Ngày 18/3, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa cứu sống 2 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Anh N.V.T (24 tuổi, ngụ huyện Tri Tôn, An Giang) được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng vết thương sưng tấy, hoại tử bàn tay phải do rắn chàm quạp (loại rắn lục độc) cắn, biến chứng rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng gây chảy máu liên tục.
|
Con rắn chàm quạp mà người nhà bệnh nhân đem vào bệnh viện |
Người nhà cho biết, khi đi cắt lá sả, T. bị rắn độc cắn vào 3 ngón bàn tay phải. Sau đó, bệnh nhân đi hút nọc rắn, song tình trạng không giảm mà đau nhức dữ dội tại bàn tay bị rắn cắn.
Tay của bệnh nhân xuất hiện bóng nước, xuất huyết…
Sau đó vài giờ, bà L.T.B.B. (52 tuổi, hàng xóm của bệnh nhân T.) cũng đi cắt lá sả và bị rắn cắn. Bệnh nhân tự đi bó thuốc và tình trạng ngày càng nặng hơn.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cẳng tay trái bị hoại tử, sưng nề tấy đỏ, nổi nhiều bóng nước kèm tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da toàn thân.
|
Bàn tay bị rắn cắn của bệnh nhân nổi nhiều bóng nước |
Cả hai bệnh nhân được điều trị tại Khoa Hồi Sức tích cực chống độc. Hai người được truyền các chế phẩm máu, huyết tương điều trị tình trạng rối loạn đông máu của nọc rắn chàm quạp.
Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) hỗ trợ cung cấp sinh phẩm huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp để trung hòa nọc rắn cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân B. tiến triển nặng như sốc nhiễm trùng, giảm tiểu cầu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, nôn ra máu tươi, huyết áp thấp, suy hô hấp nặng phải đặt ống thở và gắn máy trợ thở.
Sau 3 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã ngưng được máy thở, rút ống thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Hai bệnh nhân được xử lý cắt lọc, rạch giải áp khoang cẳng bàn tay bên bị rắn cắn. Hiện, hai bệnh nhân ổn định...
|
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T. |
Theo bác sĩ Dương Thiện Phước - Trưởng Khoa Hồi Sức tích cực - Chống độc, rắn chàm quạp hay còn gọi rắn lục nưa là loài rắn cực độc. Độc tố loại rắn này chỉ sau rắn biển.
Đây là loại rắn độc rất nguy hiểm ở các nước vùng nhiệt đới. Rắn chàm quạp thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su, điều tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, núi Cấm (An Giang).
Bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc sơ cứu như: sơ cứu vết thương để làm chậm hấp thu nọc rắn vào cơ thể; trấn an nạn nhân; giữ người bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố.
Bệnh nhân cần được rửa sạch vết thương; băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía trên vết cắn để hạn chế hấp thu độc chất theo đường bạch huyết. Sau đó, người nhà nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện…
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị rắn cắn không tự ý rạch da, hút nộc độc bằng miệng hay giác hút, đặt garot.
Hoài Thanh
Người đàn ông bị rắn hổ chúa dài 2,6m cắn chết
Một người đàn ông ở Hà Tĩnh đi rừng trồng keo và phát rẫy thuê thì bị rắn hổ chúa dài gần 3 mét tấn công, cắn trúng người dẫn đến tử vong.
" alt="Hai người bị rắn chàm quạp cắn nguy kịch khi đi hái lá sả"/>
Hai người bị rắn chàm quạp cắn nguy kịch khi đi hái lá sả
|
|
2. Hoa bông tuyết
Hoa bông tuyết có hai màu chủ đạo là màu tím và màu trắng, hoa nhỏ li ti trên nền lá xanh nổi bật thu hút mọi ánh nhìn. Đây là một trong những loại hoa thích hợp để trồng ở ban công vì loại hoa này rất dễ trồng và ít công chăm sóc, hoa mọc dày xum xuê. Hơn nữa, bạn có thể trồng trong chậu treo rất dễ trang trí trên ban công.
