LMHT: Ambition ‘chốt’ xong trang phục CKTG, Tinikun là HLV của đội Siêu Sao GPL
Ambition thích trang phục Jarvan IV,ốtxongtrangphụcCKTGTinikunlàHLVcủađộiSiêmu vs mci khẳng định đã “bắt bài” được Faker Thường xuyên trở thành đề tài giải trí tại CKTG 2017, Kang “Ambition” Chan-yong, người đi rừng của Samsung Galaxy, luôn thu hút sự chú ý từ phía fan hâm mộ. Xuất hiện trên chương trình “Yu-Hui-Nak-Rak” của đài truyền hình SBS Hàn Quốc, Ambition đã chia sẻ suy nghĩ của anh về hành trình đăng quang CKTG 2017. Từ đó, chúng ta đã có thêm những thông tin được chính nhà ĐKVĐ thế giới tiết lộ. Bạn cảm thấy thế nào sau khi vô địch CKTG 2017? Tổi cảm thấy phấn chấn khi cuối cùng cũng được chứng kiến công sức làm việc chăm chỉ và thời gian mình đã bỏ ra đạt được kết quả như vậy. Bạn đã nói gì với vợ sau khi giành chiến thắng? Cô ấy như một nhà tiên tri vậy, bởi cô ấy đã tự tin nói rằng, “anh sẽ thắng”. Sau khi vô địch, cô ấy nói lời tiên đoan đã chính xác và tôi phải nói biết ơn cô ấy ba lần. Cô ấy nói một cách đùa cợt nhưng nó thực sự đem đến hiệu quả đáng kinh ngạc. Tôi nghĩ rằng mọi việc đều tốt cả. Vợ của Ambition Bạn dành thời gian rảnh rỗi để làm gì? Tôi ngủ rất nhiều kể từ lúc ra khỏi nhà…Tôi ngủ rất nhiều và ăn rất nhiều đồ ăn ngon. Các bạn đã thắng ván đầu tiên trong trận Chung kết. Cái gì đã lướt qua suy nghĩ của bạn khi giành được chiến thắng đầu tay? Đầu tiên, tôi đã không còn quá căng thẳng nữa. Tôi cứ tự nhủ với bản thân rằng chúng tôi phải thắng Ván 2. SKT là một đội sẽ ngày càng mạnh hơn mỗi khi họ để thua. Tôi tự nhủ, “làm tốt hơn ở ván đấu tiếp theo nào!” Bạn thích nhất mùa giải nào? Cá nhân tôi rất thích meta tướng đi rừng Đỡ Đòn. Thay vì chơi các vị tướng có thể dễ dàng hạ gục mục tiêu và kiếm điểm hạ gục trong những pha xử lý được đánh giá cao, tôi thích chơi một vị tướng thu hút sự chú ý của đối phương và khống chế chúng. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ meta hiện tại phù hợp với bản thân mình. Bạn đã chơi Jarvan IV quá ấn tượng trong Ván 2. Đặc biệt là khoảnh khắc bạn hất tung ba người lên trên không. Cái gì đã lướt qua trong suy nghĩ ở pha xử lý đó? Vào lúc đó, chúng tôi đang gặp bất lợi nên tôi muốn tránh một pha giao tranh nếu có thể. Tuy nhiên, khi SKT mất đánh mất sự áp đảo mạnh mẽ của họ, tôi như kiểu “nắm bắt lấy nó” và lao vào. Bằng cách nào đó, chúng tôi đã thắng pha giao tranh đó và có được Baron. Sau đó, tôi đã nghĩ rằng, “chúng tả sẽ thắng ván này.” Có một khoảnh khắc khi bạn Tốc Biến ra xa và rồi Q quay ngược trở lại về hướng cắm cờ. Đó có phải là pha xử lý mà bạn đã tập luyện rất kỹ? Kiểm soát giao tranh là những gì tôi đã tập luyện và ý thức được trong trận đấu. Tôi buộc phải sống sót thêm một giây nữa nên tôi đã Tốc Biến ra đằng sau và rồi Q quay trở lại lá cờ của mình. Ai là đối thủ khó khăn nhất mà bạn đã đối mặt tại các kỳ CKTG? Thay vì các trận đấu, tôi đã tập trung và ý thức hơn về Faker (Lee Sang-hyeok) trong quá trình chuẩn bị. Số lượng tướng chơi tốt của cậu ấy rất nhiều nên việc cố gắng chuẩn bị để đối đầu với cậu ấy rất đau đầu. Chúng tôi đã gặp may ở trận Chung kết, Faker đã chọn đúng vị tướng mà chúng tôi nghĩ rằng cậu ấy sẽ chơi. Bạn có nghĩ các bạn sẽ thắng 3-0 không? Tôi nghĩ chúng tôi sẽ thắng từ trước đó cơ. Có một thời điểm trong Ván 1, tôi nghĩ rằng, “chúng tôi trội hơn về kỹ năng”. Chúng tôi đã rất tự tin trước khi bước vào trận Chung kết CKTG lần này. Bạn là người có nhiều kinh nghiệm và tuổi đời lớn nhất trong đội. Bạn có thường đưa ra lời khuyên cho những người đồng đội trẻ trung hơn? Mỗi khi đồng đội chơi tốt, tôi có thể thi đấu như họ. Nếu đồng đội muốn tập luyện lơi lỏng, tôi nói với họ, “cơ hội này có lẽ chỉ đến một lần” và bảo họ tập luyện chăm chỉ lên. Chúng tôi thường xuyên có cường độ tập luyện của riêng mình, nhưng vì đó là quãng thời gian quan trọng nên tôi nghĩ tôi nên nói với họ về vấn đề này. Bạn chơi tuyệt hay ở trận Chung kết nhưng lại không giành được danh hiệu MVP. Bạn có thấy buồn lòng không? Tôi không thực sự quan tâm ai giành MVP. Nếu Ván 2 và Ván 3 diễn ra nhanh gọn, tôi nghĩ mình sẽ giành MVP. Bạn có quan tâm tới nữ thần tượng nào không? Từ trẻ, tôi chẳng bao giờ có một thần tượng mà mình thực sự yêu thích. Bạn có thể hỏi bất cứ mọi người và họ sẽ nói với bạn điều y hệt. Bạn thích trang phục nào sau chiến thắng tại CKTG? Tôi vẫn đang suy nghĩ về nó. Trong rừng, có quá nhiều các vị tướng đã bị trùng lặp trang phục CKTG từ trước đó…Ngay cả khi vị tướng này đã có một bộ trang phục CKTG, tôi muốn Jarvan là trang phục của mình. Jarvan thực sự phù hợp với tôi. Jarvan IV là 1/5 trang phục vinh danh chức vô địch CKTG Mùa 1 của Fnatic Danh sách HLV dẫn dắt các đội tuyển Siêu Sao tại 2017 All-Star Event “Đầu tàu” của tám đội tuyển Siêu Sao tham dự ASE 2017đã có, theo thông tin được đăng tải trên trang Twitter cá nhân của kenzi, phóng