您的当前位置:首页 > Thể thao > Cuốn sách đưa ra góc nhìn mới về quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ em 正文

Cuốn sách đưa ra góc nhìn mới về quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ em

时间:2025-01-18 16:51:10 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Đầu năm 1919,ốnsáchđưaragócnhìnmớivềquátrìnhthayđổinhậnthứcởtrẻxếp hạng bundesliga Rudolf Steiner đưxếp hạng bundesligaxếp hạng bundesliga、、

Đầu năm 1919,ốnsáchđưaragócnhìnmớivềquátrìnhthayđổinhậnthứcởtrẻxếp hạng bundesliga Rudolf Steiner được Giám đốc Công ty thuốc lá Waldorf Astoria tại thành phố Stuttgart, Đức mời nói chuyện về những động lực xã hội mới cần có trong thế giới hiện đại. Sau khi nghe ông chia sẻ, các công nhân đề nghị Rudolf Steiner giúp họ phát triển một nền giáo dục cho con cái dựa trên kiến thức về con người và xã hội như ông đã chỉ ra.

Cuối tháng 4 năm đó, một trường học mới dành cho con cái của những người lao động này - chính là trường Waldorf đầu tiên, được quyết định thành lập.

Ngày nay, phong trào trường Waldorf (hay Rudolf Steiner) là một trong những phong trào trường học độc lập lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 1984, có hơn 300 trường trên toàn cầu, từ khắp châu Âu cho đến Mỹ, Canada, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc và New Zealand. Đến năm 1995, kỷ niệm 75 năm phong trào Waldorf, đã có hơn 600 trường học ở gần 40 quốc gia. 

Dựa trên hiểu biết toàn diện về con người, cùng chương trình thực hành giảng dạy hướng tới sự thống nhất trong phát triển trí tuệ, cảm xúc và đạo đức, giáo dục Waldorf xứng đáng nhận được sự chú ý của những ai quan tâm đến tương lai nhân loại.

anh bia sach 1.jpg

Cuốn sách Quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ em bao gồm nội dung của 8 bài giảng và một phần giới thiệu về nghệ thuật chuyển động biểu cảm eurythmy, ban đầu được viết tốc ký và do Rudolf Steiner giảng vào tháng 4/1923 tại Dornach, Thụy Sĩ cho một nhóm giáo viên Waldorf và nhiều người khác từ một số quốc gia châu Âu. 

Trong các bài giảng này, Rudolf Steiner phê phán sự chú trọng phiến diện vào phát triển cảm xúc mà bỏ qua vai trò của phát triển trí tuệ.

Thay vì nhấn mạnh vào những môn học nghệ thuật trái ngược hoàn toàn với các môn học trí tuệ, mối quan tâm hàng đầu của ông là tập hợp trí tuệ, cảm xúc và hiểu biết ngầm thành một thể thống nhất. Do đó, mọi môn học, đặc biệt là toán học và khoa học, phải được giảng dạy để có thể chạm tới và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ.

Độc giả dễ dàng cảm nhận được sự chủ động dấn thân xuyên suốt các bài giảng này khi Rudolf Steiner giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của giáo dục Waldorf, đồng thời lập tức bị cuốn vào cuộc thảo luận phong phú về các vấn đề trọng tâm của giáo dục ngày nay. 

anh bia sach 2.jpg

Nhắc đến con người toàn thể, tác giả thường xuyên sử dụng thuật ngữ truyền thống là cơ thể (body), tâm hồn (soul) và tâm linh (spirit). Tuy nhiên, Rudolf Steiner không giới hạn trong các thuật ngữ này. Nhiều độc giả lập tức thấy quen thuộc với mô tả chi tiết của Steiner về sự phát triển của trẻ em. Đặc biệt quan trọng là những năm đầu đời trước tuổi đến trường - sẽ liên quan đến toàn bộ cuộc đời của một cá nhân và trở thành kim chỉ nam cho ngành tâm lí học phát triển.

Một ví dụ được đưa ra trong các bài giảng này là ông cẩn thận mô tả tầm quan trọng của giáo dục và phát triển khi trẻ học đứng, học đi, học nói và suy nghĩ - tất cả đều là tự học - và những ý nghĩa chưa từng được tiết lộ mà các thành tựu đầu đời có thể mang lại cho mỗi người...

Thông qua hoạt động thể chất và trên hết là bắt chước và vui chơi, trẻ em biết đến thế giới và biến thế giới thành của riêng mình.

3 cuon giao duc ok.jpg
Rudolf Steiner là tác giả của nhiều cuốn sách giáo dục cho trẻ em.

Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner không tập trung nhồi nhét mọi vấn đề. Các em tới lớp phần lớn là chơi, vẽ tranh, học nhạc, hòa mình với thiên nhiên nhưng vẫn tiếp thu kiến thức hiệu quả, nâng cao kỹ năng sống. Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner hướng học sinh trở thành những cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Rudolf Steiner

Rudolf Steiner là học giả khoa học, văn học và triết học nổi tiếng, đặc biệt với công trình nghiên cứu khoa học ở Viện Goethe (Đức). Tài năng của ông đã dẫn đến các phương pháp tiếp cận sáng tạo và toàn diện trong y học, khoa học, giáo dục, triết học, tôn giáo, nông nghiệp, kiến trúc, kịch, ngôn ngữ…

Rudolf Steiner là tác giả của nhiều cuốn sách giáo dục cho trẻ em. Một số tác phẩm được xuất bản tại NXB Tri thức như: Nền tảng tâm linh của giáo dục, Giáo dục trẻ em, Quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ.