当前位置:首页 > Kinh doanh

Du học sinh về hay ở: Chuyện cá nhân hay việc cần chỉnh đốn?

- Cuộc tranh luận dằng dai quanh chuyện du học sinh về hay ở lại được xớixáo lên nhân chuyện của TS Doãn Minh Đăng,ọcsinhvềhayởChuyệncánhânhayviệccầnchỉnhđốbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia việt nam rồi tới chia sẻ của Nguyễn Thành Vinh - Á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên.

Cuộc tranh luận du học sinh, đặc biệt là du học theo diện học bổng ngân sách của Nhà nước, phải về nước hay ở lại nước ngoài - được xem là cuộc tranh luận kéo dài và khó đi đến hồi kết.

Quay về thì phải chấp nhận...

Độc giả Võ Viết Lập đặt một loạt câu hỏi “Đi học bằng ngân sách Nhà nước, về nước từ chối bổ nhiệm làm lãnh đạo, chỉ muốn làm theo sở thích của mình, thế mà vẫn được khen ngợi là sao? Chẳng lẽ vị trí lãnh đạo chỉ dành cho những người kém, còn người giỏi không thấy trách nhiệm của mình?

Nếu các bạn là lao động tự do, tức là không bị ràng buộc về đào tạo, cống hiến, các bạn muốn làm gì thì làm, việc không phù hợp thì thôi. Còn đã chấp nhận sử dụng tiền của nhà nước, thì phải theo bổ nhiệm của cấp trên. Đưa người giỏi lên làm lãnh đạo chẳng lẽ là sai? Ai cũng như thê, chỉ thích làm khoa học thì ai sẽ làm lãnh đạo?”.

Facebooker Vu Hong Thao cho rằng “Đã chấp nhận quay về thì du học sinh phải chấp nhận cái thực tế là nước mình chưa bằng được nước người ta, Và mình về để mà đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Còn anh quay về mà cứ mang tư tưởng "trên cơ", ban phát ân huệ cho "dân đen"  thì bất mãn là đương nhiên”.

Độc giả Nguyễn Lam thì nhìn nhận quan điểm đi được là cứ đi, đừng về là của nhiều người, mà “Lỗi không chỉ của người làm chính sách mà ở cả chính lối sống nhiều tật xấu của người Việt."

"Song, thấy dở thì đi, thấy hay thì về, chỉ biết chờ đồng nghĩa là kẻ cơ hội” – độc giả này nhận xét.

Chuyện đâu chỉ mỗi Việt Nam?

Không ít những người đã đứng trước lựa chọn về hay ở, hay về rồi lại đi tiếp, lên tiếng chia sẻ câu chuyện của bản thân.

Một cựu du học sinh đã từng trở về Việt Nam kể chuyện: “Mình về Việt Nam xin việc ở viện nghiên cứu, lương ngày xưa là 700.000 đồng. Cô phụ trách ở đó bảo mình là cô bảo gì thì cháu làm nấy, cháu cũng không được hỏi là dự án này đang làm về cái gì, cứ làm rồi đưa cô kết quả...

Sang một viện khác, chú phụ trách bảo cháu cứ ở đây, sáng đến quét phòng chuẩn bị trà, đến trưa thì thường các chú sẽ đi ăn trưa sớm, trong tuần có buổi nào đó các chú sẽ về sớm đánh tennis... Xin vào 3 viện thì 3 viện đều có tác phong như vậy. Mình có người quen nên đến đưa hồ sơ cho các cô chú các cô chú cũng cởi mở nói thẳng thắn thế đấy.

Nói chung sau này là mình lại rời Việt Nam”.

Bạn có nickname Metincoi thì nhận xét: “Chuyện chọn nơi làm việc có khả năng phát huy bản thân đâu chỉ xảy ra ở Việt Nam: dân châu Âu sang Mỹ, Nhật làm việc đầy, ngược lại dân Mỹ sang Âu, Á làm việc cũng khối.

Có người chọn cách sống dễ dàng, thoải mái về vật chất, người thích sống khó khăn, thử thách. Mục đích cuộc đời cũng chẳng ai giống ai”.

Bạn Honey.Bee cũng nhận xét: “Về nước làm việc hay ở nước ngoài, cái này - khoan nói tới chính sách vĩ mô to tát gì đó - thì phần lớn là do cách nhìn, cách nghĩ và cách quyết định của cá nhân từng người.

Hầu hết những du học sinh băn khoăn đi hay ở đều là người đã từng ở trong nước, sau đó ra ngoài học tập công tác một thời gian rồi quay về. Vì thế đừng bao biện là "Tôi không thể tưởng tượng được rằng nó lại như thế..."!”.

