Nhận định, soi kèo Spaeri FC vs Lokomotiv Tbilisi, 23h00 ngày 18/8
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
- Giá xăng ngày 21/11 sẽ giảm tiếp?Minh Huyền
(Dân trí) - Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 21/11 được dự báo sẽ giảm nhẹ, với mức giảm khoảng 50-150 đồng/lít.
Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai (21/11).
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam cho biết sau kỳ điều hành trước, giá dầu thô tiếp tục giảm nhưng gần đây đã bật tăng mạnh.
Ngày 19/11, giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore ở mức 84,69 USD/thùng với xăng RON 95, tăng hơn 1,82 USD/thùng so với 8 ngày trước; xăng RON 92 ở mức 78,56 USD/thùng, tăng hơn 1,65 USD/thùng. Vì vậy, nhiều khả năng giá xăng trong nước sẽ giảm tiếp, nhưng mức giảm nhẹ hơn kỳ điều hành trước.
Cụ thể, giá xăng dự kiến giảm khoảng 100-150 đồng/lít, trong khi đó, dầu diesel có thể giảm khoảng 50-100 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn hoặc thậm chí giữ nguyên.
Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai. Chiết khấu xăng dầu ngày 19/11 ở nhiều kho lên mức khoảng 1.100-1.600 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ giảm 2 phiên liên tiếp chỉ sau một phiên tăng. Hiện, giá nhiên liệu này vẫn ở mức thấp nhất hơn 3 năm qua, tương đương thời điểm tháng 5/2021. Từ đầu năm đến nay, xăng tăng 21 lần, giảm 24 lần. Dầu diesel có 20 lần tăng và 24 lần giảm.
Dư địa quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành không sử dụng quỹ. Số dư quỹ tính đến cuối quý II là 6.061 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với quý liền trước và là quý giảm thứ 5 liên tục. So với cuối năm 2023, số dư quỹ này giảm gần 600 tỷ đồng.
Ở kỳ điều hành gần nhất ngày 14/11, cơ quan điều hành quyết định giảm 290 đồng/lít với xăng E5 RON 92, về 19.450 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 250 đồng/lít, còn 20.600 đồng/lít. Tương tự, dầu diesel giảm 340 đồng/lít về 18.570 đồng/lít; dầu hỏa giảm 310 đồng/lít, còn 18.980 đồng/lít. Dầu mazut giảm 390 đồng/kg, về 16.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/11, thông tin sản xuất dầu thô tại mỏ dầu Johan Sverdrup của Na Uy bị tạm dừng và leo thang xung đột Nga và Ukraine đã khiến giá dầu bật tăng. Theo dữ liệu của Trading Economics, 10h ngày 13/11, giá dầu WTI giao dịch ở mức 69,44 USD/thùng, tăng 3,55% so với tuần trước; tương tự, dầu Brent cũng ở mức 73,39 USD/thùng, tăng 3,33%.
" alt="Giá xăng ngày 21/11 sẽ giảm tiếp?" /> - Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Vượng dẫn dắt; Quốc Cường Gia Lai bứt tốcMai Chi
(Dân trí) - Trên HoSE, QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất ngành bất động sản, tăng 3% lên 6.570 đồng. Cổ phiếu "họ Vin" cũng tăng giá và đóng góp tích cực cho VN-Index.
Độ rộng thị trường trong phiên sáng đầu tuần (26/8) nghiêng về phía các mã tăng giá trong khi mức tăng của các chỉ số vẫn khiêm tốn.
VN-Index tăng 1,23 điểm tương ứng 0,1% lên 1.286,55 điểm, dần rút ngắn khoảng cách với mốc 1.300 điểm. VN30-Index tăng 2,8 điểm tương ứng 0,21%. HNX-Index nhích nhẹ 0,05 điểm tương ứng 0,02% còn UPCoM-Index giảm 0,2 điểm tương ứng 0,21%.
Thanh khoản cải thiện so với các phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 366,27 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 8.223,11 tỷ đồng. HNX có 26,68 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 494,63 tỷ đồng. UPCoM có 15,29 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 236,73 tỷ đồng.