3. Hoa hồng leo
Khác với hoa hồng nhung hay hồng trắng, hoa hồng leo có nhiều bông hơn và dễ sống hơn rất nhiều. Hoa mang vẻ đẹp hoang dại và có hương thơm nồng nàn. Đặc biệt đây lại là loài hoa nở quanh năm. Nếu trồng chúng, ngôi nhà của bạn sẽ rực rỡ và lúc nào cũng tràn ngập hương thơm. Hoa hồng leo thích hợp trồng ở ban công Ngoài ra, hoa hồng leo có nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn như: hồng đỏ, trắng, hồng phấn, cánh sen, hồng cam…
4. Hoa dạ yến thảo
Phổ biến nhất trong các loại cây trồng treo ban công có lẽ là dạ yến thảo. Thân cây mềm mại, rủ xuống xung quanh một cách duyên dáng, hoa hình chuông, cánh hoa xoắn nhẹ với nhau trông rất đẹp.
Chính vì sự đa dạng của màu hoa và vẻ rực rỡ của sắc hoa, nên nhiều nhà chọn dã yến thảo với các màu khác nhau như tím, hồng, trắng, đỏ để treo đan xen, tạo nên mảng màu tươi sáng cho khu vực ban công.
5. Hoa bi sao băng
Có chiều cao từ 20 đến 30cm, bi sao băng thuộc họ hoa cúc có lá mịn, thân mảnh như hoa mười giờ ta. Nhưng đẹp nhất là những bông hoa nhỏ xinh màu vàng tươi rực rỡ.
Có lẽ vì màu vàng bắt mắt này mà bi sao băng là loại cây thích hợp để trồng treo tại nhà hay trồng trong chậu. Bi sao băng khá dễ trồng. Cây ưa nắng nên bạn chỉ cần trồng chỗ có ánh nắng và tưới nước đều hàng ngày. Nhưng bi sao băng có nhược điểm là chỉ trổ bông vài đợt là tàn nên không trồng được lâu.
6. Phong lữ thảo rủ
Phong lữ thảo có hai loại đứng và rủ, hoa phong lữ rủ được sử dụng nhiều hơn trong hoa ban công. Cây hoa khỏe dạn dày sương gió, ít công chăm sóc, rủ mềm mại như suối hoa.
7. Hoa thúy điệp
Đây là một loại hoa thân bò rủ mềm, hoa có màu xanh biển, tím, hồng trắng… như những cánh bướm dập dìu trên cành rất đáng yêu. Hoa thúy điệp thích hợp trong thời tiết nhiều ánh sáng, độ ẩm cao và có khả năng chịu nhiệt nhưng không ưa ngập úng. Bạn có thể trồng trong chậu treo hoặc trồng ở các thùng gỗ, thùng xốp đặt ở ban công.
8. Hoa pansee
Hoa pansee có nguồn gốc từ Pháp và được du nhập vào nước ta ở thế kỷ XX. Loài hoa này có cánh mỏng như cánh bướm. Hoa có các màu đen, đỏ, vàng, xanh, trắng, cam, tạo nên nhiều nên nét đẹp riêng biệt mà nhiều loài hoa không sánh được.
Theo Em đẹp
Cận cảnh ngôi làng Triều Tiên trong siêu phẩm ‘Hạ cánh nơi anh’
Ngôi làng Triều Tiên đáng yêu này chính là nơi mối tình đẹp như mơ của Yon Se Ri và Ri Jung Hyuk chớm nở trong Crash Landing on You.
" alt="Hè đến, thay áo mới cho ban công với những loại hoa rực rỡ sắc màu"/>
Hè đến, thay áo mới cho ban công với những loại hoa rực rỡ sắc màu
|
GĐ Sở TT-TT Thái Nguyên Đỗ Xuân Hoà nói về việc Thái Nguyên chuẩn bị cho cuộc cách mạng chuyển đổi số |
Ông so sánh: Trước năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Thái Nguyên chỉ khoảng trên 30%, sau khi Nghị quyết đi vào đời sống, nhiều địa phương phải khâm phục Thái Nguyên khi tỷ lệ DVCTT đủ kiều kiện đã 100% lên mức độ 4. Đây là cái thay đổi rất rõ.
