Bố bỏ đi, mẹ muốn đơn phương li dị thì thế nào?
- Hiện tại,ốbỏđimẹmuốnđơnphươnglidịthìthếnàbảng xếp hạng c1 tôi và con trai (sinh ngày 21/03/2011) có hộ khẩu tại Bến Tre. Chồng tôi hộ khẩu tại Đồng Nai.
TIN BÀI KHÁC
当前位置:首页 > Giải trí > Bố bỏ đi, mẹ muốn đơn phương li dị thì thế nào? 正文
- Hiện tại,ốbỏđimẹmuốnđơnphươnglidịthìthếnàbảng xếp hạng c1 tôi và con trai (sinh ngày 21/03/2011) có hộ khẩu tại Bến Tre. Chồng tôi hộ khẩu tại Đồng Nai.
TIN BÀI KHÁC
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Bắt gặp Nguyễn Văn Hiệp (trú bản Khe Sài 2, xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) rong ruổi trên những cánh đồng, đồi cây để săn ong vàng, chúng tôi mới biết được tuyệt chiêu có thể bắt được loại ong này một cách an toàn và dễ dàng nhất.
Anh Hiệp chia sẻ: “Ong vàng thường làm tổ ở tầm thấp, bụi rậm, thậm chí còn làm nhiều tổ cách nhau vài ba mét. Để đi săn loài ong này, người thợ chỉ cần cầm theo túi đựng, con dao và chiếc bật lửa.
Loài này được đánh giá là hiền trong các loại ong để lấy nhộng, chỉ cần một tác động làm rung tổ thì những con ong thợ sẽ bay ra nên dễ dàng biết được tổ của chúng".
Người đi săn ong dùng một cái cây dài đập vào bụi cỏ, lùm cây, nơi nào có ong chúng sẽ ùa ra ngay lập tức. Khi phát hiện tổ chỉ cần lấy lá, cành cây khô để đốt tạo khói xung quanh tổ, xua ong thợ đi rồi lấy tay hái tổ ong.
Để biết được tổ ong nằm ở phía nào, người thợ còn dùng cách ngồi ở các vũng nước theo dõi ong thợ lấy nước. Mùa nắng nóng, ong thợ lấy nước rất nhiều và liên tục. Chỉ cần ngồi theo dõi hướng bay của chúng là dễ dàng tìm được vị trí làm tổ.
“Tôi chỉ cần từ 1 đến 5 phút là đã lấy được tổ ong. Với tổ ở nơi quá rậm phải dùng dao phát quang, tôi sẽ lâu hơn đôi chút. Mỗi ngày rong ruổi như vậy cũng kiếm được 30 - 40 tổ”, anh Hiệp cho hay.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày
Mùa ong vàng mỗi năm chỉ có một lần, nhộng ong trở thành đặc sản ai cũng muốn thưởng thức, vì thế luôn “cháy hàng”.
Chị Nguyễn Thị Lan, một thương lái ở huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Hàng năm, cứ đến dịp này, tôi thường gọi điện đặt hàng nhờ các thợ săn tìm kiếm và gom lại. Nhộng ong làm thức ăn, đồ nhậu rất ngon nên các quán hàng có nhu cầu rất lớn. Giá thu mua nhộng ong vàng đã được làm sạch là 350.000 đồng/kg, mua theo tổ có giá 300.000 đồng”.
Săn ong vàng đang trở thành một nghề thời vụ. Nhiều người dân ở các vùng quê như Yên Thành, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương... sẵn sàng đội nắng cả ngày để tìm kiếm.
Anh Lê Quân, một thợ săn ong ở huyện Yên Thành cho hay: “Đến dịp này, các chủ quán bia, nhà hàng vẫn giữ mối gọi điện nhờ mình săn tìm, gom hàng hộ để họ đến thu mua. Vì được giá, lại tranh thủ lúc nông nhàn nên hàng ngày thợ săn ong đi khắp các bãi sông, cánh rừng để tìm kiếm”.
“Năm nào tôi cũng đi săn ong, tính ra một vụ cũng kiếm được cả chục triệu đồng. Chịu khó tách nhộng ong ra thì được giá cao hơn, còn bán cả tổ thì giá thấp hơn”, anh Hà Thủy (SN 1990, một thợ săn ong huyện Tân Kỳ) phấn khởi nói.
