Trẻ em hay bất kỳ ai đều xứng đáng được cầm trên tay sách thật
Trọn bộ Kính vạn hoa của NXB Kim Đồng bị in lậu nhìn rất xộc xệch,ẻemhaybấtkỳaiđềuxứngđángđượccầmtrêntaysáchthậchung kết fa cup nhòe nhoẹt, gia công tạm bợ xấu xí, keo dán lồi lõm, bong tróc,...
Vấn nạn sách giả, sách lậu
Thời gian gần đây, NXB Kim Đồng liên tục phát hiện những cuốn sách mà mình đã ký bản quyền xuất bản với tác giả bị in lậu và làm giả với số lượng lớn. Đó là bộ sách văn học kinh điển Kính vạn hoa dành cho lứa tuổi học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh; sách 90% trẻ thông minh nhờ cách trò chuyện đúng đắn của cha mẹ trong tủ sách Làm cha mẹ, và các bộ truyện tranh Doraemon, Thám tử lừng danh Conan…
NXB Kim Đồng cho hay, sự phát triển của internet và cùng với đó là môi trường thương mại điện tử khiến vấn nạn sách giả, sách lậu càng trở nên nhức nhối. Nếu trước đây, sách giả - sách lậu trà trộn với sách thật, bày bán tại các cửa hàng, sạp báo nhỏ lẻ hoặc xa trung tâm, vùng sâu, vùng xa thì hiện nay, sách giả, sách lậu được bán công khai, cung cấp trên toàn quốc qua hệ thống bán lẻ online.
"Người bán sách lậu sử dụng tài khoản ảo trên các mạng xã hội để bán sách giả, sách in lậu với mức giá các nhà xuất bản chân chính, không thể cạnh tranh nổi. Họ ngang nhiên sử dụng hình ảnh sách thật của các nhà xuất bản để quảng cáo để lừa người mua. Người mua nhìn ảnh sách thật và bị hấp dẫn bởi chiết khấu quá cao, giá bán rẻ mà đăng ký mua để nhận được sản phẩm giả", bà Giáng Ngọc - đại diện truyền thông NXB Kim Đồng chia sẻ.
Theo thông tin từ Alpha Books, hàng trăm ngàn bản sách của đơn vị này bị làm giả, bị in lậu và bày bán công khai ở các nhà sách (tại Hà Nội đường Nguyễn Xí, Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn, Đường Láng,... và nhiều tỉnh, thành).
Các cuốn sách best-seller như: Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi, Hành trình về phương đông và bộ sách của Nguyên Phong, bộ 18 cuốn Hạt giống tâm hồn, Nghĩ giàu làm giàu, Dám nghĩ lớn... thậm chí bị từ 10-17 nơi in lậu, làm giả cùng một lúc.Thống kê mới nhất, First News - Trí Việt cho hay, có hơn 480 đầu sách bị in lậu, làm giả dưới mọi hình thức và một đầu sách bị hàng chục nơi in lậu làm giả, cạnh tranh đua nhau giảm giá.
Sách giả- sách lậu đang 'giết chết' sách thật
"Chúng tôi đã kiên trì thâm nhập, đặt sách nhiều lần ở các trang bày bán quảng cáo trên mạng suốt sáu tháng qua và nhận được toàn sách giả, sách kém chất lượng, sai sót từ những trang bán sách này. Một ngày họ vận chuyển giao hàng sách giả ngày đêm với số lượng rất lớn, vì lợi nhuận rất nhiều” - ông Nguyễn Văn Phước đại diện First News - Trí Việt cho biết.
"Chúng tôi cũng đã làm việc với các cơ quan chức năng để sớm truy tố những kẻ sản xuất, mua bán sách giả, sách lậu trước pháp luật" - ông Phước nói.
Sách giả- sách lậu đang 'giết chết' sách thật. |
Trong khi đó, bà Giáng Ngọc dùng từ 'kêu cứu', 'tố cáo' khi chia sẻ về vấn đề này bởi, sách lậu đang làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của các tác giả chân chính – những người đã bằng tài năng, kiến thức, kinh nghiệm sống của mình cống hiến trọn đời cho niềm đam mê đọc sách của nhân loại - thế nhưng lại không hề được hưởng nhuận bút.