viên chuyên trách mảng eSports của tờ FOMOSHàn Quốc, vào sáng ngày hôm qua (13/11). Cụ thể: Đáng chú ý, Tinikun đã từng đảm nhiệm vai trò HLV của đội tuyển Siêu Sao GPL tham dự 2015 International Wildcard All-Stars (Melbourne, Australia). Tuy nhiên, đây là một giải đấu thất bại của Tinikun và những người học trò khiến họ không thể góp mặt tại giải đấu ASE năm đó. Danh sách đội hình của 7/8 đội tuyển Siêu Saođã lộ diện, và nó sẽ được hoàn tất sau khi Siêu Sao Đại Chiến Đông Nam Á 2017 có kết quả vào ngày 26/11 sắp tới. Sau đó, tám đội tuyển Siêu Sao thuộc các khu vực có thứ hạng cao nhất tại CKTG 2017 sẽ tham gia tranh tài tại ASE, giải đấu kéo dài từ 07-10/12 ở studio LCS Bắc Mỹ, Los Angeles, Mỹ. 2017 (Tổng hợp)
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1: Nới rộng khoảng cách
-
Chúng ta đều biết rằng tiếng Việt có một hệ thống đại từ nhân xưng hết sức phong phú, phức tạp, thể hiện tính tôn ti thứ bậc một cách chặt chẽ, và phản ánh một cách chi li các mối quan hệ. Đồng thời, một đặc điểm khác là người Việt đưa lối xưng hô trong gia đình áp dụng cho các quan hệ xã hội và công việc. Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng điều này dẫn đến những hệ quả tiêu cực.
Giới hạn cụ thể hơn, bài này chỉ xét đến lối xưng hô ở ngôi thứ nhất (người phát ngôn) và ngôi thứ hai (người nhận phát ngôn) trong phạm vi trường học.
Trường học là không gian công cộng, và là một không gian đặc biệt nơi diễn ra các hoạt động giáo dục. Các hoạt động ở trường học, các hành vi ứng xử giao tiếp ở trường học, vì mục đích giáo dục của chúng, phải hướng tới đạt được sự chuẩn mực. Ở một số dân tộc, trong cách xưng hô, do ngôi thứ nhất (người phát ngôn) và ngôi thứ hai (đối tượng nhận phát ngôn) chỉ có hai đại từ (chẳng hạn tiếng Anh : I, You ; tiếng Trung Quốc : Wo, Ni), nên xưng hô không đặt thành vấn đề trong trường học. Nhưng một khi ở hai ngôi này có hơn hai đại từ xưng hô, và các đại từ mang sắc thái khác nhau, thì xưng hô trở thành một vấn đề phải được quy chuẩn trong trường học.
Ở đây chúng tôi lấy lấy ví dụ ở nước Pháp, là nơi chúng tôi có điều kiện tìm hiểu kỹ.
Từ bậc mẫu giáo đến trung học cơ sở, giáo viên xưng hô theo lối thân mật (tutoyer) với học sinh, nhưng học sinh xưng hô theo lối kính trọng (vouvoyer) với giáo viên. Từ cấp phổ thông trung học đến đại học, giáo viên và học sinh, sinh viên cùng xưng hô theo lối kính trọng (vouvoyer). Như vậy học sinh cấp III ở Pháp đã được giáo viên gọi bằng « vous » một cách tôn trọng. Khi xưng ở ngôi thứ nhất thì tất cả đều xưng « tôi » (je).
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cách xưng hô trong hệ thống trường học Việt Nam hiện hành.
Ở cấp mẫu giáo, trước đây, ít nhất là vào thời kỳ người viết bài này học mẫu giáo, cách đây hơn ba mươi năm, cách xưng hô chuẩn ở trường là « cô-em », « thầy-em ». Ít nhất thì ở miền Bắc là như vậy : « Cô và các em », chứ không phải « cô và các con » như ngày nay. Không rõ từ bao giờ thì « em » bị chuyển thành « con » (rất tiếc chúng tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này để có thể xác định một cách chính xác).
Trẻ em được gọi là « con » hay « em » ở trường mẫu giáo thì có gì khác nhau ? Khi học sinh mẫu giáo bị gọi là « con », có nghĩa là là quan hệ trường học bị chuyển thành quan hệ gia đình. Nói « cô giáo như mẹ hiền » không có nghĩa và không bao giờ có nghĩa : « cô giáo là mẹ », bởi lẽ cô giáo thiết lập với học sinh mối quan hệ xã hội, một mối quan hệ khác hẳn với quan hệ gia đình. Khi gọi cô giáo là mẹ thì có nghĩa là quan hệ xã hội đã bị chuyển thành quan hệ gia đình. Trong lúc đó, bằng việc tới trường, đứa trẻ đã có cơ hội tham gia vào các mối quan hệ xã hội, trường học giúp đứa trẻ hình thành ý thức về mình trong tư cách là thành viên của xã hội. Việc bị gọi bằng « con » ở trường mẫu giáo tước đi của đứa trẻ ý thức rõ rệt về vai trò mới này của mình, tiếp tục duy trì cảm giác rằng nó vẫn ở trong quan hệ gia đình.
Từ tiểu học đến đại học, ở trường học quy định lối xưng hô « thầy-em », « cô-em ». Tuy nhiên, ngày nay, ở một số vùng của Việt Nam, đại từ « con » bị dùng cho đến tận cấp đại học. Ở nhiều đại học thuộc thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên gọi sinh viên bằng « con », và sinh viên cũng tự xưng « con ». Sinh viên là những người đã ở độ tuổi trưởng thành, đã là một công dân đúng nghĩa, về mặt pháp luật, có quyền tự quyết định, và phải chịu trách nhiệm cá nhân. Thế mà sinh viên Việt Nam, trong môi trường đại học hiện nay, vẫn không được phép cảm nhận sự tôn trọng của xã hội đối với mình trong tư cách là công dân, vẫn bị ấn sâu vào quan hệ gia đình trá hình do các thầy cô thiết lập nên khi gọi họ là « con ». Trong khi đó, như trên đã nói, học sinh phổ thông ở Pháp đã được thầy cô gọi bằng « vous » một cách tôn trọng. Còn học sinh xưng « tôi » một cách bình đẳng.