Tình trạng phân hóa vẫn tiếp diễn tại các nhóm cổ phiếu song nhìn chung sắc xanh vẫn chiếm ưu thế.
Tại ngành bất động sản, QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất HoSE, tăng 3% lên 6.570 đồng. Cổ phiếu "họ Vin" tăng giá và đóng góp tích cực cho chỉ số: VRE tăng 2,1%; VHM tăng 1,9% và lấy lại mốc 40.000 đồng, tăng giá lên 40.500 đồng; VIC tăng 1,3% lên 42.100 đồng.
Một số mã khác cùng ngành cũng đạt được trạng thái tăng giá là ITC, AGG, HDG; IJC, VPH, HQC, HTN, LDG. Ngược lại, NVT giảm 4,8%; VRC giảm 2,1%; TDC, D2D, BCM, NBB, TDH, SIP, SZL giảm giá.
Ngành ngân hàng chứng kiến hoạt động giao dịch sôi động tại VPB. Mã này tăng 2,4% lên 19.200 đồng, khớp lệnh rất mạnh, tới 28 triệu cổ phiếu. MSB, TCB, BID, NAB, EIB tăng nhẹ. Các mã HDB, STB, VCB, CTG và SSB điều chỉnh giá song biên độ không lớn.
Nhiều cổ phiếu dịch vụ tài chính tăng giá nhưng mức tăng không đột phá. TVS tăng 2,7%; VND tăng 1,9%; VCI tăng 1,2%; ORS, EVF, VIX, SSI, HCM, TCI tăng nhẹ. Nhóm xây dựng và vật liệu cũng khá tích cực với DC4 tăng trần; HT1 tăng 3,4%; EVG tăng 3%; HBC tăng 2,7%; TCD tăng 2,1%; VGC, DPG, CTD, LCG tăng tốt.
Tại ngành thực phẩm và đồ uống, nếu VNM giảm 1,5%; SBT giảm 1,5%; DBC, IDI, MSN, KDC, FMC, CMX điều chỉnh nhẹ thì cổ phiếu VCF lại tăng trần, HAG tăng 1,9%; ASM tăng 1,6%; VHC tăng 1,2%.
Theo nhận định của chuyên gia VNDirect, thị trường duy trì xu hướng tăng điểm ấn tượng trong tuần qua khi chỉ số VN-Index liên tiếp vượt qua các mốc 1.260 điểm, 1.270 điểm và đã tiến sát vùng kháng cự mạnh 1.290-1.300 điểm.
Thị trường đã có dấu hiệu chững lại trong 2 phiên cuối tuần trước ngưỡng kháng cự mạnh kể trên cũng như chờ đợi những thông tin cập nhật của Chủ tịch Fed Jerome Powell về chính sách tiền tệ trong giai đoạn tới từ hội nghị thường niên Jacksonville diễn ra vào cuối tuần này.
Mặc dù gần như chắc chắn là Fed sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 tới (điều đã được phản ánh vào giá), tuy nhiên, mối quan tâm lớn hiện nay của thị trường là mức độ và cường độ cắt giảm của Fed trong giai đoạn cuối năm nay.
Thị trường kỳ vọng Fed có thể cắt giảm khoảng 0,75-1 điểm % lãi suất điều hành từ nay tới cuối năm. Tuy vậy, nếu Fed đưa ra một kế hoạch thận trọng hơn thì có thể sẽ có những tác động làm điều chỉnh kỳ vọng của nhà đầu tư và thị trường.
Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư trong nước được khuyến nghị nên thận trọng hơn khi những thông tin tích cực phần nào đã được phản ánh vào đà tăng ấn tượng vừa qua của thị trường và VN-Index đang đối diện với kháng cự mạnh tại vùng 1.290-1.300 điểm.
Nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân mới với các cổ phiếu đã phục hồi mạnh tại vùng này, duy trì danh mục cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy cao để quản trị rủi ro.
Nếu thị trường xuất hiện nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.255- 1.260 điểm sẽ mở ra cơ hội tích lũy thêm cổ phiếu, ưu tiên những ngành có triển vọng cải thiện trong nửa cuối năm 2024 như ngân hàng, xuất khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ) và một vài doanh nghiệp bất động sản cụ thể đang có mức chiết khấu sâu vừa qua.