Nhộng ong được xem như là "lộc trời", mỗi năm chỉ có một mùa nên rất được giá. Đây cũng là dịp để người dân tranh thủ săn ong cải thiện bữa ăn gia đình, đem bán kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
Ngồi im bên vũng nước rình ong vàng, hốt bạc nhờ săn 'lộc trời'
Tên tuổi ông gắn với nhiều thể loại sơn mài, sơn dầu, bột màu, màu nước và cả tranh khắc gỗ đen trắng - một chất liệu rất phổ biến vào những năm 1960-1970. Các sáng tác nổi bật ở chất Á Đông đậm nét và mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn văn hóa, lịch sử qua nhiều giai đoạn mang tính bước ngoặt, góp phần ca ngợi tinh thần, vẻ đẹp con người, quê hương... Dù đã rời xa cõi tạm, dấu ấn sáng tác của ông vẫn lặng lẽ lan tỏa trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Trong lần triển lãm này, gia đình nhà sưu tập Đào Danh Hưng - Trần Cường đã chọn lọc giới thiệu tới công chúng 75 tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ, được tuyển chọn từ gần 200 bức tranh đã được gia đình sưu tầm và lưu trữ.
Chia sẻ về cơ duyên có được bộ tranh quý giá, nhà sưu tập Trần Cường cho biết, những năm 2012 - 2013, nhờ một họa sĩ hàng xóm của Nguyễn Ngọc Thọ, bố con anh đã có sự kết nối, tâm tình và thường xuyên qua nhà họa sĩ ngắm tranh. Đều là những gia đình có truyền thống, yêu văn hóa nghệ thuật nên mối quan hệ dần trở nên gắn bó.
"Thời điểm đó, họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ tuổi cao sức yếu, phải điều trị trong bệnh viện. Chiêm ngưỡng, xúc động trước tác phẩm, đồng thời hiểu rõ họa sĩ điều trị rất tốn kém, chúng tôi đã nhận sự chuyển nhượng từ gia đình họa sĩ. Bộ sưu tập đồ sộ hôm nay được tích lũy trong suốt quá trình dài, khoảng 5 năm. Có thể khẳng định, đây là một bộ tranh khá đầy đủ, khẳng định rõ nét chân dung, cống hiến của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bằng mọi chất liệu, nhiều kích thước, qua nhiều giai đoạn gắn với sự thay đổi của đời sống, lịch sử, văn hóa của nước nhà", nhà sưu tập Trần Cường cho biết.
Nhận xét về những tác phẩm khoả thân của cố họa sĩ, nhà sưu tập Trần Cường khẳng định: "Tác phẩm nude của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ đầy tính nghệ thuật, người xem bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng không mang tính dung tục".
Tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Lê Huy Tiếp - học trò của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng dành cho cố họa sĩ. Nói về người thầy của mình, họa sĩ Lê Huy Tiếp gói gọn trong 3 từ "lãng tử, đam mê, sáng tạo".
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 2/1/2024.
Một vài tác phẩm trưng bày tại triển lãm:
Họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ (3/3/1925 - 9/3/2016) sống tại Hà Nội. Ông từng là giảng viên dạy trang trí và hình họa khoa Cơ bản, Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội).
Ông từng nhận: Bằng chứng nhận EMRENDIPLOM - Cục Triển lãm Mỹ thuật thủ công Mỹ nghệ Quốc tế tại Đức; Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Giải thưởng 35 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam; Giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật quốc tế tại Đức; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Các tác phẩm đoạt Giải thưởng mỹ thuật: Sinh viên tập quân sựchất liệu sơn mài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lưu giữ; Ngựachất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;Cơn lốc chất liệu sơn mài, lưu giữ tại Bảo tàng châu Á và Thái Bình Dương Vacsava; Người con gái Việt Namchất liệu sơn mài, giải Nhất triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1989...
" alt="Ngắm tranh nude của cố hoạ sĩ Nguyễn Ngọc Thọ"/>Tránh lãng phí thực phẩm thật ra không khó. Thử 4 mẹo “Vào bếp thông minh” dưới đây để cả nhà cùng “thực hành” không để thức ăn thừa phải bỏ đi nữa nhé.