Hệ quả của cách xưng hô hiện nay là ý thức về cái tôi, về cá nhân, về chủ thể tính bị ảnh hưởng.
Chỉ duy nhất khi phát ngôn với đại từ « tôi » người phát ngôn mới có cơ hội củng cố và xây dựng ý thức về cá nhân mình, ý thức về chính mình như một cá thể bình đẳng với những cá thể khác trong xã hội, mới giúp người nói có ý thức xác lập vị thế duy nhất của chủ thể. Còn các đại từ khác ở ngôi thứ nhất : « em », « anh », « chị », « cha », « mẹ », « con », « cháu », « chú », « bác »… ngay lập tức đưa người phát ngôn vào trong các mối quan hệ mang tính tôn ti, và xác lập ngay lập tức vị thế, thứ bậc trên dưới hay tương quan quyền lực. Dù là biểu hiện quyền lực hay sự phục tùng của người nói, dù là biểu hiện vai bề trên hay thái độ khiêm cung của người nói, thì các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất không phải là « tôi » cũng đều góp phần làm mất ý thức về cái tôi như một cá thể, một chủ thể duy nhất và bình đẳng với toàn bộ thế giới còn lại.
Trong giáo giới với nhau, xưng hô cũng đặt thành vấn đề, tạo ra nhiều khó khăn trong giao tiếp nghề nghiệp. Ngày nay, hầu như những người trẻ rất khó xưng tôi trong sinh hoạt hàng ngày ở trường. Thầy-em, cô-em, anh-em, chị-em, bạn-mình ; thậm chí bác-cháu, chú-cháu…là lối xưng hô chủ đạo trong sinh hoạt hàng ngày ở trường học, ở công sở. Hầu như đại từ tôi rất ít được sử dụng, trừ giữa nam giới với nhau và thường là trong trường hợp bằng tuổi nhau hoặc chênh lệch tuổi không đáng kể (họ có thể xưng hộ theo kiểu : ông-tôi, anh-tôi, cậu-tôi), nhưng nếu chênh lệch khoảng từ 5 tuổi trở lên là ngay lập tức đi vào quỹ đạo anh-em. Điều này góp phần làm mất ý thức cá nhân, con người lúc nào cũng phải ghi nhớ thân phận của mình trong một quan hệ xã hội bất bình đẳng, một quan hệ mang tính đẳng cấp trên-dưới, và cùng với nó là quan hệ mang tính quyền lực-phục tùng. Và cùng với điều này, ý thức cộng đồng đè nặng lên họ, đàn áp họ, tiếng nói cá nhân chỉ còn là một cái gì rất yếu ớt. Khi tự xưng là « em », « con », « cháu » với một người không thuộc gia đình mình thì người nói bị áp đặt luôn cái ý thức về thân phận thuộc đẳng cấp dưới của mình và bị áp đặt luôn cả cái ý thức rằng do thân phận bé mọn mà mình phải phục tùng người đối thoại. Và điều này là một trong những nguyên nhân góp phần giải thích tại sao xã hội chúng ta hiện nay là một xã hội thiếu cá tính, thiếu sáng tạo, thiếu phong cách riêng. Cơ chế của một xã hội triệt tiêu ý thức bình đẳng và ý thức cá nhân góp phần hình thành và duy trì kiểu xưng hô này.
Lưu ý rằng cách xưng hô thân mật (tutoyer) trong tiếng Pháp quy định sự bình đẳng giữa người phát ngôn và người nhận phát ngôn. Người nói xưng « je » và gọi người đối thoại là « tu », dù ít tuổi hơn hay nhiều tuổi hơn, dù chức vụ cao hơn hay thấp hơn cũng thế, gọi như nhau và xưng như nhau. Còn cách xưng hô thân mật trong tiếng Việt ngay lập tức thiết lập tôn ti trật tự, người ta chỉ có thể gọi người nhiều tuổi hơn là « anh/chị » và xưng « em ». Không thể khác được. Dĩ nhiên, lối xưng hô « anh/em » trong đời sống nói chung là một trong những nét đặc sắc của văn hóa Việt, đã trở thành một thứ gần như điệu hồn của người Việt, đến mức có thể tiếng « em » sẽ tạo nên một thứ âm nhạc hoài nhớ trong lòng người Việt xa quê. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi giới hạn vấn đề ở lối xưng hô trong trường học, là nơi, xin nhắc lại, đòi hỏi tất cả đều phải trở thành chuẩn mực. Nếu trong trường học không giữ được chuẩn mực thì đừng mong ngoài xã hội có chuẩn mực.
Việc xưng tôi ngày nay trở nên khó khăn đối với sinh viên hay giảng viên trẻ (thậm chí trong các cuộc họp các giảng viên trẻ cũng có xu hướng xưng « em » dù rằng trong cơ quan có nhiều đồng nghiệp còn trẻ hơn họ), đồng thời việc sinh viên xưng « tôi » gây khó chịu cho giảng viên, việc giảng viên trẻ xưng « tôi » gây khó chịu cho đồng nghiệp lớn tuổi. Lâu dần người ta « ngượng » khi xưng tôi. Điều này không xảy ra trong môi trường đại học miền Nam trước 75, một số người đã từng tham gia vào hệ thống đại học ấy xác nhận như vậy.
Nếu so sánh với cách xưng hô thời trước cách mạng còn được bảo lưu trong tác tác phẩm văn học, thì có lẽ ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng ý thức cá nhân của con người thời đó rõ rệt hơn bây giờ, mạnh mẽ hơn bây giờ. Nhân vật văn học hồi đó xưng « tôi » phổ biến hơn nhân vật văn học ngày nay.
