Hôm nay nước Mỹ bầu ra tổng thống mới.
Cuộc đối đầu giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, theo nhiều cách sẽ là việc tiếp tục hay thay đổi các chính sách quan hệ quốc tế của chính quyền đương nhiệm.
Bà Harris phần lớn vẫn bám sát chương trình nghị sự thế giới của Tổng thống Joe Biden, khi ông tìm cách khôi phục lại chính sách ngoại giao truyền thống của Mỹ sau 4 năm thay đổi của ông Trump.
Tuy nhiên, cùng trong khoảng thời gian này, sự ổn định toàn cầu đang suy giảm sâu sắc. Tổng thống tiếp theo sẽ lên nắm quyền trong bối cảnh hai cuộc chiến tranh lớn -- một ở châu Âu và một ở Trung Đông - mà Mỹ đều có những vai trò.
Vì vậy, khi người Mỹ đi bỏ phiếu vào 5/11, cả thế giới cũng sẽ dõi theo chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Bà Kamala Harris và ông Donald Trump.
Nga và Ukraine
Cuộc chiến của Nga với Ukraine được cho là chi phối lớn nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden. Nhà Trắng tìm cách chọn một con đường hỗ trợ Ukraine, nhưng cố gắng để không kéo Mỹ và các đồng minh NATO của nước này vào một cuộc đối đầu hạt nhân tiềm tàng với Moskva.
Hiện tại, bà Harris cũng dường như đồng hành cùng chính sách này.
Oleksandr Merezhko, thành viên quốc hội Ukraine và là chủ tịch ủy ban đối ngoại nói:"Số phận của Ukraine phụ thuộc vào Mỹ, vào viện trợ quân sự của nước này và - có lẽ quan trọng nhất - vào sự lãnh đạo của nước này".
"Sau cuộc bầu cử, chúng ta sẽ có một bức tranh ít nhiều chắc chắn về những gì chúng ta có thể tin tưởng và chính sách của Mỹ đối với Ukraine sẽ như thế nào", ông nói thêm.
Binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến.
Việc ông Trump lâu nay công khai ca ngợi ông Putin và việc luận tội trước đây liên quan đến Ukraine đã gây ra mối lo ngại ở Kiev, cũng như các đề xuất của ông về một giải pháp hòa bình nhanh chóng có thể trao cho Moskva quyền kiểm soát các vùng đất phía đông Ukraine và ngăn Kiev trở thành thành viên NATO trong tương lai.
"Đối với tôi, họ có tư duy khác nhau -- bà Harris có thế giới quan theo chủ nghĩa hợp pháp vì lý lịch nghề nghiệp của bà ấy, còn Trump có thế giới quan theo chủ nghĩa kinh tế", ông Merezhko nói."Nhưng họ có thể đưa ra cùng một chính sách liên quan đến Ukraine".
"Đó là lý do tại sao chúng tôi cần tìm đủ lý lẽ thuyết phục Trump", Merezhko nói, ví dụ như việc định hình sự ủng hộ đối với Ukraine là một lợi ích kinh tế cho Mỹ và sự thất bại của nước này sẽ ảnh hưởng các nỗ lực răn đe phía đông của NATO.
Trung Đông
Cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel vào ngày 7/10/2023 gây ra xung đột lan rộng bao gồm 7 mặt trận. Ở một số trong số đó, lực lượng Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Iran và các lực lượng khu vực.
Trẻ em Palestine tại Gaza.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh giao tranh ác liệt ở Gaza và miền nam Lebanon, trong khi các cuộc không kích của Israel nhắm vào những mục tiêu mà Lực lượng Phòng vệ Israel gọi là các mục tiêu khủng bố trên khắp Lebanon và Dải Gaza. Hàng chục con tin ngày 7/10, trong đó có 4 người Mỹ, vẫn mất tích ở Gaza.
Việc thiếu ảnh hưởng rõ ràng của Mỹ đối với vấn đề này đã làm nản lòng các nhóm ủng hộ Palestine và ủng hộ Lebanon ở Mỹ - đặc biệt là người Mỹ gốc Ả Rập và các nhóm thiểu số khác - và tiếp thêm sức mạnh cho ông Trump, người chỉ trích cả ông Biden và bà Harris là yếu đuối.
