Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm? -
-Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, một số huyện thuộc tỉnh Lai Châu đã có các chế độ hỗ trợ kinh phí cho các em dân tộc thiểu số, hộ nghèo, ở xa,... Chia sẻ với VietNamNetvề công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đối với cụm thi đặt tại địa phương, ông Hoàng Đức Minh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu cho biết qua kiểm tra công tác chuẩn bị trước kỳ thi của các điểm thi trên toàn tỉnh, hiện mọi thứ đã sẵn sàng.
Đặc biệt, một số huyện trên địa bàn tỉnh còn hỗ trợ chế độ cho học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Cụ thể như huyện Mường Tè hỗ trợ kinh phí cho 240 học sinh thuộc đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số, có bố mẹ là nông dân tham gia kỳ thi với mức hỗ trợ là 100.000đ/ngày/thí sinh, trong 3 ngày là 300.000đ/thí sinh. Tổng mức hỗ trợ lên đến 72 triệu đồng.
Trong đó, theo thống kê đối tượng, Trường THPT Mường Tè có 92 thí sinh, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện 51 thí sinh và Trường THPT Dân tộc nội trú Ka Lăng là 97 thí sinh.
Huyện Nậm Nhùn cũng hỗ trợ 50.000đ/ngày/thí sinh, trong 5 ngày là 250.000đ/thí sinh với tổng số tiền là 25 triệu đồng.
Huyện Phong Thổ hỗ trợ cho 132 thí sinh với số tiền là 200.000đ/học sinh với tổng số tiền là 26,4 triệu đồng.
Huyện Sìn Hồ hỗ trợ kinh phí cho 375 học sinh thuộc đối tượng là học sinh bán trú và học sinh thuộc diện hộ nghèo với số tiền 180.000đ/học sinh với tổng số tiền là 67,5 triệu đồng.
Huyện Than Uyên đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho học sinh ở xa từ 10km trở lên là 120.000đ/học sinh/ngày, trong 4 ngày, với tổng số tiền là 98 triệu đồng.
Huyện Tân Uyên đưa ra hình thức tăng cường công tác xã hội hóa bằng việc phụ huynh tập trung nấu ăn trong những ngày thi cho những học sinh ở xa, học sinh bán trú.
Năm 2017, toàn tỉnh Lai Châu có 3351 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số học sinh lớp 12 năm học 2016-2017 là 2925 (thí sinh giáo dục phổ thông là 2413, thí sinh giáo dục thường xuyên là 512), thí sinh tự do là 426. Môn thi có số thí sinh đăng ký dự thi ít nhất là môn Sinh học có 866 thí sinh.
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh, Sở GD-ĐT đã báo cáo Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh thành lập 16 điểm thi với 190 phòng thi đặt tại 7 huyện và 1 thành phố (tăng 3 điểm thi so với năm 2016) theo trường hoặc liên trường.
Tổng số cán bộ tham gia làm thi ở các điểm thi là 720 cán bộ.
- Thanh Hùng
-
‘Người ấy là ai’: Hai nhân vật chuyển giới từ nữ sang nam gây sốcMinh Tú, Trung Quân, ca sĩ Hương Mai, Phạm Quỳnh Anh, Hứa Kim Tuyền, MC Trấn Thành. Ở vòng 1, nữ chính - ca sĩ Hương Mai chia tay với Kendy Nguyễn. Nhân vật cho biết mình là người chuyển giới nam và đã có bạn gái. Tham gia Người ấy là ai, Kendy Nguyễn muốn mang đến một năng lượng tích cực lan tỏa đến cộng đồng LGBT.
“Mỗi người sinh ra và được làm chính mình là điều hạnh phúc nhất. Có thể, những người lần đầu gặp sẽ không biết tôi là một người chuyển giới. Điều đó không quan trọng, hơn hết là sự thấu hiểu và tôn trọng nhau” - Kendy Nguyễn nói.
Kendy Nguyễn bắt đầu hành trình tìm lại chính mình từ năm 2013.Đến vòng 2, sau loạt thử thách và sự tư vấn của dàn cố vấn, Đức Anh là người được chọn vì phù hợp nhất với nữ chính. Hương Mai chia tay với Việt Trần vì chưa tương tác nhiều với mình. Dàn cố vấn cho rằng anh là LGBT đã có chủ. Không ngoài dự đoán, Việt Trần là người chuyển giới nam.
Việt Trần chia sẻ từ nhỏ đã thích chơi các bộ môn của nam giới và ngại gặp các bạn nữ. Sau đó, Việt Trần chia sẻ với gia đình về giới tính thật và được chấp nhận.
Việt Trần gây bất ngờ khi chia sẻ mình là người chuyển giới từ nữ sang nam.
Vòng cuối cùng, Đức Anh, Việt Tuấn và Vũ Nam chia sẻ về bản thân với các hashtag. Ca sĩ Trung Quân và Phạm Quỳnh Anh cho rằng Việt Tuấn là người nữ chính nên chọn. Trong khi đó, siêu mẫu Minh Tú và ca nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền chốt Vũ Nam mới là người độc thân trong tập 10.
Nữ chính Hương Mai đã trao nhầm hoa cho Việt Tuấn và ra về “tay trắng”. Đức Anh lộ diện "đã có chủ" và vợ của anh cũng xuất hiện tại chương trình. Trong khi đó, Vũ Nam lộ diện độc thân. Nữ chính Hương Mai đã dự đoán anh là người độc thân nhưng không trao hoa vì nghĩ cả hai không bắt được "tần số" của nhau.
