Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự -
Điều ít biết về con đường lãng mạn nhất Hà NộiĐường Cổ Ngư và tam quan đền Quán Thánh. Ảnh: Firmin-André Salles.
Trên đê Cố Ngự
Nhớ chữ đồng tâm
Hỡi cô đội nón ba tầm
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang
(Ca dao ngạn ngữ Hà Nội)
Mùa đông Hà Nội đẹp và lãng mạn. Đi trên đường Thanh Niên, trông ra hồ Tây mờ sương, cảm nhận mùa đông đến gần lắm.
Đường Thanh Niên tên cũ là đường Cổ Ngư, con đường lãng mạn nhất của Hà Nội. Có người đã gọi con đường này là “đường tình yêu”, nơi đã cất giấu bao nhiêu lời tự tình của trai gái Hà thành.
Đường Cổ Ngư, cái tên dẫn dụ ta trở về với Thăng Long thành thuở “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Con đường với tuổi đời hơn 400 năm ngăn chia hồ Tây và hồ Trúc Bạch như khe mang của con cá khổng lồ (nếu ta tưởng tượng hồ Tây là thân và hồ Trúc Bạch là phần đầu của con cá).
Hơn trăm năm trước Hà Nội có rất nhiều hồ. Các hồ nối tiếp nhau san sát từ hồ Tây đến hồ Tả Vọng - Hữu Vọng. Cứ xem tấm bản đồ Hà Nội năm 1873 được vẽ bởi ông Phạm Đình Bách thì thấy rõ.
Ở mạn phía bắc, lớn nhất là hồ Tây rồi đến hồ Trúc Bạch, kế tiếp có hồ Cổ Ngựa rồi hồ Sao Sa. Đi theo hướng đông có hồ Huyền Thiên, hồ Đồng Xuân, hồ Ngư Võng, Thái Cực rồi đến hồ Tả Vọng, Hữu Vọng.
Trải qua thời gian, các hồ dần bị lấp để quy hoạch thành đường phố và khu dân cư. Vì thế, giờ đây không còn hồ Đồng Xuân mà thay vào đó là khu chợ Bắc Qua, cũng không còn hồ Thái Cực mà dấu tích của nó là phố Cầu Gỗ, rồi có Nhà hát Lớn được xây dựng trên hồ Hữu Vọng.
Thế kỷ thứ XVII, hồ Tây và hồ Trúc Bạch chỉ là một. Sau này người dân đổ đất, đóng cọc tre tạo thành một con kè nhỏ ngăn một phần hồ Tây tạo thành hồ Trúc Bạch như bây giờ.
Trong Cổ tích và danh thắng Hà Nội(Nhà xuất bản Văn hóa, 1958), cụ Sở Bảo Doãn Kế Thiện dẫn sách Long thành dật sửgiải thích rằng con kè ngăn hồ này được đắp vào năm 1620 để ngư dân đánh bắt tôm cá vì phần trên của hồ Tây khá lặng sóng, vì vậy gọi là đập Cố Ngự (giữ cho vững chắc).
Thời nhà Lê nó được bồi đắp trở thành vòng thành ngoài của Kinh thành Thăng Long gọi là đê trấn Bắc. Thời Pháp, đê Cố Ngự được gọi là Cổ Ngư. Người thì bảo tên gọi này do con đường giống như phần cổ (mang) của con cá, người lại nói cách phiên âm của người Pháp không có dấu nên Cố Ngự thành Co Ngu là lâu dần đọc chệch thành Cổ Ngư.
Những năm đầu thế kỷ XX, đê Cổ Ngư chưa có dáng dấp của một con phố. Mặt đường sỏi đá gồ ghề và rất hẹp, chỉ đủ hai xe tay tránh nhau. Không có đèn đường nên ban đêm khu vực này rất tối tăm. Người ta lắp ở đây hai hàng cột sắt ở bên đường, trên cột có khung kính, bên trong đặt chiếc đèn dầu.
Mỗi tối có người mang thang đến thắp đèn lần lượt từ đầu đường đến cuối đường. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan, đến năm 1918 những cột đèn dầu hỏa này vẫn còn được sử dụng.