" alt="Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Vượng dẫn dắt; Quốc Cường Gia Lai bứt tốc" /> - Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng YếnMai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường chung khởi sắc, KBC là một trong số ít mã tăng trần trên HoSE thì ITA vẫn bị bán tháo, giảm kịch sàn.
Cú bứt tốc trong chiều 24/9 đã giúp các chỉ số chính phần lớn đóng cửa tại mức giá cao nhất phiên. VN-Index tăng 8,51 điểm tương ứng 0,67% lên 1.276,99 điểm; VN30-Index tăng 9,75 điểm tương ứng 0,74%; HNX-Index tăng 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 816,42 triệu cổ phiếu tương ứng 17.881,49 tỷ đồng; trên HNX có 40,31 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 801,42 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 28,06 triệu cổ phiếu tương ứng 411,61 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã tăng giá. 256 mã tăng và 119 mã giảm trên HoSE; sàn HNX có 89 mã tăng, 56 mã giảm; UPCoM có 161 mã tăng, 101 mã giảm.
Chỉ 3 mã VN30 điều chỉnh nhẹ là PLX giảm 0,1%; BVH giảm 0,3% và VNM giảm 0,3%. Còn lại, rổ chỉ số này có đến 25 mã tăng, trong đó, nhóm ngân hàng tăng giá tốt và được khớp lệnh rất mạnh.
Cụ thể, SSB tăng 3,4%; STB tăng 3,4%; VIB tăng 3,2%; MBB tăng 1,8%; VPB tăng 1,1%; BID tăng 1,1%. Đáng chú ý, khớp lệnh tại VPB đạt 36,7 triệu đơn vị; STB khớp 24,8 triệu đơn vị; VIB khớp 19,1 triệu đơn vị; ACB khớp 12,8 triệu đơn vị. Các mã đầu ngành khác như GVR cũng tăng 1,7%; VHM tăng 1,4%; MWG tăng 1,2%.
Phiên này chứng kiến sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu bất động sản. KBC và LDG tăng kịch trần. Trong đó, KBC tăng trần lên 28.200 đồng, khớp lệnh đạt xấp xỉ 12 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần thanh khoản bình quân trong vòng một tháng qua.
Bên cạnh đó, SGR tăng 3,9%; SZC tăng 3,3%; LHG tăng 2,7%; D2D tăng 2,5%; VPH tăng 2%. Một loạt mã khác đạt mức tăng trên 1% như HDG, DXG, KDH, PDR, VHM, VPI.
Trái ngược với không khí chung, cổ phiếu ITA của Tân Tạo vẫn bị bán tháo rất mạnh. Mã này giảm sàn về mức 2.400 đồng, khớp lệnh đạt 2,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn 3,6 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng chịu áp lực điều chỉnh là PTL giảm 1,7%; NVT giảm 1,4%; SZL giảm 1,2% nhưng thanh khoản tại các mã này rất thấp.
Phiên này chứng kiến diễn biến hoàn toàn đối lập của 2 mã cổ phiếu bất động sản KBC và ITA. Trong khi cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì ITA là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị gái ông Tâm) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. ITA bị HoSE đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính diễn biến tương đối gay cấn. FIT tăng 4%. CTS, VDS, AGR, FTS đóng cửa tăng hơn 1% nhưng trước đó đều giảm giá. APG và DSE có thời điểm giảm sàn nhưng đóng cửa đã thu hẹp thiệt hại, lần lượt mất 1,2% và 1,6%.
" alt="Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến" /> - Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Nhiều ý kiến đề xuấtMinh Huyền
(Dân trí) - Một số ý kiến đề xuất cần có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hợp lý, giãn cách giữa các lần điều chỉnh để đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tăng thu ngân sách, bảo vệ sức khỏe cộng đồng…
Tại đợt 2 kỳ họp thứ 8 bắt đầu từ ngày 20/11, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ trình dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó có đề xuất tăng thuế với thuốc lá. Mục tiêu của luật là tăng thuế để đảm bảo chiến lược giảm hút thuốc lá đến năm 2030, đặc biệt với thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên.