Khó có thể nghĩ rằng giờ đây có một đứa trẻ nào có thể xưng « tôi » với bố mẹ, tôi chưa từng gặp một trường hợp nào như thế trong thực tế. Và chưa từng gặp cả trong văn chương đương thời của chúng ta, trong phạm vi những gì tôi đọc được. Giả sử có chuyện xưng hô như vậy, thì cũng rơi vào bối cảnh lúc đứa trẻ giận dữ hoặc đùa nghịch, chứ không thể có trong một trường hợp bình thường như trường hợp được Vũ Trọng Phụng miêu tả sau đây :
« Thốt nhiên có tiếng một đứa bé kêu lên với mẹ :
-Bu ơi, tôi đau chân lắm, cái chỗ giẫm phải gai hôm qua bây giờ lại nhức lắm »[1]
Đối thoại này cho thấy việc xưng « tôi » là hết sức bình thường đối với đứa trẻ, là lối nói thường nhật của nó.
Nếu so sánh các tác phẩm văn học viết trước cách mạng và các tác phẩm đương thời, ta thấy, trong đối thoại các nhân vật xưng tôi với tần suất cao hơn nhiều. Kể cả giữa các cặp yêu nhau, kể cả trong gia đình, vợ chồng xưng « tôi », con cái xưng « tôi » với bố mẹ, rất thường gặp. Dưới đây là một vài dẫn chứng
Xưng hô giữa một cặp tình nhân thuộc giới bình dân :
Người nhân tình sụt sịt:
Sao anh tệ thế, anh Mô?
Tệ làm sao?
Người con gái nói những gì nho nhỏ. Thứ không nghe rõ. Chỉ biết là thị khóc. Mô nói to hơn:
- Tôi có ý gì thì tôi chết bằng này tuổi. Nội tôi có dám chê cô cái nết gì hay là đứng núi này trông núi nọ thì có giời vật chết! Nhưng tôi xem bói, mấy ông thầy cùng bảo tôi sát vợ. Cô lấy tôi, nhỡ cô chết thì... ?
Cho chết! Xin cho ngay rằng chết tôi cũng bằng lòng.[2]
Xưng hô giữa vợ chồng Thứ-Liên, thuộc giới có học :
« -Mình buôn vải chung với chị San à ?
-Vâng, tôi buôn những dạo trước kia, thôi đã lâu rồi »[3]
Xưng hô giữa con cái và bố mẹ trong gia đình :
« -Thôi chật chội thế, đẻ và chị cứ ăn trước đi. Tôi sẽ ăn sau cùng.
Đáp xong Phú nghển cổ lên, nhìn về phía mẹ. »[4]
Việc các cá nhân xưng « tôi » trong giao tiếp có thể đã là một việc hết sức bình thường, và đã từng là một thói quen trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, ở cả giới có học lẫn giới bình dân, như được phản ánh trong văn học thời đó. Thói quen đó cần được thiết lập lại. Chúng ta nhớ lại những thảo luận xung quanh cuộc hội thảo do Đại học Hoa Sen tổ chức về việc xưng hô trong trường học, để thấy rằng sự khó khăn trong việc sinh viên xưng « tôi » không phải chỉ là do sinh viên không có thói quen này, dẫn đến « ngượng miệng », mà là do (và chủ yếu do) tâm lý của giáo viên không chịu chấp nhận hình thức xưng hô này, vì cảm thấy không được tôn trọng. Nhưng có lý do gì mà một sinh viên xưng « tôi » lại thiếu tôn trọng thầy hơn là một sinh viên xưng « em » ? Sâu xa thì đó có thể là do người thầy cảm thấy quyền lực của mình bị đe dọa. Nếu trong một lớp học có một sinh viên xưng « tôi » thì thầy giáo có thể khó chịu, nhưng nếu có đến 50% sinh viên xưng « tôi » câu chuyện sẽ khác, thầy giáo sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa, và khi cả lớp đều xưng « tôi » thì thầy sẽ phải xem đó là chuyện hiển nhiên, và đồng thời cũng xem việc sinh viên bình đẳng với mình trong tương quan xã hội là hiển nhiên.
Tuy nhiên, ngày nay việc thiết lập thói quen xưng « tôi » ở sinh viên học sinh, và thói quen chấp nhận việc người học xưng « tôi » ở người dạy là một việc không dễ. Không chỉ vì truyền thống xưng hô « thầy-em » trong giáo dục được quan niệm như là một nét đẹp văn hóa, mà còn vì xã hội hiện tại, do đặc thù của nó, muốn duy trì truyền thống đó, và muốn củng cố quan niệm đó. Dĩ nhiên không thể phủ nhận được việc xưng hô không quyết định nhân cách hay phẩm chất của người thầy. Nhiều giáo viên thực sự đáng trọng vẫn xưng « thầy » với học sinh, sinh viên. Nhưng trong thực tế thì nhiều đại diện tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của giáo dục Việt Nam mà tôi biết lại là những người không bao giờ sử dụng lối xưng hô « thầy-em ». Tôi sẽ trở lại với dẫn chứng cụ thể ở phần tiếp theo.