"Sách lậu gặm nhấm, mài mòn sức lực từng biên tập viên, từng họa sĩ minh họa, chế bản, trình bày, người phụ trách in ấn. Một cuốn sách biên tập viên mất cả 10 năm theo đuổi, các họa sĩ lên phác thảo trình bày hoàn thiện hàng năm trời, được chế bản công phu, gia công in ấn cầu kỳ, bỗng biến thành một cuốn sách lậu – một sản phẩm thứ cấp bìa xộc xệch, màu phai, được in chữ mờ chữ tỏ. Sách văn chương đứt mạch cảm xúc; sách kiến thức, giáo dục mất chữ, mất dòng.
Hãy hình dung hậu quả khôn lường của một cuốn sách y khoa in sai đơn thuốc; hay sách tranh cho in cho trẻ em mà dùng mực in kém chất lượng và không an toàn…
Sách lậu gây tổn hại đến quyền lợi của bạn đọc – những người bằng tình yêu với sách xứng đáng được tôn trọng bằng chất lượng in ấn và yên tâm rằng giá trị bản sách họ cầm trên tay đã có nhuận bút dành cho những người làm ra chúng.
Sách của NXB Kim Đồng, đối tượng chính là bạn đọc nhỏ tuổi, lại là một trong các sách bị làm giả nhiều nhất, làm ảnh hưởng không chỉ đến NXB, mà cả đến thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý, báo chí truyền thông, các nhà xuất bản cùng lên tiếng, chung tay đẩy lùi nạn sách giả, sách lậu, sách kém chất lượng, để trẻ em Việt Nam có thể được cầm trên tay và đọc những cuốn sách thật. Quyền của các tác giả cần phải được tôn trọng, sách và con trẻ đều xứng đáng với một tình yêu chân thật, trẻ em cũng như bất kỳ bạn đọc nào đều xứng đáng được cầm trên tay cuốn sách thật", bà Giáng Ngọc nói.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản-In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: Hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép đã và đang diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp.
Đối tượng in lậu dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng. Hệ quả của in lậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà xuất bản, đối tác liên kết, làm thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế khi tham gia Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Năm 2019, công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường và triển khai đồng bộ với các phương thức mới, cụ thể như: Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện 08 cuộc thanh tra theo kế hoạch; Thanh tra chuyên ngành do Cục Xuất bản, In và Phát hành đã tiến hành 04 cuộc thanh tra theo kế hoạch; Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương đã tiến hành 13 cuộc kiểm tra. Đối với một số vụ việc vi phạm, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã xử lý nghiêm theo quy định.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng chống in lậu xuất bản phẩm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản cho tất cả người dân Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc loại trừ các hành vi in, phát hành xuất bản phẩm lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền các địa phương mà cần có sự góp sức của các chủ sở hữu xuất bản phẩm và của toàn xã hội.
Năm 1886, nhờ cuộc vận động của nhà văn Pháp Victor Hugo và Hiệp hội Littéraire et Artistique Internationale, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật đã được thông qua. Mục tiêu của Công ước nhằm tới là trao quyền cho các tác giả sáng tạo được kiểm soát và nhận nhuận bút cả khi các tác phẩm của họ được xuất bản quốc tế. Các tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ gồm: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch; Bài hát, vở opera, nhạc kịch, sonatas; và bản vẽ, tranh, điêu khắc, công trình kiến trúc…. Ngày 26/7/2004, Việt Nam nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Tháng 10/2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. |
Tình Lê
Nhu cầu đọc sách cực lớn của người khiếm thị
Rất nhiều người cho rằng, người khiếm thị không cần đọc sách, liệu rằng điều ấy có đúng hay không?...
