- Suốt hai tuần nay vợ chồng tôi cãi vã không ngừng và ngày càng ầm ĩ, không biết đến khi nào mới kết thúc. Nếu tình hình này cứ mãi tiếp diễn, tôi chắc phải suy nghĩ đến việc ly hôn.Hiện tại tôi có một việc rất đau đầu xin nhờ chuyên gia tư vấn:
Chuyện là 2 vợ chồng tôi đều là viên chức nhà nước, vợ tôi là giáo viên mầm non còn tôi là nhân viên kỹ thuật, nên thu nhập không đáng bao nhiêu.
Hiện tại vợ chồng tôi đã có 2 nhóc, cháu lớn đang học lớp 7, cháu bé chuẩn bị vào lớp 1. Với mức thu nhập của hai vợ chồng chỉ khoảng 10 triệu/tháng thì cuộc sống gia đình nhỏ của tôi ngày càng khó khăn, trong khi có đủ thứ phải chi tiêu…
Vì vậy vợ tôi bàn với tôi là mở quán trà sữa để tăng thêm thu nhập. Mấy tháng đầu vì chưa quen khách, tình hình buôn bán có vẻ ế ẩm. Nhưng vợ tôi quyết tâm lắm, bảo cố gắng một vài tháng nữa chắc sẽ ổn hơn. Đầy người chỉ bán hàng lặt vặt mà mua được nhà Hà Nội đấy thôi nên phải kiên trì. Tôi thì không nghĩ vậy, bán thì chẳng kiếm được bao nhiêu, chỉ tổ mệt thân, rồi mỗi tối phải chịu cảnh ngồi vỉa hè mà hít khói bụi, rồi những hôm mưa gió, lại có lúc bị dân phòng đuổi, kiếm thêm được vài đồng, chẳng ích lợi gì, thà dành thời gian đó chăm sóc gia đình, con cái còn tốt hơn.
|
Vợ tôi muốn mở quán trà sữa đế kiếm thêm còn tôi thì không đồng ý dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình. (Ảnh minh họa)
|
Vợ tôi thì kiên quyết bám trụ, bảo tuy mệt nhưng mà vui, với lại có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống, có thêm tiền lo cho con ăn học... Chỉ vì thế thôi mà vợ chồng tôi đâm ra xích mích, cãi vã. Tôi nói mãi mà vợ không hiểu, tôi chỉ thấy cô ấy quá tham vọng, tham tiền, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền thôi.
Vả lại việc buôn bán đi sớm về khuya ảnh hưởng đến bố mẹ tôi. Ông bà đã già, sức khỏe không được tốt cần nghỉ ngơi sớm nhưng vợ chồng tôi bán hàng về muộn lạch cạch cửa các cụ không ngủ được. Tính người già nếu con cái chưa về hết thì khó ngủ, cửa nẻo không an tâm, rồi lo lắng việc này việc kia.
Rồi những xung đột giữa bố mẹ và vợ tôi. Bố mẹ tôi khá khó tính và hay để ý việc nhỏ, trong khi vợ tôi không khéo trong nói năng giao tiếp dẫn đến mâu thuẫn. Những việc nhỏ tích tụ lại, lời ăn tiếng nói không lọt tai, khiến bố mẹ chồng và nàng dâu bằng mặt mà không bằng lòng. Mặc dù tôi đã cố chỉnh sửa, sắp xếp khi có việc cần trao đổi với bố mẹ, cảnh báo vợ, diễn đạt thay ý kiến của vợ với bố mẹ, nhưng cũng không tránh hết được. Trong mắt bố mẹ, tôi là người chồng quá chiều vợ, dễ dãi, để cho cô ấy dần không coi trọng bố mẹ nữa. Còn trong mắt vợ, tôi lại là người chồng nhu nhược, nghe lời bố mẹ mà mạt sát vợ.
Những xung đột trong gia đình đã đủ đau đầu rồi, vợ tôi lại còn suốt ngày chỉ trích tôi về tiền. Tôi biết mình không tài giỏi gì, không lo được cho vợ con được bằng chồng người ta, nhưng cũng không phải đến mức quá nghèo khổ, vất vả để suốt ngày cô ấy ca thán, than thân trách phận.