Thứ 2, trước kia tất cả các cuộc họp đều ngồn ngộn giấy tờ, hiện nay đã được số hóa, chuyển sang cuộc họp không giấy. Hệ thống văn bản dùng chung, hệ thống quản lý văn bản y tế điều hành được đưa lên cổng thông tin cấp tỉnh – huyện - xã. Trước đây đánh văn bản giấy, ra bưu điện gửi, mất tiền tem và phải đến 2-3 hôm mới đến tay người nhận. Đến bây giờ không còn điều đó nữa. Văn bản chỉ đạo từ những người đứng đầu tỉnh đến cấp xã chỉ trong vòng “1 nốt nhạc”. Điều này mang lại hiệu quả bởi điều hành nhanh, kịp thời, kinh phí giảm đi.
Bình quân mỗi quý khoảng 800.000 văn bản điều hành đươc gửi trên hệ thống. Hệ thống này giúp tiết kiệm 2-3 tỷ đồng/quý. Nếu tính cả 9 tháng đầu năm thì đến nay cũng phải tiết kiệm được gần 10 tỷ tiền văn bản giấy tờ”.
|
Chuyển đổi số cho phép Thái Nguyên “nối dài những giấc mơ” |
Theo ông Hoà, người dân Thái Nguyên đang ở giai đoạn bắt đầu tiếp cận. Sở TT&TT đang mong muốn DVCTT sẽ trở thành một dịch vụ “gây nghiện” cho bà con. Dịch vụ này đem lại sự công khai, minh bạch, rõ ràng, không phải gặp giữa người với người, bưu chính sẽ mang sản phẩm về tận nhà. Đây là điều rất tốt, tránh được rất nhiều tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính.
Một điểm mới ở Thái Nguyên là hội nghị truyền hình trực tuyến đã phủ kín đến; toàn tỉnh có hơn 200 điểm cầu.
Hiện cả tỉnh có trên 1.650 trạm BTS phát sóng. Cáp quang kéo đến tận xóm, xã. Tốc độ truy cập Internet băng thông rộng đạt khoảng 58 Mbps. Di động khoảng 42 Mbps. Lưu lượng này đủ điều kiện để phát triển hạ tầng ứng dụng CNTT.
Hiện hầu như không còn chỗ nào không có sóng điện thoại. Tỷ lệ phủ sóng kín nhưng thi thoảng vẫn còn những vùng bị lõm sóng do địa hình một số huyện miền núi vùng cao.
Tỷ lệ sử dụng điện thoại là 1,2 triệu điện thoại/1,3 triệu người. Trong đó khoảng 70-80% dùng smartphone. Đây cũng là tiền đề để thực hiện mục tiêu mỗi người dân có 1 smartphone, mỗi hộ gia đình có 1 đường truyền cáp quang Internet. Điều này có lẽ Thái Nguyên chỉ cần trong năm nay hoặc năm sau là hoàn tất.
“Thung lũng silicon” 200ha tại Thái Nguyên
Kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số. Một trong những giải pháp của kinh tế số đó là phát triển sàn thương mại điện tử (TMĐT) khi mà người bán, người mua không cần gặp nhau. Thứ kết nối duy nhất họ, đó là chất lượng sản phẩm, uy tín của người cung cấp hàng hoá.
Thái Nguyên hiện có khoảng 70-80 sản phẩm OCOP (đặc sản) đã được cập nhật, đưa lên sàn, đáp ứng được nhu cầu người dân và giải quyết bài toán trong dịch bệnh nhưng nông sản vẫn bán được. Khách hàng của nông dân Thái Nguyên bây giờ ở toàn quốc, có cả ở nước ngoài.
|
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên thông tin với VietNamnet về chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên |
Trong kinh tế số, Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch 200 ha khu CNTT tập trung tại Yên Bình (Tp Sông Công). Thái Nguyên đã chọn được chủ đầu tư là doanh nghiệp ngoài ngân sách, thu hút được những tập đoàn rất lớn, chuyên sâu về công nghệ để tham gia xây dựng hạ tầng Khu CNTT tập trung.
Tỉnh đã ban hành quyết định lựa chọn chủ đầu tư và họ đang làm các bước theo quy định. Ông chủ đầu tư sẽ xây dựng toàn bộ hạ tầng khu CNTT, như đường xá, khu nghỉ dưỡng, nghiên cứu, sản xuất, cây xanh, hạ tầng trung tâm… Sau khi xây dựng xong, sẽ bắt đầu thu hút các tập đoàn công nghệ.
