Nhận định, soi kèo Telavi vs Gagra Tbilisi, 23h00 ngày 14/4: Phá dớp đối đầu


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4: Chia điểm? -
Đừng làm mẹ cáu tập 22: Happi phát hiện sự thật về mối quan hệ với HạnhỞ diễn biến khác, Happi (An Nhiên) tình cờ biết sự thật mình không phải con ruột của Hạnh (Quỳnh Kool) nên rất buồn bã. Hạnh an ủi Happi, nói rằng có những điều cô bé nghe thấy nhưng chưa chắc đã là sự thật. "Con là con gái của mẹ, mẹ đẻ ra con mà", Hạnh nói. Happi không tin và nói Hạnh đang nói dối.
Trong khi đó, Phú (Trọng Trí) giục Yến (Ngô Mai Phương) tìm cách làm Khôi mê muội nhằm đẩy lô đất tồn đọng đi. Yến lo lắng nói với Phú rằng nhiều khi cô mới là người mê muội còn Khôi quá tỉnh táo, ngồi cùng Yến mà đầu óc để đi đâu. "Nó kết hôn rồi ly hôn cũng vì em, chẳng lẽ có miếng đất mà không xuống tiền được à?".
Yến bắt tay với Phú để lừa tiền Khôi? Happi sẽ làm gì khi biết sự thật về mối quan hệ với Hạnh? Cách làm bà Vân chỉ cho Voi có hiệu quả? Diễn biến chi tiết tập 22 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối nay trên VTV3.
Tụt cảm xúc vì nữ chính mất điểm trong 'Đừng làm mẹ cáu'
Đáng lẽ biên kịch không nên 'hạ giá' Hạnh khi cố nhồi tình tiết cô đã thỏa thuận với mẹ Trung trong quá khứ để đổi lấy 30 triệu đồng."> -
Cậu bé 15 tuổi vượt 800km từ Đà Nẵng ra Hà Nội bằng xe đạpNghe con trai chia sẻ, anh Hoàng Quốc Quyền cảm thấy khá bất ngờ nhưng vẫn nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, ông bố không quên "cảnh báo" con rằng, đó là một hành trình dài đòi hỏi cần có sự quyết tâm và thể lực.
Quốc Anh đặt tên cho hành trình của mình là "Bo thăm Thủ đô, không bằng ô tô". (Ảnh: H. Q. Q)
Thấy bố mẹ bàn về chuyến đi với một tinh thần nghiêm túc, Quốc Anh nghĩ không thể coi đây là câu chuyện nói cho vui được. Cậu quyết định thử khám phá bản thân một lần.
Đầu năm 2022, xác định được "người bạn" sẽ đồng hành cùng mình trên chặng đường ra Hà Nội, Quốc Anh tích cực tập luyện hơn. Cậu đặt tên cho hành trình của mình là "Bo thăm Thủ đô, không bằng ô tô".
Mỗi ngày, cậu đạp xe khoảng 40-50km để rèn luyện sức bền và độ dẻo dai. Một tuần trước khi xuất phát, anh Quyền dành thời gian bổ sung cho con một số kỹ năng đi lại, sửa chữa xe cộ nếu gặp trục trặc.
Cậu bé 15 tuổi và người bạn đồng hành - anh Đỗ Mạnh Cương. (Ảnh: H. Q. Q)
Sáng 24/6, cậu bé chào tạm biệt bố mẹ, mang theo hành trang đơn giản là 1 chiếc xe đạp, 2 bộ đồ, 1 đôi găng tay, 1 đôi giầy và 1 đôi dép rời thành phố Đà Nẵng. Đồng hành cùng Quốc Anh là anh Đỗ Mạnh Cương (quê Gia Lai) - người từng hai lần đi bộ xuyên Việt và là một người bạn thân thiết của anh Quyền.