相关文章
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
Hư Vân - 02/02/2025 11:55 Kèo vàng bóng đá2025-02-06Lược sử về Google Fuchsia
Google Fuchsia lần đầu tiên xuất hiện trên GitHub hồi tháng 8/2016 mà không kèm theo bất cứ thông báo chính thức hay một lời giải thích từ phía Google. GitHub là một nền tảng mã nguồn mở dành cho các nhà phát triển muốn chia sẻ và cộng tác trong các dự án. Giống như Android trước đó, Fuchsia cũng là một phần mềm nguồn mở và miễn phí.
Google Fuchsia cũng là một phần mềm nguồn mở và miễn phí Khác với Android và Chrome OS, Google Fuchsia không dựa trên nền tảng Linux, mà dựa trên 'Zirkon' (có nghĩa là ‘hạt nhân nhỏ') – một vi hạt nhân (microkernel) mới của Google. Zirkon, từng được biết đến với tên gọi Magenta, được dùng cho các hệ thống nhúng – hệ thống chỉ phụ trách một phần công việc trong một cơ chế lớn hơn. Zirkon do một coder có tên Travis Geiselbrecht phát triển, cũng là người đã tạo ra nhân NewOS là nền tảng cho hệ điều hành Haiku.
Fuchsia có thể chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn. Khả năng mở rộng được xem là điểm mấu chốt trong thiết kế của hệ điều hành này. Giao diện người dùng của hệ điều hành được tung ra hồi tháng 5/2017. Một trong những nhà phát triển thuộc các dự án Fuchsia từng đưa ra nhận xét đây không phải là một 'bãi rác' mà là một dự án thực sự, dẫn đến lời đồn đoán rằng Google đang có kế hoạch lớn hơn cho dự án này.
Hệ điều hành Fuchsia của Google là gì?
Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về Fuchsia. Tuy nhiên, phỏng đoán được nhiều người tin tưởng nhất là Fuchsia OS đang chờ đến thời điểm sẵn sàng để thay thế hệ điều hành Android.
Câu hỏi đặt ra là liệu Google Fuchsia có thể làm được điều mà việc cập nhật Android hoặc Chrome không thể làm được? Lý do có thể liên quan đến hạt nhân, cho phép nó có thể mở rộng quy mô lên các hệ thống nhúng nói trên và các thiết bị nhỏ khác. Trong khi Android đã được áp dụng trong lĩnh vực gia dụng, Fuchsia có thể sẽ phù hợp hơn cho các mặt hàng bàn chải đánh răng, tủ lạnh và máy hút bụi robot thông minh.
Fuchsia có thể làm được điều mà việc cập nhật Android hoặc Chrome không thể làm được Nói cách khác, Fuchsia có thể là một bước tiến trong lĩnh vực IoT - Internet of Things.Hãy nghĩ đến việc hộp sữa có thể nói chuyện với Tủ lạnh và đặt hàng thay thế qua Amazon (gửi bằng máy bay không người lái). Đây là tương lai chúng ta đang hướng tới và bằng nhiều cách, chúng ta đã đạt được. Chuẩn bị cho sự chuyển đổi mô hình này là một bước đi thông minh cho bất kỳ công ty công nghệ tiên phong nào và Fuchsia OS có thể cung cấp hệ điều hành phổ biến có thể kết hợp tất cả các hệ thống đó cùng với một số thiết bị lớn hơn để kiểm soát chúng.
Tương tự như vậy, Fuchsia có khả năng nâng cấp quy mô lên các thiết bị lớn hơn như máy tính xách tay, máy tính để bàn và có thể hỗ trợ bộ vi xử lý ARM, MIPS và x86. Hệ điều hành Fuchsia cũng hỗ trợ Dart và Flutter.
Dart là ngôn ngữ lập trình kịch bản riêng của Google, được sử dụng để hỗ trợ một số chương trình của hãng như AdWords.
Flutter là một công cụ để xây dựng các ứng dụng di động đa nền tảng, hiệu suất cao trong Dart. Đây là cách ứng dụng tương lai có thể được viết cho nền tảng này và có thể được sử dụng để cung cấp khả năng tương thích ngược trong tương lai. Bản thân nó vẫn còn mới mẻ và vẫn đang trong giai đoạn beta, vậy có lẽ nào đây là một phần nằm trong kế hoạch lớn? Khó có thể biết được liệu Google có đang xây dựng kế hoạch tổng thể không, hay chỉ là "cứ thế tiến hành" mà thôi.
