Chuyện tình 20 năm hạnh phúc của cặp đôi kém may mắn
作者:Nhận định 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-19 12:48:50 评论数:
Tai nạn ở tuổi 21
Có tiếng người gọi cửa để mua hàng,ệntìnhnămhạnhphúccủacặpđôikémmaymắtin tuc bitcoin chị Nguyễn Thị Xuân Ánh (SN 1972, Hoài Đức, Hà Nội) với tay lấy chiếc nạng, đi ra để gặp khách.
Lúc này, chồng chị, anh Nguyễn Tiến Dũng (SN 1971) - một người khuyết cả 2 chân, cũng có người gọi điện thuê chở hàng. Anh lên chiếc xe ba bánh và rời khỏi nhà...
Chị Xuân Ánh |
Mỗi người một việc, hơn 20 năm nay, họ đã dựa vào nhau để vượt qua những điều không may mắn trong cuộc sống.
“Số tôi vất vả từ bé”, chị Ánh nói về cuộc sống của mình. Ngày trước vừa đi học, chị vừa đi buôn bán. “Nhà nghèo quá, tôi thường đi xe buýt mang ổi găng, bưởi… xuống chợ nội thành bán lấy tiền”.
Năm 1993, khi 21 tuổi, tai nạn do ô tô gây ra khiến chị phải cưa mất một chân. Những ngày dài điều trị phục hồi chức năng, đã có lúc chị tuyệt vọng.
“Ở tuổi đó, cô gái nào cũng mơ về đám cưới, những đứa con nhưng mang mặc cảm của một người khuyết tật, tôi không còn hi vọng gì về hạnh phúc. Tôi chỉ nghĩ, mình cố gắng nuôi được bản thân để không làm phiền bố mẹ và có thể xin một đứa con để được làm mẹ…”, chị nói.
Sau cú sốc tai nạn, chị Ánh cố gắng luyện tập để trở thành vận động viên bộ môn Marathon trên xe lăn ở CLB Thể thao người khuyết tật Khúc Hạo. Chị bắt đầu đi thi đấu và chinh phục những giải thưởng.
“Những năm đó, thể thao đã cứu rỗi cuộc đời tôi”, chị nói.
Tình yêu với thể thao đã giúp chị vượt lên khó khăn. |
Khép lòng mình và mất hết hi vọng về hạnh phúc nhưng cuộc gặp với anh Dũng đã thay đổi suy nghĩ của chị Ánh.
Lần đó, anh trai của chị Ánh đến nhà anh Dũng thu hoạch chanh. Thấy anh Dũng mất hai chân, đi lại phải dựa vào 2 chiếc ghế, anh trai chị Ánh chia sẻ, nhà anh có người em gái cũng có hoàn cảnh tương tự. Anh sẽ nhờ em gái giúp anh Dũng có đôi nạng để đi.
Gia đình khó khăn, vừa học xong phổ thông anh Dũng theo bạn bè trong làng đi chợ buôn hoa quả. Anh thường đạp xe thồ từ huyện Hoài Đức lên huyện Lương Sơn (Hòa Bình) mua trái cây về bán.
Một ngày hè năm 1992, trên đường đi Hòa Bình, anh bị va chạm với chiếc xe tải.
Vụ tai nạn đã khiến anh mất đôi chân. Từ một người khỏe mạnh, là chỗ dựa trong gia đình, anh trở thành một người tàn phế.
Một tháng từ bệnh viện trở về, anh Dũng vẫn tràn ngập sự mặc cảm, chán chường. Anh nghĩ về tương lai, về người mẹ già lâu nay vẫn chỉ biết dựa vào con…
6 năm sau ngày gặp tai nạn, cuộc sống của anh cũng rẽ sang một hướng khác. Đó là ngày anh gặp chị.
Tình yêu của 2 người cùng cảnh
Cách nhà nhau 8 cây số và đôi chân không lành lặn, cặp đôi vẫn dành cho nhau cơ hội để hẹn hò, tìm hiểu.
Để sang nhà chị Ánh, anh Dũng thường lái chiếc xe ba bánh đi trên con đường đê. Có những lúc chiếc xe đổ chổng kềnh từ khúc cua trên đê xuống. Đứng từ xa nhìn thấy, lòng chị Ánh đau nhói…
Những kỉ niệm như thế đã đưa họ xích lại gần nhau hơn.
Hai vợ chồng trong một lần đi du lịch. Ảnh: NVCC |
Hơn 1 năm tìm hiểu, anh Dũng ngỏ ý muốn được đưa chị về chung một nhà. “Bố mẹ tôi cũng bày tỏ lo lắng, băn khoăn, anh tìm mọi cách để trấn an. Năm 2001, chúng tôi kết hôn”.
