发布时间:2025-01-23 03:48:41 来源:NEWS 作者:Kinh doanh
Điện thoại di động được coi là có vai trò quan trọng với hệ sinh thái ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc.
TheĐiệnthoạidiđộngTrungQuốcTừđộnglựckinhtếđếnthậpkỷđauthươgiá vàng hôm nay bao nhiêuo Liu Kaiming, người đứng đầu Viện Quan sát Đương Đại, đối tác của nhiều thương hiệu và viện nghiên cứu toàn cầu trong giám sát chuỗi cung ứng OEM cho biết, trong những thập kỷ trước, đại lục đã thu được lượng ngoại hối khổng lồ thông qua sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử, trong đó có điện thoại di động.
“Điện tử là nền tảng xuất khẩu của Trung Quốc, do đó, nó cũng là nền tảng của nền kinh tế quốc gia này”, Liu nói.
Động lực phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay Trung Quốc có nhiều người dùng điện thoại di động hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dữ liệu chính thức cho thấy, năm ngoái có hơn 1 tỷ người tại đại lục sở hữu thiết bị liên lạc này. Vào cuối năm 2022, tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động hay tỷ lệ dân số sở hữu smartphone tại đây đạt gần 72%, chỉ xếp sau Mỹ, Nhật Bản và Nga.
George Magnus, cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford cho hay, điện thoại di động đã góp phần giảm đáng kể chi phí truy cập, cung cấp và truyền dẫn thông tin tại đại lục.
“Dưới góc độ này, có thể coi điện thoại di động là một trong động lực chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá của Trung Quốc ở nước ngoài và sự phát triển kinh tế xã hội trong nước kể từ những năm 1990”, chuyên gia này cho biết.
John Kou, kỹ sư điện tử kỳ cựu tại Thẩm Quyến nói rằng, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế di động được củng cố nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông, giúp Bắc Kinh bắt kịp sự phát triển mạng di động của thế giới, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
“Trong khoảng 15 năm, từ năm 2000, các mạng di động và cố định đã được mở rộng đến các thị trấn và làng mạc xa xôi nhất”, Kou cho biết. Theo đó, chính quyền trung ương đã ra lệnh tất cả các nhà khai thác viễn thông thuộc sở hữu nhà nước phải xây dựng trạm cơ sở và mạng lưới ở nông thôn.
Dữ liệu công khai cho thấy Trung Quốc đang sở hữu cơ sở hạ tầng mạng di động lớn nhất thế giới. Số lượng trạm gốc 5G là 2,38 triệu vào cuối tháng 2, chiếm 22% tổng số trạm di động cơ sở trên cả nước. Theo báo cáo năm 2019 của International Data Corp và công ty lưu trữ dữ liệu Seagate, đến năm 2025, quốc gia này dự kiến chiếm đến 30% tổng dữ liệu toàn cầu.
Thập kỷ “đau thương” phía trước
Với vị thế là công xưởng thế giới, hầu hết 1,2 tỷ thiết bị smartphone bán ra trên toàn cầu vào năm ngoái đều được sản xuất hoặc lắp ráp tại Trung Quốc, từ dòng cao cấp iPhone của Apple, cho đến những chiếc phổ thông hơn của Techno trụ sở Thẩm Quyến thiết kế.
Đầu tư đa quốc gia vào những năm 1990 đã giúp Trung Quốc phát triển chuỗi cung ứng đáng gờm, có khả năng sản xuất các linh kiện điện tử tinh vi dùng trong loa cho đến màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, họ vẫn phải nhập khẩu phần lớn chip bán dẫn, thành phần quan trọng nhất trong các smartphone cao cấp.
Năm ngoái, Mỹ cùng Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã tạo thế liên minh hạn chế xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Đáp lại, Bắc Kinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự lực và tìm kiếm giải pháp đột phá cho tình trạng “thắt cổ chai” công nghệ với lĩnh vực thiết kế và đúc chip trong nước.
Magnus nhận định, việc hạn chế tiếp cận với công nghệ bán dẫn tiên tiến sẽ khiến lĩnh vực điện thoại di động của Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, Zeng Liaoyuan, Phó Giáo sư kỹ thuật thông tin và truyền thông tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc dự báo, lĩnh vực điện thoại di động của đại lục sẽ trải qua vài thập kỷ “đau thương” trước khi nền công nghiệp bán dẫn trong nước có thể bắt kịp những sản phẩm tiên tiến sản xuất trên thế giới.
“Trong kịch bản lạc quan nhất, Trung Quốc sẽ mất ít nhất 20 năm để tự chủ trong sản xuất chip dùng trong điện thoại thông minh cao cấp”, Zeng nói. “Ở đỉnh điểm của cuộc chiến, kịch bản tồi tệ nhất với các thương hiệu nội địa là họ chỉ có thể ra mắt những sản phẩm có tính năng nghe gọi và ứng dụng cơ bản”.
Tuy nhiên, bài học lịch sử cho thấy những căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh công nghệ là nguồn gốc thúc đẩy đổi mới, chẳng hạn như sự ra đời của Internet trong Chiến tranh Lạnh.
Theo SCMP
相关文章
随便看看