Rồi việc cô ấy đòi mở quán trà sữa tôi đã can ngăn vì không muốn vợ phải vất vả đi sớm về khuya mệt mỏi. Đến mấy hôm trước thì tôi không phụ giúp cô ấy dọn quán nữa mà hết giờ làm là về nhà, mặc cho cô ấy xoay xở, mục đích cũng là để cô ấy thấy vất vả mà từ bỏ. Mở quán có rất nhiều việc, đồ đạc lỉnh kỉnh, một người không xoay xở kịp, rồi lúc đông khách, thuê người thì không đủ tiền đề trả. Vì thế vợ tôi giận tôi lắm.
Hôm ấy lúc cô ấy về nhà đã là hơn 11h đêm. Trông thấy tôi, cô ấy mắng xối xả vào mặt tôi nào là đồ bất tài, không nuôi nổi vợ con, đã thế còn không giúp đỡ vợ, về nằm phưỡn ở nhà mặc kệ vợ vất vả hàng quán. Rồi không biết xấu hổ với các con, để con thua bạn kém bè…
Tôi điên tiết đã cho cô ấy một bạt tai. Điều tôi không thể ngờ là cô ấy tát lại tôi ngay trước mặt bố mẹ tôi, bảo tôi là thằng vũ phu, đồ hèn, chỉ biết an phận thủ thường, không đáng mặt đàn ông. Rồi cô ấy vào phòng đóng cửa, ngồi khóc dấm dứt suốt cả đêm.
|
Vợ tôi lại là người không khéo ăn khéo nói dẫn đến mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và nàng dâu ngày càng căng thẳng. (Ảnh minh họa) |
Bây giờ trong mắt cô ấy bố mẹ và tôi là những người o ép và xét nét, khiến cô ấy trở thành người bất hạnh, phải sống nhịn nhục. Còn bố mẹ tôi chứng kiến cảnh con dâu đánh chồng thì thất vọng lắm và các cụ cho rằng đây là kết quả của việc tôi để vợ leo lên đầu.
Giờ tôi nên làm thế nào? Đã có lúc tôi nghĩ đến việc ly hôn để vợ tôi muốn làm gì thì làm. Nhưng nghĩ lại tội cho hai đứa con nên chưa dám quyết định.
Minh Thành(Hưng Yên)
Chuyên gia tư vấn:
Chào anh, câu chuyện của anh giống với rất nhiều câu chuyện chúng tôi đã từng chứng kiến, vợ chồng hục hặc, cãi vã nhau vì tiền, rồi mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và nàng dâu.
Có rất nhiều cặp đôi sau khi kết hôn phải đối diện với cơm áo gạo tiền, người chồng lại không kiếm ra nhiều tiền, người vợ thì vì khó khăn vất vả mà suốt ngày cằn nhằn, dẫn đến mâu thuẫn rồi chán chường và cuối cùng là dẫn nhau ra tòa ly hôn. Vợ chồng anh liệu có phải đang đi theo cái vòng luẩn quẩn đó mà sắp đánh mất hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc của vợ chồng anh có phải đang do đồng tiền quyết định hay không?
Vẫn biết kinh tế luôn là vấn đề đau đầu của nhiều cặp vợ chồng, khi con cái càng lớn thì chi tiêu càng nhiều, dù sao hai vợ chồng anh đều có công việc ổn định và thu nhập hàng tháng. Dù còn nhiều khó khăn, chi tiêu phải co kéo nhưng vẫn có thể khắc phục được.
Hiện tại cả hai vợ chồng anh đều là công chức, hàng tháng chỉ có một khoản lương cố định chứ không có khoản thu nhập thêm nào khác, thì anh chị cần phải tính toán hợp lí cho các khoản cần chi tiêu hàng tháng. Người ta bảo: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít tùy theo điều kiện của mình.
Do áp lực về kinh tế, vợ anh đã mở quán trà sữa để kiếm thêm. Buôn bán thì cũng tùy duyên từng người, có người bán đắt hàng, có người lại kém may mắn hơn nên thời gian đầu gặp khó khăn là chuyện đương nhiên.