Đồng tình với cách nhìn nhận này, độc giả Phan Hà An nêu ví dụ “Rất nhiều người giỏi đã và vẫn đang làm việc ở Việt Nam bình thường, họ cũng bận rộn và chẳng có thời gian lên mạng thanh minh vì sao họ về. Một trường hợp điển hình là GS Phan Thanh Sơn Nam sinh năm 77, GS Hiếu ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hay rất nhiều người trẻ cỡ 35 – 36 tuổi đều học ở Âu, Mỹ về nước làm việc có nhiều công trình công bố từ Việt Nam. Họ không những giỏi mà còn thích nghi tốt, không tiêu cực với thời cuộc”.

Trên một diễn đàn mạng, với chủ đề về - ở, một thành viên có nickname là Aika cho biết “Mình cũng là người chọn ở lại”. Theo bạn này, “Thật ra lúc trẻ mình chẳng có suy tư chuyện về ở nhiều lắm. Cứ chọn làm những thứ mình thích ngoảnh đi ngoảnh lại thì ở Nhật quá lâu để không muốn rời khỏi nó, nhất là khi có con thì mình mới nghĩ nhiều hơn về những thứ thực tế liên quan đến con.

Người về hay ở thật ra ai cũng cân nhắc, đắn đo nhiều lắm rồi. Suy cho cùng ai cũng sẽ chọn, quyết cái mà họ cảm thấy tốt nhất cho họ ở mỗi thời điểm lựa chọn. Mình không đánh giá ai cả, vì không có chuẩn và công thức chung nào để đúng cho tất cả mọi người, nhất là không có cái thước đo nào có thể đo được lòng yêu nước, chí cống hiến của người ta cả.

Nên ai chọn như thế nào thì cứ cố gắng hết sức làm bằng cả nhiệt huyết thì mình đánh giá cao hết”.

{ keywords}

Các du học sinh sẽ chọn, quyết cái mà họ cảm thấy tốt nhất cho mình ở mỗi thời điểm lựa chọn.


“Tiên vị kỷ”, và nhớ rằng còn món nợ

Không quá cực đoan với chuyện ở hay về, một độc giả nhắn nhủ: “Tại sao cứ phải băn khoăn đi hay ở nhỉ? Các bạn thấy chỗ nào hợp và phát huy được tài năng của mình thì ở lại làm việc, khi đó bạn sẽ cống hiến được nhiều nhất cho xã hội và cho mình. Và bạn hãy vững mạnh lên, bạn kém là bạn sa lầy đấy, bạn có vững mạnh thì bạn mới có cơ hội giúp đỡ người khác. Và lúc đó thì bạn hãy nghĩ về cố hương của bạn trước nhé... Thế thôi, đơn giản vô cùng”.

Bạn Moonandsun84 nêu quan điểm: “Theo mình, nếu em nào có tài, nhà có điều kiện đi học bằng tiền của mình thì về hay ở tùy tâm của em. Nếu em tài, em không có điều kiện nhưng tìm được học bổng nước ngoài rồi đi học thì về hay ở tùy thích của em. Nếu em tài, em đi bằng học bổng Nhà nước thì đi hay ở tùy đạo đức của em, ở lại nhớ trả tiền là được.

Mỗi người đều có sự lựa chọn của bản thân miễn không vi phạm đạo đức, pháp luật thì chả ai có thể lên án hay phán xét được, bởi mình cũng chẳng thể đảm bảo lo được cho người khác trong khi bản thân còn lo chưa xong. Đừng bắt người khác phải hy sinh hay làm như cách mình mong muốn trong khi bản thân chưa từng trong hoàn cảnh như thế”.

Cũng trên một diễn đàn mạng, một thành viên có nick là fassy bày tỏ: “Tôi mong các bạn đi học bằng học bổng Nhà nước, hãy cố gắng học hành nghiên cứu, có nhiều kết quả tốt để có cơ hội việc làm, sau đó ở lại các nước phát triển, học hành nghiên cứu tiếp. Nếu trở về thì cố gắng làm nơi có đất dụng võ, có nơi học hỏi và thu nhập đủ sống.

Đừng bao giờ để người khác làm ảnh hưởng tới quyết định về tương lai nghề nghiệp và cuộc sống của các bạn...

Chỉ cần nhớ rằng Việt Nam luôn là quê hương của các bạn, các bạn còn món nợ với đất nước và tri thức của các bạn chính là vốn quý của đất nước sau này. Luôn nhớ như vậy là đủ”.

TIN BÀI LIÊN QUAN:>> Thầy giáo Olympia: Cơ chế và nhân tài đang rất lệch pha

分享到:

相关推荐

{keywords}

Khẳng định vai trò trong khó khăn

Trong năm 2021, quý 2 và quý 3 được xem là thời gian đỉnh dịch hoành hành tại Việt Nam, hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát. Theo Dự thảo Báo cáo đánh giá công tác quản lý nhà nước quý 3 và nhiệm vụ quý 4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, số doanh nghiệp bưu chính lũy kế đến tháng 9/2021 là 650 doanh nghiệp, tăng 67 doanh nghiệp so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, doanh thu bưu chính ước tính quý 3 chỉ đạt 5.000 tỷ (giảm 50% so với quý 2/2021), lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt khoảng 25.000 tỷ (giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái).