Năm 1931, Hội đồng Thành phố cải tạo đê Cổ Ngư bằng cách đổ đá dọc hai bên mở rộng thành đường. Đê Cổ Ngư không còn ngoằn ngoèo nữa mà mang dáng dấp của một tuyến đường. Người Pháp đặt tên cho đường này là Lyautey (lấy tên một viên Thống chế người Pháp). Cuối đường Cổ Ngư là đền Trấn Vũ, một trong bốn ngôi đền thiêng của “Thăng Long tứ trấn”. Đoạn giữa đường Cổ Ngư có chùa Trấn Quốc và đền Cẩu Nhi.
Đường Thanh niên ngày nay.
Nói đến chùa Trấn Quốc, lại nhớ đến một chuyện còn lưu vết trên trang báo xưa. Vào năm 1935, một thương gia người Pháp - chủ khách sạn Métropole - đã móc nối với chính quyền định lấy một phần đất chùa làm dịch vụ giải khát và nhảy đầm. “Dự án” kinh doanh hỗn láo này bị nhân dân Hà Nội nguyền rủa. Ngay cả những người Pháp văn minh cũng không thể chấp nhận được lối kiếm tiền bất chấp đạo lý đó.
Tuần báo L’Eveil économique de L’Indochine(Đánh thức kinh tế Đông Dương) đã thẳng thừng chỉ trích việc kiếm tiền này là hành vi “thô bỉ”, “thiếu văn hóa” của “kẻ vô ý thức”. Nhờ sự phản đối này mà ý đồ trên không thực hiện được.
Đáng tiếc thay, những người Pháp văn minh đã ngăn cản được hành vi kinh doanh “thô bỉ” của gã thương gia tham tiền thì đã có thời kỳ chúng ta lại đi vào lối kinh doanh của “kẻ vô ý thức” đó. Thập niên 1980, ngay sát nơi thanh tịnh là chùa Trấn Quốc đã từng có một nhà nổi kinh doanh ăn uống, nhảy đầm với ánh đèn màu nhấp nháy lòe loẹt.
Đau lòng hơn là đền Cẩu Nhi trên đảo ở hồ Trúc Bạch cũng bị đập tan tành vào thập niên 1980 để xây dựng cơ sở sản xuất của Hợp tác xã và sau đó biến thành “quán ăn Cổ Ngư”. Thật may đến nay đền Cẩu Nhi đã được phục dựng lại để trả lại sự linh thiêng của ốc đảo nhỏ bé này. Một việc làm ý nghĩa của những người có văn hóa, dù muộn.
Sau tiếp quản Thủ đô, Hà Nội bước vào công cuộc kiến thiết mới. Vào ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1958, Ủy ban Hành chính Hà Nội khởi công công trình mở rộng đường Cổ Ngư và xây dựng công viên hồ Trúc Bạch. Công trình này được giao cho thanh niên Thủ đô “độc quyền” thực hiện.
Hàng nghìn, hàng vạn xe cải tiến chở đất, đá từ bãi An Dương được đổ xuống để nắn đường Cổ Ngư vốn nhỏ bé, gồ ghề trở nên rộng rãi và mềm mại. Dốc Yên Phụ trước đây rất cao đã được đổ đất hạ thấp để dễ đi hơn.
Khu vực trước cổng đền Quán Thánh do nước hồ Tây rút ra xa để lại vũng lầy lội đã được đổ rất nhiều đất tạo thành vườn hoa đẹp (vườn hoa Lý Tự Trọng hiện nay).
Sau hàng vạn ngày công lao động của thanh niên, việc mở rộng đường Cổ Ngư đã hoàn thành. Người ta thảo luận đặt tên mới cho con đường. Đa số các ý kiến đề nghị bỏ tên cũ là Cổ Ngư vì không phù hợp với không khí của Thủ đô mới. Chẳng hiểu tại sao họ lại muốn bỏ cái tên rất đẹp ấy. Hàng loạt các “đề cử” tên mới như: đường Lý Tự Trọng, đường Hồ Xuân Hương nhưng vẫn chưa thống nhất.
Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội lúc đó là bác sĩ Trần Duy Hưng xin ý kiến Hồ Chủ tịch và được gợi ý đặt tên đường Thanh Niên như một sự tôn vinh công lao của thanh niên Thủ đô trong việc mở đường.
Vậy là tên đường Thanh Niên đã gắn với Hà Nội hơn nửa thế kỷ và cũng chứng kiến biết bao vui buồn của Thủ đô. Nhưng tên Cổ Ngư không vì thế mà mất đi, nó ẩn hiện trong tâm thức của những người yêu Hà Nội, nhẹ nhàng và lãng mạn trong mỗi câu hát “Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp. Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về”.