Anh không muốn vợ vất vả, không muốn vợ mở quán nữa thì cũng nên nói để vợ hiểu, rồi cùng bàn bạc tìm cách tháo gỡ chứ không nên lẳng lặng bỏ mặc vợ tự xoay xở với hàng quán, nhất là phụ nữ phải ở bên ngoài lúc đêm hôm.
Vợ chồng cùng nhau san sẻ, gánh vác công việc gia đình thì việc gì cũng sẽ thành công. Các cụ ta vẫn có câu “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Anh là chồng, là người đàn ông trụ cột trong gia đình thì cũng nên gánh vác chia sẻ với vợ về vấn đề kinh tế. Việc có tiếp tục duy trì quán trà sữa nữa hay không vợ chồng anh cũng nên bàn bạc kĩ với nhau. Anh cũng có thể tìm và nhận thêm các công việc phù hợp với khả năng của mình để làm thêm. Các khoản chi tiêu cá nhân thì nên tiết kiệm tối đa dành lo cho gia đình.
Ngoài ra anh cũng nên dành thời gian cho các con, bảo ban chúng học hành, giúp đỡ vợ các công việc nhà để chị ấy đỡ mệt mỏi, căng thẳng.
Còn mối quan hệ bố mẹ chồng và nàng dâu không phải gia đình nào cũng thuận hòa, êm ấm. Việc vợ chồng anh đánh cãi nhau trước mặt bố mẹ là không đúng. Cả hai người cần phải kiềm chế cảm xúc, không nên để những xích mích giữa hai vợ chồng ảnh hưởng đến bố mẹ và con cái. Vợ chồng anh cũng nên xin lỗi bố mẹ và nói chuyện để ông bà thông cảm. Anh là người ở giữa thì nên tìm cách dung hòa mối quan hệ giữa bố mẹ và vợ.
Chung quy vợ anh cũng vì áp lực cuộc sống mà thôi. Nhưng tiền thì không biết chừng nào là đủ, và cũng không nên vì thế mà dẫn đến những bất hòa, đau khổ, mệt mỏi rồi nghĩ đến việc ly hôn như anh nói.
Chúc gia đình anh mãi mãi sống thuận hòa và hạnh phúc bên nhau!
Nếu bạn gặp các vấn đề về tâm lý, tình cảm, bạn cảm thấy khó khăn trong các mối quan hệ trong gia đình hay ngoài xã hội. Bạn cần được tư vấn tâm lý, tư vấn tình cảm hay cần tham khảo ý kiến chuyên gia về những vướng mắc trong cuộc sống, bạn hãy gửi mail đến địa chỉ [email protected]. Chúng tôi sẽ sẻ chia cùng bạn. |
Ban Đời sống
" alt="Vợ muốn phấn đấu, chồng an phận"/>
Vợ muốn phấn đấu, chồng an phận
Đó chính là thực tế bài toán chi tiêu gia đình của vợ chồng Minh Đạt (27 tuổi) - Thanh Hằng (25 tuổi). Hiện vợ chồng Minh Đạt và Thanh Hằng đang sống cùng nhà tại phố Đội Cấn, Hà Nội.Vợ chồng son thu nhập 20 triệu/tháng vẫn như bị ai lột sạch ví
Trước đây khi chưa lấy chồng, lương của Thanh Hằng 5 triệu/tháng mà người phụ nữ trẻ này vẫn để ra được khoảng 2 triệu vì ở chung với bố mẹ. Song từ khi lập gia đình, dù lương hiện đã được 8,5 triệu, lương của chồng Hằng được 12 triệu mà vợ chồng son này vẫn chỉ đủ chi tiêu dù lúc này người vợ trẻ 27 tuổi đã được sử dụng 2 ví với tổng thu nhập 20,5 triệu/tháng.