Hafed Al-Ghwell của trung tâm nghiên cứu Viện Chính sách Đối ngoại SAIS nói vớiABC News rằng "được mất trong cuộc bầu cử sắp tới là rất cao" đối với Trung Đông.
"Nếu Harris thắng, bà ấy có thể điều chỉnh một chút cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với cuộc chiến của Israel ở Gaza và Lebanon", Al-Ghwell nói thêm. "Nhưng tôi rất không nghĩ bà ấy sẽ thay đổi hướng đi đáng kể".
Thành tích của ông Trump ở Trung Đông bao gồm quyết định gây tranh cãi về việc chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem; việc ông rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, và chiến dịch "gây sức ép tối đa" tiếp theo đối với Iran; Hiệp định Abraham và "thỏa thuận thế kỷ" chưa thực hiện của ông. Tất cả các sáng kiến lớn đều phù hợp chặt chẽ với lợi ích của Israel.
"Hầu hết các chính phủ Ả-rập có vẻ thích Trump", Al-Ghwell nói. "Một số chính phủ Ả Rập thích ông ấy vì ông ấy là người thích giao dịch. Họ có thể đối phó với ông ấy mà không phải đối phó với một tổng thống thuyết giảng về các giá trị dân chủ và nhân quyền".
Bạn dự đoán ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Trung Quốc
Ông Trump và ông Biden năm 2020 từng cố gắng vượt mặt nhau về chính sách Trung Quốc, cả hai đều tìm cách thể hiện hình ảnh của một nhà lãnh đạo sẵn sàng và có khả năng cạnh tranh với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Về phần bà Harris, nhóm nghiên cứu của Viện Lowy cho rằng "bà ấy có thể sẽ bám sát các lập trường và chính sách của ông Biden, điều đó có nghĩa là mối quan hệ sẽ vẫn còn trắc trở".
Các chuyên gia Trung Quốc công khai tuyên bố rằng bất kể người chiến thắng là ai, cả hai ứng cử viên đều sẽ có những ảnh hưởng tốt và không tốt tới nước này.
Triều Tiên và Hàn Quốc
Có thể nói rằng sự hòa hoãn tạm thời giữa Mỹ và Triều Tiên là một trong những diễn biến đáng ngạc nhiên nhất trong thời gian ông Trump tại nhiệm. Ông và ông Kim Jong Un đã chuyển từ việc công khai chỉ trích và đe dọa "bùng nổ" sang trao đổi những lá thư trong suốt thời gian Trump tại Nhà Trắng.
Ông Trump làm Seoul bối rối khi yêu cầu họ đóng góp nhiều tiền hơn để hỗ trợ quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Chính quyền Biden ký một thỏa thuận chia sẻ chi phí trong năm năm với Seoul vào tháng 10, nhưng có khả năng ông Trump có thể xem xét đàm phán lại thỏa thuận này.
Một vụ phóng thử vũ khí của Triều Tiên.
Jong Eun Lee của Đại học North Greenville viết trên tờ The Diplomat vào tháng trước về mối lo ngại trong số những người Hàn Quốc bảo thủ rằng ông Trump có thể đồng ý các thỏa thuận với ông Kim làm suy yếu vị thế của Seoul, đặc biệt là nếu họ thừa nhận tình trạng hạt nhân của Bình Nhưỡng hoặc giảm số lượng quân đội Mỹ trên bán đảo.
Trump từng gợi ý rằng ông sẽ tìm cách khôi phục đối thoại với Bình Nhưỡng nếu ông trở lại Phòng Bầu dục. Phản ứng của Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên không được nồng nhiệt cho lắm.
KCNA viết, ngay cả khi bất kỳ chính quyền nào nhậm chức tại Mỹ, thì bầu không khí chính trị, vốn đang hỗn loạn bởi cuộc cạnh tranh nội bộ giữa hai đảng, vẫn không thay đổi và do đó, "chúng tôi không quan tâm đến điều này".
NATO và Liên minh Châu Âu
Sự hoài nghi công khai của ông Trump đối với NATO là một yếu tố quan trọng trong hình ảnh quốc tế của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên. Có lẽ trong đấu trường này, chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa giao dịch của Trump được thể hiện rõ nhất.
Yêu cầu của Trump rằng các quốc gia NATO phải trả "phần chia sẻ công bằng" của họ không phải là lời phàn nàn mới từ Mỹ - mối quan ngại về "chia sẻ gánh nặng" đã liên tục diễn ra trong các chính quyền Mỹ kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền, dẫn đến cam kết chi tiêu quân sự 2% GDP năm 2014 được tất cả các đồng minh ký kết.
Căn cứ quân sự tại Thụy Điển.
Nhưng cách tiếp cận vấn đề của Trump thì mới. Theo các quan chức chính quyền bao gồm cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, cựu tổng thống thậm chí còn đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi NATO -- một bước đi sẽ gây ra thảm họa cho liên minh - trừ khi các thành viên khác nhanh chóng và công khai tăng chi tiêu quân sự.
Liên minh tăng đáng kể khoản chi tiêu đó, đặc biệt là kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến với Ukraine. Nhưng ông Trump vẫn không dừng lại trong suốt chiến dịch tranh cử, tiếp tục làm suy yếu cam kết phòng thủ tập thể đóng vai trò là nền tảng của khối.
Chuyên gia Liana Fix của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho biết vào tháng 7 rằng NATO dưới nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ "ít là một liên minh dựa trên giá trị hơn, mà là một thỏa thuận kinh doanh trả tiền cho dịch vụ nhiều hơn ".
Chính quyền Biden, giống như những người tiền nhiệm của mình, đã thúc đẩy các đồng minh NATO thực hiện các cam kết chi tiêu quân sự. Bà Harris có thể duy trì áp lực, dù không nhiều bằng.
Thế giới ra sao trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024?
Sau khi xuất hiện trên trang chủ Miss Grand Vietnam, người đẹp Vũ Hiền nhanh chóng "gây sốt" bởi nhan sắc quyến rũ, nóng bỏng. Vũ Thị Thu Hiền (Vũ Hiền Hellen) sinh năm 1997, đến từ Hà Nội, hiện là ca sĩ chuyên nghiệp tại TPHCM. Đến với Miss Grand Vietnam 2024, Vũ Hiền muốn chinh phục bản thân, bứt phá giới hạn để lan tỏa năng lượng tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người. "Từ lâu, tôi đã ấp ủ ước mơ tham gia một cuộc thi sắc đẹp. Giờ đây, với sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tôi sẵn sàng tham dự cuộc thi", cô chia sẻ. Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân, Vũ Hiền từng dự định theo đuổi thể thao để kiếm tiền học phí. Tuy nhiên, cô quyết định tạm nghỉ học từ lớp 11 đi bán quần áo, làm phục vụ vì không muốn là gánh nặng của cha mẹ. Sau đó, cô quyết tâm theo đuổi đam mê nghệ thuật và đỗ thủ khoa Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội năm 2017. Năm 15 tuổi, Vũ Hiền được tuyển thẳng vào Trường THPT Năng khiếu TDTT với bộ môn đấu kiếm. Trước Miss Grand Vietnam, người đẹp 27 tuổi từng gây chú ý khi lọt top 7 Vietnam Idol 2023. Dù tiếc nuối nhưng cô vẫn trân trọng tình cảm của khán giả và ban giám khảo, đồng thời tự tin hơn sau cuộc thi. Vũ Hiền thể hiện ca khúc "Đâu chỉ riêng em" tại Vietnam Idol 2023:
Sở hữu giọng hát đầy nội lực, phong cách trình diễn cuốn hút cùng kinh nghiệm dày dặn, Vũ Hiền hứa hẹn là ứng viên sáng giá tại vòng thi Grand Voice. Chia sẻ với VietNamNet, giọng ca gốc Hà Nội cho biết: "Cùng với tiếng hát, tôi tin rằng giọng nói của mình cũng có thể mang đến trọn vẹn cảm xúc và chinh phục trái tim cả khán giả lẫn ban giám khảo". Giọng ca 9X mang nét đẹp sắc sảo, gương mặt tươi tắn cùng làn da mịn màng, không tỳ vết. Ngoài gương mặt khả ái, Vũ Hiền gây ấn tượng với chiều cao nổi bật 1,72m, nặng 54kg với số đo 3 vòng 87-62-90cm. Trước đại dịch Covid-19, cô từng tham gia nhiều cuộc thi như Giọng hát Việt, Sao Mai, Giọng hát hay Hà Nội… nhưng không đạt kết quả cao. Vũ Hiền ấp ủ hình ảnh một nghệ sĩ đa tài, tỏa sáng trong cả lĩnh vực ca hát và sắc đẹp. "Dù đảm nhận vai trò nào, tôi cũng luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân và cống hiến hết mình", cô bày tỏ. Chân dài sinh năm 1997 luôn khiến người hâm mộ trầm trồ bởi phong cách thời trang biến hóa đa dạng, từ cá tính, năng động đến những thiết kế cắt xẻ táo bạo, gợi cảm. Xuất phát điểm thấp hơn so với nhiều thí sinh khác, Vũ Hiền luôn giữ tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường. Chân dài biết ơn vì bản thân có thể tự lập, va chạm với cuộc sống mà không cần sự giúp đỡ, từ đó mang đến cho cô nhiều trải nghiệm quý giá trên hành trình theo đuổi ước mơ. Khó khăn lớn nhất với Vũ Hiền chính là vấn đề tài chính. May mắn thay, cô nhận được sự yêu thương và hỗ trợ quý giá từ các anh chị đồng nghiệp, tiếp thêm sức mạnh cho hành trình sắp tới. Vũ Hiền nhớ mãi hình ảnh cô gái quê mặc áo dài hồng nhem nhuốc, vội vã vượt quãng đường 20km về nhà lấy giấy dự thi đại học cách đây gần 10 năm. "Vì quá vội, tà áo cuốn vào bánh xe, khiến tôi ngã ra đường và rách áo. Tôi khóc rất nhiều nhưng trong đầu chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Tôi đứng dậy, đi thật nhanh đến trường để kịp giờ thi. Cuối cùng, mọi khó khăn và vất vả cũng được đền đáp khi tôi đỗ thủ khoa năm đó", cô bộc bạch. Hiện tại, Vũ Hiền tích cực tập luyện catwalk, hình thể, khả năng giao tiếp và đặc biệt là trau dồi thêm kiến thức xã hội. Vũ Hiền xuất hiện lộng lẫy tại sự kiện thời trang:
Đỗ Phong Ảnh: NVCC
Nữ sinh đạt HSG cấp quốc gia, từng nặng 70kg thi Miss Grand Vietnam 2024Khuất Nguyễn Bảo Châu sinh năm 2004 đến từ Hà Nội sẽ dự thi Miss Grand Vietnam 2024 gây sự chú ý nhờ nhan sắc xinh đẹp cùng loạt thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa đáng nể.">
Mỹ nhân Vietnam Idol cao 1,72m, từng đỗ thủ khoa sáng giá ở Miss Grand Vietnam
Soi kèo phạt góc Mallorca vs Osasuna, 3h00 ngày 11/2
Đây là chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, luôn được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung thường xuyên. ">
Bổ sung thêm 7g chất dinh dưỡng này mỗi ngày giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ
Công nghệ thực phẩm phát triển, sự ra đời của hạt nêm khiến món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng gia vị này tiềm ẩn mối nguy với sức khỏe. ">
Dùng hạt nêm sai cách, nhiều người Việt đang tự hại sức khỏe ra sao?
Đội tuyển Lào sẽ tiếp tục hành trình vòng bảng AFF Cup 2024 bằng chuyến làm khách trước Indonesia. ">
AFF Cup: Chạm trán Indonesia, tuyển Lào sẽ giúp tuyển Việt Nam một việc lớn?