当前位置:首页 > Thế giới

Thầy giáo kể chuyện ứng phó khi bị phụ huynh dọa 'đập nát trường'

Mới đây,ầygiáokểchuyệnứngphókhibịphụhuynhdọađậpnáttrườtin nóng thời sự vĩnh phúc 24h Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: “Tâm lý học và Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”.

{ keywords}
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hùng

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho rằng, hạnh phúc là giá trị tối cao của loài người, đồng thời cũng là giá trị được mỗi cá nhân theo đuổi trong suốt cuộc đời. Do vậy, học sinh cũng cần được hạnh phúc trong cuộc đời học sinh mà không phải chờ đến khi trưởng thành.

“Một đứa trẻ hạnh phúc có ý nghĩa không kém và thậm chí còn có ý nghĩa nhiều hơn một người trưởng thành hạnh phúc, bởi lẽ nó chính là mầm hạnh phúc của xã hội tương lai”, ông Sơn cho hay.

Do đó, theo ông Sơn, cần có những nghiên cứu để làm rõ bản chất của hiện tượng này, cũng như các cách thức để giúp con người nói chung và trước tiên là học sinh có được hạnh phúc.

Tâm lý học có ưu thế nổi trội trong việc phát hiện bản chất tâm lý của cảm nhận hạnh phúc và xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Trong khi đó, giáo dục học lại có thế mạnh trong việc tác động đến học sinh – chủ thể của cảm nhận hạnh phúc để hình thành ở các em các giá trị, các mục tiêu sống, các nhu cầu và năng lực hoạt động để có được hạnh phúc cho bản thân.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng tâm lý giáo dục chính là nền tảng giúp trường ông tồn tại, có được vị thế và uy tín như ngày hôm nay.

Thời gian đầu, trường tư của ông vào diện đì đẹt và không có chút tiếng tăm nào ở Hà Nội. Học sinh vào trường toàn diện yếu kém và các thầy cô giáo dường như phải “đánh vật” hằng ngày, vất vả khôn lường nhưng cũng không có thành quả.

Trăn trở làm sao để giảm được áp lực làm việc cho chính bản thân mình và các thầy cô và cứu trường khỏi nguy cơ giải thể, ông Hòa đã nghĩ cách để thay đổi.

“Việc đầu tiên tôi phải làm là thuyết phục các thầy cô giáo chấp nhận việc dạy học sinh yếu kém mà không kêu ca, không căng thẳng và đặc biệt không tạo áp lực thêm cho học sinh. Tôi nói với các giáo viên rằng học tập chỉ là một trong nhiều năng lực của con người. Học sinh học kém không phải không có thế mạnh gì. Mỗi học trò còn có nhiều năng lực nổi trội khác nào đó mà các thầy cô cần khám phá. Do đó cần phát lộ và phát huy để trở thành điểm sáng. Đó mới là nhiệm vụ của giáo dục, của các thầy cô giáo”.

Theo ông Hòa, chỉ cần các thầy cô quan tâm đến cảm xúc của học trò hơn là điểm số, chăm lo cho mỗi em đều tiến bộ so với chính bản thân mình là được.

Và rồi theo ông Hòa, phương châm giáo dục quan tâm, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ đã giúp các giáo viên của nhà trường như có thêm nguồn năng lượng, nghị lực để có thể làm thay đổi học sinh ngày càng tiến bộ.

{ keywords}
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Để có được điều này, ông Hòa cho hay bản thân đã phải hứa không đưa tỷ lệ học sinh khá giỏi ra để làm tiêu chí thi đua. Thay vào đó, ông hướng dẫn các thầy cô thực hành phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập cho học sinh. “Tôi kiên trì chờ đợi sự thay đổi từ chính các thầy cô giáo và không bức xúc, sốt ruột nữa”, ông Hòa kể.

Mặt khác, ông cũng kiên trì nói với phụ huynh học sinh điều đó. “Khi đi đúng vào tâm lý của cha mẹ học sinh, hiểu được họ mong muốn gì ở con em mình và ở các thầy cô, nhà trường, chúng tôi tạo được niềm tin cho họ. Có lẽ cũng vì thế mà trường dần cải thiện về công tác tuyển sinh khi học sinh đăng ký vào nhiều lên”.

Theo ông Hòa, tâm lý giáo dục cũng giúp ông giải quyết bài toán bạo lực học đường - vấn đề mà gần như không trường nào không có. Bản thân ông từng phải đứng ra xử lý trực tiếp không ít những tình huống khó khăn, gay cấn với phụ huynh vì chuyện con cái ở trường.

“Có lần một phụ huynh kéo khoảng 20 người đến trường gây gổ và đe dọa rằng sẽ đập nát ngôi trường và cả tôi nữa. Lý do đơn giản là con gái lớp 6 nô đùa kéo nhau đỏ cả cánh tay, nhưng về nhà, phụ huynh tưởng là có bạo lực hoặc con bị đánh nên đến bắt đền nhà trường. Việc đầu tiên lúc đó, tôi thực hiện là lắng nghe để hiểu tâm trạng của họ, giúp họ xả hết ra. Gần như chỉ có xin lỗi chứ không sa vào lý giải, tranh luận. Lúc họ xả hết những bức bối thì mình nói mới vào. Cuối cùng, vị phụ huynh rời trường trong vui vẻ và sáng hôm sau thì vợ của anh này đã đến xin lỗi”, ông Hòa kể và cho rằng điểm chung là cần phải luôn biết lắng nghe phụ huynh.

Ông Hòa cho rằng, hầu hết nguyên nhân các sự việc không phải do vấn đề đạo đức, ý thức kỷ luật mà mọi người vẫn luôn áp đặt khi nói về bạo lực trong nhà trường.

“Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề thuộc vê tâm lý lứa tuổi. Bởi nếu chúng ta nhìn lại, khi còn là học sinh như vậy, nhưng khi trưởng thành các em lại khác. Thậm chí nhiều em sau này vẫn quay trở lại trường để xin lỗi các thầy cô về hành động của mình và cảm ơn thầy cô đã bỏ qua cho lỗi lầm và giờ đây thành người”, ông Hòa nói.

“Các thầy cô giáo cũng tương tự khi chỉ vì nhiều áp lực,...dẫn đến tức giận và rồi đổ lên đầu học sinh và thành ra bạo lực”.

Ông Hòa cho hay, giáo viên không chỉ cần có sự yêu thương mà còn cần phải có sự thấu hiểu học trò, hiểu hoàn cảnh gia đình và sự khó khăn mà các em đang vấp phải. Từ đó có sự giúp đỡ, hỗ trợ và tháo gỡ thì đó chính là nền tảng của trường học hạnh phúc.  

Thanh Hùng

Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ

Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ

Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.

分享到:

相关推荐