“Lấy chồng xong mình thấy, đúng là có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Như vợ chồng trẻ nhà mình thì tiêu vô cùng. Song tiết kiệm lắm giờ cũng phải 18 triệu/tháng. Lập gia đình có bao khoản phát sinh làm mình không khỏi méo mặt mỗi tháng. Có những khoản không thể kiểm soát được, tiền cứ không cánh mà bay hết. Mình đang lo khi có con hoặc lúc ốm đau thì lấy đâu ra tiền” - Người vợ trẻ này phàn nàn.
|
Lấy chồng xong, dù được quản lý 2 ví nhưng người phụ nữ này vẫn hết sạch ví mỗi tháng (Ảnh minh họa) |
Cụ thể kế hoạch chi tiêu chi tiết của vợ chồng son:
1. Tiền ăn hàng ngày: 250k x 30 ngày = 7,5 triệu/tháng
Tiền ăn hàng ngày vợ chồng Hằng đóng góp cho bố mẹ hơi nhiều vì nhà có bố mẹ đẻ, vợ chồng chị Hằng và 1 cô giúp việc. Tiền ăn này đủ cho việc ăn 2 món mặn, 1 món canh, 1 món súp trong ngày.
2. Tiền học cho chồng học cao học: 2-3 triệu/tháng
Do chồng Hằng vẫn học cao học buổi tối và các khoản thu chi tiền học thường đóng gộp theo mỗi kỳ. Song nếu chia ra tiền học của chồng Hằng cũng trong khoảng từng đó.
3. Tiền hoa quả ăn thêm: 1 triệu/tháng
4. Tiền xăng xe hai vợ chồng: 700 ngàn đồng/tháng
5. Tiền thuốc cho mẹ đẻ bị bị đột quỵ: 2 triệu tháng (tháng đều như vắt chanh và không giảm tải được)
6. Tiền ma chay cưới hỏi, đi lễ (rằm và mùng 1): 2 triệu/tháng
7. Tiền điện, gas: 1 triệu/tháng
8. Điện thoại hai vợ chồng: 500 ngàn đồng (chỉ nạp lúc khuyến mãi)
9. Tiền biếu ông bà nội: 1 triệu
10. Tiền vợ chồng ăn trưa: 1 triệu
11. Tiền nước, net, truyền hình cáp: 500 ngàn đồng/tháng
Tổng chi tiêu: 20.200.000 đồng/tháng (dư 300k)
Bài toán điều chỉnh cắt giảm chi phí để có khoản để dành khi sinh con
Vì chưa có con nhỏ, lại không phải thuê nhà nên vợ chồng Hằng cũng nhận thấy mức chi tiêu nhà mình chưa hợp lý trong nhiều khoản. Bởi thế người vợ trẻ này đang có kế hoạch rà lại bảng chi tiêu để giảm chi phí hàng tháng mong để dành được một khoản từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Hiện, người vợ trẻ này đang đau đầu nghĩ cách cắt giảm các khoản sau:
- Cắt giảm các khoản chi tiêu cho lương thực và ăn uống hàng ngày từ 7,5 triệu xuống còn 6 triệu/tháng = dư 1,5 triệu
+ Sáng ăn cơm tại nhà với bố mẹ và giúp việc. Như vậy vợ chồng sẽ tiết kiệm được ít nhất 500k - 1 triệu ăn sáng.
+ Mang cơm ở nhà đi ăn trưa. Chồng Hằng ngại nên chỉ có mình Hằng mang cơm đi. Điều này đồng nghĩa với việc Hằng sẽ tiết kiệm được 500k cho cơm trưa văn phòng.
- Cắt giảm tiền gas và điện xuống 1 triệu giảm xuống 700k/tháng = dư 300k
+ Nhà Hằng khá rộng nên đề nghị giúp việc không dùng gas mà tìm các nguyên liệu khác thay thế như bếp than tổ ong. Mỗi tháng sẽ tiết kiệm khoảng được 100 ngàn tiền gas.
+ Khi trời nóng vợ chồng mới bật điều hòa, tiết kiệm được khoảng 200k tiền điện/tháng
- Cắt giảm tiền điện thoại: Từ 500k xuống còn 400k = dư 100k
Chỉ gọi điện thoại khi cần thiết, không buôn bán, không nấu cháo điện thoại như trước.