Doanh thu quý 3 giảm đến 50% so với quý 2 là do ảnh hưởng của dịch vào thời điểm “căng như dây đàn” hồi tháng 7 - 8. Khi đó, các doanh nghiệp bưu chính gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động đặc biệt là tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ.

Bên cạnh đó việc tuyển dụng mới để bù số thiếu hụt không khả thi do không được cấp mã QR để hoạt động. Lực lượng lao động bị cắt giảm theo yêu cầu của chính quyền địa phương khiến các doanh nghiệp bưu chính thiếu nguồn lực để khai thác, hoạt động. Mặt khác, chi phí xét nghiệm PCR cho bưu tá/shipper khi đi giao nhận, chuyển phát hàng đã phát sinh chi phí lớn và tạo gánh nặng cho các doanh nghiệp bưu chính.

Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, các doanh nghiệp chuyển phát đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình với nền kinh tế, đặc biệt là tình hình an sinh xã hội. Khi mọi hoạt động khác gần như phải đứng yên - trừ công tác chống dịch - thì bưu chính, chuyển phát là “mạch máu” giúp nền kinh tế vẫn “sống”, tình hình an sinh xã hội vẫn ổn định. Chính vì vậy, dù doanh thu suy giảm mạnh, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực vẫn tiếp tục tăng.

{keywords}

Trong cái khó, ló cái khôn

Tình trạng “bình thường mới” hiện nay và trong năm 2022 đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát phải liên tục thay đổi, thích nghi nhằm tăng sức cạnh tranh và chinh phục thị trường. Ngay từ đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp đã tích cực gia tăng đầu tư, ứng dụng công nghệ số và tạo dấu ấn khác biệt. Trong đó, công ty chuyển phát nhanh quốc tế J&T Express được đánh giá là doanh nghiệp mới nổi và mang tới nhiều cơ hội cho người dùng, không ngừng gặt hái được nhiều dấu ấn tại thị trường Việt Nam với sự hợp tác cùng nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực thương mại điện tử. Không chỉ trong nước, J&T Express còn phủ sóng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho phép khách hàng có thể chuyển phát hàng hóa đi khắp thế giới.

Tại Việt Nam, J&T Express đã có hơn 1.000 bưu cục trên khắp 63 tỉnh, thành, tăng gấp đôi so với năm đầu hoạt động (2018). Doanh nghiệp này hiện đang có 36 trung tâm khai thác đang hoạt động với đội ngũ hùng hậu hơn 250.000 nhân viên và năng động và kinh nghiệm. J&T Express cũng đang xây dựng trung tâm trung chuyển thứ 37, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2022. Đây là trung tâm trung chuyển hiện đại nhất tại Việt Nam với diện tích lên đến 60.000 m2, ứng dụng các công nghệ hiện đại như hệ thống phân loại thông minh DWS, quy trình xử lý tự động theo quy chuẩn Smart Logistics và hệ thống băng chuyền ma trận tự động, khả năng xử lý lên tới hơn 2 triệu kiện mỗi ngày…

{keywords}

Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống, J&T Express còn liên tục tổ chức nhiều chương trình ưu đãi vừa kích cầu khách hàng sử dụng dịch vụ vừa chia sẻ khó khăn với họ. Một trong những chương trình nổi bật của J&T trong năm 2021 là “Red Tuesday" - chuỗi chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho mọi đối tượng khách hàng, diễn ra vào ngày thứ 3 trong tuần. “Red Tuesday" đem đến cho khách hàng cơ hội nhận được ưu đãi càng hấp dẫn khi gửi hàng như: hoàn tiền, chiết khấu, quà tặng...

An Nhiên

" alt="Thị trường chuyển phát nhanh 2021: trong cái khó, ló cái khôn">

Thị trường chuyển phát nhanh 2021: trong cái khó, ló cái khôn

  • Nhận định, soi kèo Borneo vs Kaya FC, 19h00 ngày 23/1: Out trình

  • {keywords}Giáo sư Brett Kirk, tân Trưởng khoa khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam.

    Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng trường (phụ trách Phân viện STEM) và Phó giám đốc Đại học RMIT phụ trách Đổi mới sáng tạo kỹ thuật số, Giáo sư Aleks Subic cho biết: Việc thêm yếu tố “Kỹ thuật” vào tên của khoa là nhằm nêu bật danh tiếng các chương trình kỹ thuật được ghi nhận trên toàn cầu của Đại học RMIT, cũng như các công trình nghiên cứu xuất sắc và ứng dụng nghiên cứu vào thực tiễn, cùng quan hệ đối tác vững chắc với lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới.