"> -
Thi lớp 10 đông, Hà Nội hết giáo viên dự phòng coi thi không dạy Văn và Toán- Điều này được Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin tại hội nghị Hướng dẫn coi thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019 tổ chức hôm nay 4/6.
Cắt bỏ khâu khai mạc thi lớp 10 để đỡ mất thời gian và công sức
Nhấn mạnh số lượng thí sinh, điểm thi và phòng thi lớp 10 tăng lên rất nhiều trong năm nay, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội) nhắc nhở các cán bộ coi thi: “Làm thi thưởng thì rất khó, nhưng phạt thì rất dễ”.
Năm nay để thắt chặt khâu an ninh, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu thêm với phiếu báo dự thi của thí sinh cũng phải có ảnh và được đóng dấu giáp lai.
Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Khảo thì và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng. Một trong những điểm mới về hướng dẫn làm thủ tục thi năm nay là Sở GD-ĐT quyết định cắt bỏ thủ tục khai mạc kỳ thi.
“Chúng tôi không triển khai do thấy nội dung này gây ra thêm khó khăn cho các đồng chí trưởng điểm thi. Tổ chức khai mạc vội vàng làm thủ tục, tổ chức nhanh cũng phải mất 15 phút, rồi phải vội chạy lên tổ chức phân công ở trong phòng thi. Việc cho thí sinh chứng kiến hộp niêm phong đề thi là không cần thiết, không đúng hướng dẫn của Bộ. Do đó chúng tôi đề nghị không cần thủ tục này, bởi rất mất thời gian và còn tốn kém khi hàng trăm cán bộ coi thi phải di chuyển xuống để khai mạc rồi lại phải đi lên phòng thi.
Thí sinh cũng khổ sở ngồi nghe nhưng thực tế không tiếp thu được nhiều do tư tưởng các em cũng đang tập trung vào việc làm bài thi sắp tới”, ông Toản nói.
Không còn giáo viên dự phòng ngoài Toán và Văn
Về công tác điều động giáo viên, ông Toản cho hay, năm nay Sở đã phải điều động tối đa lực lượng do số điểm thi tăng lên nhiều (185 điểm thi so với 153 điểm thi như năm ngoái).
“Số học sinh và số phòng thi tăng lên rất nhiều (tới 3.976 phòng) so với mọi năm khi (chỉ khoảng 3.500 phòng). Số giáo viên biên chế không tăng nhưng số phòng thi tăng lên rất nhiều nên phải huy động tối đa, tất cả các giáo viên của các đơn vị”.
Đây là thực tế khiến Sở GD-ĐT rất khó khăn. “Hiện tại, theo báo cáo của các đơn vị, toàn bộ cán bộ giáo viên các môn không phải dạy Ngữ văn và Toán đã được điều động hết. Chúng tôi rất khó khăn khi số lượng còn dư là 0. Vậy hầu như tại các đơn vị, chỉ còn dự phòng những giáo viên dạy Ngữ văn và Toán”, ông Toản chia sẻ.
Do phân bổ cho nhiều điểm thi và phòng thi tăng đột biến năm nay, Hà Nội hiện không còn giáo viên dự phòng coi thi không dạy Văn hoặc Toán. Thường các giáo viên dạy 2 môn này sẽ được hạn chế để tránh những tiêu cực có thể xảy ra. Ảnh: Thanh Hùng Do đặc thù của năm nay như vậy, nên theo ông Toản, các cán bộ, giáo viên dạy Ngữ văn và Toán vẫn phải dự phòng cho công tác coi thi. “Và nếu cần Hiệu trưởng vẫn phải cử thay thế làm cán bộ coi các phòng thi trong điều kiện năm nay không còn giáo viên các môn không phải Toán và Văn”.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, năm nay Sở đã chuẩn bị rất cẩn thận mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi khi số lượng thí sinh tăng cao (tăng khoảng 22.000 học sinh).
Tuy nhiên, trong điều kiện giáo viên được huy động hết như vậy, Sở cũng yêu cầu tuyệt đối không cho giáo viên nghỉ phép trong những ngày tổ chức thi nếu lý do không đặc biệt.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. “Yêu cầu các trưởng điểm thi phải ngủ lại buổi tối để đảm bảo công tác trông đề thi. Không được giao cho thư ký điểm thi hay một mình bộ phận an ninh trông đề. Nếu có việc đột xuất, thì phải có báo cáo và cử phó trưởng điểm thi thay thế.