Lên lịch để biết ai không có mặt trong bữa tối
Làm một tờ lịch mỗi tuần chung cho cả nhà, dán ở góc bếp. Khi thành viên nào đó trong gia đình dự kiến ăn tối bên ngoài cùng bạn bè, dự tiệc cưới… sẽ chủ động điền vào.
Bằng cách này, chỉ cần nhìn vào lịch mỗi sáng, người chịu trách nhiệm nấu ăn sẽ có thể ước lượng khẩu phần vừa đủ, tránh nấu dư cho những người không có mặt. Tâm lý được cho là nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí thức ăn tại Việt Nam.
Chỉ một mẹo nhỏ này thôi cũng giảm được rất nhiều dĩa thức ăn phải cho vào thùng rác đấy.
Lập thực đơn cho cả tuần
Nên có thực đơn cho cả tuần được tính toán cân đối trước. Để việc này trở nên thú vị, hãy dành khoảng 30 phút ngày chủ nhật, “kéo” cả nhà cùng vào cuộc, bàn tính các món ăn trong tuần tới.
Khi có kế hoạch vào bếp cho cả tuần, bạn sẽ đi chợ dễ hơn, mua vừa đủ nguyên liệu, thay vì mang về quá nhiều loại rau củ “ngẫu hứng” rồi phải bỏ đi một cách đầy lãng phí vì không kịp dùng hết.
Thực đơn cả tuần cũng giúp bạn dễ cân đối dinh dưỡng và chọn các món ăn phong phú, thay đổi liên tục, tránh lặp lại gây nhàm chán.
Tận dụng thức ăn thừa một cách sáng tạo
Khảo sát cho biết, có đến 31% hộ gia đình Việt không thích ăn thức ăn thừa. Tâm lý này là một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc thức ăn thừa bị bỏ đi, dù chưa hư hỏng. Để tránh lãng phí, bạn có thể sáng tạo ra nhiều món ăn mới, từ chính các nguyên liệu hoặc thực phẩm thừa. Ví dụ như với một chén cơm nguội và món tôm rang thịt ba chỉ còn lại trong tủ lạnh, video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thực hiện món pizza cực kỳ hấp dẫn.
Play" alt="4 mẹo giúp cả nhà tránh đổ bỏ thức ăn"/>Ít ai biết rằng Phạm Ngọc Định từng là một tử tù. Nhưng nhờ đam mê viết, anh đã vượt qua nỗi sợ hãi chờ ngày ra pháp trường để rồi được trở về đoàn tụ với gia đình và ra mắt cuốn sách đầu tiên ở thể loại truyện dài với tựa đề Biến tấu của ký ức(Nhà xuất bản Văn học phát hành).
Phạm Ngọc Định sinh năm năm 1961 trong một gia đình công nhân ở Hạ Lý (Hải Phòng). Xuất thân từ một gia đình cơ bản, nền nếp nhưng từ nhỏ cậu bé Định rất lười học, ghét sách vở. Học hành chểnh mảng, lay lắt vậy mà anh vẫn tốt nghiệp loại Khá để rồi thi đỗ trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương 2 chỉ với một mục đích duy nhất là được vận động tay chân, đỡ phải học nhiều cho "nặng đầu".
Vào trường, Định được thoả sức "vận động tay chân". Anh thường xuyên bỏ học, theo đám bạn giang hồ lừng lẫy thời đó như Hùng A Lý, Nguyễn Văn Tám gây ra những vụ đâm chém kinh hoàng. Rồi Phạm Ngọc Định cũng sa lưới. Năm 1990, anh bị bắt, lĩnh án 5 năm tù vì tham gia vào băng nhóm đâm chém.
5 năm "bóc lịch", Phạm Ngọc Định ra tù, người vợ gần 10 năm đầu gối tay ấp cũng bỏ đi lao động xuất khẩu ở Đức. Không vợ, chưa có con, tay trắng làm lại cuộc đời, anh chung vốn với vài người bạn mở cửa hàng điện tử, lấy vợ, sinh con một trai một gái rất đẹp.
Có gia đình hạnh phúc, có tiền, những tưởng cuộc sống của anh cứ yên ả trôi qua, quá khứ bỏ lại phía sau. Nào ngờ Phạm Ngọc Định lại lao vào các cuộc vui thâu đêm suốt sáng, từ một người ghét cờ bạc, ma tuý, anh “nhúng chàm” lúc nào không hay.