Có thể tôi đẩy vấn đề đi quá xa khi đưa ra một giả định như thế này : nếu ở trường học, từ cấp III trở lên, sinh viên và học sinh xưng « tôi » với thầy cô, và thầy cô gọi học sinh sinh viên là « anh », « chị », thì có thể các tệ nạn giáo dục sẽ giảm xuống, chất lượng giáo dục sẽ tăng lên phần nào, trong trường hợp thay đổi cách xưng hô có thể làm thay đổi lối suy nghĩ của người dạy. Khi học sinh xưng « tôi » và giáo viên gọi học sinh bằng « anh/chị » thì lúc đó, sự tôn trọng của người dạy dành cho người học lớn hơn, vì tương tác giữa người dạy và người học là tương tác giữa các cá nhân bình đẳng, người dạy buộc phải nhớ rằng người học cũng là một chủ thể có vị thế riêng, bình đẳng với người dạy, có quyền phán xét người dạy. Vì lúc đó, giáo viên không còn chỉ xem học sinh sinh viên như là những đứa trẻ bé bỏng, là đối tượng để mình bảo ban, dạy dỗ, phải phục tùng mình vô điều kiện. Vì lúc đó giáo viên sẽ nhìn học sinh sinh viên như những cá thể ngang hàng với mình, không chỉ lên lớp để học mình mà họ còn có thể đánh giá năng lực và nhân cách của mình. Khi nghĩ như vậy thì giáo viên có thể sẽ phải tự hạn chế những hành động làm giảm uy tín của bản thân. Sở dĩ người ta có thể làm những việc trái đạo đức, vi phạm pháp luật, là vì một mặt pháp luật không trừng phạt, nhưng mặt khác vì họ cũng không phải chịu áp lực của dư luận và sự phán xét của người khác. Người giáo viên có thể sẽ hạn chế những hành động phản giáo dục nếu nghĩ rằng học sinh sinh viên sẽ phán xét mình. Sở dĩ họ không nghĩ rằng họ bị học sinh sinh viên phán xét, một phần là do họ tin rằng họ có thể điều khiển được người học, rằng người học phải phục tùng họ, và dù họ có làm gì thì người học cũng phải « tôn sư trọng đạo ». Tâm lý đó hình thành một phần do được hậu thuẫn bởi cách xưng hô. Tại sao có hiện tượng giảng viên lên lớp với một bài giảng được soạn qua loa và nói lăng nhăng chuyện nọ xọ chuyện kia cho hết giờ ? Điều đó xảy ra khi và chỉ khi người giáo viên nghĩ rằng mình có nói gì, giảng kiểu gì sinh viên cũng chấp nhận vô điều kiện, không phán xét, bởi « nhất tự vi sư bán tự vi sư », mình đã đứng trên bục giảng thì mình là thầy, và đã là thầy thì trò phải chấp thuận vô điều kiện, phải ngồi mà nghe vô điều kiện. Rất nhiều khả năng, một giáo viên suy nghĩ và giảng dạy theo cách đó sẽ khó chịu khi nghe một sinh viên xưng « tôi » và nếu bị sinh viên chất vấn[5]. Trái lại, một giáo viên lên lớp với vốn hiểu biết phong phú, có chủ kiến riêng trong bài giảng, làm chủ vấn đề mà mình trình bày, có nghiên cứu riêng và quan điểm riêng của mình đối với lĩnh vực kiến thức mà mình truyền bá, có một phương pháp làm việc dân chủ, thì không những không có khó chịu khi sinh viên xưng « tôi », mà sẽ còn khuyến khích sinh viên xưng « tôi », khuyến khích sinh viên chất vấn mình. Tôi lấy một ví dụ cụ thể có thực, đó là trường hợp GS Phùng Văn Tửu ở Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Khi lên lớp, ông luôn gọi sinh viên bằng « anh », « chị », và buộc sinh viên khi phát biểu trên lớp phải xưng « tôi ». Về phần mình, ông xưng « tôi ». Chưa bao giờ ông xưng « thầy » với sinh viên. Chưa bao giờ ông áp đặt quyền lực của người thầy cho sinh viên. Vì thế, sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên khi nghe GS Phùng Văn Tửu phát biểu, trong một bài phỏng vấn : « Có lẽ nên xem đây là mối quan hệ hai chiều: trò đối với thầy và thầy đối với trò. Trò tôn trọng thầy mà thầy cũng phải tôn trọng trò hiểu theo một nghĩa nào đấy; thầy biết tôn trọng trò thì trò càng tôn trọng thầy hơn. Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở nhiều trường đại học, tôi tôn trọng sinh viên thực sự, không xem họ chỉ là học trò để mình truyền dạy kiến thức. Tôi luôn tự nhủ thầy tất nhiên có nhiều mặt hơn trò, nhưng trò cũng có những điểm mà thầy có thể học hỏi. Thời xưa có câu "tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư", hễ có ba người cùng đi với nhau thì thế nào cũng có một người mà mình có thể học hỏi được. Huống chi đây lại là những sinh viên, những học viên cao học, những nghiên cứu sinh! Tôi thường nói với sinh viên văn học của tôi là chỉ nên xem bài giảng của tôi ở trên lớp như một tài liệu tham khảo, nghĩa là sinh viên có thể phát huy những suy nghĩ độc lập của mình, có thể khác với suy nghĩ của tôi ở khía cạnh này nọ, và tôi tôn trọng những suy nghĩ ấy, nhiều khi rất đúng đắn, góp phần bổ sung cho bài giảng của tôi. Quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa thầy và trò, tôi có nhiều dịp cảm nhận thấy rõ rệt ở nước ngoài. » (An ninh thế giới, ngày 22/11/2010)
Dĩ nhiên việc thay đổi cách xưng hô không hề đơn giản, do các yếu tố tâm lý, văn hóa như và cấu trúc tinh thần của xã hội như đã nói ở trên. Và tôi cũng không ảo tưởng rằng thay đổi cách xưng hô có thể giải quyết các vấn đề của trường học (xưng hô chỉ là một biểu hiện của cấu trúc tinh thần của xã hội ; duy trì và củng cố lối xưng hô mang tính tôn ti trật tự, lối xưng hô nhằm thiết lập quyền lực hay áp đặt sự phục tùng, đó là hệ quả của một cơ chế xã hội xóa bỏ quan hệ dân chủ, do vậy nghiên cứu về hiện tượng xưng hô phải đặt trong những nghiên cứu chung về văn hóa, chính trị, xã hội). Nhưng trong chừng mực nào đó, việc thay đổi cách xưng hô sẽ góp phần hạn chế các vấn nạn khi mà từ phía học sinh, ý thức về tính tự chủ, về sự bình đẳng, về giá trị cá nhân tăng lên ; và từ phía giáo viên, sự tôn trọng đối với học sinh sinh viên tăng lên.
(Theo TS Nguyễn Thị Từ Huy- Văn Hóa Nghệ An)
[1]Vỡ đê, trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập II, nxb Văn học 1993, tr.107
[2]Sống mòn, trong Nam Cao tác phẩm tập II, nxb Văn học, 1977, tr.158
[3]Sống mòn, nt, tr. 315
[4]Vỡ đê, trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập II, nxb Văn học 1993, tr.144
[5]Bài « Sinh viên « ngượng miệng » xưng « tôi » » trên Tiền phong online
" alt="Xưng hô trong trường học ngày nay">Xưng hô trong trường học ngày nay
-
Với Hen Niê, năm 2018 là một năm đáng nhớ không thể quên khi cô lot top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Cô gửi lời cảm ơn tất cả mọi người đã yêu thương và ủng hộ mình và không quên gửi lời chúc mừng năm mới tới khán giả: "Năm mới 2019, Hen chúc mọi người thật nhiều niềm vui, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công". Á hậu Huyền My cũng chính thức bước sang tuổi 24 khi kết thúc năm cũ 2018. Cô nàng gửi lời chúc mừng năm mới tất cả những người yêu quý mình và hài hước khi "sợ già" khi một năm nữa lại trôi qua. 2018 là một năm đáng nhớ và được ca sĩ Hà Anh Tuấn miêu tả bằng từ "kỳ diệu". Nếu như cuối năm 2018, nam ca sĩ thành công với show nhạc rất tình được tổ chức tại Đà Lạt. Anh mong 2019, mọi người vẫn sẽ mãi giành những tình cảm ấy cho mình.