Mặt khác, phó trưởng điểm thi phải bố trí chỗ ngủ đàng hoàng cho các trưởng điểm thi và lực lượng an ninh. Không để trường hợp nằm trên bàn hay nằm trên ghế salon mà phải có chỗ nghĩ đàng hoàng”, ông Đại nói.
Ông Đại cho hay kinh nghiệm nhiều năm tổ chức cho thấy có nhiều hiện tượng đã xảy ra vì sự chủ quan trong các mùa thi nên cần phải làm và kiểm tra chặt chẽ.
“Làm thi chỉ cần cẩn thận, đúng quy chế, đúng văn bản, không cần sáng tạo thêm gì nhiều”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh.
Bà Đoàn Thị Kiều Oanh, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT cho biết, để thông tin và phản ánh những bất cập ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, các cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh có thể liên hệ tới số điện thoại đường dây nóng của thanh tra Sở: 0888996977.
Thanh Hùng
10 thắc mắc về thi lớp 10 ở Hà Nội
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội đang ngày một đến gần với nhiều điểm mới và dưới đây VietNamNet giải đáp những thắc mắc mà nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm.
"> -
Liên minh đối đầu với TikTok ở Việt NamNgày 17/9, Alphabet, công ty mẹ của YouTube cùng nền tảng thương mại điện tử Shopee thông báo về việc ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia. Ở Việt Nam từ cuối tháng 8, nhiều kênh YouTube đã được mở chức năng nói trên, người sáng tạo có thể chèn sản phẩm bán trên sàn TMĐT vào giỏ hàng dưới video.
Đầu tháng 10, Meta công bố loạt tính năng mới liên quan đến bán hàng trên livestream Facebook tại Việt Nam. Giao diện người dùng được nâng cấp và người bán có thể thiết lập nhiều cài đặt liên quan đến sản phẩm. Theo nguồn tin riêng của Tri Thức - Znews, mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ hợp tác với Shopee tại Việt Nam để cung cấp tính năng tương tự trên YouTube.
Facebook, YouTube và Shopee hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng có chung đối thủ tại thị trường trong nước. Sự phát triển nhanh chóng của TikTok và hình thức bán hàng Shoppertainment là mối nguy với cả hai mạng xã hội và sàn TMĐT. Bằng cách thành lập một “liên minh”, bộ ba này có thêm sức mạnh để cạnh tranh với TikTok tại Việt Nam.
Facebook được lợi gì khi bắt tay với Shopee
Thuật toán phân phối độc quyền cùng lượng người xem đông đảo tạo ra một thế hệ nhà sáng tạo nội dung mới tại TikTok Việt Nam. Không cần trả tiền dựa trên lượt xem, mạng xã hội của ByteDance vẫn cung cấp nguồn thu lớn nhờ khoản hoa hồng gắn giỏ hàng.
Các chuyên gia cho rằng việc Facebook, YouTube hỗ trợ thêm cách kiếm tiền giúp tạo lớp nhà sáng tạo mới, kích thích phát triển nội dung trên nền tảng. Qua đó, các mạng xã hội thu hút và giữ chân người dùng.
Tính năng giỏ hàng thử nghiệm dưới bài đăng Facebook.
"Creator (nhà sáng tạo) sẽ có thêm động lực, thúc đẩy việc làm nội dung để hưởng hoa hồng. Đặc thù của YouTube là người xem đã có nhu cầu, cần nghiên cứu kỹ sản phẩm khi ra quyết định, nên khả năng mua cũng cao hơn”, ông Nguyễn Ngọc Duy Luân, nhà sáng tạo nội dung, chia sẻ quan điểm.
Đa số người làm video tại Việt Nam đều đăng tải một nội dung trên đa nền tảng để tối ưu truy cập. Tuy nhiên, theo ông Đ.P., chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong mảng truyền thông, nhà sáng tạo thường chỉ có thể tập trung tối ưu cho người xem trên một ứng dụng chính, các kênh khác là phụ.
Nhờ việc sở hữu truy cập lớn, bổ trợ thêm khả năng kiếm tiền qua giỏ hàng, TikTok trở thành kênh được ưu tiên. “Nhưng khi Facebook, YouTube cũng có chức năng tương tự, nhà sáng tạo phải cân nhắc về nền tảng họ cần tập trung để phát triển. Lợi thế cạnh tranh của TikTok cũng bị ‘san phẳng’”, ông P. nói.