Mảnh đất này chỉ ưu tiên cho sản xuất công nghệ chứ không phải đơn vị cũng vào đây được. Có sự lựa chọn nhà đầu tư, kỳ vọng sẽ như “thung lũng Silicon” ở Việt Nam. Hiện cả nước có một vài khu CNTT tập trung, trong đó TP.HCM và Đà Nẵng chỉ có 30 - 40 ha thôi.
Để tăng mật độ phủ kín, chủ đầu tư phải xây dựng hạ tầng thật tốt. Thái Nguyên có lợi thế là giá thuê đất rẻ, là trung tâm của vùng phía bắc nên lực lượng lao động rất nhiều, giàu tiềm năng về sức lao động, đây lại là trung tâm đào tạo nên sinh viên ra trường đều có trình độ, đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào khu CNTT tập trung này.
“Nếu không làm sẽ không biết nó có khó hay không”
Với những nền tảng hiện có như hạ tầng viễn thông, sự tham gia của toàn hệ thống chính quyền, người dân ủng hộ…, Thái Nguyên bước vào cuộc Chuyển đổi số đầy tự tin nhưng cũng không phải không có những thách thức, trở ngại.
Để chuẩn bị về nhân lực cho CĐS, trong Nghị quyết CĐS Thái Nguyên đã có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo khoảng 200 chuyên gia từ cấp xã đến cấp tỉnh có kiến thức chuyên môn về chuyển đổi số để trở về phục vụ địa phương. Khi được đào tạo, 200 người này sẽ quay trở lại phục vụ tốt và khắc phục được hạn chế về con người. 178 xã, phường ít nhất sẽ có 1 chuyên gia về chuyển đổi số. Trường ĐH CNTT tỉnh Thái Nguyên sẽ là đầu mối đào tạo.
Thái Nguyên cũng đang “đặt hàng” trường Đại học Y Thái Nguyên đào tạo 1.000 cán bộ y tế cấp xã, phường để làm nền tảng phục vụ lĩnh vực y tế cho người dân cấp cơ sở. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, hơn 30 lớp học đã được khai giảng để đào tạo nguồn lực y tế đáp ứng đủ 3 cấp độ chống dịch tương ứng (tầng 1: điều trị tích cực; tầng 2: mức độ vừa; tầng 3: mức độ nhẹ)
|
Người dân Thái Nguyên đã nhanh chóng tận dụng cơ hội để phát triển Kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ |
“Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT) đánh giá chuyển đổi số của Thái Nguyên đang ở mức rất cao. Kinh tế số đứng ở vị trí thứ 2, chính quyền số thứ 2. Chủ quan mà nói, Thái Nguyên đã làm được việc mà trước nay chưa có thể hiện rất rõ bằng những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, cũng khiêm tốn, chưa dám khẳng định mình ở mức nào nhưng các sản phẩm đem lại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và đem lại hiệu quả có thể nói là ngoài mong đợi chỉ trong vòng 8 tháng”.
“Tất nhiên chuyển đổi số là câu chuyện lâu dài, cả một quá trình chưa có điểm kết. Chỉ đến khi nào người dân thấy hài lòng, khi đó thì may ra. Lúc nào cũng vẫn phải làm thường xuyên, liên tục. Có thể nói kết quả bây giờ rất tốt, dù đi sau nhưng còn hay hơn một số tỉnh đi đầu.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng nhận xét, Thái Nguyên áp dụng chuyển đổi số giống như “cá nhanh nuốt cá chậm”. Ai đi đầu, đi nhanh, đi trước thì thành công. Vừa rồi đúng là Thái Nguyên đi nhanh, đi trước và đã có hiệu quả. Nếu bây giờ mới rục rịch chuyển đổi số thì bỏ mất cơ hội, khi mà dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra cơ hội ghi dấu ấn cho mình, giúp có thêm cơ hội khẳng định hiệu quả của chuyển đổi số” – GĐ Sở TT-TT Thái Nguyên chia sẻ.
Chuyển đổi số tạo "lá chắn công nghệ" chống dịch ở Thái Nguyên
9 tháng sau khi Nghị quyết số 01 về Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh ra đời, Thái Nguyên đã đạt được mục tiêu kép: Phát triển kinh tế - xã hội và giữ an toàn trong dịch bệnh.
" alt="Thái Nguyên chuẩn bị gì cho cuộc cách mạng chuyển đổi số?"/>
Thái Nguyên chuẩn bị gì cho cuộc cách mạng chuyển đổi số?