Chính vì vậy,dự án này có thể được xem như là một động thái thử nghiệm chống phân mảnh các hệ điều hành, thống nhất Chrome OS và Android. Chống phân mảnh bằng cách giới thiệu một hệ điều hành thứ ba ... thì chỉ có thể là Google!
Nghe có vẻ điên khùng, nhưng bước đi này của Google đã được dự đoán từ lâu; với một dự án (đã bị loại bỏ) mang tên 'Andromeda' từng có ý định thực hiện vai trò này. Andromeda chú trọng việc đưa các tính năng của Chrome OS vào Android (chứ không phải ngược lại) và thậm chí còn mong đợi sẽ xuất hiện trên phần cứng mới, như máy tính xách tay 'Bison' (có lẽ bây giờ cũng bị loại bỏ).
Bây giờ, chúng ta phải tìm cách để Chrome OS có thể chạy các ứng dụng Android thay thế. Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành của 9to5 Google, Stephen Hall, các nguồn tin trong Google đã mô tả Fuchsia là 'người kế nhiệm tinh thần' cho dự án đó. Điều này cho thấy khả năng tương thích chéo vẫn còn rất nhiều tiềm năng, thậm chí cả khi hệ điều hành đang được xây dựng thành một thứ gì đó hoàn toàn khác so với bình thường.
Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Biết đâu sau này Fuchia cuối cùng cũng bị bỏ ngang như một vài dự án khác thì sao!
Sử dụng Fuchsia thế nào?
Giao diện người dùng cho di động hiện tại của Fuchsia được gọi là 'Armadillo' và vẫn còn rất mới mẻ. Dù vậy, Fuchsia vẫn có một số tính năng đủ ấn tượng để những người thích trải nghiệm có thể tải về, tinh chỉnh để chạy trên điện thoại, máy tính bảng và máy tính.
Nếu cài đặt, bạn sẽ được chào đón như thế nào?
Tại thời điểm hiện tại, màn hình chính của Fuchsia bao gồm một danh sách cuộn theo chiều dọc, hiển thị tên các ứng dụng. Một trong số đó là một thẻ lý lịch cá nhân ở cuối màn hình, bao gồm hình ảnh, một số cài đặt cơ bản và ngày giờ. Ngoài ra còn có một chức năng tìm kiếm và một bàn phím có vài điểm tương đồng với GBoard, mặc dù nhiều tính năng bị thiếu.
Hiện tại, chưa có ứng dụng thực nào và việc lựa chọn thư mục bất kỳ từ danh sách cuộn sẽ chỉ hiển thị các nội dung 'giữ chỗ'. Tuy nhiên, điều thú vị là bạn có thể trải nghiệm tính năng đa nhiệm ấn tượng.
Nếu bạn kéo một ứng dụng a vào một ứng dụng b chẳng hạn, sẽ có lựa chọn để chia màn hình theo ý thích của bạn. Và nếu quay trở về màn hình chính (bằng cách nhấn vào một dấu chấm ở cuối màn hình), bạn có thể kéo một ứng dụng thứ ba hoặc thậm chí thứ tư vào nhóm để sử dụng chúng cùng một lúc. Bạn cũng có thể thiết lập để chỉ có một ứng dụng chiếm phần lớn màn hình, bên cạnh các tab để chuyển sang những ứng dụng khác.
Giao diện của tính năng đa nhiệm trông rất thú vị, mặc dù có thể sẽ gây chút phiền toái khi sử dụng trong thực tế. Có thể trong tương lai, Fuchsia sẽ hỗ trợ các launcher tùy chỉnh như Android.
Tuy nhiên, nếu bạn cài đặt Fuchsia trên máy tính để bàn, bạn sẽ phải sử dụng một giao diện hơi khác được gọi là 'Capybara'. Không có nhiều thông tin về hệ điều hành này, nhưng đây là một ví dụ khác cho thấy khả năng mở rộng của Fuchsia.