4 năm ngắn ngủi làm lại cuộc đời, Phạm Ngọc Định lại bị bắt. Lần này, anh bị kết án tử hình.
Tử tù quên mặt chữ trở thành tác giả viết truyện
Bị bắt vì buôn ma tuý, Phạm Ngọc Định lúc đó đang ở trại T16 Bộ Công an (Thanh Oai, Hà Tây nay là Hà Nội). Trong phòng biệt giam chờ ngày ra pháp trường xử bắn, Phạm Ngọc Định không biết làm gì ngoài… hát.
Anh kể, lúc đó theo chế độ hàng ngày tử tù được ghi phiếu ăn và viết thư về cho gia đình. Lúc viết thư về cho vợ, Phạm Ngọc Định lóng ngóng với những con chữ bởi từ bé ghét sách vở, chỉ thích cầm đao kiếm chứ không muốn cầm bút, cũng không đọc bất cứ sách báo gì.
Muốn viết được bức thư hoàn thiện khuyên vợ đi lấy chồng, Phạm Ngọc Định phải xin cán bộ trại giam sách báo, tất cả những gì có chữ để đọc, để nhìn lại những mặt chữ đã bị đao kiếm làm quên hết. Thế rồi, Phạm Ngọc Định nghiện đọc sách báo lúc nào không hay.
Anh nhờ gia đình tiếp tế những cuốn tiểu thuyết như: Chiến tranh và hòa bình, Cuốn theo chiều gió, Tình yêu và quyền lực, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Mùa lá rụng trong vườn… và cả tạp chí.
Đọc nhiều, Phạm Ngọc Định có ý định viết. Nhưng viết gì đây khi mà ở phòng biệt giam, giấy bút không có, không biết ngày nào ra pháp trường. Với tử tù như Phạm Ngọc Định, chỉ có cách viết ra mới lưu lại được tâm tình, nguyện vọng, suy nghĩ của mình. Mọi thứ cứ quẩn quanh trong đầu và rồi anh tìm ra được ý tưởng về một cuốn truyện.
Phạm Ngọc Định mất một tháng trời chỉ ngồi tách đôi từng tờ tạp chí lấy phần ở giữa làm giấy viết. Còn bút, hằng ngày cán bộ sẽ đưa cho ghi chép những thứ cần thiết nên anh kể đã “lừa lấy một cái”.
"Có những ngày tôi viết được 20 trang, đôi tay viết không thể kịp suy nghĩ của mình. Ý tưởng cứ tràn ra càng khiến mình cuống quýt, muốn viết thật nhanh. Tôi chỉ sợ đang viết thì đến ngày phải trả án, không kịp hoàn thành tác phẩm dang dở", Phạm Ngọc Định tâm sự.
Cứ thế, anh viết như thể chỉ còn một giờ nữa mình phải ra pháp trường. Chạy đua với thời gian, chạy đua với ý tưởng, Phạm Ngọc Định cứ hối hả viết. Viết hết cuốn tạp chí, anh dán lại, gửi về cho gia đình, gia đình lại gửi vào cuốn khác cho anh bóc tách và lại viết.
Hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, Phạm Ngọc Định sau đó được giảm án xuống tù chung thân. Nhờ cải tạo tốt, anh được làm đội trưởng, trông nhóm tù khác cải tạo lao động.
Thấy anh ham đọc, ham viết, cán bộ trại giam tạo điều kiện, người nhà gửi giấy bút tiếp tế, anh được thoải mái viết hơn. Những bản thảo sau này, trong một cơ duyên mà theo anh là “trời định” nên đã trân trọng gửi nhờ nhà văn Nguyễn Đình Tú cất giữ.
Được giảm án và trở lại cuộc đời từ năm 2015, Phạm Ngọc Định chăm chỉ làm việc tại trang trại của mình ở Hải Dương. Hằng ngày trồng trọt, chăn nuôi và vẫn "ôm mộng" văn chương, để rồi được sự động viên của bạn bè, người thân, anh ra mắt cuốn sách Biến tấu của ký ức- như một cách tạ lỗi với cuộc đời, với tuổi thơ.
