Bộ ảnh chia tay Zone 9 đầy tiếc nuối
|
|
![]() |
|
|
Bộ ảnh du ngoạn khắp thế giới
|
|
|
|
Bộ ảnh 'Theo em đi khắp châu Âu'
|
|
|
Theo Ione
Bộ ảnh chia tay Zone 9 đầy tiếc nuối
|
|
![]() |
|
|
Bộ ảnh du ngoạn khắp thế giới
|
|
|
|
Bộ ảnh 'Theo em đi khắp châu Âu'
|
|
|
Theo Ione
Khi Phúc sống tại TPHCM, còn Ánh ở Đà Nẵng, cả hai trải qua khoảng thời gian yêu xa đầy thử thách. Họ có vài lần chia tay trong tiếc nuối rồi tái hợp ngọt ngào.
Sau quãng đường dài, Phúc và Ánh quyết định về chung nhà vào năm 2025. Trước lễ ăn hỏi, Phúc muốn cầu hôn bạn gái theo cách đặc biệt nhất. Ánh làm tiếp viên hàng không nên Phúc nghĩ chỉ có cầu hôn trên máy bay thì bạn gái mới không biết.
Phúc biết quy định của các hãng hàng không rất nghiêm ngặt. Vì vậy, cậu đã tìm hiểu và viết thư điện tử xin phép hãng hàng không mà Ánh làm việc. Trong thư, cậu hy vọng hãng hàng không sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ thực hiện màn cầu hôn.
Sau khi tiếp nhận và đồng ý tạo điều kiện, các bộ phận của hãng hàng không đã lên phương án lựa chọn thời điểm thích hợp để Phúc cầu hôn.
Việc này nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ của chuyến bay, đồng thời không làm ảnh hưởng đến công việc phục vụ hành khách trên chuyến bay của tổ tiếp viên.
Để tìm được chuyến bay có lịch trình phù hợp, Phúc đã lén xem lịch bay của bạn gái. Cuối cùng, Phúc chọn chuyến bay TPHCM - Cam Ranh (SGN – CXR) để thực hiện màn cầu hôn trên không.
Về phần chi phí cho màn cầu hôn, Phúc chỉ mất tiền mua vé máy bay, hoa và nhẫn. Điều cậu lo sợ duy nhất là chuyến bay ngày hôm đó bị hủy hoặc dồn chuyến. May mắn, chuyến bay diễn ra đúng kế hoạch để màn cầu hôn thăng hoa.
Cầu hôn trên không
Trước ngày thực hiện kế hoạch, Phúc bồn chồn và lo lắng rất nhiều. Vào ngày cầu hôn (7/9), Phúc hồi hộp đến mức tim đập nhanh, toát mồ hôi, huyết áp tăng liên tục.
Từ 3h sáng, Phúc đã có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM. Cậu mượn áo khoác của bạn, trùm kín từ trên xuống dưới để tránh bị phát hiện.
Phúc kể: “Tôi đến sân bay trước giờ bay gần 4 tiếng đồng hồ. Tôi sợ mình bị trễ chuyến và cũng muốn nhìn thấy bạn gái di chuyển lên máy bay.
Khi lên máy bay, tôi giới thiệu mình là hành khách muốn cầu hôn bạn gái thì được tổ tiếp viên hỗ trợ. Mọi người giúp tôi cất giấu hoa và ổn định chỗ ngồi”.
Phúc được sắp xếp ngồi ở đầu khoang, còn bạn gái làm việc ở cuối khoang. Vì vậy, quá trình Phúc lên máy bay cũng như mời nước, hai người không gặp nhau.
Tổ tiếp viên của chuyến bay hôm đó đã phân công 2 tiếp viên hỗ trợ Phúc, còn các người khác tập trung quan sát khoang khách và chăm sóc hành khách.
Đến thời khắc quan trọng, Phúc hồi hộp, tim đập loạn xạ. Trong cabin, máy lạnh rất mát nhưng người Phúc ướt đẫm mồ hôi. Phúc hồi hộp vì đứng trước nhiều người, không biết phản ứng của bạn gái ra sao, sợ không nói đúng những lời đã tập,…
“Tôi không hoạt ngôn và ít khi nói chuyện trước đám đông. Để cầu hôn bạn gái, tôi đã cố gắng bước ra khỏi vùng an toàn của mình”, Phúc chia sẻ.