Nhớ lại cảm xúc khi đạp những vòng quay đầu tiên, Quốc Anh bảo tâm trạng em đan xen nhiều cảm xúc. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng khi chỉ mới đạp được 20km, cậu bé này đã muốn từ bỏ vì thấy mệt và buồn ngủ. Song vì nghĩ đã trót đi rồi thì phải tiếp tục nên Quốc Anh thẳng hướng đèo Hải Vân di chuyển.
Mỗi lần chinh phục được những cung đường khó, Quốc Anh cảm thấy có thêm động lực trên hành trình. (Ảnh: H. Q. Q)
Vừa lên dây cót tinh thần thì Quốc Anh lại gặp phải thử thách leo đèo vô cùng tốn sức. Những con dốc dài, uốn lượn liên tiếp khiến cậu phải gồng mình, dùng hết sức lực vượt qua. Được nửa đường đèo, cậu bé bị chuột rút, phải dắt bộ. Ý nghĩ quay về lại hiện lên trong đầu.
Nhận thấy Quốc Anh nản chí, anh Đỗ Mạnh Cương động viên cậu bé "chỉ cần đến được đỉnh đèo và xuống dốc là sẽ chỉ toàn đường bằng". Chinh phục được đèo Hải Vân, Quốc Anh như được tiếp thêm sức lực và có thêm niềm tin bản thân sẽ hoàn thành được hành trình phía trước.
Thời tiết miền Trung những ngày cuối tháng 6 vô cùng nắng nóng. (Ảnh: H. Q. Q)
Đặt quyết tâm là vậy nhưng vốn dĩ vẫn là một cậu bé 15 tuổi nên đôi khi Quốc Anh không tránh khỏi nao núng, bất an khi gặp phải những khó khăn trên đường.
"Cuối giờ chiều ngày đầu tiên, cháu đạp xe đến thành phố Huế. Lúc đó trời khá tối, lần đầu tiên cháu đi xe đạp trên con đường nhiều xe to di chuyển nên thấy rất sợ.
Chiếc xe đạp bị hỏng 6 lần trong chặng đường gần 800km. (Ảnh: H. Q. Q)
Vừa mệt, vừa sợ, cháu nói với chú Cương là "hay thôi quay về". Chú Cương chỉ cười cười nói "cứ đạp đi, còn một tí nữa thôi". Biết chú sẽ không thay đổi quyết định nên cháu cố gắng đạp tiếp và khi đến được thành phố Huế, được đạp xe dọc dòng sông Hương, cháu thấy rất khoan khoái, dễ chịu", Quốc Anh kể.
Những ngày Quốc Anh đạp xe từ Đà Nẵng ra Hà Nội, trời miền Trung nắng như đổ lửa. Những cơn gió Lào nóng như quạt than vào mặt khiến cậu bé kiệt sức, mồ hôi cay sè khóe mắt làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát. Chiếc xe đạp không ít lần bị nổ lốp, thủng xăm.
Từ Đồng Hới ra Hà Tĩnh, nhận thấy thời tiết quá khắc nghiệt, Quốc Anh chủ động đề xuất chuyển từ đạp xe ban ngày sang ban đêm để đỡ tốn sức. Những ngày sau đó, lịch trình của cậu bé bắt đầu từ 3-4h chiều đến nửa đêm.
Những khó khăn trên đường đi khiến Quốc Anh nhiều lần muốn bỏ cuộc. (Ảnh: H. Q. Q)
Cuộc gặp gỡ đặc biệt trên đường đi
Trong hành trình trải qua các cung đường từ Đà Nẵng tới Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình… Quốc Anh luôn nhận được sự cỗ vũ từ xa của gia đình, của những người thân tại các tỉnh thành và đặc biệt có cả những người mà cậu chưa từng quen biết.