“Tôi luôn nghe thấy nhiều người phàn nàn giờ văn hoá đọc đi xuống, mảng đề tài viết cho thiếu nhi ít quá nên ra mắt cuốn sách này. Sách sẽ được gửi tặng tới các trường học”, tác giả Phạm Ngọc Định chia sẻ.
Mượn bối cảnh chính năm 1972 khi Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, Biến tấu của ký ứclà những trang viết về những đứa trẻ, những gia đình của Hải Phòng thời điểm đó. Thông qua truyện dài này, người đọc có thể hình dung, mường tượng lại một Hải Phòng hiên ngang, bất khuất trong ác liệt của bom đạn chiến tranh.
Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha - một người con của Hải Phòng cho rằng những nhà văn cùng thời ông có viết nhưng chưa ai lột tả được tận cùng sự khốc liệt của chiến tranh như Biến tấu của ký ức.
"Tác phẩm gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc của người đọc không ở tầm vóc ở văn chương, ở sự kiện mà chính là sự sáng tạo trong từng trang viết. Trước hết, nó được ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt - đó là nhà giam và bởi một người tử tù. Trên thế giới ít có tác giả và tác phẩm nào đặc biệt đến như vậy.
Viết trong tù mà văn của Ngọc Định rất trong sáng, kể về các trò chơi dân gian tuổi thơ hay và độc đáo tận cùng. Ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo, con người tưởng không có khả năng sáng tạo được nữa, lại sáng tạo đến tận cùng, thật không thể ngờ!”, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha cho biết.
Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng tâm đắc về sức sống của tuổi thiếu niên thời chiến và sự sáng tạo, dũng cảm của những đứa trẻ Hải Phòng thuở ấy trong cuốn sách. "Chất liệu đời sống, tinh thần người Hải Phòng thể hiện qua ý chí, nghị lực sống của những chú bé hồn nhiên, mạnh mẽ ấy đã mang đến hy vọng cho cuộc đời", nhà thơ Nguyễn Quang Hưng nhận định.
Trong khi đó, nhà văn, dịch giả Kiều Bích Hậu (Ban đối ngoại, Hội Nhà văn Việt Nam) khẳng định, nếu có cơ hội, bà sẽ đề xuất dịch cuốn sách ra tiếng nước ngoài để giới thiệu với bạn bè thế giới, giúp họ hiểu hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Từng là giang hồ, Phạm Ngọc Định sống rất thực tế và ít ảo tưởng. Nhưng từ khi viết văn, anh thừa nhận mình trở nên ảo tưởng. Anh luôn đau đáu mỗi khi cầm bút: “Vì sao văn chương nước mình không có tác phẩm lớn. Đặc biệt là tác phẩm viết về chiến tranh như Chiến tranh và Hòa bìnhcủa Lev Tolstoy?"
Anh bày tỏ, không biết năng lực của mình tới đâu nhưng đang ấp ủ viết một tiểu thuyết về chiến tranh đồ sộ nhất, chưa từng có ở Việt Nam. Có thể đó lại là ảo tưởng nhưng ý thức về trách nhiệm trả nghĩa với cuộc đời, Phạm Ngọc Định hy vọng tương lai sẽ ra mắt cuốn sách như vậy.
Nhà văn 71 tuổi viết sách kể mối tình duyên nợ với liền chị Quan họ"Duyên nợ tang bồng" kể về cuộc đời của nhà văn 71 tuổi Peter Pho và chuyện tình với cô Tấm - liền chị Thuý Hoàn." alt="Hành trình viết văn của tác giả từng là tử tù, chỉ thích cầm đao hơn cầm bút"/>Hành trình viết văn của tác giả từng là tử tù, chỉ thích cầm đao hơn cầm bút
Người vệ quốc quân bảo vệ kỳ đài 2/9/1945 với “Điều còn mãi”
Khi đã nổi danh, Bích Hạnh bén duyên cùng một cầu thủ bóng đá. Nữ nghệ sĩ thừa nhận khi đó bà đang buồn vì chuyện tình cảm dang dở nên dễ dàng chấp nhận yêu và kết hôn: “Tôi nghĩ đó như ý trời vậy đó, không thương mà vẫn lấy làm chồng”.