Cuối cùng, Hương Mai trao hoa cho Việt Tuấn, cũng là người phụ huynh của nữ chính ưng mắt từ đầu nhưng không ngờ người chơi là LGBT. Việt Tuấn chia sẻ: "Em biết em là gu chị, cảm ơn chị đã chọn em. Em mong chúng mình có thể làm chị em".
Việt Tuấn hiện đã có người yêu, khoảng 10 năm trước anh đã công khai giới tính của mình nhưng gia đình phản đối. Tuy nhiên, hiện Việt Tuấn đã được gia đình chấp thuận. Mặc dù Hương Mai không tìm được nam chính, MC Trấn Thành cũng như dàn cố vấn hy vọng cô sẽ tìm được một nửa phù hợp trong tương lai.
Màn lộ diện của cực phẩm Việt Tuấn:
Phước Sáng
Tiết lộ bất ngờ về việc 'nhận con nuôi' của Trấn Thành ở 'Người ấy là ai'Trong tập 9 'Người ấy là ai' mùa 5, MC Trấn Thành liên tục nhắc tới Hari Won và cho biết vợ chồng anh từng có ý định nhận con nuôi.">
-
Bàn chân của con người ngày một to hơn?Lo lắng về điều bình thường có thể là chuyện thường tình. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta thôi không đặt ra hoài nghi về cái gọi là bình thường. Tôi luôn gặp khó khăn khi chọn một đôi giày cho mình. Đó không chỉ bởi lý do thật khó tìm được đôi giày nào vừa với đôi chân ngoại cỡ của tôi mà còn bởi thái độ của người bán giày với sắc thái biểu cảm đa dạng từ sợ hãi đến không thể tin được.
Khi mới lớn, tôi luôn co rúm lại mỗi khi ai đó đáp lại lời thì thầm của tôi: ‘Shop có giày size 9 không?’ bằng một tiếng kêu thảng thốt: ‘Size 9 á?!’ Đúng, chân tôi cỡ 9 ở nước Anh, nghĩa là cỡ 43 theo chuẩn châu Âu, là cỡ 11 theo chuẩn của Mỹ. Và thế là trong suốt những năm tháng tuổi mới lớn, tôi chỉ đi một đôi giày thể thao màu trung tính hoặc giày DMs đến tận khi nó rách tả tơi.
Bây giờ, tôi vẫn ghét mua giày. Tuy nhiên trong khoảng 25 năm hoặc nhiều hơn thế điều làm tôi ngạc nhiên là số lượng người nữ đi giày size 9 hoặc size 10. Tuy vậy, cỡ giày được bán trong các cửa hàng vẫn không thực sự thay đổi qua bao nhiêu năm đó. Đôi khi, bạn có thể tìm được giày cỡ 9 trong một số cửa hàng giá rẻ trên phố nhưng hầu hết phụ nữ ở Anh cỡ giày to nhất là 8.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Fashion Gone Rogue.
Nhưng rõ ràng là chân của chúng ta sẽ ngày một to hơn. Một cuộc điều tra bởi đại học Podiatry cho thấy cỡ giày của người Anh đã to hơn 2 cỡ so với những năm 1970: cỡ giày trung bình của nam giới là 8-10, trong khi cỡ giày của nữ là 4-6.
Điều này cho thấy cỡ giày ngày nay to hơn cỡ giày cách đây 50 năm. Nếu cho là sự phân bổ kích thước chân ở Anh khớp với Mỹ, khi đó chúng ta có cỡ giày ‘bình thường’ cho nữ giới (95% dân số) là từ size 3 đến size 9. Vì vậy có thể kết luận cỡ 9 là bình thường.
Ví dụ về chiếc giày khiêm tốn giúp minh họa một số điều. Trước tiên, một cơ thể bình thường không chỉ được định hình từ những điều bình thường mà nó còn được quyết định bởi một loạt các yếu tố về văn hóa và mong muốn (bao gồm cả việc quyết định lựa chọn loại giày để bán tại cửa hàng).
Cả hai ý nghĩa này đều quyết định việc chúng ta đánh giá kích thước phù hợp của bàn chân, song kỳ vọng về văn hóa có tính ảnh hưởng đặc biệt. Sau tất cả, nếu như thời mới lớn tôi có thể dễ dàng tìm mua một đôi giày và không ai tròn mắt khi hỏi kích cỡ giày của tôi, thì tôi sẽ không bao giờ nghĩ mình có đôi chân khác thường.
Do đó, qua các lần lựa chọn của khách hàng sẽ hình thành nên ý niệm của chúng ta về cái bình thường. Khi mọi người tự may quần áo cho mình, việc so sánh kích thước của bạn với người khác sẽ không còn quan trọng nữa.
Điều thứ hai là cách chúng ta quan tâm về thay đổi kích thước và hình dạng cơ thể thể hiện hay làm sáng tỏ nỗi lo ngại lớn hơn của nhân loại. Một bài báo trên BBC về khảo sát cỡ giày được trích dẫn ở trên chuyển từ việc cỡ giày ngày một tăng đến cái gọi là ‘đại dịch béo phì’.
">