- Cắt khoản tiền mua hoa quả ăn thêm của chồng: Để dành được 1 triệu (Tiền hoa quả sẽ cố gắng bảo giúp việc cân đối chi tiêu vào tiền ăn bằng cách mua hoa quả đúng mùa)
Tổng cộng số tiền tiết kiệm được mỗi tháng sau khi điều chỉnh các khoản: 2,4 triệu + 300k = 2,7 triệu đồng/tháng
|
Hiện vợ chồng trẻ này đang đau đầu nghĩ cách điều chỉnh và chi tiêu tiết kiệm để có khoản để dành mỗi tháng (Ảnh minh họa) |
Dự kiến thêm:
- Tìm công việc kinh doanh thêm để bắt phải tiền đẻ ra tiền trong thời gian tới: Hiện vợ chồng Hằng đang cân nhắc và đầu tư cho công việc kinh doanh bán hàng online. Ban ngày sẽ nhận order và chiều, tối tranh thủ đi giao hàng. Hằng nghĩ điều này sẽ mang lại lợi nhuận và ngày càng gia tăng lợi nhuận nếu kinh doanh thêm thành công.
- Mỗi tháng lĩnh lương xong, cố gắng trích ra 2,7 triệu đồng ngay lập tức dù cảm thấy bị khó thở vì luôn ở trong tình trạng sạch ví.
Người vợ trẻ này kêu ca: “Mình đang dự kiến một tháng chỉ chi tiêu như vậy và từ tháng này sẽ quyết tâm thực hiện được như thế. Song không biết có vượt quá không đây hay vẫn đầu 2 thì chết. Chị em nào có cách chi tiêu thông minh tư vấn điều chỉnh tiếp được khoản nào hay khoản ấy giúp vợ chồng mình với. Mình xin cám ơn” .
(Theo Trí thức trẻ)" alt="Bài toán chi tiêu 20 triệu của cặp vợ chồng son tháng nào cũng như bị ai 'lột sạch' ví"/>
Bài toán chi tiêu 20 triệu của cặp vợ chồng son tháng nào cũng như bị ai 'lột sạch' ví
Người ta có thể nói: Tình yêu đó đẹp như mơ! Nhưng ít có ai bước vào một cuộc hôn nhân và bình an đi tới cuối cuộc đời với cái tâm thế lơ mơ và bay bổng đó.Người ta nói khi yêu thì giống như đọc thơ tình những khi lấy nhau rồi thì giống như đang đọc lịch sử cho nhau nghe. Mà cái cuốn lịch sử ấy tràn ngập những tháng ngày như: ngày thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền nhà, tính tiền ăn mỗi tháng, tiền tiêu hàng ngày, tiền ngày giỗ bên họ nội, ngày giỗ bên ngoại, ngày đóng tiền học cho con… Khiến con người ta nếu thần kinh không vững thì có thể phát điên lên được.
không chỉ có ngày tháng mà, nó còn kèm theo các chiến dịch như: tổng vệ sinh nhà cửa cuối tuần, tổng động viên tiền bạc cho những dự án quan trọng như: mua cái tủ lạnh, mua cái máy giặt, mua cái máy lọc nước hay lớn hơn là mua đất, mua nhà… nếu chiến dịch nào mà thất bại hay không thể nào thực hiện được thì nó đều để lại những hậu quả vô cùng không vui!
Cho nên khi lấy nhau rồi, đừng bắt nhau đọc thơ, chỉ có thể cùng nhau bàn mưu tính kế cho cuộc sống có thể dễ chịu nhất. Cốt sao chỉ mong hôn nhân đừng bi đát như một bài văn cộc cằn và lộn xộn của một đứa dốt văn kém viết mà thôi.
Như thế mới có chuyện một anh chàng khi nào cũng sạch sẽ, thơm tho và vô cùng chịu khó… trong khi yêu, hay khi tới chơi, tới ra mắt nhà người yêu. Nhưng khi lấy làm chồng rồi thì lại biến thành một ông chồng vô cùng lôi thôi, không phân biệt được đâu là mùi thơm và đâu là mùi hôi từ quần áo hay tất bẩn, rồi thì răng còn chưa thèm đánh chứ đứng nói tới việc chăm sóc nhà cửa dọn dẹp ngăn lắp mọi thứ. Tới mức có nhiều bà vợ phải kêu lên rằng: gGá như anh chỉ cần sạch sẽ chăm chỉ bằng một phần mười khi anh đang yêu em thì em cũng lấy làm hạnh phúc lắm rồi!