"Hãy lớn lên và già đi thật nhăn nheo một cách hạnh phúc trong âm nhạc cùng nhau nhé", Hà Anh Tuấn chia sẻ."Chúc mọi người một năm mới 2019 ấm áp, yên vui, “thuận buồm xuôi gió”! Chúc những ai có “gấu” quấn quýt không rời. Còn nếu, “gấu” đâu chưa thấy sớm có để ôm nha", Đan Lê gửi lời chúc tới mọi người. Cao Thái Sơn dù bận rộn chạy show liên tục khép lại năm cũ 2018. Anh vẫn gửi lời chúc mừng năm mới tới người thân, bạn bè và toàn thể những người yêu quý mình. Nam ca sĩ hy vọng, 2019 sẽ là một năm có thật nhiều sức khỏe, tài lộc và bình an. Người mẫu Hồng Quế bày tỏ năm 2019, cô sẽ cố gắng phát triển và tập trung cho việc kinh doanh hơn nữa. "2 mẹ con mình cùng nhau cố gắng để cho Ry có nhà mới nhé. Bao nhiêu dự định sẽ ấp ủ dân dần phải thực hiện được cho ông bà ngoại được nhờ chứ nhỉ. Chúc mừng năm mới cả nhà", chân dài Hà thành viết. ''Nhã Phương thương chúc quý khán giả, đại gia đình Nabi của Phương, anh chị em và những người thân yêu một năm mới hạnh phúc và may mắn.
Chúc mừng năm mới''.Hàn Triệt
Báo quốc tế ca ngợi 'H'Hen Niê: Người phụ nữ hoàn hảo cuối cùng đã xuất hiện
Trang Epoch Times dành những lời có cánh cho top 5 HHVN 2018 đến từ Việt Nam với dòng title: "Hoa hậu Việt Nam gây chấn động cuộc thi và giúp giảm nghèo khi dùng hết tiền thưởng làm từ thiện".
" alt="Sao Việt tưng bừng chúc mừng năm mới 2019">Sao Việt tưng bừng chúc mừng năm mới 2019
-
Đinh Tiến Đạt giàu có, thích đồ cổ và cực kiệm lời. Sau chuyện tình ồn ào với Hari Won, Tiến Đạt giữ bí mật về lễ cưới sắp tới. Phương Thanh gây xôn xao khi đăng thiệp cưới vào ngày 30/12
BTV Tuấn Dương thời sự 19h: Tôi chưa làm tròn trách nhiệm với hai con gái
Sau 3 năm chia tay Hari Won, Đinh Tiến Đạt sẽ tổ chức lễ cưới bên bạn gái Thụy Vy vào ngày 31/12. Trên Facebook, khán giả nô nức chúc mừng anh. Họ hy vọng rapper 37 tuổi tìm được bến đỗ hạnh phúc bên cô gái trẻ có ngoại hình thanh tú.
Giữa những lời chúc mừng, Đinh Tiến Đạt im lặng. Anh dửng dưng với câu chuyện trên mạng xã hội như thể đó là việc chẳng hề liên quan đến mình. Không ít bạn bè của Đinh Tiến Đạt cũng bất ngờ về tin anh sắp cưới.
Tiến Đạt là nghệ sĩ con nhà giàu của showbiz Việt. Đinh Tiến Đạt luôn chọn cách sống rất khác so với nhiều nghệ sĩ trong ngành. Những người trong giới nhận xét Đinh Tiến Đạt là người cực ít nói, thích đồ cổ và mê xe.
Thiếu gia mê nhạc rap, thích đồ cổ
Đinh Tiến Đạt thường được gọi thân thuộc bằng cái tên Mr.Dee. Anh từng là thành viên vũ đoàn Hoàng Thông trong thập niên 2000. Ngay sau đó, chàng vũ công với dáng người nhỏ con tạo nên dấu ấn ở làng nhạc Việt khi chọn thể loại rap kén người nghe ở giai đoạn đó. Sự kết hợp giữa anh và nữ ca sĩ Thanh Thảo trong Chàng và nàng giúp Tiến Đạt trở thành rapper hạng A bấy giờ.
Các sản phẩm âm nhạc của Tiến Đạt thường có “màu thực” về cuộc sống hiện tại. Sau này, khi anh và Hari Won yêu nhau, các ca khúc của nữ ca sĩ ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi chất âm nhạc của Tiến Đạt.Khi đang tạo được danh tiếng trong giới âm nhạc, Đinh Tiến Đạt bỗng tạm ngưng sự nghiệp. Hơn 10 năm, anh không ra mắt sản phẩm mới. Hồi tháng 9/2016, Tiến Đạt từng gây chú ý khi tái xuất bằng một MV hài hước, vui nhộn mang tên Giáo dục công dân. Những năm ở ẩn, anh chuyển hướng kinh doanh và làm chủ. Gia thế giàu có của Tiến Đạt cũng dần được chia sẻ.
Mẹ nam ca sĩ là một doanh nhân. Anh được trưởng thành trong gia đình dư dả. Người trong giới thường nói Tiến Đạt đi hát vì đam mê không phải cần tiền. Gia đình anh được cho là có nhiều bất động sản tại các khu vực trung tâm thành phố.
Gần đây, khán giả biết hơn về gia đình Tiến Đạt sau vụ việc tranh cãi liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng ở khu vực chân cầu Phú Mỹ thuộc quận 2 (TP.HCM). Tiến Đạt cho biết gia đình anh sở hữu hơn 2.000 m2 đất ở khu vực này.
Tiến Đạt là nghệ sĩ làm việc theo đam mê, không sân si trong giới. Sau ca hát, anh mở quán cà phê. Đến thăm quán của Tiến Đạt ở trung tâm TP.HCM, khán giả bất ngờ với phong cách cổ anh bày biện. Là một rapper, thích vũ đạo, diện quần jeans đơn giản nhưng Tiến Đạt lại thích sưu tập đồ cổ, sở hữu nhiều món đồ đắt tiền và những chiếc xe cổ có giá trị.