Và rồi, màn cầu hôn diễn ra thành công ngoài mong đợi ở độ cao trên 10.000m. Mọi thứ hoàn hảo và nhanh chóng đến mức chỉ mất hơn 1 phút thực hiện. Bạn gái Phúc hoàn toàn bất ngờ và xúc động. Cô cười rạng rỡ và hạnh phúc đến rơi nước mắt.
“Ngày 7/9, tôi đi làm như mọi ngày, 2 chặng bay đến Cam Ranh vào sáng sớm. Sau khi hoàn tất mọi dịch vụ, tôi nghỉ ngơi trong bếp thì bỗng dưng có tiếng nhạc vang lên.
Tôi nghĩ chắc mọi người mở nhầm nhạc và tính nhìn ra cabin nhưng bị đồng nghiệp giữ lại. Sau vài giây, anh Phúc xuất hiện với bó hoa lớn trên tay.
Vì không biết trước kế hoạch của bạn trai nên tôi từng có ý định thay đổi lịch làm việc. May mắn, tôi đã không bỏ lỡ khoảnh khắc tuyệt vời mà anh và tổ bay chuẩn bị trong âm thầm”, Ánh xúc động chia sẻ.
Cặp đôi chân thành cảm ơn tổ bay và các bộ phận khác của hãng hàng không đã tạo điều kiện, hỗ trợ tận tình.
Với Phúc và Ánh, kỷ niệm lần này như lời nhắc cả hai phải luôn quan tâm, yêu thương nhau. Họ đã chọn đi cùng nhau gần 10 năm thanh xuân. Bây giờ, họ tiếp tục đồng ý nắm chặt tay, viết tiếp những kỷ niệm đẹp mang tên gia đình.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp
Khi đại dịch Covid-19 chưa ập đến, khách sạn Avenir Montmartre (ở Pháp) là địa điểm hút du khách vì nó có tầm nhìn hướng ra tháp Eiffel và nhà thờ Sacre Coeur. Nhưng Covid-19 đã khiến khách sạn này có những vị khách đặc biệt hơn. Họ mở cửa chào đón những người vô gia cư.
Ban quản lý khách sạn đã bàn giao các phòng ở cho tổ chức từ thiện cho người vô gia cư Emmaus Solidarite trong vòng 1 năm. Tổ chức này hiện dùng các phòng làm chỗ ở cho những người đang hằng ngày phải ngủ ngoài đường phố.
Nếu không được ngủ trong khách sạn Avenir, Ibrahim – một người tị nạn đến từ Mali sẽ phải nằm trên sàn bếp của những nhà hàng mà anh được thuê công việc thời vụ hoặc ngủ ngoài trời.
“Khi mới đến Paris, tôi không quen ai cả. Tôi chỉ quanh quẩn ở khu nhà tạm. Thỉnh thoảng, tôi ngủ trong bếp của nhà hàng hoặc bên cạnh thùng rác” – anh nói.
“Có những ngày tôi tìm được công việc nhỏ, được trả 30-50 bảng. Khi có việc, tôi thuê phòng với giá 30 bảng/đêm. Nhưng tôi không thể làm thế cả đời”.
Ở khách sạn Avenir Montmartre, tiền phòng được tài trợ bởi tổ chức từ thiện mà họ nhận được từ viện trợ của Chính phủ. Họ sẽ được ăn 3 bữa mỗi ngày trong phòng ăn sáng của khách sạn. Mỗi phòng đều có tivi và vòi tắm hoa sen.
Đối với tổ chức từ thiện Emmaus Solidarite, khách sạn là nơi an toàn để giúp tái thiết lại cuộc sống của người vô gia cư.
“Nhiều người mắc bệnh cả về thể chất và tinh thần khi phải sống ngoài đường và những chấn thương khác mà họ phải trải qua” – Tổng giám đốc của tổ chức Emmaus cho hay.
“Tổ chức của chúng tôi đặt mục tiêu giúp họ phá vỡ vòng xoáy của cuộc sống vô gia cư” – ông nói.
“Ngày tôi tới đây, tôi đã thốt lên ‘thật tuyệt!’” – Ibrahim chia sẻ khi nói về khách sạn. “Tôi nhìn thấy tương lai của mình. Sẽ đến ngày cuộc đời tôi thay đổi”.
Trên tầng 7 của một toà nhà ở Nhật Bản, một cuộc thương lượng không mấy dễ chịu đang diễn ra.
" alt=""/>Khách sạn Paris mở cửa chào đón người vô gia cư