Shopee cần Facebook, YouTube
Shopee hiện có thị phần lớn nhất trong mảng thương mại điện tử tại Việt Nam, bỏ xa TikTok Shop. Nhưng đối thủ của họ lại tăng trưởng mạnh trong hai năm qua, có lợi thế ở mảng Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) nhờ lượng truy cập có sẵn trên ứng dụng chia sẻ video.
Nền tảng thuộc Sea Group sớm ra mắt chức năng livestream, video gắn giỏ hàng trên nền tảng từ cuối 2023. Tuy nhiên, hành vi mua sắm của khách hàng trên Shopee vẫn khác với TikTok Shop.
Người dùng Việt Nam có thể mua hàng Shopee từ YouTube.
Theo ông Đỗ Quang Huy, Thạc sĩ chuyên ngành TMĐT, vấn đề nằm ở thói quen sử dụng của khách hàng. “Shopee được định vị là app bán hàng. Người dùng vào ứng dụng thường đã có sẵn mục đích mua sắm hoặc săn khuyến mãi. Khách trên các buổi livestream cũng từ nhóm này, chứ không phải tập mới”, ông Huy cho biết.
Theo vị này, khác biệt của TikTok Shop ở việc được tích hợp vào nền tảng chia sẻ video giải trí. Nó tiếp cận đến nhóm đang không có sẵn ý định mua sắm, thiết lập lại hành vi tiêu dùng. Do vậy, Shopee cần đến các mạng xã hội có lượng truy cập lớn tại Việt Nam, để tạo lợi thế cạnh tranh trực tiếp.
Thực tế trước khi thành đối thủ, nền tảng thuộc ByteDance từng là nguồn cung cấp truy cập lớn cho Shopee thông qua hình thức tiếp thị đường dẫn (affiliate). Tuy nhiên theo nhiều nhà sáng tạo, khi TikTok Shop ra mắt, ứng dụng âm thầm “bóp” tương tác các kênh gắn link bán hàng của đối thủ.
Hy sinh lợi ích để liên minh
Ngoài số lượt tải, lượng khách hàng thường xuyên, thời gian sử dụng là chỉ số quan trọng với các nền tảng mạng xã hội. Do vậy, Facebook, X hay YouTube luôn tìm cách giữ chân người dùng trên app, tránh thất thoát ra khỏi nền tảng khác.
“Nhiều năm nay, Facebook đã rất nhạy cảm với các nội dung điều hướng ra khỏi ứng dụng. Đường dẫn sang web, app khác hay các loại link rút gọn đều bị quét kĩ, hạn chế phân phối trong nhiều trường hợp”, ông Mai Thanh Phú, người quản lý hàng trăm fanpage lớn nói với Tri Thức - Znews.
YouTube vẫn phát tiếp video khi người dùng bấm vào giỏ hàng Shopee.
Từ lâu, mạng xã hội này đã chặn việc mở trực tiếp các app thông qua đường dẫn bài đăng. Trình duyệt được sử dụng cũng là bản tích hợp trên Facebook thay vì app mặc định của điện thoại. Điều tương tự cũng được áp dụng cho YouTube, TikTok.
Do vậy, trong mối quan hệ gắn giỏ hàng Shopee, các công ty Mỹ phải hy sinh việc giữ chân người dùng để đổi lấy những lợi ích khác. Tuy nhiên, họ vẫn nỗ lực để không đánh mất khách hàng. Ví dụ, khi người dùng bấm vào sản phẩm lúc đang xem clip YouTube, video sẽ tiếp tục chạy dưới dạng cửa sổ nhỏ trên giao diện của app Shopee.
Ở phía ngược lại, nhiều khả năng sàn TMĐT cũng phải chi trả một khoản cho các mạng xã hội.
Ví dụ, khi người xem video mua sản phẩm từ giỏ hàng YouTube, tiền hoa hồng sẽ được Shopee thanh toán cho Google. Sau đó, nền tảng mới chia lại cho YouTuber với một tỉ lệ nhất định, giống như tiền quảng cáo. Như vậy, chủ kênh phải chia sẻ một phần doanh thu khi chấp nhận tham gia chương trình, được YouTube hỗ trợ.
Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri
Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.
Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.
">