Quốc Anh chia sẻ, cậu nhớ mãi cuộc gặp gỡ với đoàn đạp xe 3 người từ Bắc Giang đi TPHCM. Thành viên nhỏ tuổi nhất trong đoàn mới chỉ 11 tuổi. "Em ấy chia sẻ nhiều kỹ năng đạp xe, trải nghiệm trên đường. Cháu nghĩ sẽ thật xấu hổ nếu mình lớn hơn mà bỏ cuộc giữa chừng", cậu bé 15 tuổi nói.
Quốc Anh đã ghé dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Ảnh: H. Q. Q)
Không chỉ vượt qua giới hạn về thể lực, khi đạp xe từ Đà Nẵng ra Hà Nội, Quốc Anh còn học được cách vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
Anh Cương kể, khi di chuyển từ Hà Tĩnh ra Nghệ An, Quốc Anh tình cờ gặp một đoàn xe tang. Cậu bé khóc, mếu máo gọi mẹ và nghĩ chỉ muốn dừng chân ngay tại đó.
Nhờ sự động viên của anh Cương và nghĩ đến hành trình đã di chuyển được hơn một nửa, Quốc Anh lại tiếp tục đạp xe tới Thanh Hóa khi đã quá nửa đêm. Càng gần đến Hà Nội, Quốc Anh đạp xe càng hăng. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, cậu bé đã đặt chân đến Hà Nội vào rạng sáng ngày 2/7.
Anh Cương luôn thể hiện sự tin tưởng với Quốc Anh. (Ảnh: H. Q. Q)
Tính trung bình mỗi ngày, Quốc Anh đi được khoảng 100 km. Suốt đường đi, anh Cương luôn theo sát, nhắc cậu bé tập trung, giữ tỉnh táo vì quốc lộ 1A đông xe và thường xuyên cập nhật tình hình với gia đình ở Đà Nẵng.
Đặc biệt, anh luôn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của cậu bé. Những chặng đầu tiên, anh Cương đi trước dẫn đường, anh cũng phụ trách tìm quán ăn, nhà nghỉ.
Tuy nhiên, trải qua vài ba ngày, nhận thấy Quốc Anh đã dạn dày, anh quyết định để cậu bé chủ động nhiều hơn trên đường đi. Nhiều đoạn Quốc Anh giữ vai trò dẫn đường, đi tìm chỗ ăn nghỉ, khi xe hỏng, cậu bé phải tự tìm phương án khắc phục trước khi tính đến sự trợ giúp từ phía người khác.
Sáng sớm 2/7, Quốc Anh đã đến được Thủ đô. (Ảnh: H. Q. Q)
Mỗi lần Quốc Anh muốn bỏ cuộc, anh Cương lại đem những câu chuyện mình đã trải qua trong hai lần xuyên Việt để kể cho cậu bé nghe. Qua những câu chuyện từ một người từng trải, Quốc Anh tự nhận thấy, 800km tuy dài nhưng chưa là gì so với nhiều hành trình khác. Nếu bản thân không vượt qua được quãng đường này thì có lẽ cậu sẽ chẳng thể vượt qua những thử thách khác trong tương lai.
Chia sẻ với PV Dân trí, anh Hoàng Quốc Quyền cho hay: "Sau khi đạp xe chinh phục quãng đường 800km, Quốc Anh đã về đích an toàn, khỏe mạnh, vui vẻ. Điều quan trọng nhất là con đã thu nạp được nhiều điều từ chuyến đi đặc biệt này như việc tự kiếm nhà nghỉ, kiếm quán ăn, cách ăn sáng, trưa, tối. Con cũng có thêm trải nghiệm trong việc xử lý các tình huống phát sinh".
Quốc Anh được bạn bè, người thân chào đón nhiệt tình tại Hà Nội. (Ảnh: H. Q. Q)
Trên hành trình từ Đà Nẵng ra Hà Nội, Quốc Anh đã ghé dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, về thăm quê Bác ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn hay dừng lại tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Cậu bé cũng đem theo hai chiếc áo để xin chữ ký của những người đặc biệt mình gặp trên đường.
