当前位置:首页 > Bóng đá

Ám ảnh của những thầy cô bị học trò “nhìn thấy là đánh”

 - Tùng liên tục lấy tay đập vào hai bên thái dương rồi gào khóc. “Mẹ” Dung vội vàng chạy lại cưng nựng,Ámảnhcủanhữngthầycôbịhọctrònhìnthấylàđágia vang hien tai dỗ dành. Chỉ sự dịu dàng mới có thể khiến những đứa trẻ ở đây thôi la hét.

1 giờ chiều, sau thời gian nghỉ trưa, lũ trẻ tại Trung tâm huấn luyện trẻ tự kỷ xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội) lại rồng rắn thức dậy để chuẩn bị cho bài tập luyện tung bóng và đi xe đạp một bánh. Chúng thích thú biểu diễn cho các bạn xung quanh mình xem. Nhưng sự vui vẻ ấy chỉ kéo dài chừng 30 phút.

Cậu bé nằm sõng soài ra giữa lớp, cơ thể co quắp lại. Em đi vệ sinh ngay trên sàn nhà, xung quanh lớp học đầy mùi nước tiểu. Cô giáo Lê Kim Dung (25 tuổi) ngồi kế bên nhẹ nhàng dỗ dành. Một ngày tại đây diễn ra như đã thành mặc định. Học trò tè dầm, thầy cô lau dọn. Học trò la hét, thầy cô vỗ về.

39 đứa trẻ đa phần mắc chứng tự kỷ, tăng động. Có những em khi mới được đưa đến trung tâm, dù đã ở độ tuổi lên mười nhưng vẫn im bặt khi được hỏi khiến cuộc hội thoại rơi vào bế tắc. Khoảng thời gian đầu, cô giáo Dung thường xuyên bị ám ảnh vì bị học trò quấy phá.

“Có khi đang ngồi chơi, con đột nhiên tát mạnh vào mặt cô giáo”. Lần đầu, cô giáo trẻ bật khóc ngay tại chỗ vì đau và quá bất ngờ. “Nhưng bây giờ chuyện bị trẻ đánh, cào cấu hay cắn vào tay không còn gì lạ với em nữa”, Dung nói.

Học trò của Dung mỗi người mang một nét tính cách khác nhau. 18 thầy cô cứ thế phải “đánh vật” với lũ trẻ. Có con lúc mới đến thường cắn hay phì thức ăn mỗi khi được thầy cô giáo đút cho. Có con lại tha thẩn đi khắp nơi, moi gạch đá trong vườn để ném gà vịt, chim bồ câu. Thậm chí, chúng còn cầm cả xe đạp ném xuống ao nếu thầy cô không kịp ngăn cản.

Nhiều trẻ lại có sở thích… “vặt đồ”. “Giai đoạn mới đến, tất cả các vòi nước trong nhà vệ sinh của trung tâm hay ghế ngồi đều bị con bẻ gãy hết. Điện thoại của thầy cô nếu sơ hở, con cũng có thể cắn nát”, cô Dung kể.

Trẻ không kiểm soát được hành vi. Vì vậy nhiều đêm, các thầy cô phải dậy không dưới ba lần. Cứ khoảng 2-3 giờ sáng trẻ lại bắt đầu khóc lóc, đập phá hoặc đi vòng quanh nhà như người mộng du.

Dù thận trọng nhưng thầy Nghị - giáo viên trung tâm có lần bị các con đánh tới mức phải vào viện khâu 5 mũi.

“Bạn nhỏ này luôn có hành vi muốn tấn công thầy giáo. Ví dụ như khi thầy đang làm việc, con sẽ mở cửa phòng lao tới đánh thầy. Khi thầy đang ngủ, con cũng xông đến lật chăn đánh vào đầu thầy mới thỏa. Tới mức, thầy Nghị ám ảnh mỗi khi gặp cậu học trò này. Để an toàn, nhiều lần thầy Nghị phải đội mũ bảo hiểm để … đi ngủ”, cô Dung kể.

Nhưng theo cô Dung, đó là điều không thể tránh được khi dạy trẻ tăng động, tự kỷ. Thầy cô giáo tại trung tâm dường như cũng đã quá quen với những “tai nạn” kiểu này.

“Các con có thể cáu giận nhưng tập luyện nhiều sẽ khiến trẻ bình tĩnh hơn”, cô Dung nói. Ngoài ra, những đứa trẻ ở đây sẽ được đi chân đất, đầu trần để tăng khả năng miễn dịch.

Dù đứa trẻ có “méo mó” thế nào, cô giáo Dung vẫn mang một niềm tin mãnh liệt, mỗi đứa trẻ tại đây khi lớn lên sẽ là một nhân tố có ích cho cuộc đời.

“Những đứa trẻ tự kỷ luôn thích gây sự chú ý. Ngôn ngữ duy nhất của chúng là la hét, đập phá hay tự hành hạ bản thân. Nhưng nếu mình nhẫn nại cùng các con luyện tập, em tin chúng vẫn làm được những điều phi thường”, Dung khẳng định.