Ngày cưới, chú rể lái xe ba bánh đến đón cô dâu. Đây cũng là đám cưới đáng nhớ với người dân ở Cát Quế, Hoài Đức.
Tuy nhiên, tình yêu và mật ngọt của đám cưới nhanh chóng qua đi. “Nhà tôi khó khăn, nhà anh cũng nghèo, chỉ có hai mẹ con chui ra chui vào trong ngôi nhà rách nát. Nhiều lần, mẹ anh thở dài: "Nhà đã có một người khuyết tật, một bà già đau ốm, giờ lại một người khuyết tật nữa, sống làm sao?'".
Nhưng họ không nản chí. Anh Dũng làm rất nhiều nghề để kiếm tiền lo cho gia đình như sửa chữa ti vi, vi tính, làm ở cửa hàng photocopy… Cách đây 5 năm, anh chuyển sang chạy xe ba gác chở hàng. Dù đồng lương không cao nhưng anh luôn nỗ lực để cải thiện kinh tế gia đình.
Cuối năm 2001, con gái đầu lòng của họ chào đời và họ cũng đón con trai vào năm 2003.
Chị Ánh với chiếc nạng bên cạnh đang nấu cơm tối chờ chồng và con về. |
Nhờ có chồng hỗ trợ, chị Ánh có cơ hội quay trở lại với thể thao. Dù cơ thể không lành lặn nhưng sự nỗ lực, kiên trì là chìa khóa giúp chị có được những thành tích.
Chị nhớ lại: “Ngày nào từ 4-5h sáng, tôi cũng từ nhà lên trung tâm hơn 30km để luyện tập, không bỏ buổi nào. Tôi nhớ nhất là tháng 4/2001, khi thi đấu ở Mỹ. Lúc đó tôi vừa mang thai con gái nhưng không hay biết, trời rét xuống độ âm, cơ thể tôi mệt và luôn có cảm giác buồn nôn, không ăn được. Tôi phải mượn đồng đội nồi để nấu cháo”. Năm đó, thi chạy 42km bằng xe lăn, chị đã nhận được giải thưởng và số tiền trị giá 1.000 USD.
Liên tục đi thi đấu ở trong và ngoài nước, có tiền từ các giải thưởng, anh chị lần lượt trả nợ, xây nhà. Cuộc sống của họ bắt đầu ổn định hơn.
“Anh ấy rất tuyệt vời. Có những đợt tôi đi thi đấu liên tục, mẹ già và 2 con đều do anh chăm lo. Bố con còn đùa nhau: “Mẹ mày đi cả tháng, nhà vẫn ổn”, chị tự hào nói về chồng.
Sự quan tâm của anh dành cho chị là những loại mặt nạ thiên nhiên anh làm cho vợ dưỡng da, là những món mỹ phẩm anh bổ sung mỗi lần chị hết…
Trong ngôi nhà của họ có rất nhiều bằng khen, kỷ niệm chương ghi lại thành tích của chị Ánh. |
“Chúng tôi chưa xảy ra mâu thuẫn bao giờ. Những lần anh giận dỗi, tôi đùa, anh lại quên đi”, chị kể.
Đến nay chị Nguyễn Thị Xuân Ánh là Chủ nhiệm CLB Phụ nữ khuyết tật, anh Nguyễn Tiến Dũng là Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Hoài Đức.
Họ thường xuyên giúp đỡ, động viên những người có hoàn cảnh giống mình. “Chúng tôi kêu gọi các mạnh thường quân giúp người khuyết tật bằng các hoạt động như xin gạo, xe lăn… Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn truyền cho họ niềm tin, dù ở hoàn cảnh nào cũng không được tuyệt vọng, bỏ cuộc…”, chị nói.
Tháng 5/1996, chị Ánh đã giành giải Nhì toàn quốc môn xe lăn nữ 3km. Tháng 10/1996, chị giành giải Nhất ở cự ly 10km. Năm 1999, chị giành Huy chương Bạc cuộc thi Châu Á - Thái Bình Dương môn xe lăn nữ. Năm 2000, chị dành giải Nhất Marathon xe lăn nữ tại Hàn Quốc, giải Ba Huy chương Vàng xe lăn nữ cuộc thi Đông Nam Á tại Malaysia, giải Nhất Marathon New York. Năm 2015, chị giành 2 HCB của Para Game ở Singapore. Năm 2016, chị đạt giải Nhì cuộc thi Xe lăn nữ quốc tế tại Malaysia. |
TÌnh yêu đầy phép màu
Cô em tôi gọi điện rối rít thông báo: Em sắp lấy chồng. Với người yêu thích sự tự do bay nhảy, sống phóng khoáng như em thì đây đúng là "tin hot".