Kết thúc chuyến đi ý nghĩa trong mùa hè với nhiều trải nghiệm đáng nhớ, cậu bé 15 tuổi vô cùng tự tin khi đã vượt qua được giới hạn của bản thân. Từ đó, Quốc Anh đặt mục tiêu sẽ chinh phục chặng Đà Nẵng - TPHCM hoặc những cung đường rộng lớn ở các quốc gia khác khi có điều kiện.
Theo Dân trí
"> -
Xe máy điện: Đứa con bị bỏ rơi của ngành công nghiệp Việt NamNgười dân lựa chọn mua xe máy điện tại một cửa hàng ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Đình Quý Theo một báo cáo mới đây, tỷ lệ nội hoá của toàn ngành chỉ đạt khoảng 45%, điều này chứng minh chính sách phát triển mang tính vĩ mô chưa rõ ràng và thiếu các cơ chế khuyến khích đặc biệt cho nhánh xe máy điện.
Với hơn 20 năm phát triển và được ưu đãi quá nhiều, các nhà sản xuất xe máy xăng có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không chỉ đang thao túng thị trường mà còn kiểm soát phần lớn các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng linh kiện, điều này khiến cho các nhà sản xuất xe máy điện thiếu môi trường cạnh tranh công bằng, do đó họ chỉ còn cách nhập khẩu phần lớn cụm linh kiện từ Trung Quốc để lắp ráp.
Đến quý 2 năm 2022 chưa có bất kỳ một chính sách hay chiến lược rõ ràng cho giải pháp phương tiện giao thông năng lượng mới được công bố, nếu cứ để các doanh nghiệp nội địa tự bơi thì khó có cửa làm thay đổi thói quen của khách hàng.
Trong 3 năm qua, dù đã rất nỗ lực thì Vinfast cũng chỉ có thể bán đc khoảng 52 ngàn xe/năm (1,5% thị phần) với nhiều trăm tỉ đồng khuyến mại trực tiếp.
Đến đây có thể hiểu tại sao nhóm xe máy xăng FDI chưa mặn mà với xe điện vì chưa có chính sách và cơ chế rõ ràng, trong khi đó các chính sách ưu đãi cho xe máy xăng đang mang lại rất nhiều lợi nhuận béo bở cho họ mà không chịu bất kỳ sức ép chuyển đổi sang công nghệ năng lượng mới nào từ chính phủ.
Dự đoán là năm 2023 sân chơi xe máy điện -xe đạp điện sẽ thách thức hơn khi nhu cầu vẫn ở mức 200-230 ngàn xe và sẽ xuất hiện thêm đối thủ mới của hãng xe VinFast. Và nếu vẫn tiếp tục khuyến mãi khủng, hãng Vinfast sẽ chiếm 1/4 (khoảng 50 ngàn xe) tổng cầu xe 2 bánh chạy điện, phần còn lại còn lại chia cho 30 nhà lắp ráp. Theo phép chia trung bình thì các doanh nghiệp còn lại sẽ bán khoảng 6.000 xe/năm, chỉ tương đương 0,8 ngày bán hàng của Honda và 3,5 ngày của Yamaha.
Hoàng Hà
PHẢN ÁNH SỰ CỐ XE CỘ
Xe của bạn bị lỗi động cơ, lỗi cảm biến,...? Bạn đi mua xe bị ép "bia kèm lạc", xe "cắm" ngân hàng? Bạn vừa gặp tình huống lái xe nguy hiểm? Hãy gửi thông tin về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn, đề rõ họ và tên, số điện thoại kèm các hình ảnh, video (nếu có). Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe máy xăng khó chuyển đổi, xe máy điện bứt tốc
Việc sản xuất xe máy điện đòi hỏi quá trình nghiên cứu và phát triển phức tạp, tốn kém thời gian lẫn chi phí, khiến cho các hãng xe gắn liền với các sản phẩm chạy xăng khó chuyển đổi.
">