Những điều “phi thường” hiếm ai tin tưởng, ngay cả chính bố mẹ của trẻ tự kỷ, lại được các thầy cô giáo như Dung coi như kim chỉ nam. Vì thế, những đứa trẻ khi bước chân vào trung tâm luôn được khen ngợi, tự hào thay vì quát mắng.

“Các con khi ở ngoài xã hội vẫn thường bị coi thường, miệt thị. Cho dù chúng có nỗ lực để đi xe hai bánh thì vẫn không được ai công nhận. Nhưng khi vào đây chúng lại trở thành những người giỏi nhất. Các con có thể đi xe một bánh, đội chai đứng trên con lăn và tung bóng. Khi được bạn bè khen “Bạn thật tuyệt vời” sẽ khiến chúng tự tin lên”.

Cũng nhờ kiên trì với phương pháp này, nhiều đứa trẻ khi đến với trung tâm ban đầu chỉ thích la hét, đập phá thì nay đã trở thành kỷ lục gia Việt Nam. Cô giáo Dung kể về học trò Khánh Hưng vốn mắc hội chứng tự kỷ. Hơn 6 tuổi Hưng chưa biết nói. Ngôn ngữ của con chỉ là nghiến răng, đập phá đồ đạc và cáu gắt với cha mẹ, ông bà.

Sau khi tới trung tâm, Hưng được cùng các bạn tập đi xe đạp một bánh, giữ thăng bằng trên con lăn, sống trong môi trường tách biệt hoàn toàn khỏi công nghệ. Chỉ trong vòng một tháng, Hưng đã có thể đứng trên 3 con lăn – điều mà bố mẹ Hưng chưa bao giờ ngờ tới.

{ keywords}

Trẻ tại trung tâm có thể đi xe đạp một bánh rất giỏi

Tháng 5/2017, thầy giáo Phan Quốc Việt đã đăng ký cho Hưng dự thi Kỷ lục Việt Nam. Cậu đã thực hiện thành công tiết mục xiếc “Đội chai đứng trên 3 con lăn” trong 15 phút và trở thành người nhỏ tuổi nhất thực hiện màn trình diễn này.

Thầy Việt tin tưởng rằng, những đứa trẻ như Hưng luôn tiềm ẩn một khả năng đặc biệt. Điều quan trọng, người dạy phải kiên trì tìm thấy điểm mạnh và tìm cách phát huy được điểm mạnh đó.

“Bản chất của trẻ không thể tập trung vì não bộ không có nhiều xung thần kinh. Nếu vận động được toàn bộ, các nhóm cơ sẽ kích thích noron thần kinh của trẻ. Khi trẻ cùng làm 4 kỹ thuật một lúc thì thần kinh trung ương sẽ hoạt động bình thường”.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường dễ xúc động. Nếu không đáp ứng được nhu cầu, cảm xúc sẽ bùng nổ ra thành hành động. Do vậy, khi dạy trẻ tự kỷ cần phải dùng lời lẽ dịu ngọt thay vì chửi mắng, dọa nạt khiến trẻ mất kiểm soát.

Cũng nhờ nguyên tắc này, trẻ khi tới trung tâm đã có sự thay đổi rõ rệt. Thay vì ăn uống, vệ sinh tùy tiện, thậm chí tranh cướp đồ ăn, giờ đây trong mỗi bữa ăn, lũ trẻ đã biết ăn từ tốn và nhường nhịn người khác.

Mặc dù vẫn còn những tiếng la hét; hàng đêm cô giáo vẫn phải đánh vật để dỗ dành học trò; mặc dù có những đêm cả bốn thầy cô vẫn phải khiêng học trò về giường vì chúng nằm lăn ra giữa sân “giả chết”, nhưng nhớ lại từng gương mặt ngày đầu đến trung tâm và sự đổi thay của học trò, cô Dung tin rằng “chỉ cần hết lòng, mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp”.

 

 

Một số trường như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM đã mở ngành đào tạo giáo dục đặc biệt nhưng "đầu ra" của các sinh viên chuyên ngành này thường là làm thuê cho các gia đình có nhu cầu, số ít vào trường tư chất lượng cao, vào các trung tâm chuyên biệt chứ hầu như khó có thể xin được việc làm trong các trường công lập.

 

 

Thúy Nga

Buộc bé 4 tuổi vào cửa số: "Cô giáo sai nhưng không ác ý"

Buộc bé 4 tuổi vào cửa số: "Cô giáo sai nhưng không ác ý"

Liên quan đến thông tin bé trai 4 tuổi bị buộc dây vào áo và cột vào cửa sổ lớp tại Trường Mầm non B Trực Đại (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), Sở GD-ĐT Nam Định đã xác minh làm rõ vụ việc.

分享到:

相关推荐