|
Cho nên khi lấy nhau rồi, đừng bắt nhau đọc thơ, chỉ có thể cùng nhau bàn mưu tính kế cho cuộc sống có thể dễ chịu nhất. (ảnh minh họa) |
Cũng chính vì các ông chồng bỗng biến đổi quá nhanh nên theo phép tính kéo theo thì đàn bà cũng phải thay đổi cho phù hợp hơn mà thôi: từ một cô nàng dịu dàng ngọt ngào bỗng biến thành một bộ máy phát liên tục liên tục với tần suất không hề giảm mà chỉ có thể tăng theo từng ngày mà thôi. Thậm chí có lúc âm thanh còn to vượt trội. Quả thật cái khả năng ngôn ngữ của đàn bà luôn luôn tiềm ẩn vô vàn những điều thú vị mà đàn ông chỉ khi có thể biến một cô gái thành một bà vợ mới có thể có được những trải nghiệm đầy đủ và tương đối nhất mà thôi.
Thế nên người ta mới bảo: may mà Rômeo và Juliet chết trước khi lấy nhau, nếu không, khi về ở với nhau, với một đàn con lôi thôi lếch thếch phía sau thì ai đảm bảo rằng cuộc sống của họ mãi đẹp như trong vở kịch tình yêu ấy? Thế nên tác giả mới để cho họ chết ngay khi còn đang yêu đương nồng nàn như thế.
Chỉ có tình yêu mới có thể viết được những bản nhạc, những cuốn tiểu thuyết và những vở kịch lãng mạn mà thôi. Khi con người ta phải luôn luôn sống trong cái cảm giác cần thiết được chiềm hữu và chiến thắng những trở ngại nào đó thì người ta mới có thể có thứ tình cảm cuồng nhiệt và ngọt ngào tuyệt đối khi gần nhau mà thôi. Còn một khi được yêu nhau mái thoải và chẳng có gì ngăn cản, khi mọi thứ dễ dàng có được, thì thứ có được có vẻ không ngọt ngào và tuyệt vời như ta tưởng tượng về nó nữa.
Khi kết hôn, người ta biết mình đang trải qua một cuộc sống hôn nhân dài và thật dài. Mà khi nào cũng chòng chành và căng thẳng như đi trên một con thuyền mà bên dười toàn là đá ngầm lổn nhổn. Chỉ cần lơ là chệch hướng là con thuyền ấy sẽ đi về bến khác nếu không sẽ chìm đắm giữa dòng. Cho nên, khi yêu có thể để tâm hôn treo trên mây trên gió. Còn khi lấy nhau rồi thì khi nào cũng phải chăm chú và cố gắng giữ được cái sự cân bằng và thực tế tự chính trong con người mình.
|
Vậy mới lại có thêm cái chuyện, có những cô gái và chàng trai chỉ hợp để yêu. (ảnh minh họa) |
Vì thế yêu và lấy nhau là hai chuyện hoàn toàn không giống nhau. Vì thế mới có chuyện, có những cặp yêu nhau tới sống chết, nếu người nhà càng ngăn cản thì càng lăn xả vào yêu nhau, cảm thấy như nếu thiếu nhau thì sẽ chết. Nhưng rồi khi lấy nhau, dẫn nhau về nhà ở chung, ăn chung mâm, ngủ chung giường… và chả có ai ngăn cản… Thì chỉ được vài tháng hoặc đôi năm là lôi nhau ra tòa ly hôn với lí do cũ nhách là: không hợp nhau. Vậy sao khi yêu nhau thì cái gì cũng hợp thế?
Vậy mới lại có thêm cái chuyện, có những cô gái và chàng trai chỉ hợp để yêu. Nghĩa là với cái vai trò người yêu thì cô ấy, anh ấy thật tuyệt vời, nhưng nếu làm vợ hay làm chồng thì thật tệ vô cùng. Cũng có những chàng trai và cô gái không hề hợp với vai trò người yêu nhưng khi ở vị trí một người vợ hoặc một người chồng thì cô ấy và anh ấy lại thật tuyệt vời. Cho nên nếu chẳng may lấy phải một anh chồng chỉ hợp làm người yêu hoặc một cô vợ chỉ hợp làm tình nhân thì thật khó khăn để có thể cùng nhau chèo lái con thuyền hôn nhân tới bến bờ an toàn.