Ý tưởng (có lẽ) là giao diện sẽ hoạt động hơi giống tính năng liên tục trên Windows: để UI chuyển đổi tùy thuộc vào kích thước của màn hình. Capybara được thiết kế cho bàn phím và chuột, trông rất giống Chrome OS với thanh tác vụ, nút tác vụ và các tùy chọn ở góc. Các ứng dụng dường như sẽ chạy trong các cửa sổ có thể kéo được.
Trên thực tế, bạn có thể thử 'demo' trực tuyến giao diện người dùng Capybara (hình trên), được tạo bởi thần đồng Noah Cain 13 tuổi. Hãy nhớ rằng đây chỉ là suy đoán, rất cơ bản (vì nó chưa thực sự làm được gì) và rất có thể thay đổi trong quá trình phát triển.
Kết luận
Tóm lại, đây là những gì chúng ta biết về Fuchsia:
Google Fuchsia là một hệ điều hành mới đang được phát triển bởi Google, nhưng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Hệ điều hành này dựa trên nhân Zirkon, cho phép nó có khả năng mở rộng và an ninh.
Có tin đồn Fuchsia là 'người kế nhiệm tinh thần' cho Andromeda, nhấn mạnh khả năng tương thích chéo.
Hiện tại có hai giao diện cho điện thoại di động và máy tính để bàn tương ứng.
Hiện tại, chưa có lý do thực sự để cài đặt Fuchsia trên thiết bị thông minh của bạn trừ khi bạn tò mò. Không có các ứng dụng có sẵn, không có nhiều thứ bạn có thể thực hiện với hệ điều hành này sau khi cài đặt.
Câu hỏi lớn ở đây là liệu Fuchsia có thay thế cho Android và Chrome OS hay không? Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có lẽ bạn cũng không nên quá lo lắng.
Fuchsia có thể thay thế cho Android và Chrome OS Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, và giải quyết sự phân mảnh của thị trường bằng cách yêu cầu người dùng thay đổi trong nháy mắt, một sớm một chiều là điều không hợp lý. Tuy nhiên, Google luôn biết cách cạnh tranh với chính mình và phá vỡ thị trường riêng của mình, nên chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn phương án này.
Nếu Google giới thiệu Fuchsia một cách chậm rãi trên thị trường nhà thông minh (nơi mới có những người tiêu dùng đầu tiên) và sau đó dần dần chuyển đổi sang các thiết bị lớn hơn, thì sẽ tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng khi hãng tập trung hỗ trợ khả năng tương thích chéo với các ứng dụng Android và Chrome và giữ giao diện người dùng ít nhất là có thể nhận dạng được. Nhưng nếu Google cố gắng đưa hệ điều hành đến chúng ta trong tình trạng không đầy đủ thì rất dễ mang lại những kết quả khôn lường.
Dù thế nào, Fuchsia vẫn đang trong giai đoạn 'thai nghén' và không chắc nó sẽ được cài đặt sẵn trên bất kỳ phần cứng mới nào, ít nhất là trong năm tới. Ngay cả khi các thiết bị bắt đầu chạy bằng Fuchsia cũng sẽ mất một thời gian trước khi nó có thể trở nên phổ biến.
Tuy vậy, điều đó cũng không ngăn chúng ta đưa ra những suy đoán! Bạn nghĩ Google sẽ làm gì với Fuchsia? Bạn muốn gì từ một người kế nhiệm tiềm năng cho Android? Và bạn có thích những gì mình đã thấy cho đến nay?
Theo Vnreview/Android Authority
Cấu hình chi tiết và những hình ảnh đầu tiên về iPad giá rẻ vừa ra mắt
Mẫu iPad mới Apple vừa ra mắt tối qua (giờ VN) có mức giá rẻ. Tuy vậy, không vì thế mà chiếc máy tính bảng mới của Táo khuyết không đủ độ hấp dẫn người dùng.
'/>Thêm bằng chứng Apple sắp “khai tử” iTunes
Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al
Pha lê - 04/02/2025 10:44 Nhận định bóng đá g2025-02-06
最新评论