    Cũng theo Giáo sư Aleks Subic, với kế hoạch mở rộng chương trình giảng dạy, xây dựng năng lực và các hoạt động nghiên cứu trong các lĩnh vực chính thuộc STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), RMIT hướng tới xây dựng SSET trở thành 1 khoa quốc tế hàng đầu ở Việt Nam, được công nhận nhờ đào tạo ra đội ngũ sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc có năng lực cạnh tranh toàn cầu, và nhờ các nghiên cứu ứng dụng hỗ trợ thay đổi mạnh mẽ các ngành nghề và phát triển kinh tế ở Việt Nam.

    Với định hướng lãnh đạo mới và Trưởng khoa SSET vừa nhậm chức, RMIT Việt Nam dự định nâng cao năng lực sâu rộng cho khoa trên toàn bộ các lĩnh vực thuộc STEM, tăng số ngành đào tạo ở cả TP.HCM và Hà Nội; đồng thời xây dựng năng lực nghiên cứu và tăng cường giao lưu kết nối với doanh nghiệp, Chính phủ và cộng đồng.

    Tân trưởng khoa SSET, Giáo sư Brett Kirk nhấn mạnh rằng: “Tên gọi mới của khoa phản ánh sự tăng trưởng mà chúng tôi đã đạt được trong những năm qua cũng như định hướng mới của khoa trong việc triển khai sâu rộng các chương trình đào tạo”.

    SSET hiện đào tạo 6 chương trình đại học gồm: Robot và cơ điện tử, điện và điện tử, phần mềm, CNTT, hàng không và tâm lý học. Trong đó, Cử nhân Khoa học ứng dụng (Hàng không) và Cử nhân Khoa học ứng dụng (Tâm lý học) là 2 ngành mới tuyển sinh từ năm nay, với khóa sinh viên đầu tiên nhập học từ tháng 10/2021.

    {keywords}
    Trí tuệ nhân tạo và an toàn mạng là 2 lĩnh vực RMIT Việt Nam dự kiến mở mới chương trình đào tạo Thạc sĩ (Ảnh minh họa)

    Để đem đến cho sinh viên cơ hội theo đuổi các lộ trình khác nhau và cung cấp cho lực lượng lao động thêm nhiều chuyên gia giải quyết vấn đề, SSET dự kiến thời gian tới sẽ mở 1 chương trình đại học về Công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, cùng 2 chương trình cao học về Trí tuệ nhân tạo và An toàn mạng.

    Giáo sư Kirk cho biết, nhà trường còn phát triển số lượng nghiên cứu sinh Tiến sĩ bằng cách trao học bổng nghiên cứu và giảng dạy tiền Tiến sĩ cho phụ nữ trong lĩnh vực STEMM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Y học); cùng các Học bổng Tiến sĩ.

    Chương trình sẽ dành cho phụ nữ tài năng tốt nghiệp từ các ngành thuộc lĩnh vực STEM ở Việt Nam. "Bên cạnh đó, chúng tôi còn cam kết hỗ trợ đào tạo nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực STEM ở Việt Nam bằng việc trao 3 học bổng nghiên cứu sinh Tiến sĩ trong năm 2021, đồng thời tiếp tục bồi đắp năng lực và tiềm lực nghiên cứu góp phần vào năng lực toàn diện sâu rộng của nhà trường ở tất cả các cơ sở và trung tâm nghiên cứu”, Giáo sư Brett Kirk cho hay.

    Vị tân trưởng khoa SSET cũng lưu ý thêm: Toàn bộ sự phát triển của khoa sẽ được định hướng bởi quan hệ hợp tác và tập trung mạnh mẽ vào xây dựng quan hệ đối tác trong giáo dục, nghiên cứu và kết nối cộng đồng, để khoa có thể kiến tạo thay đổi.

    Vân Anh

    Nhân lực ngành Trí tuệ nhân tạo đang rất thiếu ở Việt Nam và trên thế giới

    Nhân lực ngành Trí tuệ nhân tạo đang rất thiếu ở Việt Nam và trên thế giới

    Theo các chuyên gia, ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) đang rất thiếu những nhân sự tài năng kể cả ở trình độ sơ cấp và cao cấp. Tuy nhiên, Việt Nam đang có tiềm năng lớn để đào tạo thế hệ nhân tài AI tương lai.

    " alt="Đại học RMIT Việt Nam sẽ mở 2 chương trình đào tạo Thạc sĩ về AI, an toàn mạng">

    Đại học RMIT Việt Nam sẽ mở 2 chương trình đào tạo Thạc sĩ về AI, an toàn mạng

  •