. Nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên để đảm bảo cuộc sống. Hiện nay, thu nhập của giáo viên còn thấp so với mức sống của toàn xã hội, dẫn đến việc nhiều giáo viên phải dành thời gian để đi làm thêm ngoài giờ lên lớp, từ đó hạn chế tới thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
Mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống là một trong những lý do khiến nhiều giáo viên muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề rẽ sang hướng khác. TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, khẳng định thực tế, nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc khác để đảm bảo cuộc sống.
Do đó, nếu Nhà nước không kịp thời có những chính sách hỗ trợ giáo viên số lượng thầy cô giáo bỏ việc thời gian tới có thể còn gia tăng. Các giáo viên đều mong muốn có giải pháp để giúp nâng cao hơn thu nhập, có thể toàn tâm toàn ý cho công việc dạy học.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; trước hết cân nhắc để có thể nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học. Bước đầu, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%.
Về ý kiến liên quan đến phụ cấp nhân viên trường học, theo Bộ trưởng, đây là nhóm chịu nhiều thiệt thòi, lương thấp, dù đã được hưởng phụ cấp ưu đãi tương ứng với công việc chuyên môn. Do đó sẽ phải tính đến việc điều chỉnh chính sách trong tương lai.
">Lương 4 triệu, nhân viên trường học tủi nghẹn xin nghỉ việc sau 7 năm gắn bó
Đồng thời diễn đàn cũng là nơi để kết nối, hợp tác với các cộng đồng học giả Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... nhằm thúc đẩy phát triển, hội nhập quốc tế về khoa học, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực cho các trường đại học Đông Nam Á.
PGS.TS Huỳnh Công Pháp – Trưởng Ban Tổ chức - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, cho biết: “Mạng lưới cộng đồng ACIR sẽ là nơi hội tụ và là cầu nối hiệu quả giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhằm tăng cường sự hợp tác, đóng góp cho sự phát triển bền vững trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao cho khu vực ASEAN”.
Theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, thời gian đến cộng đồng ACIR sẽ cùng nghiên cứu thực hiện dạy chung trực tuyến, xây dựng hình thức dạy học theo cặp dưới sự giảng dạy của các giáo sư, học giả đầu ngành trong khu vực.
">Các trường đại học khu vực ASEAN dự kiến dạy chung trực tuyến
Điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM năm 2023
友情链接