Vào nghề và đạt được thành công một cách dễ dàng nhưng cuộc sống riêng của Bích Hạnh lại không mấy suôn sẻ. Kết hôn mà không có tình yêu, bà và chồng thường xuyên khắc khẩu, thậm chí có xô xát.
Nhưng lúc này, Bích Hạnh phải gánh vác kinh tế cả gia đình nên bà quyết định bỏ hát tại TP.HCM mà miệt mài chạy show tỉnh: “Lương tôi có 18 đồng/đêm, mẹ tôi gác cửa đoàn được 3 đồng/đêm, tôi có xin ông bầu lên lương cho tôi thành 25 đồng/đêm, nhưng ông bầu chỉ cho lên được 20 đồng thôi.
Lúc này, một đoàn khác mời tôi với lương 90 đồng/đêm, lúc đó vàng 100 đồng/chỉ mà lương mình cao vậy, đương nhiên tôi phải đi chứ. Tôi báo ông bầu, được đồng ý tôi nghỉ và theo đoàn đi show tỉnh với đãi ngộ tốt: Ăn ở khách sạn, phục trang đoàn trả, đi lại đoàn chi".
Thấy vợ đi xa nhiều, lại thường xuyên diễn cảnh tình tứ với kép hát nên chồng Bích Hạnh rất ghen:“Tôi ôm bạn diễn, ông ấy hỏi người khác chỉ ngả vào vai bạn diễn thôi sao tôi lại ôm cứng ngắc vậy. Ông ấy cho rằng những hành động đó là lăng loàn, khiến ông ấy xấu hổ khi xem tôi diễn.
Vì mâu thuẫn đó nên chúng tôi đánh lộn hoài, cứ đi hát thì thôi chứ về nhà là gây lộn ầm làng ầm xóm”.
Khi có con, Bích Hạnh cũng đưa cho mẹ ruột nuôi hộ, bà vẫn miệt mài đi show tỉnh nên tình cảm mẹ con khá nhạt nhòa: “Khi con được 7, 8 tháng, chồng tôi ghen quá nên quyết định tháp tùng tôi đi diễn tỉnh. Con tôi đưa cho bà ngoại nuôi.
Tôi không nuôi con mà hoặc để người thân nuôi, hoặc mướn người nên tình cảm mẹ con cũng rất nhạt nhòa”.
Cũng vì thế, khi Bích Hạnh và chồng ly hôn, con trai duy nhất của bà quyết định theo bố chứ không ở cùng mẹ:“Lúc chúng tôi ly hôn, tôi có hỏi con muốn ở với ai. Nếu ở với mẹ thì phòng ốc rộng rãi, thoải mái hơn còn bố khi đó đang ở nhờ nhà người thân, nhưng con nói muốn ở cùng bố. Tính tôi cũng tự ái, nghe con nói vậy tôi cũng không thuyết phục thêm”.
Suốt 19 năm chạy show tỉnh, Bích Hạnh không chỉ tan vỡ gia đình mà còn mất đi danh tiếng:“Tôi và Thanh Kim Huệ là bạn chí cốt, tôi vào đoàn sau Huệ chỉ 2 tháng. Thời đó chúng tôi được lăng xê theo cặp: Tuấn Thanh – Kim Huệ, Chí Tâm – Bích Hạnh… nhưng sau đó tôi bỏ đi show tỉnh, không còn được lăng xê nữa. Các bạn ở lại thì tiếng tăm lên dần còn tôi thì chìm nghỉm luôn.
Giờ đây, nhiều đêm tôi nằm nghe lại những tuồng mình từng hát được phát lại trên các kênh truyền hình, tôi cảm thấy buồn bã, tiêu cực lắm”.
Tuổi xế chiều, “thần đồng cải lương” một thời phải sống trong sự cô đơn, danh tiếng cũng không còn. Bích Hạnh ngậm ngùi thừa nhận nếu được lựa chọn lại, bà sẽ không đi diễn tỉnh mà sẵn sàng sống chết với sân khấu cải lương tại TP.HCM.
" alt="'Thần đồng cải lương': Mải chạy show tỉnh mất cả gia đình lẫn sự nghiệp"/>'Thần đồng cải lương': Mải chạy show tỉnh mất cả gia đình lẫn sự nghiệp