Nghĩa là sau tất cả những điều đó ta mới có thể nói rằng: yêu nhau không có nghĩa là có thể sống hạnh phúc cùng nhau trong một cuộc hôn nhân. Vì hôn nhân còn cần rất nhiều thứ khác nữa nhiều hơn cả tình yêu. Đó chính là: sự thấu hiểu, chia sẻ, trách nhiệm, sự đồng cam cộng khổ cùng nhau… Yêu thì có thể yêu nhiều người, chia tay nhiều người… Nhưng hôn nhân thì khác, người ta không thể cùng một lúc kết hôn với nhiều người và không thích thì bỏ để lấy người khác. Vì nó còn rất nhiều hậu quả phía sau. Khi đó, nó không còn là chuyện của hai người nữa.
(Theo Khám phá)
" alt="Hôn nhân không đẹp như mơ"/>
Hôn nhân không đẹp như mơ
Từ ngày 1/3/2021, người mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) với ô tô, xe máy có thể được cấp Giấy chứng nhận điện tử theo quy định tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP. Hiện hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai cung cấp loại hình giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cho người mua song song với thẻ giấy nếu người mua có yêu cầu. |
Khách hàng có thể thao tác online để mua và nhận Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc |
Theo đó, chứng nhận bảo hiểm điện tử với đầy đủ các thông tin: tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ xe; biển kiểm soát hoặc số khung số máy, loại xe và chỗ ngồi; tên địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm; ngày, tháng, năm cấp.
Giấy chứng nhận bảo hiểm cũng có đầy đủ mã vạch được đăng ký để có thể truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của giấy chứng nhận bảo hiểm. Theo các công ty bảo hiểm, chính bởi sự tiện lợi này nên số lượng người mua bảo hiểm qua kênh trực tuyến đang có xu hướng gia tăng.
Tuy nhiên, cũng có một số khách hàng lo ngại việc không được lực lượng CSGT chấp nhận hoặc gặp lúc hết pin, mất sóng không thể sử dụng được giấy chứng nhận điện tử. Theo tư vấn của các DN bảo hiểm, khách hàng có thể in giấy chứng nhận và mang đến văn phòng gần nhất của công ty bảo hiểm để ký tên và đóng dấu dự phòng cho những trường hợp này.
|
Bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới để đảm bảo an toàn giao thông và an sinh xã hội |
Hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đang có mức phí mua bảo hiểm thấp nhưng quyền lợi bồi thường lên đến 150 triệu đồng/ người/ vụ. Đặc biệt, để thúc đẩy tiến trình bồi thường, đảm bảo nạn nhân tai nạn giao thông được hỗ trợ nhanh chóng về tài chính khi phải cấp cứu, chữa trị, luật quy định trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, DN phải chi tạm ứng bồi thường.
Bên cạnh đó, các DN bảo hiểm hiện đã được phép chủ động giám định tổn thất và quyết định mức bồi thường, thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào hồ sơ của cơ quan chức năng. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy tiến độ chi trả bồi thường. Trong những trường hợp luật bắt buộc phải thu thập hồ sơ từ công an, khách hàng cũng không phải vất vả liên hệ mà DN sẽ làm thay cho khách hàng.
Theo quy định hiện hành, các DN bảo hiểm phi nhân thọ trích tối đa 1% tổng doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới để đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới (được Bộ Tài chính giao cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam quản lý). Quỹ sẽ thực hiện công tác chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong tai nạn giao thông trong 3 trường hợp: (1) không xác định được xe gây tai nạn; (2) xe không tham gia bảo hiểm hoặc (3) Các trường hợp bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Người dân có thể gọi số đường dây nóng 0948 48 5285 để thông báo về các trường hợp tai nạn giao thông cần được hỗ trợ nhân đạo. |
Bình Nguyên
" alt="Ngày càng nhiều người dùng giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc điện tử"/>
Ngày càng nhiều người dùng giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc điện tử