Tối nay, Trấn Thành chia sẻ ảnh anh và Hari Won chụp cùng dàn diễn viên Bỗng dưng trúngsố tại một rạp chiếu phim, trong không gian thân mật ở TP.HCM.
Nam diễn viên thông báo trên trang cá nhân được 18 triệu người theo dõi: "Hôm qua tới giờ top top rộ tin fan Việt bắt gặp 2 anh nam chính đẹp trai của phim điện ảnh Hàn Quốc ăn khách Bỗng dưng trúng số đang có mặt ở Việt Nam. Và đây ạ, em không có bắt gặp, mà đoàn phim của 2 ảnh bắt em gặp luôn ạ.
Rất hân hạnh cho Trấn Thành và Hari hôm nay được gặp gỡ bác đạo diễn Park Gyu Tae, 2 nam chính Go Kyung Pyo và Lee Yi Kyung cùng anh em diễn viên đoàn phim Bỗng dưng trúng số. Hy vọng sẽ có 1 siêu dự án sắp tới giữa Hàn và Việt".
Bài viết của Trấn Thành ngay lập tức thu hút lượng tương tác lớn. Với sự bùng nổ của phim Nhà bà Nữ do anh đạo diễn có doanh thu hơn 391 tỷ đồng (tính đến 21h hôm nay) cũng như hơn 400 tỷ của phim Bố giàtrước đó, khán giả chờ đợi cái bắt tay của Trấn Thành với ê kíp làm phim xứ sở kim chi đứng sau tác phẩm Hàn Quốc từng làm mưa làm gió phòng vé Việt.
Dàn diễn viên từng quay clip để gửi lời cảm ơn khán giả Việt khi nhận thông tin Bỗng dưng trúng số trở thành phim Hàn Quốc đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên cả ê kíp sản xuất phim sang Việt Nam. Hiện chưa rõ Trấn Thành có làm phiên bản Việt hoá của Bỗng dưng trúng sốhay hợp tác với ê kíp trong một dự án phim mới toanh hay không. Theo nguồn tin của VietNamNet, dự án này sẽ do một hãng phim của Hàn Quốc sở hữu chuỗi rạp phim lớn tại Việt Nam đứng sau.
Qua xác minh, nạn nhân là nữ chủ nhà Thái Đình Hựu, 35 tuổi, cùng hai con gái 12 tuổi và 8 tuổi.
Trên bếp gas bị rò rỉ có đặt một ấm nước đun sôi, nhưng bếp đã được tắt lửa. Cửa căn hộ bị khóa, các khe hở giữa cửa ra vào và cửa sổ đều được bịt kín bằng băng dính và khăn. Tất cả cửa đều không bị cậy phá, trong nhà cũng không có dấu vết vật lộn. Cảnh sát bước đầu phán đoán vụ việc là một tai nạn hoặc tự tử.
Hà Thương (SN 1996, ở Hà Tĩnh) thì có mức chi tiêu tiết kiệm hơn vì cô đang sống cùng bố mẹ, không mất tiền ăn uống, lại ở quê nên giá cả “mềm mại” hơn. Thương cũng không tốn tiền cho việc học như Nga. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thương cũng tự “thắt lưng buộc bụng” để khoản tiết kiệm hàng tháng không bị sụt giảm.
“Trước khi mua một món đồ nào đó, tôi đều tự hỏi lại đó là ‘đồ cần’ hay ‘đồ muốn’”.
“Quãng đường từ nhà đến công ty tôi khoảng 10km. Do giá xăng tăng nên dạo này tôi ít đi chơi xa, đi đâu cũng lựa chọn những đoạn đường gần nhất với điểm đến. Khác với trước đây, tôi thích khám phá nên chọn đi đường dài có nhiều cảnh đẹp”.
Thương cũng có một thói quen là uống nhiều nước ép hoa quả mỗi ngày. “Có những loại hoa quả mà Hà Tĩnh không có, phải vận chuyển đường dài. Xăng tăng, phí vận chuyển tăng nên giá hoa quả cũng cao hơn. Vì thế, tôi phải hạn chế hơn. Trước đây, tôi ép 1 lít nước hoa quả mỗi ngày thì bây giờ giảm xuống còn 500ml”.
“Tôi cũng bán quần áo, giày dép online để kiếm thêm thu nhập. Việc xăng tăng giá khiến phí vận chuyển hàng tăng lên nên lợi nhuận thu về cũng bị giảm đi chút ít”.
Cô gái quê Hà Tĩnh chia sẻ, để tiết kiệm, hè này cô không lựa chọn đi du lịch xa mà chỉ đi dã ngoại ở các địa điểm gần nhà như biển Thiên Cầm, biển Thạch Hải, Hồ Kẻ Gỗ…
Từng học đại học và đi làm ở Hà Nội một thời gian sau khi ra trường, Thương cho biết, so với mức chi tiêu ở quê thì một người trẻ ở Hà Nội sẽ khá chật vật để xoay xở các khoản chi tiêu. Khi chọn về quê, cô thấy cuộc sống ổn định và “dễ thở” hơn.
Về công việc, cô vẫn được làm công việc cũ, thu nhập vẫn bằng, thậm chí có tháng cao hơn ở Hà Nội. Khi về quê, tạm thời ở cùng bố mẹ nên cô không phải đi thuê nhà. Nhà ở quê cũng rộng rãi hơn nên Thương có không gian để phát triển nghề tay trái là bán hàng online.
Cũng là một người trẻ hiện sống và làm việc ở Hà Nội, Thanh Nga (SN 1999) phải tính toán khá kỹ để có một khoản tiết kiệm nho nhỏ với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Do gia đình ở ngoại thành Hà Nội - cách chỗ trọ khoảng 25-30km nên trước đây cô về thăm nhà khá thường xuyên - khoảng 2-3 tuần/lần. Nhưng bây giờ, để tiết kiệm chi phí đi lại, cô về quê ít hơn hoặc sẽ chuyển sang đi xe buýt thay vì đi xe máy hoặc bắt taxi.
“Trung bình mỗi tháng tôi tiêu mất khoảng 7 triệu, trong đó tiền thuê nhà đã mất 3 triệu, còn lại dành cho ăn uống, tiền quần áo, mỹ phẩm, đi chơi với bạn bè…”.
Nếu như việc giá cả tăng lên khiến các gia đình khó khăn một phần thì với người trẻ, khó khăn nhân đôi. Bởi vì thu nhập của nhiều người trẻ chỉ dưới 10 triệu đồng/tháng. Hầu hết người trẻ, nếu không có gia đình ở Hà Nội, vẫn phải đi thuê nhà. Để sống được ở một thành phố lớn như Hà Nội và có tích luỹ là tương đối chật vật.
Hè này, trong cái nóng như đổ lửa của Hà Nội, Thanh Nga không dám bật điều hoà thoải mái vì sợ tốn tiền điện. Để tiết kiệm, cô chỉ bật vào khoảng 10h trước khi đi ngủ và hẹn giờ tắt lúc 2-3h sáng.
Cô chia sẻ, nhiều khi buổi tối cô và bạn chạy vào trung tâm thương mại vừa để “window shopping” (ngắm đồ) vừa để xua tan cái nóng mùa hè. "Mỗi khoản phải cắt giảm đi một chút để có số dư đề phòng những lúc cần, chứ thực ra tiết kiệm 2-3 triệu/tháng thì cũng không biết bao giờ mới thực hiện được những kế hoạch lớn hơn" - Thanh Nga tâm sự.
" alt=""/>Người trẻ 'bóp bụng' chi tiêu trong bão giá