Trong buổi họp tổ mới đây về dự án Luật này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cho rằng mức tăng như dự thảo hiện nay sẽ tác động lớn đến thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến tình trạng buôn lậu thuốc lá tăng lên, trong khi việc ngăn chặn tình trạng này còn nhiều khó khăn.
Giá thuốc lá trong nước tăng cao không những không làm giảm mức tiêu thụ mà còn có nguy cơ làm cho tình trạng buôn lậu tăng hơn vì nhu cầu mua thuốc giá rẻ chuyển từ thuốc lá trong nước sang thuốc lá lậu, đại biểu nêu quan điểm. Nếu trường hợp thuốc lá lậu tăng lên thì rất nhiều khoản không thu được, ví dụ như thuế nhập khẩu, VAT, phí môi trường… Tiêu thụ giảm đi vì giá bán tăng lên thì ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu trong một tọa đàm gần đây, rằng một bộ phận người dân vẫn hút thuốc lá ngay cả khi biết sản phẩm này có hại cho sức khỏe, thậm chí các hình ảnh về cảnh báo sức khỏe đã được nêu ngoài bao thuốc.
Ông nêu, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là điều dĩ nhiên. Dù thế, điều đó sẽ khiến giá thuốc tăng, người tiêu dùng chịu thiệt, dừng sử dụng vì giá cao. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước có nguy cơ phá sản.
Ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cho biết tăng thuế nhằm điều tiết hành vi người tiêu dùng và tăng thu ngân sách.
Tuy vậy, khi áp thuế sản phẩm thuốc lá hợp pháp tăng đột ngột, giá bán của sản phẩm thuốc lá hợp pháp cũng tăng cao, từ đó đẩy người tiêu dùng đến thuốc lá lậu. Người bán thuốc lá lậu tại chỗ và trên mạng sẽ hoạt động càng mạnh mẽ hơn do lợi nhuận thu được từ trốn thuế trở nên vô cùng hấp dẫn, gấp nhiều lần so với trước khi tăng thuế, dẫn đến mặt trận chống thuốc lá lậu vốn đã phức tạp trở nên nhiều thử thách hơn và ngân sách Nhà nước sẽ tiếp tục thất thoát.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2016, Việt Nam tăng thuế từ 65% lên 70% dẫn đến số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ 6,8 triệu bao vào năm 2016 lên gần 7,5 triệu bao trong năm 2017.
Năm 2019, khi tăng thuế từ 70% lên 75%, số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ gần 1,4 triệu bao trong năm 2019 lên hơn 5,1 triệu bao vào năm 2020 và lên gần 6,6 triệu bao ở năm 2021. Riêng giai đoạn 2019-2021, thuế tăng mỗi lần thêm 5% nhưng thuốc lá lậu đã tăng ít nhất 10% sau mỗi đợt tăng thuế.
Giai đoạn 2019-2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được hơn 59.600 vụ buôn lậu thuốc lá, đưa ra truy tố, xét xử nhiều tổ chức, cá nhân, tịch thu nhiều phương tiện vận chuyển. Tổng số thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ là 37,5 triệu bao, số lượng bị tiêu hủy là 22,1 triệu bao.
Về vấn đề này, Thượng tá Lê Thiện Thành, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn Điều tra, Cục Phòng, chống Ma túy và Tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cho hay hoạt động buôn lậu, nhập lậu thuốc lá điếu ngoại, nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ vào nước ta đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.
"Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Trong khi hoạt động buôn lậu, nhập lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá điện tử vẫn diễn ra phức tạp ở một số tuyến biên giới, cửa khẩu, địa bàn trọng điểm", ông nói.
Theo ông Thành, trong bối cảnh tình hình buôn lậu thuốc lá còn phức tạp, các cơ quan chức năng cần có lộ trình, chính sách tăng thuế hợp lý, phù hợp thực tiễn, trong đó chủ động thực hiện hài hòa mục tiêu của Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng. Lộ trình tăng thuế nên được giãn ra để lực lượng Bộ đội Biên phòng và các cơ quan quản lý thị trường có thêm thời gian để chuẩn bị kế hoạch và lực lượng nhằm ứng phó hiệu quả với việc buôn thuốc lá lậu tăng cao do thuế tăng.