Nói về sở thích của con trai, mẹ anh từng chia sẻ: "Thời buổi người ta đi xe hơi, ngồi sofa, hát bằng dàn loa khủng thì Đạt làm ngược lại tất cả: đi xe vespa cổ, ngồi ghế gỗ, dàn loa cổ, micro cũng cổ nốt".
Vợ tương lai của Đinh Tiến Đạt sinh năm 1991. Thấp bé nhưng có duyên
Tiến Đạt không có vẻ ngoài bắt mắt, chiều cao khiêm tốn nhưng được khen là có duyên và có tình. Nữ ca sĩ Phương Thanh quen với Tiến Đạt từ khi anh mới nổi tiếng. Theo đánh giá của cô, đàn em sinh năm 1981 là người cực ít nói nhưng thích thể hiện tình cảm bằng hành động.“Chanh nhớ có lần Tiến Đạt nói: ‘Em không có nhiều tiền cho Chanh đâu. Em có cái xe với quán cà phê. Chị muốn qua ăn uống gì cũng được. Chị muốn lấy xe hơi đi lúc nào cũng được'”, Phương Thanh kể.
Bạn gái cũ Hari Won từng nói về việc yêu chàng ca sĩ có chiều cao chênh lệch: “Trước giờ, tôi chưa từng suy nghĩ sẽ yêu người thấp hơn mình mà phải cao ít nhất là 1,83 m. Nếu được giới thiệu làm quen với ai, câu hỏi đầu tiên sẽ là anh ấy cao bao nhiêu, nếu không đủ tiêu chuẩn đó, sẽ không bao giờ gặp. Nhưng khi gặp anh Đạt, có cái gì đó làm tôi bị mê, đến bây giờ thật sự vẫn không hiểu được”.
“Anh Đạt dù có thấp nhưng rất tự tin và tôi thích đàn ông như vậy. Nên dù ai nói thấp nhưng tôi khi đi bên cạnh anh Đạt vẫn có cảm giác được che chở như đi bên một ngọn núi vậy”, cô nói.
Tiến Đạt luôn trân trọng khi nói về Hari Won. Yêu Hari Won 9 năm và từng tính đến chuyện kết hôn, cặp sao gây tiếc nuối khi tuyên bố chia tay vào năm 2016. Ngay sau chia tay, Hari Won trở thành vợ Trấn Thành. Ngày cưới của họ, anh không xuất hiện nhưng luôn dành lời lẽ tốt khi nhắc đến người cũ. Anh còn đứng ra bảo vệ Hari Won trước những chỉ trích từ cư dân mạng. Tiến Đạt coi quá khứ là kỷ niệm đẹp và coi bạn gái cũ như bạn bè. Anh luôn chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa ở sự nghiệp.
Là người kiệm lời ít quan tâm thị phi showbiz, Tiến Đạt từng nhắn nhủ đến Hari Won ở thời điểm cuốn tự truyện của cô gây tranh cãi: "Ngoài kia có nói gì thì kệ. Không ai sống cuộc đời của mình nên cứ vậy mà sống. Hoa dại cỏ dại luôn đẹp và mạnh mẽ mà. Cố lên em nhé".
Thời gian sau đó, Tiến Đạt vướng nhiều tin đồn hẹn hò. Anh và Mâu Thủy từng lộ ảnh đi ăn riêng tư, có khoảnh khắc vui vẻ bên nữ ca sĩ Minh Thư rồi hot girl Milan Phạm. Nhưng anh luôn khẳng định không có quan hệ tình cảm nam nữ với bất kỳ ai.
“Tôi không phải là kiểu người thấy phụ nữ đẹp là yêu. Tôi cần có thời gian tìm hiểu kỹ một người trước khi quyết định hẹn hò”, anh nói.
Với người bạn gái hiện tại, anh và cô tìm hiểu khoảng một năm trước khi tiến đến hôn nhân. Trong suốt thời gian đó, Tiến Đạt không hề chia sẻ về chuyện hẹn hò. Anh kín tiếng về ngày tổ chức hôn lễ. Nếu có ai đó hỏi về lễ cưới, Tiến Đạt đều né tránh trả lời hoặc đưa đẩy câu chuyện: "Hãy hỏi chị Phương Thanh".
(Theo Zing)
Tiến Đạt cưới vợ sau mối tình 9 năm với Hari Won
Thông tin tình cũ 9 năm của Hari Won - rapper Tiến Đạt - sẽ làm đám cưới vào ngày 31/12 tới đây khiến cư dân mạng sôi sục
" alt="Rapper Đinh Tiến Đạt">Rapper Đinh Tiến Đạt
-
Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
-
- Năm 2018 có thể nói là một năm đẹp khi hàng loạt dàn mỹ nhân Việt liên tục lên xe hoa như Á hậu Tú Anh, Á hậu Anh Tú, Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Lan Khuê, Nhã Phương... Minh Hằng rạng rỡ dự đám cưới diễn viên Xuân Phúc
Lần đầu tiên Nhã Phương chia sẻ ảnh Trường Giang sau đám cưới
Hồi tháng 7, Á hậu Việt Nam 2012 Tú Anh chính thức lên xe hoa về nhà chồng. Phạm Gia Lộc, sinh năm 1994 và là thiếu gia trong gia đình rất có điều kiện, hiện đang giữ chức vụ thanh tra xây dựng. Trước đó, nhiều bức ảnh Gia Lộc và Tú Anh xuất hiện cùng nhau trong các buổi tiệc bạn bè hay mặc đồ đôi cũng đã gây được chú ý. Không chỉ sở hữu địa vị xã hội khá ấn tượng, vị hôn phu của Á hậu Tú Anh còn có gu thời trang sành điệu với vẻ ngoài chuẩn soái ca, phong cách nam tính. Tháng 9, đám cưới của danh hài Trường Giang và nữ diễn viên Nhã Phương được nhiều người chú ý. Dù là nhân vật gây nên nhiều ồn ào trong chuyện tình của mình nhưng Trường Giang vẫn được đánh giá là một người chồng tài giỏi, có khối tài sản kếch xù khi cưới Nhã Phương về ở tuổi 35. Ở thời điểm hiện tại, Trường Giang là một trong những nam danh dài được yêu thích nhất tại Việt Nam. Anh xuất hiện dày đặc trên các chương trình truyền hình, gameshow nổi tiếng với vai trò người chơi, giám khảo hoặc MC. Ngoài ra, anh cũng lấn sân sang lĩnh vực đóng phim điện ảnh. Ước tính, với mật độ phủ sóng dày đặc như hiện nay, anh có thể thu về khoảng 500 triệu đồng trong mỗi tuần. Cách đây 1 năm, anh tậu một căn biệt thự tại Phú Quốc trị giá 15 tỷ đồng. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc di chuyển, Trường Giang cũng sắm một chiếc xế hộp trị giá 1,7 tỷ đồng. Ngày 4/10, lễ cưới của Lan Khuê và bạn trai doanh nhân John Tuấn Nguyễn đã chính thức diễn ra tại một trung tâm tiệc cưới sang trọng ở TP.HCM với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ hàng đầu showbiz Việt. Tuấn John được sinh ra trong một gia đình rất có tiềm lực về kinh tế. Anh hiện đang là chủ một resort, chuỗi lounge nổi tiếng tại Nha Trang. Ngoài ra, Tuấn John còn giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Nha Trang – Khánh Hòa. Tuấn John là một doanh nhân trẻ tuổi. Anh sinh năm 1987, từng có thời gian du học ở Canada và là một đại gia Việt kiều có tiếng trong lĩnh vực du lịch, khách sạn. Chồng Lan Khuê được biết đến là cháu trai của người phụ nữ quyền lực lãnh đạo tập đoàn Hoàn Cầu - Trần Thị Hường (Tư Hường). "Lão bà thép" này đứng đầu đế chế bất động sản, nhà máy và ngân hàng nổi tiếng trên thương trường, với tài sản có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Ngày 26/11, lễ cưới của Hoa hậu Đại dương 2014 Đặng Thu Thảo cùng chồng là doanh nhân Phúc Thành được tổ chức tại Cần Thơ. Chồng Đặng Thu Thảo sinh năm 1990, hơn cô 5 tuổi, là một doanh nhân. Sau 3 năm hẹn hò, yêu xa, đôi uyên ương quyết định về chung một nhà. Chồng sắp cưới của Đặng Thu Thảo làm nhiều lĩnh vực khác nhau. Anh từng tham gia đóng phim nhưng hiện tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng tại An Giang. Sau 6 năm chung sống, cuối cùng Ưng Hoàng Phúc và bà xã Kim Cương cũng đã có một đám cưới đúng nghĩa được tổ chức trong một khách sạn sang trọng tại TP.HCM vào tối 1/12. Trước đó, trong tiệc đính hôn tại bãi biển, Ưng Hoàng Phúc đã tặng Kim Cương chiếc nhẫn trị giá 1 tỷ đồng. Ưng Hoàng Phúc danh tiếng từ thời là thành viên nhóm 1088 đến khi phát triển sự nghiệp solo giúp anh sở hữu khối tài sản lớn. Ưng Hoàng Phúc sở hữu một ngôi biệt thự sang trọng có giá hàng chục tỷ đồng tại TP.HCM với nội thất tiện nghi. Ngoài bất động sản, nam ca sĩ còn sở hữu xế sang bạc tỷ. Ngày 2/12, hôn lễ của Á hậu Thanh Tú và bạn trai đại gia doanh nhân hơn 16 tuổi chính thức được tổ chức tại Hà Nội. Gia thế của vị đại gia được Á hậu Việt Nam 2016 lựa chọn để "nâng khăn sửa áo" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. Hôn phu của Á hậu Thanh Tú là doanh nhân Nguyễn Thành Phương. Anh là tổng giám đốc tập đoàn danh tiếng chuyên sản xuất máy lọc nước và thiết bị gia dụng. Dù ở tuổi 40 nhưng ông xã của Thanh Tú vô cùng phong độ, trẻ trung. Anh hơn Thanh Tú 16 tuổi, đã một lần kết hôn và có hai con riêng. Băng Tâm
Trường Giang khoe rất hạnh phúc với Nhã Phương sau 1 tháng kết hôn
Trường Giang nhớ lại khoảnh khắc tay trong tay bước vào lễ đường cùng Nhã Phương và chia sẻ những cảm xúc nồng nàn dành cho nữ diễn viên.
" alt="Chồng tài giỏi của những mỹ nhân Việt kết hôn 2018">Chồng tài giỏi của những mỹ nhân Việt kết hôn 2018
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne Victory, 15h35 ngày 18/1: Đội khách xa lầy
- Mel B thừa nhận quan hệ tập thể cùng chồng nhiều năm
- Những trường học 'treo' trên không
- Siêu mẫu Ngọc Thạch sắp sinh con trai thứ 2 cho thiếu gia
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1: Vẫn còn rất sung
- Bốn nữ sinh giải quyết mâu thuẫn bằng dao bị bắt
- Điểm chuẩn ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế Luật
- Điểm chuẩn ĐH Nguyễn Tất Thành
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà
- Người mẫu 1m83 bốc vác 300 tấn vải và suýt mất mạng
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 18/1: Khách ‘ghi điểm’
- Hiệu trưởng phân trần vụ bé nộp tiền mới được xem xiếc
- Phát sốt vì… học toán
- Nữ khách hất súp nóng vào mặt quản lý nhà hàng
- Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất
- Danh ca Phương Dung: ' Dương Triệu Vũ hỗn hào và vu khống tôi'
- Thành công của 'kẻ chơi ngông' biết từ chối
- Ngân hàng lớn: Từ sếp đến nhân viên phải đào tạo lại
- Soi kèo góc MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
- Bệnh 'sợ, ghét lý thuyết' có hại cho cải tổ giáo dục
- Nghiên cứu phục vụ chẩn đoán và điều trị ung thư máu đoạt giải nhất
- 45 năm lan truyền 'Tiếng Mẹ'
- Nhận định, soi kèo Parma vs Venezia, 21h00 ngày 19/1: Bước ngoặt của cuộc đua
- Thanh Thúy bầu 7 tháng vẫn tự tổ chức sinh nhật cho Đức Thịnh
- Bỏ trăm triệu đến VN học lấy bằng chính quy
- Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1: Hồi kết cho Sahin
- Vợ chồng Đăng Khôi tiết lộ bí quyết giữ lửa hạnh phúc
- Hoa hậu vướng scandal ảnh nóng hạnh phúc vì lấy được chồng đại gia
- Gây tranh cãi khi đứng cùng sân khấu với sao lớn, Châu Khải Phong nói gì?
- 搜索
-
- 友情链接
-