Tại tọa đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - Những vấn đề đặt ra" mới đây, bà Phan Minh Thủy, Trưởng phòng Xây dựng Pháp luật, Ban Pháp chế (VCCI), cho biết 5 đầu mối chính đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá điếu đều là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
"Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có thể có tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước đã đầu tư, ngân sách có thể thất thu nhiều hơn từ thuốc lá nhập lậu", bà nói.
Ông Hồ Lê Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, cho rằng việc tăng thuế đột ngột có thể gây bất ổn trong ngành, đặc biệt khi giá thuốc lá hợp pháp tăng mạnh sẽ thúc đẩy buôn lậu thuốc lá - vốn không chịu thuế và không được kiểm soát chất lượng.
Theo ông, phương án tăng thuế phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay là áp dụng phương pháp hỗn hợp với lộ trình tăng dần. Hiệp hội đề xuất tăng 2.000 đồng vào năm 2026, 2.000 đồng vào năm 2028 và thêm 2.000 đồng vào năm 2030, nhằm tạo ra một lộ trình phù hợp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực tới ngành và thị trường.
" alt="Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Nhiều ý kiến đề xuất" />
- ·Soi kèo góc MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
- ·Hà Nội FC được đối thủ 'tung lên mây' trước thềm V
- ·'Lịch thi đấu quá dày có thể bóp nghẹt Hà Nội FC'
- ·Tranh "miếng bánh" 44 tỷ USD ở Indonesia: Tỷ phú toàn cầu đổ về Đông Nam Á
- ·Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- ·Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới
- ·Arab Saudi ra quyết định quan trọng gây căng thẳng cho dầu Nga
- ·Tranh Đông Hồ hút hồn người Nga
- ·Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 4 V.League 2019: Hà Nội vs SLNA
- Tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương: Nhận định, phân tích tỷ lệ và dự đoán trận đấu Ceres Negros vs B.Bình Dương trong khuôn khổ bảng G AFC Cup diễn ra lúc 19h ngày 15/5.Nhận định West Brom vs Aston Villa, 02h00 ngày 15/5 (Hạng nhất Anh)" alt="Phân tích tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương, 19h ngày 15/5" />
- Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy đã không đếnNguyễn Dương
(Dân trí) - Một du khách nước ngoài đã phàn nàn về tình trạng rác thải trôi nổi trên mặt nước ở vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ trên mạng xã hội, sau khi vừa kết thúc chuyến du lịch tại 2 địa danh này.
Mới đây, một du khách nước ngoài đã dùng tài khoản mạng xã hội có tên Patricia Mayerhofer phàn nàn về tình trạng ô nhiễm môi trường trên mặt nước vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Lan Hạ (Cát Bà, Hải Phòng).
Vị du khách viết: "Chúng tôi vừa có chuyến đi tham quan bằng tàu tới vịnh Lan Hạ và Hạ Long. Cảnh rất đẹp và chuyến đi suôn sẻ. Nhưng tôi nghĩ không ai nên tới đây nữa vì rác thải ở khắp nơi trên biển, thậm chí có vết dầu loang trên biển. Thật tệ, thật đáng xấu hổ khi Việt Nam có phong cảnh đẹp mà tình trạng như vậy xảy ra. Nếu tôi biết trước như vậy, tôi đã không bao giờ đi".
Đây không phải là lần đầu tiên du khách nước ngoài phàn nàn về tình trạng ô nhiễm ở vịnh Hạ Long.
Trước đó hồi tháng đầu tháng 3, tình trạng rác thải trôi nổi cũng xuất hiện tại khu vực trên. Sự việc thu hút sự quan tâm của dư luận khi có một khách nước ngoài đến đây và chia sẻ trên mạng xã hội rằng mặt biển Hạ Long bẩn, có váng dầu, nên không dám xuống bơi.
Ngày 4/4 vừa qua, phóng viên Dân tríđi thực tế ở khu vực vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, ghi nhận vẫn có nhiều rác thải trôi nổi. Rác thải tại đây chủ yếu là phao xốp vỡ, khúc tre, gỗ,... cộng với những lớp váng màu nâu vàng nổi trên mặt biển.
Tại khu vực vịnh Bái Tử Long, rác còn trôi dạt gần vị trí các tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh.
Lý giải vấn đề trên, Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết, do quá trình thay thế phao xốp của các nhà bè nuôi trồng thủy sản và xử lý các lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, nên đã xuất hiện rác trên mặt nước như phản ánh.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã tập trung nhân lực, huy động gần 20 tàu, xuồng, đò đến tất cả các luồng, tuyến tham quan trên vịnh để thu gom, vận chuyển rác trôi nổi trên mặt biển về bờ.
Có ý kiến cho rằng, nếu Ban Quản lý vịnh Hạ Long chỉ thu gom rác bằng phương pháp thủ công như hiện nay sẽ phải mất một thời gian dài nữa mới thu gom hết được lượng rác trôi nổi trên vịnh.
" alt="Du khách nước ngoài: Nếu biết vịnh Hạ Long ô nhiễm như vậy đã không đến" /> - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước, là cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Singapore.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, cộng đồng người Việt Nam tại Singapore hiện có hơn 25.000 người. Bà con tuân thủ tốt luật pháp của nước sở tại, thực sự là cầu nối giữa nhân dân hai nước và được phía Singapore đánh giá cao.
Đại sứ quán đã phối hợp chặt chẽ với Ban Liên lạc cộng đồng và Hội Sinh viên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho bà con như tổ chức lễ hội gói bánh chưng, Tết Trung thu, tham gia ngày hội quốc tế những người di cư…
Đại sứ quán cũng phối hợp với Ban Liên lạc cung cấp thông tin để những anh em lao động tránh những rắc rối về pháp lý với chính quyền sở tại. Nhân dịp Tết cổ truyền, Đại sứ quán đã phối hợp với Ban Liên lạc đi thăm, tặng quà những công nhân, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện về quê ăn Tết…
Tại cuộc gặp gỡ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) chia sẻ niềm vui và xúc động khi đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; bày tỏ đồng tình cao về tính cấp thiết cần tiến hành cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động thực sự hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương cũng đánh giá rất cao bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên mới; đánh giá cao những đổi mới của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đặc biệt là những đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật theo hướng ngắn gọn, luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa những nội dung của nghị định và thông tư.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Minh Khương và đại diện hội đoàn, bà con cộng đồng đều bày tỏ niềm tin và kỳ vọng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trương, định hướng phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc sẽ sớm trở thành hiện thực, tạo ra bước phát triển đột phá, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến xa hơn nữa trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện các hội đoàn, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore; nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Đoàn nhằm thúc đẩy nâng cấp quan hệ song phương Việt Nam - Singapore lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trong năm 2025, thời điểm quan trọng khi Việt Nam kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 95 năm Ngày thành lập Đảng, 50 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và Singapore kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập nước.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Singapore thời gian qua giữ được đà phát triển ổn định. Lĩnh vực kinh tế, thương mại là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước.
Singapore là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam trong ASEAN. Với khoảng 3.800 dự án, tổng vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD, Singapore hiện đứng thứ 2/145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Đáng chú ý, 18 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại 13 tỉnh, thành của Việt Nam được xem là biểu tượng hợp tác kinh tế thành công giữa hai nước. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như: giáo dục - đào tạo, lao động,… cũng được đẩy mạnh.
Thông tin với bà con một số nét chính về tình hình trong nước, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, mặc dù năm 2024 đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do cơn bão số 3 (tên quốc tế là bão Yagi) gây ra nhưng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, an sinh xã hội được bảo đảm.
Tăng trưởng GDP ước cả năm đạt 7%, 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt. Công tác đối ngoại được tăng cường. Vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được quan tâm, không có vùng cấm. Hiện nay, đất nước tích cực chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIV của Đảng, cũng là thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Về hoạt động của Quốc hội, Quốc hội Việt Nam vừa kết thúc Kỳ họp thứ 8. Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn, thông qua 18 luật, 21 Nghị quyết và cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; thông qua các báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2024 và quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Điểm mới tại kỳ họp lần này, Quốc hội xây dựng ban hành luật ngắn gọn, quy định những nội dung đúng thẩm quyền, đảm bảo tính ổn định của luật, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng chuyển từ thiên về quản lý sang khuyến khích sáng tạo, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển, tập trung tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Singapore luôn đoàn kết, hướng về đất nước, đồng thời là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singapore, Chủ tịch Quốc hội khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là luôn quan tâm, chăm lo tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam.
Triển khai Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, Quốc hội, Chính phủ đang hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan theo hướng tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt, kể cả các thế hệ thứ hai, thứ ba gắn bó chặt chẽ hơn nữa với quê hương, trở về nước sinh sống, làm việc, kinh doanh (như chính sách miễn thị thực, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Căn cước…)
Theo Luật Căn cước (năm 2023), mọi công dân Việt Nam đều được cấp căn cước, không phân biệt là người đó sinh sống trong nước Việt Nam hay định cư ở nước ngoài.
Trong Luật Đất đai sửa đổi (năm 2024), người Việt Nam định cư nước ngoài đã được mở rộng quyền sử dụng đất, quy định chính sách đất đai đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam giống như cá nhân trong nước.
Tháng Tư vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhất trí với chủ trương và nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2019/NĐ-CP ngày 23/01/2019 quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với các thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Biểu dương nỗ lực của Đại sứ, tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã nỗ lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn dành sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoạt động hiệu quả, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại sứ và tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động tại Singapore.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore, trong đó có quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore, hướng tới nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trong thời gian tới./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt="Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore" /> - Thủ tướng đồng ý mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành lên 10 làn xePhước Tuần
(Dân trí) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện hồ sơ dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe lên 10 làn xe trong tháng 12 để trình Quốc Hội.
Ngày 3/12, tại buổi làm việc với các bộ, ban ngành Trung ương và tỉnh Đồng Nai sau khi kiểm tra tiến độ sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành, đặc biệt là dự án nâng cấp, mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Tại buổi họp, đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết đang làm hồ sơ đề xuất tăng vốn điều lệ lên 38.000 tỷ đồng để đơn vị đủ năng lực vay 10.500 tỷ đồng đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 làn xe lên 10 làn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian mổ xẻ trách nhiệm trong việc chậm thực hiện mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Người đứng đầu Chính phủ giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo nội dung này, báo cáo lại Thủ tướng hướng giải quyết trước ngày 15/12 và hoàn thành trong tháng 12 các hồ sơ nâng cấp, mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây trình Quốc hội.
Trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về đề xuất làm hầm vượt sông Đồng Nai thay thế dự án cầu Cát Lát nhằm giảm chi phí giải phóng mặt bằng, tạo mỹ quan cả phía Đồng Nai và TPHCM, Thủ tướng đồng ý phương án làm hầm vượt sông. Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai sớm triển khai quy hoạch phát triển TP Long Thành là thành phố sân bay.
Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải rà soát, nghiên cứu phương án giao thông kết nối sân bay mới, như: metro, tàu điện ngầm, đường sắt tốc độ cao kết nối các sân bay Long Thành, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất. Dịp này, Thủ tướng chỉ đạo phát động cuộc thi đua cao điểm 400 ngày đêm trên công trường, đưa dự án cơ bản về đích vào ngày 31/12/2025.
" alt="Thủ tướng đồng ý mở rộng cao tốc TPHCM" />
- ·Kèo vàng bóng đá Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/1: Chia điểm?
- ·Nghẹn ngào trước tâm thư chia tay Hải Phòng của Đặng Văn Lâm
- ·Ánh sáng phù hợp từ đèn bàn bảo vệ sức khỏe thị giác cho học sinh
- ·Nhận định Thanh Hóa vs Bình Dương, 15h00 ngày 21/2 (V
- ·Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng
- ·Xuân Trường đã khai hỏa, bao giờ đến lượt Công Phượng khiến K.League nổ tung?
- ·Giá xăng dầu bật tăng, có loại tăng gần 800 đồng/lít
- ·Tôn vinh những tấm gương làm theo lời Bác khu vực phía Nam năm 2024
- ·Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
- ·Elon Musk là tỷ phú mất nhiều tiền nhất nửa năm nay